Cập nhật nội dung chi tiết về Về Đâu Hủ Tiếu Gõ? mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Báo Quảng Ngãi)- Nhác thấy bóng dáng lực lượng chức năng, họ giục thực khách dắt xe máy đến nơi khác rồi vội đẩy xe hủ tiếu nép sát vỉa hè, bỏ mặc bát đĩa, bàn ghế chỏng chơ. Đó là hình ảnh thường thấy của rất nhiều người dân xứ Quảng lấy vỉa hè làm nơi mưu sinh. Cuộc sống của họ vốn khổ càng thêm khó nhọc, sau đợt ra quân lập lại trật tự đô thị ở TP.Hồ Chí Minh. Mưu sinh trong âu lo TP.Hồ Chí Minh đang vào mùa “chợt mưa chợt nắng”, làm vơi đi nóng bức chốn thị thành. Nép dưới tấm bạt ni-lông che chiếc xe hủ tiếu gõ nằm trên Quốc lộ 1 chạy qua địa bàn quận Thủ Đức, anh Nguyễn Hoài Vang buông tiếng thờ dài: “Bán buôn gì đâu chú! Vừa bán, vừa canh lực lượng chức năng, chứ không mất hết cả dụng cụ làm ăn”. Dứt câu nói, anh nhớn nhác nhìn quanh.
Anh Vang bên xe hủ tiếu đẩy hằng ngày mưu sinh trên vỉa hè.
Quê anh Vang, ở xã Phổ Cường (Đức Phổ), đất đai bạc màu nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Rời quân ngũ, anh vào TP.Hồ Chí Minh làm công nhân da giày, nhưng tiền lương cũng chỉ đủ chi tiêu qua ngày. Bấm bụng, người đàn ông đã ngót bốn mươi đành về quê vay mượn người thân gần 20 triệu đồng để trở lại nơi này mua chiếc xe hủ tiếu gõ cùng điểm bán từ người bạn vừa quen, hòng kiếm vốn lận lưng để cưới vợ. Hơn 8 giờ sáng hằng ngày, anh đến chợ mua thực phẩm rồi trở về phòng trọ nấu nướng chuẩn bị cho buổi bán chiều đến đêm khuya. Sau bữa cơm và giấc nghỉ trưa ngắn ngủi, anh đẩy xe hủ tiếu đến điểm bán, cách nơi trọ chừng một cây số.
Mãi đến hơn 1 giờ sáng, anh mới thu dọn đồ, rồi lầm lũi đẩy xe hủ tiếu trở về phòng trọ khi đường phố dần vắng bóng người. Mỗi bữa như thế anh kiếm được trên dưới 600 nghìn đồng, khoản thu nhập đáng kể đối với người dân quê. Nhưng sau một lần bị lực lượng trật tự đô thị phạt, cùng lời nhắc nhở, anh Vang ngày nào cũng canh cánh nỗi lo. Cũng bán hủ tiếu gõ, lại cùng quê ở Phổ Cường, anh Thử còn là đồng đội của anh Vang khi cả hai cùng nhập ngũ ở một sư đoàn. Rời quân ngũ, anh sánh duyên với cô thôn nữ cùng làng. Không việc làm, vợ chồng anh vay mượn người thân ít vốn rồi đưa nhau vào TP.Hồ Chí Minh bán hủ tiếu gõ. Nhiều năm vất vả nơi thị thành giúp vợ chồng anh có điều kiện lo cho 2 con ăn học và phụ giúp cha mẹ xây dựng căn nhà khang trang.
“Ở quê làm vài sào ruộng nên không đủ sống. Vì vậy mà phải tha phương để kiếm tiền lo cho con. Nhiều đêm nhớ tụi nó đến phát khóc, nhưng biết làm sao được! Giờ mấy ông cán bộ làm mạnh tay quá chừng, nên vợ chồng tôi lo lắm. Chẳng biết bán được bao lâu nữa!”, chị Hòa (vợ anh Thử) lo lắng.
“Tô hủ tiếu gồm hủ tiếu sợi, nước lèo, giá đỗ, hẹ, chân giò, xương và thịt heo… cùng các loại gia vị với giá bán từ 10 – 15 nghìn đồng. Phần lớn thực khách là sinh viên xa quê và người dân lao động nghèo. Khách hàng đa phần là người nghèo nên phải bán giá rẻ thì họ mới ăn. Dù lãi ít nhưng tôi vẫn luôn mua thực phẩm tươi ngon để nấu và bán cho khách” Anh NGUYỄN HOÀI VANG
Tản mát tứ phương Sau đợt giải tỏa vỉa hè ở Sài Thành, nhiều người bán hủ tiếu gõ trôi dạt tứ phương tìm kế mưu sinh. Những người bám trụ luôn lo sợ bị cơ quan chức năng cấm triệt buôn bán trên vỉa hè, nơi gắn bó với họ bao năm qua. Và, dịch vụ “ăn theo” hủ tiếu gõ: Sản xuất mì sợi, hủ tiếu, cung cấp thực phẩm… cũng bị ế ẩm. Hơn 20 năm bán hủ tiếu gõ, vợ chồng anh Nguyễn Văn Minh mua được căn nhà ở quận 2, TP.Hồ Chí Minh. Giờ anh thêm nghề sản xuất giá đỗ, để cung cấp cho người bán hủ tiếu, nhưng những ngày qua lượng bán ra chẳng đáng là bao.
“Lúc trước, mỗi ngày, tôi xuất bán hơn 3 tạ giá, nhưng giờ chưa đến trăm ký. Dù vậy, vợ chồng tôi vẫn làm để bán cho anh em cùng quê, vì nếu nghỉ sợ nơi khác lấy giá cao thì họ lại thêm khó khăn”, anh Minh tâm sự. Lúc trước, anh Trần Văn Hoàng ngược xuôi trên đường với chiếc xe máy chất đầy mì sợi, hủ tiếu, bò viên, giá đỗ… đến tận nơi bỏ mối cho hơn 20 người bán hủ tiếu. Sau cả ngày vất vả, anh kiếm được hơn 700 nghìn đồng. Giờ chỉ còn bỏ mối cho vài người nên anh khá nhàn rỗi, nhưng cái nhàn mà anh chẳng hề mong đợi. “Cả gia đình trông chờ vào việc bỏ hàng của tôi và chiếc xe bán hủ tiếu của vợ.
Bây giờ, làm ăn kiểu này không đủ trả tiền thuê trọ và sinh hoạt hằng ngày, thì lấy đâu ra tiền để lo cho ba đứa nhỏ ăn học. Dân Phổ Cường vào đây bán hủ tiếu đông lắm, nhưng giờ họ phiêu bạt khắp nơi. Việc làm ăn sẽ khốn khó trăm bề, vì gầy dựng được điểm bán mới đâu phải dễ. Với lại, tôi nghe thông tin ở nhiều nơi cũng ra quân dọn dẹp vỉa hè. Không biết rồi sẽ ra sao nữa!”, anh Cường lo lắng. Chia sẻ với khó khăn của những đồng hương làm ăn xa quê, Chủ tịch UBND xã Phổ Cường Trần Nguyên Giang cho biết: Toàn xã có khoảng 2.800 người trong độ tuổi lao động phải tha phương tìm kế mưu sinh, chiếm gần 40% lao động trong xã. Trong đó, hầu hết họ bán hủ tiếu gõ ở TP.Hồ Chí Minh. Đó là chưa kể những người đã qua tuổi lục tuần vẫn rời quê mưu sinh nhọc nhằn bên xe hủ tiếu.
“Nhờ bán hủ tiếu mà họ có điều kiện cho con em ăn học, mua sắm vật dụng trong gia đình, sửa chữa nhà cửa khang trang làm thay đổi diện mạo xóm làng. Địa phương đồng tình với việc lập lại trật tự đô thị, nhưng mong muốn các cấp tạo điều kiện cho họ được thuê điểm bán giá rẻ để tiếp tục làm ăn…”, ông Giang tâm sự. Từ nhiều năm nay, tô mì gõ, hủ tiếu gõ nóng hổi là sự lựa chọn khi đói lòng của nhiều người bình dân ở đô thị lớn nhất nước này. TP.Hồ Chí Minh sau những ngày ra quân dọn dẹp vỉa hè, đường phố đã khang trang, thông thoáng hơn. Mì gõ không còn bày bán trên phố. Thế nhưng, vì nhu cầu thực khách và kế mưu sinh, những xe hủ tiếu vẫn tìm cách nép mình trong những con hẻm, chiếc xe đẩy vẫn bốc khói nước lèo cho đến tận đêm khuya.
Nức tiếng “Việt kiều hu – ti” một thời
Nửa thế kỷ trước, nhiều thanh niên ở xã Phổ Cường (Đức Phổ) rời quê đi bán hủ tiếu thuê cho người gốc Hoa định cư tại Sài Gòn. Sau đó, họ học hỏi cách thức chế biến và mở ra bán riêng, nhưng vì không đủ vốn nên phải đóng xe hủ tiếu bán rong qua từng con phố nhỏ. Lời mời khách là tiếng gõ lốc cốc phát ra từ hai thanh tre nhỏ trên tay của người giúp việc.
Nhờ rong ruổi bán hủ tiếu gõ ở Sài Gòn mà sau 11 năm, vợ chồng anh Võ Dương tích cóp được 5 cây vàng trở về quê hương mở cửa hiệu bán tạp hóa. Nhờ khoản vốn ban đầu ấy, mà hiện anh chị đang sở hữu cửa hiệu bề thế cùng căn nhà 3 tầng trị giá trên 1,5 tỷ đồng. Còn với bà Ngô Thị Lấm, chồng mất sớm, bà vất vả nuôi 4 con thơ dại. Dãi nắng dầm sương trên ruộng đồng, nhưng cuộc sống vẫn khốn khó, bà đánh liều vay mượn tiền của người thân dắt con vào Sài Gòn bán hủ tiếu.
Sau 20 năm “biệt xứ”, bà lo cho các con tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có việc làm ổn định. Và những người như anh Dương, bà Lấm được mệnh danh là “Việt kiều hu – ti” (Việt kiều hủ tiếu). Vùng đất Phổ Cường một thời có đến hàng nghìn người như thế.
Bài, ảnh: TRANG THY
Học Cách Nấu Hủ Tiếu Gõ Kinh Doanh
Đăng kí tham gia học nấu hủ tiếu gõ để trổ tài làm bữa sáng cho cả nhà. Nhiều người nhìn thấy tiềm năng sinh lợi của món ăn này cũng học nấu hủ tiếu bán, có người bán xe hũ tiếu gõ nhưng cũng có người mở luôn quán bình dân. Dù mục đích gì đi nữa thì vấn đề quan trọng nhất là phải học được cách nấu hủ tiếu gõ ngon.
Hủ tiếu là món ăn quá đỗi quen thuộc, tiếng gõ lóc cóc hằng đêm của những xe hủ tiếu đã ăn sâu vào tiềm thức của không ít người Sài Gòn. Không cầu kỳ như bún, phở… cách nấu hủ tiếu gõ được chế biến đơn giản hơn nhưng không phải ai cũng làm được, vì vậy nhiều người học nấu hủ tiếu để chăm sóc gia đình hay mở quán kinh doanh.
Thành phần của một tô hủ tiếu gõ đầy đủ rất đơn giản chỉ với nước dùng, sợi hủ tiếu trắng, vài lát thịt nạc thái mỏng, hành phi, tóp mỡ, giá đỗ, lá lẹ… Chỉ thế thôi nhưng hủ tiếu lại là món ăn được nhiều người Sài Gòn yêu thích từ ăn sáng, ăn trưa, chiều, tối và thậm chí là món ăn khuya hằng đêm. Có mấy ai từ già tới trẻ, từ học sinh sinh viên, người lao động đến giới trung lưu, thượng lưu mà chưa từng vài lần thưởng thức hủ tiếu?
Hủ tiếu gõ có giá thường từ 10 – 20.000đ tùy nơi bán.
Không phải tự nhiên mà hủ tiếu lại được yêu thích đến thế; các thành phần, nguyên liệu có thể mua ở bất kì đâu nhưng nếu không biết cách nấu ngon thì không thể làm ra món ăn thu hút người đối diện. Hủ tiếu ngon dù đơn giản nhưng hình thức cũng phải đẹp mắt, nguyên liệu sắp xếp, trình bày đâu ra đó; tô hủ tiếu nước nóng hổi, bê ra thấy thơm lừng mùi hành phi, tóp mỡ và mùi tiêu rất kích thích; nếm thìa nước dùng vị ngọt đậm đà không thể cưỡng lại. Thành phần đơn giản nhưng làm ra được món ăn ngon chắc chắc phải có nhiều bí quyết đặc biệt.
Không ít bà nội trợ tham gia đăng kí lớp học nấu ăn gia đình để biết rõ hơn về cách nấu hủ tiếu gõ nhằm trổ tài làm bữa sáng cho cả nhà.
Học nấu hủ tiếu gõ, bạn sẽ học như thế nào?
– Tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xuất xứ của món hủ tiếu; các thành phần bao gồm những gì, có thể thêm bớt nguyên liệu gì để món ăn phong phú.
– Học cách chọn nguyên liệu: sợi hủ tiếu, xương, thịt, rau, mỡ heo… thế nào cho tươi, ngon, sạch.
– Học cách nấu nước dùng từ các bước làm sạch, chặt xương nhỏ, vớt bọt khi đun để nước trong hay bí quyết dùng củ cải trắng, mực khô, tôm khô để nước dùng có vị ngọt thanh hấp dẫn…
– Học bí quyết làm hành phi, thắng tóp mỡ vàng ươm, giòn rụm.
– Học bí quyết thái thịt, bò viên… và trình bày món ăn đẹp mắt.
– Học cách bảo quản nguyên liệu sạch sẽ và giữ nước dùng luôn nóng khi mở quán.
– Đối với học viên muốn mở quán hủ tiếu bán sẽ được tư vấn kĩ lưỡng về tất cả các yếu tố cần thiết để mở quán như: chọn mặt bằng, set up quán ăn phù hợp với đối tượng khách, nguồn mua nguyên liệu giá rẻ, cách bảo quản nguyên liệu, cách định lượng và nêm nếm gia vị phù hợp, cách tính giá thành hợp lý, cách tuyển chọn và quản lý nhân viên…
Học theo phương pháp nào?
– Hình thức đào tạo một thầy – một trò, giảng viên trực tiếp truyền tải kiến thức và hướng dẫn học viên thực hành nấu ăn ngay tại bếp; tạo ra sự gần gũi để học viên có thể trao đổi thông tin dễ dàng và được giải đáp đầy đủ những thắc mắc về món ăn, về dự định kinh doanh sắp tới.
– Thời gian học chỉ diễn ra trong MỘT BUỔI, tập trung học thực hành và các bí quyết để nấu được ngay, không kéo dài thời gian gây tốn kém tiền bạc. Kết thúc buổi học đảm bảo học viên nấu được hủ tiếu ngon đúng chuẩn.
Giảng viên hướng dẫn tận tình trong buổi học
Học với ai?
Điều này không cần băn khoăn vì giảng viên của lớp chuyên đề học nấu hủ tiếu gõ là những chuyên gia ẩm thực, đầu bếp nổi tiếng về tay nghề và kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, đã có kinh nghiệm đào tạo nhiều học viên mở quán kinh doanh thành công.
Tham gia các lớp học nấu hủ tiếu của chúng tôi, ngoài hủ tiếu bạn có thể đăng kí các món ăn khác tương đồng như bún, phở, bánh canh… để thực đơn quán ăn thêm đa dạng và có nhiều lựa chọn cho khách hàng.
Công Thức Để Nấu Món Hủ Tiếu Gõ Ngon Nhất
Là món ăn thịnh hành, nên hủ tiếu gõ cũng có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có một đặc trưng riêng hấp dẫn thực khách như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu sa tế,… Nhưng trong tất cả các loại đó phổ biến nhất có lẽ là hủ tiếu gõ – tô hủ tiếu bình dân, được bán dạo ở khắp các nẻo đường Sài Gòn.
Hủ tiếu gõ là tên gọi xuất phát từ những xe hàng rong bán hủ tiếu trong những ngõ hẻm của Sài Gòn xa hoa. Không như những quán ăn cố định khác, những người bán hủ tiếu gõ không có một địa điểm buôn bán cố định mà thường di chuyển khắp các ngõ ngách và dùng hai thanh tre gõ vào nhau thay cho tiếng rao để mọi người dễ nhận biết.
Thông thường những xe hủ tiếu sẽ phục vụ tận của nhà cho những thực khách có nhu cầu, nhưng khi đêm về những xe hủ tiếu gõ được đặt bên những vỉa hè trống, phục vụ cho những công nhân làm khuya hãy du khách thích khám phá Sài Gòn khi đêm về.
Bí quyết của món hủ tiếu gõ chính là nước lèo, những tô nước lèo ngọt thơm đã làm nên đặc trưng riêng cho tô hủ tiếu. Là món ăn dân dã, bình dị nên các nguyên liệu làm hủ tiếu gõ cũng rất đỗi quen thuộc, một chút hủ tiếu trắng trụng qua nước sôi, vài lát thịt thái mỏng, giá, hẹ, hành khô và tóp mỡ giòn tan.
1. Chuẩn bị nguyên liệu để nấu hủ tiếu gõ
– Khoảng 2kg xương ống, xương cổ heo
– 1 đùi heo chặt nhỏ
– 500gr thịt nạc vai bằm nhỏ
– 1kg sườn heo
– 200gr tôm khô
– Khô mực nướng
– 1 lon trứng cút, luộc xong lột vỏ
– 1 củ cải trắng, gọt vỏ, rửa sạch
– 1 củ hành tây
– 1 bó hành lá
– 1 bó lá hẹ
– Chanh, giá, ớt
– Sợi hủ tiếu
– Tóp mỡ, hành phi
– 500gr sợi củ cải muối, rửa sạch
– Đường phèn, bột ngọt, tiêu, muối bột canh
2. Cách nấu món hủ tiểu gõ
1. Bước 1: Cách nấu nước lèo
Xương rửa sạch, luộc sơ qua, sau đó rửa lại rồi cho vào nồi cho ngập nước, cho thêm một chút muối rồi đun sôi. Sau khi nồi nước sương sôi thì để lửa vừa để ninh sương. Phải chú ý hớt bọt thường xuyên để nước lèo được trong.
Sườn thái miếng vừa ăn, giò heo thái mỏng cho vào luộc cùng xương heo khoảng 1 giờ thấy mềm là có thể vớt ra. Nhớ không được để chín quá vì như thế ăn sẽ mau bị ngán.
Tôm khô cho vào giỏ kim loại cho vào ninh cùng nước lèo cho ngọt nước, để tầm 1 giờ thì vớt ra để ráo. Sau đó bắc dầu cho tôm vào chiên giòn nêm muối, bột ngọt cho vừa ăn.
Phần thịt heo xay ta cho vào nồi, nêm đầy đủ gia vị cho vừa ăn trộn đều rồi nấu sôi cho thịt săn lại, lưu ý nên để chừng 5 phút, không nên để lâu quá sẽ bã thịt không còn ngon nữa.
Hành tây bổ làm tư, sau đó bỏ củ cải trắng đã gọt vỏ, củ cải muối, khô mực nướng, tôm khô vào nồi nước lèo đun sôi và tiếp tục vớt bọt. Hết bọt ta đun lửa riu riu sau đó cho thêm đường phèn, bột ngọt, mắm muối cho vừa ăn và đun thêm khoảng 3 giờ nữa là được.
2. Bước 2: Bí quyết thắng tóp mỡ giòn
Cái này nếu muốn làm được ngon thì phải có bí quyết. Đầu tiên các bạn luộc qua mỡ lên, sau đó thái hạt lựu, như thế sẽ dễ hơn khi thái sống. Khi mỡ đủ nóng thì thêm vài tép tỏi đập dập vào chảo chống dính, khi làm nhớ để lửa lớn, đảo nhanh tay cho tóp mỡ săn lại, sau đó mới chuyển qua để lửa riu riu, rồi thêm chút muối, trộn đều để chúng cứng lại và vàng giòn.
3. Bước 3: Trụng bánh hủ tiếu
Để tô hủ tiếu được ngon, điều tiên quyết là không được trụng bánh hủ tiếu vào nồi nước lèo, mà phải làm ra một nồi riêng. Khi trụng thì nên trụng giá cùng để đỡ mất công, sau khi trụng xong bạn chú ý hãy xóc lên nhẹ nhàng cho ráo nước, sau đó mới cho vào tô.
Tiếp theo cho thêm lá hẹ, hành phi, thịt bằm, thịt sườn, thị giò heo, trứng cút lên trên mặt tô. Cuối cùng là múc nước lèo đang sôi rưới lên trên, cho thêm chút tiêu và bắt đầu thưởng thức một tô hủ tiếu gõ thôi nào!
Vậy là những tô hủ tiếu gõ thơm ngon đã được chúng ta hoàn thành rồi, tuy quá trình làm không phải đơn giản, nhưng cũng chẳng quá phức tạp nên nó rất phù hợp để đổi món cho cả gia đình vào ngày cuối tuần phải không nào!.
Cách Nấu Nước Lèo Bán Hủ Tiếu Gõ Ngon Nhất Sài Thành
Với người miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn, hủ tiếu gõ là món ăn bình dân. Nhưng có lẽ đã trở thành món ăn quen thuộc. Gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người, đi xa vẫn nhớ vẫn thèm cái hương vị xưa quen thuộc này. Hủ tiếu gõ với hương vị dân dã mà cuốn hút, giản dị mà để lại dư vị khó quên. Từ các quán cóc bình dân, các xe hủ tiếu gõ lóc cóc những đêm khuya trên từng ngõ hẻm, đường phố đến các nhà hàng sang trọng, người ta vẫn có thể gọi một tô hủ tiếu vừa túi tiền rồi thưởng thức ngon lành.
Hầm xương nấu nước nước lèo hủ tiếu nước dùng phở không đơn giản là chỉ cần cho xương vào ninh, hầm xương thật lâu là sẽ có một nồi nước dùng ngon. Nấu nước lèo hủ tiếu là cả một nghệ thuật, đòi hỏi người nấu phải có những bí quyết, kinh nghiệm riêng cho mình. Từ những từ khâu lựa chọn nguyên liệu, sơ chế đúng cách, nêm nếm thêm gia vị, thời gian hầm xương phù hợp. Và đặc biệt là phải biết cách kết hợp với các nguyên liệu đặc trưng, rau củ. Để tạo ra một nồi nước dùng trong, ngon ngọt tự nhiên.
Xương ống hoặc xương cổ heo: 2kg
Giò heo: 1 cái.1 đùi heo chặt nhỏ.
Thịt nạc vai heo bằm nhỏ: 500g.
Sườn heo, cắt miếng vừa ăn: 1 kg.
3 con mực khô bằng nửa bàn tay, rang vàng
Tôm khô (loại nhỏ) rửa sạch: 200g.
Củ cải trắng: 1 củ.
Hành tây: 1 củ.
Hành lá: 1 bó.
Chanh, giá, tương ớt, ớt ngâm chua.
Sợi hủ tiếu.
Tóp mỡ, hành phi.
1 sợi củ cải muối loại màu nâu đậm.
Đường phèn, bột ngọt, tiêu, muối.
Tag: nồi nấu hủ tiếu / giá nồi nấu hủ tiếu / nồi nấu hủ tiếu bằng điện / nồi nấu hủ tiếu gõ / địa chỉ bán nồi nấu phở bằng điện / nồi nấu phở inox điện / nồi nấu phở bằng điện / nồi nấu phở bằng điện 100 lít / nồi nấu phở 100l / nồi điện nấu phở / nồi nấu nước lèo / giá bán nồi nấu phở / nồi nấu phở mâm nhiệt / nồi nấu cháo công nghiệp / nồi nấu cháo công nghiệp giá rẻ / nồi nấu cháo điện / nồi nấu cháo 30l / nồi nấu cháo 30l / nồi điện nấu cháo bán / nồi nấu phở bằng điện 2 ngăn /
Lấy xương ống rửa sạch, luộc sơ rồi bỏ ra rửa lại lần nữa. Tiếp theo cho xương vào nồi điện hầm xương. Đổ nước vào ngập mặt xương khoảng hơn 2 đốt ngón tay. Thêm 1 thìa cà phê muối vào, đun sôi và ninh xương. Trong quá trình ninh, thường xuyên hớt bọt nổi lên bỏ đi và để lửa vừa. Xương ống bỏ vào đun sôi chừng 10-15 phút. Vớt bọt liên tục rồi hạ lửa nhỏ riu riu để ninh trong 2-3 tiếng. Ninh xương và hớt bọt thường xuyên.
Sườn heo, giò heo, thịt heo rửa sạch với muối ăn, cắt miếng vừa ăn rồi cho vào nồi nấu nước lèo hầm xương. Nấu theo tỉ lệ xương và nước là: 1:3 (gia giảm lượng nước tùy ý).
Cho tôm khô vào giỏ inox đựng xương, nấu trong nồi hầm xương nấu nước lèo cho thơm. Khoảng 1 tiếng thì hãy tiến hành vớt ra để ráo. Sau đó bắc dầu ăn, đem tôm chiên cho vàng rụm. Nêm thêm chút tiêu, muối, bột ngọt vừa ăn.
Hành tây rửa sạch bổ ( cắt) múi cau, củ cải trắng rửa sạch, cắt khúc. Cho củ cải trắng và củ cải muối, khô mực nướng, tôm khô đem cho tất cả vào nồi nước lèo nấu hủ tiếu gõ. Sau đó đun đợi sôi trở lại và tiếp tục vớt bọt. Sử dụng thêm khô mực nướng và tôm khô giúp cho nước dùng thơm ngọt hơn.
Nêm gia vị muối, đường phèn, bột ngọt, nước mắm vào nồi điện hầm xương nước lèo. Để nhiệt độ nồi nấu hủ tiếu bằng điện riu riu khoảng 3 tiếng. Chú ý không nên hầm xương quá lâu sẽ khiến nước dùng có mùi hôi.
Thịt heo xay cho vào nồi nhỏ, thêm chút cải bắc thảo, tiêu, bột ngọt, muối, trộn đều rồi nấu sôi trong khoảng 5 phút là được. Xào sao cho thịt săn và vừa ăn thì tắt bếp. Không nên để lâu quá sẽ bã thịt không ngon.Trong cách nấu nước lèo hủ tiếu để bán, bí quyết quan trọng nhất là phải tự phi hành tím khi thắng mỡ heo lấy dầu, như vậy mới tạo được mùi thơm và vị ngọt tự nhiên đặc trưng của nước lèo hủ tiếu.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu mực thịt băm thơm ngon hút khách
Sợi hủ tiếu mềm dai, cùng với những miếng mực tươi ngon được cắt tỉa bắt mắt. Và đặc biệt là nước dùng hủ tiếu ngọt thanh. Sẽ là một trong những bí quyết hút khách, khiến cho những thực khách khó tính nhất. Cũng không thể nào cưỡng lại món hủ tiếu mực.Cách làm món hủ tiếu mực ngon, thì yêu cầu bạn cần phải nắm rõ được bí quyết riêng của nó.
Phải làm sao để nước lèo hủ tiếu mực thơm ngon thấm vị. Làm sao để khử được vị tanh của mực mà lại không đánh mất vị tươi ngọt của hải sản, phải có sự cân bằng khi kết hợp hải sản tươi sống với các nguyên liệu khác? Nếu muốn có một nồi nước lèo món hủ tiếu mực thơm ngon, ngọt thanh. Các bước hướng dẫn nấu nước lèo hủ tiếu mực sau đây sẽ là gợi ý hoàn hảo cho các bạn đấy!
1kg xương heo
1kg mực tươi
20g khô mực
300g thịt nạc dăm xay
20g tôm khô
200g tỏi
500g xà lách Đà Lạt
300g hẹ lá
200g hành tím
5 trái ớt sừng
300g giá sống
300g cần tàu
100g củ cải trắng
Hủ tiếu sợi
10 lít nước
Gia vị: 100g muối, 100g đường phèn,100g đường cát, 100g hạt nêm
Các loại rau sống ăn kèm: hành lá, xà lách, rau mùi, giá sống,… (tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn mua theo ý của mình).
” Lưu ý: Muốn chọn được những con mực tươi ngon để có thể nấu nước lèo hủ tiếu thơm ngon, ngọt thanh. Bạn nên chú ý vào: màu sắc của mực (mực có màu nâu càng sậm thì càng ngon), độ chắc, dai của mực, râu mực vẫn dính chặt vào thân mực.
Ớt sừng cắt lát, hành lá cắt nhỏ. Mực khô, tôm khô nướng trực tiếp bằng cồn cho chín. Mực khô xé miếng nhỏ.
Cần tàu, hẹ cắt khúc nhỏ. Giá sống, xà lách rửa sạch. Củ cải trắng gọt, rửa sạch và cắt khúc tròn.
Tỏi, hành tím băm nhuyễn. Hủ tiếu trụng qua nước sôi để ráo.
Xương heo phải rửa sạch, tiến hành trụng qua nước sôi để ráo.
Mực rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, khứa những đường trên mặt rồi trụng qua nước sôi.
Sau khi đã cắt tỉa, tạo hình xong, bạn luộc chín mực rồi vớt ra ngâm vào nước lạnh.
Tỏi, hành tím sau khi đã băm nhuyễn, bạn hãy tiến hành phi thơm, vàng đều lên rồi cho ra chén.
Hầm xương nấu nước dùng: Cho xương heo vào nồi, đập vào 1 củ hành tím, đổ nước lạnh hầm trong vòng 40 – 60 phút để lấy nước (vớt bọt nếu có).
Nấu nước lèo hủ tiếu mực thịt băm: Sau khi đã hầm xong nước xương, hãy chắt nước hầm ra nồi. Tiếp đến Cho tiếp củ gừng thái lát, củ cải trắng, mực khô, tôm khô đã nướng vào. Thêm muối, đường cát, đường phèn và hạt nêm. Nêm nếm gia vị với các gia vị cho vừa miệng. Và nấu tiếp đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ nấu khoảng 1-2 tiếng nữa. Cho các nguyên liệu ra hết vị ngọt, nêm lại cho vừa ăn.
Lấy một chảo khác phi thơm thêm một ít tỏi băm, hành tím rồi cho thịt nạc băm vào xào săn. Nêm thêm 1 ít nước mắm, hạt nêm, đường, gai vịt cho vừa ăn vào rồi tắt bếp.
Từ lâu hủ tiếu mì sườn hoành thánh chuẩn người Hoa đã cực nổi danh ở Sài Gòn. Món hủ tiếu ban đầu được chế biến khá đơn giản. Sợi hủ tiếu tươi làm từ bột gạo ăn với nước dùng được hầm xương ống heo, thịt heo xắt lát hay bằm nhuyễn, thêm chút hành, hẹ, giá… Chỉ thế thôi nhưng cũng đủ làm thực khách mê mệt.
Dần dà, món hủ tiếu được điểm xuyết thêm nhiều thức ăn phụ khác: miếng gân giòn, khúc chân giò cắn nghe sừn sựt, vài miếng lòng tim, gan, cật, ruột non, con tôm đỏ ngọt, miếng mực tươi, quả trứng cút bùi bùi, miếng huyết heo hay vài lát chả cá… Nước lèo cũng đậm đà, ngọt ngào hơn khi được nấu bởi tôm, mực khô.
Vậy làm bí quyết để nấu nước lèo hủ tiếu người Hoa thơm ngon hấp dẫn là gì?
1kg xương ống heo
100g củ cải mặn
20g khô mực
300g thịt nạc
200g gan (Có thể thêm tôm, thịt viên, cá viên… tùy thích)
Mì vắt, hủ tiếu.
Rau cải, giá, rau sống ăn kèm tùy thích
Hành ngò cắt nhuyễn, hẹ cắt khúc.
Sơ chế nguyên liệu làm hủ tiếu mì người Hoa
Sườn non, xương ống rửa thật sạch. Đun một chảo nước sôi cho xương ống vào trụng sơ qua, vớt ra xả sạch, để ráo.
Tôm khô rửa sơ.
Mực nướng chín, đập dập cho rụng hết phần cháy khét, rửa sạch.
Củ hành tây nướng chín đen, lột bỏ lớp vỏ cháy đen bên ngoài, rửa sạch.
Củ cải trắng, củ sắn gọt vỏ cắt khúc lớn.
Bước 1: Xương, cải mặn rửa sạch. Khô mực nướng vàng thơm, rửa sạch. Cho cải mặn, xương, khô mực vào nồi hầm xương, thêm 2 lít nước, 2 muỗng đường, 2 muỗng muối. Đậy kín nồi hầm xương nấu nước lèo, nấu cho sôi lên thì hạ nhiệt độ nấu sôi thêm 10 phút. Tắt nồi nấu phở, chờ nước trong nồi nguội dần mở nắp nồi hầm xương ra.
Bước 2: Cho nước xương và thêm nước lạnh sao cho được 6 lít nước. Nấu sôi lại, nêm thêm 2 muỗng muối, 3 muỗng đường, 2 muỗng café bột ngọt. Chúng ta được phần nước lèo hủ tiếu người hoa.
Bước 3: Thịt, gan, tim, cật luộc chín, cắt lát. Đun sôi nồi nước, trụng rau cải, vớt qua thau nước đá lạnh để cải được xanh.
Bước 4: Trụng hủ tiếu hoặc mì vắt. Trụng mì chín, hủ tiếu mì chín, trụng nước lạnh. (hoặc nhúng vào thau nước lạnh) để sợi mì được giòn.
Bước 5: Khi ăn trụng mì trứng, giá đỗ qua nước sôi, xếp mì ra tô, cho mực, tôm luộc, vài lát thịt luộc, thịt quay lên trên, chan nước dùng ngập tô, rắc hành lá, lá hẹ khúc, xà lách, ít tiêu. Dùng chung với chanh, ớt ngâm chua.
Mẹo chọn xương đúng loại, tươi ngon để nấu nước lèo hủ tiếu
Để có nồi nước dùng ngon ngọt, nồi nước lèo thơm ngon hút khách. Điều đầu tiên rất quan trọng cần làm là phải mua được nguyên liệu tươi ngon. Nước dùng bún phở, nước lèo nấu hủ tiếu có thể nấu từ nhiều loại xương khác nhau. Như xương gà, xương sụn, xương ống heo, xương đuôi heo, xương bò, … nhưng loại xương phổ biến nhất được lựa chọn nhiều nhất khi hầm xương nấu nước lèo là xương ống heo.
Bạn nên chọn những chiếc xương ống heo có màu đỏ tươi, không bị tái, tránh có mùi lạ. Bản thân miếng xương ống đó vẫn còn những mùi thơm, không có mùi hôi và đó chính là xương từ những con lợn khỏe. Chọn xương ống to bằng 2 – 3 đốt tay là vừa, xương to quá là xương của lợn nái, nấu nước dùng bún phở sẽ không ngon. Xương nhỏ lại là xương của những con lợn nhỏ, bệnh chết nên mới được mổ sớm.
Xương sau khi mua về phải rửa thật sạch, nên rửa muối, nấu một nồi nước sôi. Rồi cho xương vào chần sơ, bước này sẽ giúp xương khử sạch mùi hôi và ra hết cặn bẩn. Khi hầm xương, bạn không nên đậy nắp, đợi nước trong nồi đã sôi thì hạ lửa nhỏ để vớt bọt. Trong quá trình hầm xương nấu nước lèo, bạn phải đun lửa nhỏ và vớt bọt thường xuyên. Để xương từ từ tiết chất ngọt, nước dùng cũng có độ trong hấp dẫn.
Thời gian nấu các loại nước lèo nấu hủ tiếu, nước dùng bún phở sẽ không giống nhau. Tùy theo những nguyên liệu nấu và trọng lượng hầm xương. Nếu hầm xương quá lâu nước lèo, nước hầm xương sẽ đục và có vị chua. Ví dụ, thời gian hầm xương nấu nước lèo từ xương gà và xương heo là 3 – 6 giờ. Còn nếu nấu xương bò là 8 – 10 giờ, còn nguyên liệu là nấu hải sản thì không nên nấu nước dùng quá 45 phút…
Không cần phải mất hàng giờ để hầm xương nấu nước lèo, không còn phải sợ khói than củi. Khi sử dụng nồi nấu hủ tiếu, nồi nấu phở bằng điện, nồi điện hầm xương nấu nước lèo. Một chiếc nồi điện công nghiệp được thiết kế trên dây chuyền sản xuất hiện đại, sử dụng linh kiện và nguyên liệu inox 304 cao cấp.
Nồi có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng: đun xôi, hầm xương, nhúng, trần… Với cấu tạo gọn nhẹ, vững chắc sẽ giúp quá trình đun nấu và vệ sinh nồi nấu phở sẽ nhanh và tiện lợi hơn.
Muốn kinh doanh quán phở cần chuẩn bị những thiết bị như thế nào?
Thiết bị bếp inox công nghiệp địa chỉ mua nồi điện nấu phở, nồi nấu hủ tiếu bằng điện chất lượng giá tốt nhất tại TPHCM.
Thiết bị bếp inox công nghiệp nhận gia công bàn bếp inox, bàn ghế inox, bàn tròn inox,…với kích thước và kiểu dáng theo yêu cầu.
” Chọn mua bộ nồi nấu phở bằng điện, nồi điện hầm xương, nồi nấu nước lèo bằng điện. Nồi nấu hủ tiếu điện, nồi nấu bún phở bằng điện cũng sẽ là mọt trong những bí quyết nấu nước lèo dùng phở, nấu hủ tiếu ngon, tiết kiệm thời gian mà bạn nên thử ! Gọi ngay qua Hotline: 0777.300.580 – 0888.300.580 hoặc truy cập vào Website: https://thietbibepinoxcongnghiep.com/danh-muc/noi-nau-pho-bang-dien để biết thêm thông tin chi tiết
” Tag: công thức nấu hủ tiếu / cách nấu hủ tiếu / cách nấu nước lèo / nấu nước lèo hủ tiếu / cách nấu hủ tiếu nam vang / cách nấu hủ tiếu chay / hu tieu bo kho / cách làm hủ tiếu khô / cách nấu hủ tiếu mực / cách nấu bún nước lèo / cach nau hu tieu / cách nấu hủ tiếu bò viên / cách làm hủ tiếu / cách nấu nước lèo bán hủ tiếu gõ /
” Tag: công thức nấu hủ tiếu gõ / cách nấu hủ tiếu gõ / cách nấu nước dùng hủ tiếu / cách nấu hủ tiếu ngon để bán / nấu nước lèo hủ tiếu ngon / hướng dẫn nấu nước lèo hủ tiếu /cách nấu nước lèo bằng mực khô / học cách nấu hủ tiếu / nấu nước dùng hủ tiếu / cách nấu hủ tiếu chả cá / cách nấu hủ tiếu ngon đơn giản / cách nấu hủ tiếu nam vang đơn giản / nấu hủ tiếu sườn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Về Đâu Hủ Tiếu Gõ? trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!