Cập nhật nội dung chi tiết về Về Với Tuổi Thơ Ăn Món Cá Trích Kho Rục Sở Trường Của Má mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Làng tôi có bài vè về cá rất ngộ: cá trích kho rục, cá nục kho rim, cá chim hấp sả, cá quả canh chua, cá bùa kho mặn…
Trẻ con thích mê man, đêm trăng nào cũng kéo nhau ra bãi hét váng lên: Cá trích kho rục… Hét cho sướng miệng, cho đã thèm thôi chứ thường thì chỉ được ăn cá trích kho mặn, khá hơn chút nữa là chiên, hoặc nướng. Họa hoằn lắm mới được ăn cá trích kho rục.
Má tôi nói không phải món này sang trọng quý hiếm gì nhưng để có nó phải tốn thời gian gấp mấy lần kho thường nên ai cũng ngại. Nói thế thôi chứ má cũng hay lục đục kho rục cá trích cho ba ăn như một vị thuốc, vì ba thường nói cá này khá “thân thiện” với khớp, “đau khớp đớp cá trích” vào là đỡ ngay. Mấy chị em tôi thì không để ý đến khớp khiếc gì, chỉ biết “cá trích kho rục, xúc đầy chén cơm”. Có lần ba cười cười, nói mấy đứa bay chỉ khen món này ngon thôi là xúc phạm má và cá trích. Phải nói là “trên cả tuyệt vời” mới xứng đáng. Má hứ cái rét, nói chưa thấy ai nịnh có “pho” như ba tụi bay.
Để có một nồi cá trích kho rục “chuẩn”, trước hết cá phải được cắt bỏ đầu, đánh vảy kỹ và móc ruột thật sạch. Dùng một ít muối hầm ướp độ 30 phút cho cá cứng. Xếp cá vào nồi, trút nước sôi cho ngập cá và bắt đầu kho nhỏ lửa. Má tinh tế lắm, dặn chị hễ nhìn vào nồi, thấy một lớp bong bóng li ti, lăn tăn nhè nhẹ là lửa đúng độ “nhỏ”. Phải luôn để mắt thăm chừng, nước vừa rút, chưa cạn hẳn thì châm nước sôi mới vào. Đừng để tới ráo mới châm nước thì lớp cá dưới cùng bị sém, nồi cá trước khi rục đã khê thì mất ngon. Cứ như thế đến ba lần là khâu “rục” coi như xong. Má nói lần một thịt chín, lần hai xương sườn nhừ, lần ba xương sống rục. Nồi cá bây giờ chỉ còn chờ gia vị nữa là xong.
Má tao cà chua chín, cho nước vào cùng với hỗn hợp mắm, đường, bột ngọt, hành, ớt, tiêu. Tất cả trút vào nồi cá, cũng nhỏ lửa, rim cho tới khi gia vị thấm hết vào con cá, chui đến tận xương luôn. Ở lần kho cuối cùng này, nồi cá trích dậy mùi thơm tới mức đánh thức cả những cái mũi… đang bị cảm. Hay cái là xương cá mềm rục nhưng thịt cá không hề nát.
Cá trích vốn nhiều xương. Nhưng khi đã kho rục thì “giã từ” nỗi lo mắc cổ. Cứ gắp vô tư, nhai thoải mái để nghe thịt quyện với xương đậm đà, thoảng thơm mùi đồ hộp. Mỗi lần có món này, má nấu cơm nhiều hơn bình thường. Vậy mà nồi cơm vẫn bị “cháy” một cách chóng vánh.
Món ngon nhớ lâu. Bởi thế nên dù đã qua cái tuổi hát đồng dao từ tám hoánh, tôi vẫn không quên bài vè: Cá trích kho rục. Bây giờ đi xa không còn được thường xuyên ăn những món cá kho ngon má nấu và cũng không có thời gian kho cá cho cả gia đình ăn nữa. Vì vậy tôi thường hay mua cá kho sẵn về ăn.Có một món cá kho ngon mà thịt cứng xương mềm. đó chính là món cá kho làng Vũ Đại ở tỉnh Hà Nam, quê hương của Chí Phèo Thị Nở của cố nhà văn liệt sỹ Nam Cao. Món cá kho Hà Nam là một đặc sản nổi tiếng nơi đây.
Trở Về Tuổi Thơ Với Cách Làm Bánh Pate Chaud Đúng Chuẩn Pháp
Bánh Pate Chaud với vỏ bánh ngàn lớp, phần nhân pate thơm ngon được nướng lên dậy vị chính là điều mà món bánh khiến cho nhiều người phải đổ đứ đừ. Món bánh này đã xuất hiện ở Việt nam khá lâu, gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Cùng vào bếp làm bánh Pate Chaud đúng chuẩn Pháp để cảm nhận hương vị của tuổi thơ.
Nghe tới cái tên Pate Chaud, có lẽ khá nhiều người sẽ cho rằng đây là một món bánh của nước Pháp.Thực chất, Pate Chaud đúng là có nguồn gốc từ Pháp nhưng nó chính lại là một món bánh của người Việt, lại giống như một dạng bánh bao của người Hoa, rất được ưa chuộng ở miền Nam, được tạo ra bởi sự giao thoa ẩm thực Việt – Pháp – Hoa. Món bánh có tên là Pate Chaud là do có phần nhân đậm hương vị pate, còn từ “chaud” trong tiếng Pháp có nghĩa là nóng, tức là món bánh này khi được ăn nóng sẽ là thơm ngon và chuẩn vị nhất.
Điểm đặc biệt của món bánh chính là phần vỏ bánh được làm từ bột ngàn lớp, nhân bánh có thể làm với bất kì loại thịt nào tùy theo sở thích từng người. Vì thế, đây là món bánh thơm ngon đồng thời không kén người thưởng thức.
Bánh Pate Chaud với phần vỏ ngàn lớp
Cách làm bánh Pate Chaud ngon chuẩn vị Pháp
Chuẩn bị nguyên liệu:
Các bước làm bánh Pate Chaud
Bước 1: Chuẩn bị một cái âu lớn, cho bột mì, nước cốt chanh cùng 50g bơ lạt, sau đó trộn đều. cho thêm một ít nước vào và nhào cho đến khi bột mịn và không còn cảm giác dính tay.
Bước 2: Dùng màng bọc thực phẩm bọc phần bột đã nhào lại cho bột nghỉ trong vòng 20 phút.
Bước 3: Sau khi bột đã nghỉ đủ thì lấy bột ra, rắc bột mì khô lên phần bột rồi dùng cây cán bột cán cho bột dẹp ra. Cho bơ vào giữa rồi bớp các mép miếng bột lại cho kín phần bơ.
Bước 4: Cán dài phần bột ra thành hình chữ nhật, sau đó gấp 2 mép bột vào với nhau, rồi tiếp tục gấp đôi miếng bột một lần nữa. Dùng màng bọc thực phẩm bọc miếng bột lại rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút.
Bước 5: Lấy bột ra khỏi tủ lạnh, tiếp tục dùng bột khô rắc lên trên khối bột rồi cán và gấp bột với thao tác tương tự như trên bước 4. Lặp lại các bước này khoảng 4 – 5 lần, việc này sẽ khá tốn thời gian nhưng lớp vỏ bánh của chúng ta sẽ rất thơm ngon đấy!
Bước 6: Dùng cây cán bột mỏng ra rồi dùng khuôn cắt bột theo hình dạng tùy thích.
Bước 7: Phần nhân bánh: cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một cái tô lớn rồi nêm gia vị vừa ăn, để trong 30 phút để cho phần nhân ngấm gia vị.
Bước 8: Cho phần nhân vào giữa miếng bột vỏ bánh đã chuẩn bị, sau đó dùng miếng bột khác phủ lên trên, kẹp phần mép bột lại cho dính, tiếp tục xếp nhiều miếng bột lên nữa để tạo ra bánh có vỏ ngàn lớp.
Bước 9: Xếp bánh vào khay, sau đó tách lấy một lòng đỏ trứng và dùng cọ quết lên mặt bánh để khi thành phẩm bánh có màu sắc bắt mắt.
Bước 10: Bật lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C, để trong vòng 10 phút rồi cho bánh vào nướng trong 25-30 phút. Bánh chín sẽ có phần vỏ màu vàng rụm, bóng đẹp. Thời gian nướng bánh cũng tùy thuộc vào kích thước của bánh nên bạn nhớ canh chỉnh thời thời gian cho hợp lý.
Chiếc bánh đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người
Bạn có thể chọn mua pate gan đóng hộp BMQ để làm phần nhân bánh vô cùng thơm ngon. Đây là loại pate tự làm với công thức đặc biệt, được làm từ các nguyên liệu tươi sạch nên luôn đảm bảo chất lượng và an toàn.
Bạn có thể dễ tìm mua pate gan BMQ tại những siêu thị CoopMart tại chúng tôi
Cách Làm Bánh Trái Vải Lạ Mắt, Món Ngon Của Tuổi Thơ
Bánh trái vải là món bánh gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Ngoài hương vị thơm ngon, hấp dẫn thì bánh trái vải còn đem tới cho cơ thể một nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời.
Trong những loại nguyên liệu được dùng để trái vải thì lòng đỏ trứng gà góp một phần rất lớn tạo nên giá trị dinh dưỡng cho bánh trái vải. Lòng đỏ trứng gà không chỉ chứa một lượng lớn cholesterol mà còn có rất nhiều protein và các loại vitamin như A, B12, D… Các khoáng chất bổ ích cho sức khỏe như canxi, sắt, magie… cũng có trong lòng đỏ trứng gà.
Để làm bánh trái vải ta không thể không sử dụng không đường. Đây cũng là một nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe bởi nó cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein cùng các loại vitamin như A, D, C… Sữa tươi không đường rất tốt cho tim mạch và giúp cho xương chắc khỏe, giúp da…
Bên cạnh lòng đỏ trứng gà, sữa tươi không đường thì món bánh trái vải còn sử dụng nhiều loại nguyên liệu bổ dưỡng khác như sữa đặc, bột mì, đường… Sự kết hợp hài hoà giữa tất cả các loại nguyên liệu đã tạo nên món bánh trái vải vô cùng bổ dưỡng.
Nguyên liệu cần dùng để làm bánh trái vải
Với số lượng nguyên liệu được sử dụng trong công thức, bạn có thể làm ra được số bánh dành cho 3-4 người thưởng thức. Và tuỳ theo mục đích sử dụng mà bạn có thể thay đổi lượng nguyên liệu phù hợp.
Nguyên liệu làm vỏ bánh
260gram bột năng
260gram bột mì đa dụng
1 lòng đỏ trứng gà luộc
140gram sữa tươi không đường
120gram đường xay
140gram sữa đặc
50ml whipping cream
10gram bơ nhạt (để ở nhiệt độ phòng)
2 cây lá dứa
4 muỗng cà phê bột ca cao
3 muỗng cà phê bột trà xanh
2 muỗng cà phê bột men gạo đỏ
60ml sữa tươi ấm
Nguyên liệu cần dùng để làm nhân bánh
150gram đậu xanh cà vỏ (đã ngâm nở)
70gram đường
40gram cơm sầu riêng tán nhuyễn
30gram dầu ăn
Dụng cụ cần thiết để làm bánh trái vải
Cách làm bánh trái vải
Các bước làm vỏ bánh
Bước 1: Đầu tiên cần rửa sạch lá dứa sau đó lau khô bằng khăn rồi cắt thành từng khúc ngắn.
Bước 2: Trộn đều bột năng, bột mì và lá dứa lại với nhau sau đó cho vào chảo và tiến hành rang ở mức lửa nhỏ. Để bột không bị khét bạn cần phải đảo luôn tay cho đến khi bột chín, thơm và lá giòn có thể bẻ gẫy là được.
Bước 3: Sau khi bột đã nguội, tiến hành rây qua rổ để bỏ hết phần lá dứa lớn.
Bước 4: Tiếp tục, rây hỗn hợp qua rây lọc lần hai để lược bỏ hết phần lá dứa nhỏ và phần bột vón cục để lấy phần bột mịn.
Bước 5: Tán mịn phần lòng đỏ trứng gà qua rây lọc rồi cho vào hỗn hợp bột.
Bước 6: Cho phần sữa tươi, đường, sữa đặc cùng whipping cream đã chuẩn bị vào nồi. Tiến hành vừa nấu vừa khuấy hỗn hợp cho đến khi sôi nhẹ rồi tắt bếp. Tiếp theo, cho bơ vào khuấy tan rồi chia thành 3 nồi đều nhau.
Các bước pha màu vỏ bánh
Bước 1: Khuấy đều 4 muỗng cà phê bột ca cao với 20ml sữa tươi ấm để làm trái vải khô màu nâu.
Bước 2: Để làm trái vải chín màu hồng, hãy khuấy đều 2 muỗng cà phê men gạo đỏ cùng 20ml sữa tươi ấm.
Bước 3: Khuấy đều 3 muỗng cà phê bột trà xanh cùng 20ml sữa tươi ấm để làm trái vải màu xanh.
Bước 4: Cho 3 phần màu đã pha vào 3 nồi hỗn hợp sữa đã chia đều trước đó rồi khuấy đều. Tiến hành đun sôi hỗn hợp lại rồi để nguội.
Bước 5: Sau khi hỗn hợp nước màu đã nguội, tiến hành rưới nước màu vào bột từ từ và trộn thật đều. Nếu bột khô thì hãy dưới thêm một ít nước lọc.
Bước 6: Tiến hành nhào bột cho tới khi thấy bột vừa đều, không khô, không nhão. Sau đó dùng khăn ẩm đắp lên cục bột để giữ ẩm.
Bước 7: Chia bột thành những viên nhỏ có trọng lượng khoảng 8gram đến 10gram.
Các bước làm nhân bánh
Bước 1: Đậu xanh sau khi ngâm mềm và hầm chín nhừ sẽ được trộn đều với đường, 10gram dầu ăn cùng một ít nước. Sau đó, xay nhuyễn hỗn hợp.
Bước 2: Cho hỗn hợp đậu xanh đã xay vào chảo và sên ở mức lửa vừa cho đến khi đặc lại thì cho thêm cơm sầu riêng vào đảo cùng khoảng 5 phút. Tiếp đó, cho 20gram dầu ăn vào đảo nhanh tay cho đến khi nhân không dính chảo là được rồi tắt bếp và để nguội.
Bước 3: Chia hỗn hợp nhân thành những viên nhỏ khoảng 4gram.
Các bước tạo hình bánh
Bước 1: Vo tròn phần bột vỏ bánh rồi ấn dẹp, cho phần nhân vào giữa gói túm lại và vê tròn.
Bước 2: Trùm lưới lên phần mặt đẹp của viên bánh, phần bột xấu túm sẽ cho xuống dưới.
Bước 3: Hãy dùng 4 đầu ngón tay của hai bàn tay bóp để bột trồi lên mặt lưới tạo vân của vỏ trái vải.
Bước 4: Nhẹ nhàng gỡ bánh đặt ra khay, để cho ráo vỏ. Sau đó, bạn hãy cho bánh vào hộp kín, qua ngày hôm sau khi bánh đã ráo thì hãy cất vào tủ lạnh.
Yêu cầu thành phẩm và cách trang trí bánh trái vải
Sau khi hoàn thiện, bạn sẽ cảm thấy rất thích thú với màu sắc vô cùng đẹp mắt của bánh trái vải. Không chỉ có tạo hình đẹp mắt, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh và mùi thơm hấp dẫn của bánh nữa.
Cách thưởng thức bánh trái vải
Ngay khi thưởng thức bánh trái vải, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương thơm lôi cuốn của nhân đậu xanh hoà quyện cùng mùi thơm đặc trưng của sầu riêng. Với vị ngọt vừa phải và độ mềm của bánh chắc chắn sẽ mang đến cho vị giác của bạn trải nghiệm rất khó quên.
Một vài mẹo nhỏ khi làm bánh trái vải
Khi nhào bột, nếu thấy bột quá khô bạn có thể cho thêm một chút xíu nước.
Bạn nên lựa chọn lưới không quá thưa vì như vậy tạo hình trái vải sẽ không được đẹp mắt.
Bạn có thể bảo quản bánh trái vải trong tủ lạnh để dùng dần vì bánh để ở ngoài sẽ rất dễ bị hư.
Chỉ cần một chút khéo léo và sự tỉ mỉ bạn đã có thể quay trở về tuổi thơ cùng với món bánh trái vải vô cùng thơm ngon này rồi. Với món bánh này chắc chắn bạn sẽ khiến mọi người phải trầm trồ khen ngợi tài năng nấu nướng của bạn đấy.
Trong bài viết này BlogAnChoi có sử dụng công thức và hình ảnh của Facebook HienThanh.
Cách Làm Món Xôi Chiên Kẹp Thịt Bằm Gắn Liền Với Tuổi Thơ
Nếp dẻo thơm loại 1 : 300g.
Thịt nạc dăm : 200g.
Nước cốt dừa đóng hộp : 1 lon.
Nấm mèo : 4 – 5 tai.
Hành tây : 1 củ nhỏ,
Hành tím : 4 – 5 củ.
Tỏi bắc : 3 – 5 tép.
Bột canh : 1/2 thìa cà phê.
Hạt nêm : 1 thìa cà phê.
Muối i ốt : 1 thìa cà phê.
Đường kính trắng : 1 thìa cà phê.
Tiêu xay : 1 thìa cà phê.
Bột ngọt : 1 thìa cà phê.
Hành lá : 50g.
Rau ngò mùi : 50g.
Dầu ăn : 400ml.
Gia vị ăn kèm : Tương ớt, Xì dầu, Tương đen ăn phở,…
Cách làm món xôi chiên kẹp thịt bằm cực kì đơn giản. Gồm có các bước làm như sau :
Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu :
Gạo nếp vo sạch, để ráo. Trộn đều gạo với 1 lon nước cốt dừa, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối i ốt, 1 thìa bột canh. Cho nồi hấp lên bếp. Nước sôi thì bạn đổ hết nếp vào xửng và hấp khoảng 30 – 45 phút cho xôi được chín mềm.
Hành lá và hành ngò nhặt sạch, cắt khúc ngắn vừa ăn.Mộc nhĩ ngâm với nước nóng khoảng 15 phút cho nở. Dùng dao cắt bỏ gốc nấm đi. Rửa kĩ dưới vòi nước lạnh cho thật sạch những đốm trắng trên nấm. Cắt nấm thành sợi nhỏ.bằm nhuyễn.
Thịt nạc dăm mua về bạn cho vào nồi cùng ít nước trụng sơ cho sạch hết bụi bẩn và để cho đỡ mùi hôi. Sau đó rửa sạch lần nữa với nước lạnh rồi để cho ráo bớt nước thì thái lát mỏng rồi lấy dao bằm cho thật nhuyễn. Cho hết thịt vào tô. Ướp thịt với chút hành bằm, nước mắm, hạt nêm, bột canh, tí đường, muối i ốt, tiêu xay. Trộn đều. Ướp thịt khoảng 20 – 30 phút trước khi đem đi chế biến cho thịt được thấm gia vị đậm đà. Sau đó bạn cho hành tây, hành tím, rau ngò, hành lá đã thái vô trộn lên cho thật đều. Nên đeo bao tay để các nguyên liệu được hòa quyện vào nhau và sạch hơn.
Đặt 1 cái chảo lên bếp. Cho vào 4 thìa canh dầu ăn, Dầu nóng bạn cho tô thịt trộn vào xào chín.
Đợi xôi nguội bớt thì bạn múc xôi ra thành từng phần nhỏ khoảng 1/2 chén con ăn cơm nhỏ. Trải màng bọc thực phẩm lên dĩa phẳng. Lấy từng phần xôi ra dàn đều sau đó múc 1 thìa đầy phần thịt đã xào chín ở trên vào giữa. Bọc kín lại sao cho phần nhân không bị lòi ra ngoài. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi. Lượng dầu phải ngập qua viên xôi thì nó mới giòn rụm được. Sau đó thả từng viên xôi vào. Chiên đến khi các mặt xôi vàng đều thì gắp ra bỏ lên giấy thấm dầu cho bớt ngấy.
Khi ăn bạn gắp xôi ra dĩa. Pha chén nước chấm gồm : Xì dầu, tương đen, tương ớt và xíu giấm trắng khuấy đều lên để chấm ăn kèm với xôi chiên cực ngon luôn đó.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Về Với Tuổi Thơ Ăn Món Cá Trích Kho Rục Sở Trường Của Má trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!