Tác dụng của bắp đối với sức khỏe con người
Cứ ngỡ rằng trái bắp quen tuộc trong cuộc sống hằng ngày lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người đến thế. Vậy công dụng của trái bắp mà nhiều người chưa biết đó là gì?
Tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa
Một trong những công dụng của trái bắp đó chính là giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Với lý do là bắp rất giàu chất xơ không hòa tan. Chất xơ này cũng hỗ trợ cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA). SCFA có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Tăng sức đề kháng cho người tiểu đường
Theo nhiều nghiên cứu, nếu thường xuyên ăn bắp sẽ giảm được nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Trong một cuộc thử nghiệm ở 40.000 người cho thấy, những phụ nữ thường xuyên ăn ngô giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn 30% so với những người không ăn hoặc ăn ít.
Chỉ số đường huyết của bắp thấp giúp giảm lượng đường huyết trong máu. Chất xơ cũng giúp làm chậm quá tình chuyển hóa thức ăn thành đường, từ đó giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu.
Phòng ngừa ung thư
Trong trái bắp có chứa rất nhiều chất beta-crytoxanthin, một loại carotenid có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.
Ngoài ra, những người ăn thực phẩm nguyên hạt như bắp sẽ giảm được nguy cơ ung thư vú đáng kể. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng chất xơ cao cũng như chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
Thực phẩm tốt cho tim
Bắp là thực phẩm cũng có chứa nhiều cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất xơ hòa tan liên kết với cholesterol trong mật, được bài tiết từ gan, sau đó lan truyền đi khắp nơi trong cơ thể để hấp thụ tiếp cholesterol có hại.
Ngoài ra, lượng vitamin B trong bắp cũng giúp làm giảm homocysteine (nếu homocysteine tăng cao có thể phá hủy các mao mạch, từ đó dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ). Vì vậy, bắp được đánh giá là thực phẩm tốt cho tim mạch.
Thực phẩm bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai
Ngô rất giàu folate – là chất giúp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai và thai nhi khuyết tật. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên tăng cường bổ sung folate có trong trái bắp.
Nếu phụ nữ mang thai thường xuyên ăn bắp thì không cần bổ sung các viên folate, nó sẽ giúp thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Làm sáng mắt
Bắp có chứa flanonoid, có tác dụng nhất định đối với điểm vàng võng mạc. Do đó, tác dụng của trái bắp có thể bảo vệ mắt, phòng tránh thoái hóa điểm vàng, làm sáng mắt, tăng cường thị lực.
Ngoài ra, selen có thể điều tiết tuyến giáp, ngăn chặn sự xuất hiện của đục thủy tinh thể.
Do vitamin E trong mầm bắp có thể thúc đẩy sự phân chia tế bào, ngăn ngừa nếp nhăn trên da nên bắp còn có công dụng làm đẹp.
Ngoài ra, thể tích hạt ngô sau khi nổ thành bỏng ngô thường rất lớn, sau khi ăn có thể loại bỏ cảm giác đói. Điều này rất có lợi cho người muốn giảm cân.
Nguyên liệu
– 300g gạo nếp
– 150g ngô ngọt
– 200g dừa nạo
– 1 thìa cà phê muối
Bắp ngô ngọt bạn tách hạt ra rửa sạch rồi để riêng. Dừa nạo bạn lấy 2/3 dừa nạo vào nước nóng rồi vắt lấy nước cốt dừa, 1/3 còn lại để riêng.
Sau khi xôi chín, bạn cho xôi ra đĩa và thưởng thức thôi. Xôi vừa dẻo vừa thơm, đậm vị ngọt của ngô, rất vừa miệng, ngon lắm đấy. Bạn có thể cho một ít hành phi và muối vừng lên nữa để tăng thêm vị ngon nếu thích.
Dùng nồi cơm điện nào để làm xôi bắp?
Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được tỏi đen, có thể kể ra đây khá nhiều loại:
Nồi cơm điện cơ
Nồi cơm điện nắp liền
Nồi cơm điện nắp rời
Nồi cơm điện tử
Nồi cơm điện cao tần
Nồi cơm điện áp suất
Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:
1. Vỏ ngoài nồi
Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội. Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu! Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa! Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:
Nắp của nó: Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?
2. Phần lòng nồi
Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:
Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford,
3. Bộ phận tạo nhiệt
Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.
Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:
Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy
Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D
Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D
Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.
Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món xôi bắp
Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.
Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.
Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.
Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.
Cần lưu ý:
– Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .
– Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.
– Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.