Cách nấu lẩu Thái chua cay ngon đúng điệu với nước lẩu ngọt từ xương, kết hợp với vị cay nồng của sả ớt cùng với sự hấp dẫn tươi ngon của hải sản và rau xanh sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn vào những ngày chớm đông với tiết trời se lạnh như thế này.
+ Nguyên liệu và cách nấu lẩu Thái chua cay ngon đúng điệu
Chỉ cần bạn chịu khó đi chợ hay tìm đến các cửa hàng tạp hóa thì các nguyên liệu này cũng đều sẵn có. Càng đầy đủ mọi thứ thì nồi lẩu Thái của bạn sẽ càng hấp dẫn hơn. Còn chần chừ gì nữa, cùng bắt tay vào chuẩn bị nguyên liệu cho món lẩu Thái chua chua cay cay tuyệt vời này ngày thôi nào!
Nguyên liệu nấu lẩu Thái
Với suất ăn 4 người để làm món lẩu Thái chua cay thì chúng ta cần chuẩn bị như sau:
200 gram mực tươi
200 gram ngao
200 g tôm
20 lá chanh
20 gram riềng
4 củ sả tươi
5 quả ớt
20g hành tím
Ngò rí (miền bắc gọi là rau mùi): 20 gram
3 quả cà chua
1 hộp sữa tươi
500g xương ống (xương thịt lợn) để làm nước dùng
500 gr thịt bò
Tương ớt, sa tế, dầu điều
Các loại rau ăn lẩu: Rau muống, rau cần, rau cải, bắp chuối, nấm rơm.
Ngũ vị hương và một số gia vị thông thường khác: Hạt nêm, muối, bột ngọt, nước mắm.
Hải sản chuẩn bị cho món lẩu Thái
+ Cách nấu nước dùng Lẩu Thái chua cay
Xương ống mua về bạn đem rửa sạch rồi đặt vào nồi đổ ngập nước sau đó bắc lên bếp đun sôi. Sau khi sôi đều, bạn nhấc nồi xuống, vớt xương ra, đổ phần nước hầm lần đầu đi vì nước này còn mùi hôi của xương, nếu sử dụng tiếp thì nồi nước dùng sẽ không được trong và thơm.
Tiếp theo, bạn đổ nước vào và tiếp tục ninh xương trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Hầm xương
Lấy lá chanh, đem vò nhàu. Sả bóc bỏ lớp vỏ già ở ngoài cùng đi, cắt phần cuống, đập dập, cắt khúc dài 5 cm.
Khi nồi nước hầm xương sôi sủn bọt, lấy muôi gạt bớt phần sủi bọt đen đi, rồi đem lá chanh, sả đã chuẩn bị ở trên thả vào nồi nước dùng cho dậy mùi thơm và khử hết mùi hôi còn sót lại của xương.
Cuối cùng, bạn thêm gói gia vị lẩu Thái, sa tế cùng các gia vị khác cho vừa miệng. Nếu thấy nồi nước lẩu còn nhạt màu, bạn có thể xào thêm cà chua rồi đổ vào nước dùng để tạo màu sắc hấp dẫn hơn.
Đến đây bạn đã hoàn thành xong công đoạn làm nước lẩu cho món lẩu thái chua cay gia vị hoàn hảo rồi đấy! Giờ thì hãy tiến hành đầy đủ các bước nấu món lẩu thái hấp dẫn này ngay thôi nào!
Cách nấu lẩu thái chua cay
Để làm món lẩu thái chua cay ngon đúng điệu chiêu đãi cả nhà ngày cuối tuần, bạn hãy chú ý thực hiện theo các bước sau đây:
Sơ chế các loại rau nhúng lẩu
Rau muống nhặt bỏ hết lá già, lá sâu, lá úa rồi đem ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút rồi xả lại bằng nước sạch.
Rau cần cắt rễ, nhặt sạch phần lông, bỏ bớt lá, thái khúc 5 cm rồi rửa sạch.
Nấm rơm rửa sạch rồi đem bổ đôi ra.
Bắp chuối thái mỏng rồi đổ vào chậu ngâm với nước muối pha loãng kèm theo một chút dấm.
Củ riềng đem thái lát mỏng.
Sả bóc lớp vỏ bên ngoài đi, đập dập rồi đem cắt khúc ngắn để cho vào nồi lẩu cho đẹp.
Rau cải nhặt bỏ phần lá già bên ngoài đi rồi đem thái thành khúc ngắn và rửa sạch.
Rau nhúng lẩu
Sơ chế hải sản
Ngao: Rửa qua nước rồi đem ngâm vào nước muối pha loãng kèm theo vài lát ớt, hoặc cách khác bạn có thể ngâm vào nước vo gạo và để trong khoảng 1 tiếng thì vớt ra và xả lại bằng nước sạch. Ngâm lâu trong môi trường có nước muối hoặc nước vo gạo như vậy thì ngao mới nhả hết bùn đất bẩn ở bên trong ra, đảm bảo khi ăn mới hoàn toàn sạch sẽ.
Tôm: Cắt bỏ chân, đầu, bóc sạch lớp vỏ cứng bên ngoài, chỉ giữ lại phần thịt. Sau đó đem tôm rửa sạch rồi chẻ lưng rút bỏ phần chỉ đen đi cho bớt mùi tanh.
Mực: Sau khi mua về bạn đem rửa sạch rồi thái khoanh tròn hoặc thái miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa. Tùy vào sở thích của bạn mà bạn có thể chọn mua các loại mực khác nhau khi ăn lẩu như: Mực ống, mực trứng, mực lá, mực sim,…
Thịt bò: Rửa sạch với nước cho đi hết bụi bẩn bên ngoài rồi dùng dao sắc để thái lát thành từng miếng mỏng. Sau đó ướp thịt bò với một chút gừng và tỏi đã băm nhuyễn, cho thêm một chút hạt nêm, bột ngọt vào cho thịt ngấm gia vị đậm đà hơn. Lưu ý rằng, khi thái thịt bò để nhúng lẩu, bạn thái càng mỏng thì miếng thịt bò sẽ càng ngấm gia vị đầy đủ hơn và ngon hơn.
Cách nấu lẩu Thái chua chua cay
Để tiến hành cách nấu lẩu Thái chua cay, bạn thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Cho dầu ăn vào nồi, bật bếp đun nóng già dầu ăn. Rồi bắt đầu cho cà chua thái lát, riềng đập dập, hành tím băm vào đảo cho dậy mùi thơm rồi cho tiếp sả đập dập, mè rang, tương ớt, ngũ vị hương, dầu điều vào.
Bước 2: Đến bước này với các nguyên liệu tạo màu như cà chua, tương ớt, riềng, dầu điều sẽ làm nồi lẩu có màu khá sặc sỡ. Vừa cho nguyên liệu các bạn vừa để lửa ở mức vừa và đảo đều tay.
Bước 3: Sau khi đã cho hết các nguyên liệu vào và đun được khoảng 3- 4 phút, các bạn đổ nước dùng đã chuẩn bị trước từ nước xương hầm vào và tiếp tục đun đến khi sôi.
Bước 4: Khi nồi lẩu đã sôi các bạn bắt đầu cho muối, knorr, nước mắm sao cho vừa đủ không mặn cũng không nhạt. Cho tiếp rau mùi, lá chanh vào khoảng 30 giây để cho nồi nước lẩu càng được thơm hơn.
Bước 5: Tiếp theo bạn vớt phần cái ra ngoài như là gừng, sả, riềng… để chúng ta chỉ sử dụng phần nước thôi. Hoặc bạn có thể chắt phần nước sang 1 nồi khác để chúng ta thực hiện bước tiếp theo.
Bước 6: Đun sôi nồi nước lẩu trở lại rồi cho sữa tươi và vài lá chanh vào là bạn đã có nồi nước lẩu Thái vừa chua, vừa cay, lại vừa sực nức mùi thơm háp dẫn rồi đấy !
Bước 7: Nồi nước lẩu nấu xong, giờ bạn chỉ việc bày đồ ăn đặt lên bàn và thưởng thức. Bày rau, hải sản, bún, nước chấm, mỳ tôm hoặc mỳ chũ xếp xung quanh, ở giữa trung tâm đặt nồi lẩu. Khi ăn thì đổ thêm một ít sa tế và bắt đầu thả các đồ hải sản: Tôm, ngao, mực,… lần lượt từ từ vào nồi lẩu đang sôi cho chín dần dần. Rồi thả các lại rau sống vào nhúng kèm và thưởng thức. Không còn gì tuyệt vời hơn là vào những ngày trời se lạnh, gia đình bạn cùng quây quần, vui vẻ bên nhau và thưởng thức món lẩu thái chua cay đặc biệt hấp dẫn này.
Những điểm cần lưu ý khi làm món lẩu Thái
Khi thực hiện cách làm món lẩu Thái chua cay, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Lẩu thái thưởng thức ngon nhất là khi dùng nóng, khi nấu xong, bạn bày đồ ăn ra và thưởng thức ngay. Trong quá trình ăn, luôn nhớ để nồi lẩu ở trạng thái sôi đều và thêm nước vào nếu thấy cạn.
Các lại rau sống dùng để nhúng lẩu có thể thay thế linh hoạt tùy vào khẩu vị và sở thích của bạn.
Nếu không ăn được cay thì bạn có thể cho ít sa tế hoặc bỏ đi. Nếu thích ăn cay bạn có thể cho nhiều tùy ý.
Khi ninh xương để làm nước dùng, muốn cho nồi lẩu của bạn ngon từ thịt, ngọt từ xương, đậm đà tròn vị thì bạn cần chú ý thời gian hầm xương ít nhất là phải đảm bảo đủ 2 tiếng trở lên. Thời gian hầm càng lâu thì xương càng nhừ và nước xương càng ngọt bấy nhiêu.
Nước hầm xương trong và ngọt
Nếu bạn dùng thêm ngao cho món lẩu Thái thì lưu ý khi nấu nước dùng bạn cần nêm gia vị nhạt hơn bình thường để đến lúc khi cho ngao cùng các loại hải sản khác vào ăn kèm sẽ vừa ăn.
Mặc dù cách làm lẩu Thái chua cay có nhiều nguyên liệu nhưng không hề phức tạp đến mức khó làm và chúng ta cũng không tốn quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị đồ nhúng lại rất phong phú, tùy thuộc vào sở thích ăn uống của mỗi người mà có thể lựa chọn những loại đồ nhúng khác nhau cho nồi lẩu.