Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Xôi Lá Cẩm Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Xôi Lá Cẩm Khoai Môn Thơn Ngon

Cách nấu xôi lá cẩm khoai môn thơn ngon

Cách nấu xôi lá cẩm khoai môn thơn ngon

Nguyên liệu

300g gạo nếp

150g khoai môn

70g đường

50ml nước cốt dừa

5g bột lá cẩm tím

Dừa nạo, lạc rang, muối vừng,…

Cách nấu xôi khoai môn lá cẩm

Bột lá cẩm tím hòa cùng nước sôi hoặc nước nóng già, khuấy đều chờ 30 phút rồi đem lọc qua rây. Nước cốt dừa khuấy đều với đường cho tan.

Gạo nếp vo sạch rồi ngâm với nước ấm từ 4 – 6 giờ.

Chuẩn bị khoai môn

Khoai môn nạo vỏ, rửa sạch thái miếng vuông vừa ăn. Đem khoai môn đã thái đem luộc cùng 1 chút xíu muối, luộc sơ khoai đến khi khoai mới chín 1 chút bên ngoài thì đem tắt bếp, vớt khoai ra để ráo (ước chừng luộc khoảng 10 phút).

Gạo nếp ngâm đạt đem vớt ra tráng lại vài lần cho sạch hết nước ngâm gạo. Đem xóc đều gạo cùng với phần khoai luộc sơ.

Nấu xôi lá cảm khoai môn

Cho gạo và khoai môn vào nồi cơm điện cùng chút xíu muối tiếp đến đổ xăm xắp mặt gạo nước bột lá cẩm tím. Nấu đến khi xôi chín thì thêm nước cốt dừa vào  đảo đều rồi đem nấu xôi lại thêm lần nữa

Dừa nạo trộn cùng với đường, cho thêm chút xíu nước rồi cho lên bếp sên, sên đến khi cạn nước, dừa chuyển hơi trong là được.

Xôi chín xới xôi ra đĩa rắc thêm vừng rang, dừa nạo đã sên lên trên xôi là thưởng thức

Lưu ý

Nếu bạn không nấu xôi bằng nồi cơm điện  mà đồ xôi thì nên luộc chín khoai môn rồi mới đem đồ xôi.

Ngoài cách nấu trực tiếp gạo đã ngâm với nước lá cẩm tím thì bạn cũng có thể đem ngâm gạo với nước bột lá cẩm tím trước để cho gạo ngấm màu, khi nấu chỉ cần thêm chút nước lọc đem nấu là được.

Khi chọn khoai môn nên chọn củ có kích cỡ vừa, có lớp ruột bên trong màu trắng đục, xuất hiện vân tím thì đó là những củ khoai môn thơm ngon và nhiều bột

Vậy là đã hoàn thành xong món xôi lá cẩm tím khoai môn rồi, món xôi này nên dùng nóng mới ngon, chúc  các bạn thực hiện thành công và ngon miệng!

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỢ QUÊ VIỆT NAM

11 Ngõ 60 Nhân Hòa – Q.Thanh Xuân – Tp.Hà Nội

Ms.Lan: 0963.274.216

Ms.Thúy: 0915.434.189

243/32/7 Hoàng Diệu P.4 Quận 4 – Tp.HCM

385/5 Lê Văn Sỹ P.2 Quận Tân Bình TP.HCM

Ms.Phương: 0915.731.468

Ms.Hằng: 0984.845.724

, , , , ,

Cách Sử Dụng Bột Lá Cẩm Tím Nấu Xôi Tím

Cách sử dụng bột lá cẩm tím nấu xôi tím

Bột lá cẩm tím cẩm đỏ

Giá khuyến Mãi:60.000₫ Giá cũ: 70.000đ

Giao hàng tại nhà Giao trên toàn quốc

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

0984.845.724

Cách sử dụng bột lá cẩm tím nấu xôi tím

Cách sử dụng bột lá cẩm

Xôi lá cẩm tím đã có từ lâu, là một trong những món đặc trưng của vùng cao Tây Bắc. Xôi không chỉ là món ăn thường được sử dụng trong những ngày lễ đặc biệt mà còn là thức quà đãi khách ở nơi đây đối với thực khách phương xa đến thăm.

Xôi tím lá cẩm được lấy màu từ lá cẩm tươi, trước kia ông cha ta lấy màu tím từ lá cẩm bằng cách đem luộc, luộc 2 lần ở lửa nhỏ để cho màu tím tươi và đẹp mắt.

Hiện nay thì món xôi cẩm rất phổ biến, được các chị em nội trợ biết đến nhiều không chỉ màu sắc bắt mắt thơm ngon, hấp dẫn mà còn rất an toàn vì sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên lá cẩm tím.

Giờ đây, mọi người chuyển hướng sang sử dụng bột lá cẩm tím nhiều hơn cho lá cẩm tím tươi để tạo màu cho xôi vì những hiệu quả thực tế mà bột lá cẩm tím nấu xôi đem lại như: tiết kiệm thời gian sơ chế, dọn dẹp sau nấu nướng, bảo quản dể dàng,…

Cách sử dụng bột lá cẩm tím lấy màu cơ bản:

– Bột lá cẩm tím có màu xanh của lá cẩm nhưng khi hòa nước nóng bột sẽ chuyển từ màu xanh sang màu tím, nên khi khách hàng mua sản phẩm bột lá cẩm tím nên chú ý đặc điểm này.

– Đun sôi nước, cho bột lá cẩm tím vào nồi khuấy đều trong 30 giây hoặc hòa bột lá cẩm cùng với nước sôi nóng già. 

– Khuấy đều bột để nghỉ 20-30 phút.

– Đợi cho màu chuyển sang màu tím, sau đó lọc qua rây bỏ phần cặn, chỉ lấy nguyên phần nước màu tím đem đi chế biến.

Với 3 bước cơ bản trên, bạn đã có thể lấy được màu tím từ bột lá cẩm khá nhanh chóng, thời gian chờ đợi bạn có thể dùng để sơ chế các nguyên liệu khác để nấu xôi tím bột lá cẩm.

Cách sử dụng bột lá cẩm

Cách nấu xôi tím từ bột lá cẩm tím

Nấu xôi bột lá cẩm tím

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị 

– 500g gạo nếp cái hoa vàng

– 8g bột lá cẩm tím

– 310ml nước sôi nóng già

2. Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Vo đãi gạo sạch sẽ

Bước 2: Ngâm gạo với nước lạnh 4-5 tiếng cho gạo mềm, cho gạo đã ngâm đủ nước ra rá để ráo.

Bước 3: Bột lá cẩm tím hòa với nước nóng già, khuấy đều, lọc quay rây lấy phần nước cốt. Thực hiện lấy màu tím lá cẩm tím như các bước ở trên.

Bước 4: Cho gạo đã ngâm vào nước cốt bột lá cẩm tím.

 Bước 5: Ngâm gạo trong nước cẩm khoảng 45 phút – 1 tiếng.

Bước 6: Cho gạo đã ngâm với nước bột lá cẩm tím vào xửng, cho nước vào nồi đun sôi rồi đặt xửng trên nồi nước sôi để hấp chín.

Bước 7: Trộn lượng đường cùng nước cốt dừa đều nhau, hấp xôi gần chín thì chan hỗn hợp nước cốt dừa vào xôi rồi trộn đều tay, đậy kín nắp hấp tiếp khoảng 2-3 là chín. 

Bước 8: Đậy nắp vung lại, hấp đến khi nào dùng tay thử xôi mà xôi không còn nhân cứng, mềm dẻo là chín. 

3. Một số lưu ý trong quá trình nấu xôi

-  Nên lưu ý không được pha bột lá cẩm tím với nước lạnh vì sẽ không lên được màu mà phải pha với nước nóng già. 

– Trong quá trình ngâm gạo nên để ý màu sắc của gạo thường xuyên, nếu như thấy màu vừa ý thì vớt gạo ra xả nhanh qua nước lạnh, cho sạch bột màu còn bám lại. 

– Nếu bạn không muốn dùng xôi ngọt thì không cần cho đường, thi thoảng mở nắp xửng hấp hơi nghiêng để nước đọng không nhỏ giọt xuống làm ướt xôi là được. Muốn tạo độ bóng cho xôi thì dùng dầu ăn trộn đều khi xôi gần chín.

– Ngoài cách hấp xôi thì bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu, khi dùng nồi cơm điện nấu bạn có thể rút ngắn thời gian ngâm gạo và dùng nước bột lá cẩm tím để nấu xôi để cho xôi có màu tím đẹp mắt.

– Xôi chín, xới xôi ra đĩa. Khi ăn có thể ăn kèm với muối vừng hoặc các món ăn mặn như ruốc, chả giò,…

Mua bột lá cẩm tím ở đâu để nấu xôi

Nếu bạn đang quan tâm đến món xôi lá cẩm tím có thể liên hệ ngay đến Chợ Quê để mua bột lá cẩm tím nguyên chất, không sử dụng hóa chất, phẩm màu. 

Mua bột lá cẩm tím liên hệ:

+ Tại khu vực Hà Nội. Liên hệ: 0963. 274. 216+ Tại khu vực TPHCM. Liên hệ: 0915.434.189

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỢ QUÊ VIỆT NAM

11 Ngõ 60 Nhân Hòa – Q.Thanh Xuân – Tp.Hà Nội

Ms.Lan: 0963.274.216

Ms.Thúy: 0915.434.189

243/32/7 Hoàng Diệu P.4 Quận 4 – Tp.HCM

385/5 Lê Văn Sỹ P.2 Quận Tân Bình TP.HCM

Ms.Phương: 0915.731.468

Ms.Hằng: 0984.845.724

, , , , ,

Cách Nấu Xôi Lá Cẩm Bằng Nồi Cơm Điện Ngon Dẻo

Nguyên liệu để nấu xôi lá cẩm

Gạo nếp ngon: 500g

Lá cẩm: 30g (khoảng 1 nắm vừa)

Đậu xanh đã đãi vỏ: 100g

Lá dứa: 6 lá

Đường trắng: 50g

Nước cốt dừa: 1 lon

Dừa nạo

Dụng cụ nấu: Nồi cơm điện, chén bát, đũa, vá,…

Cách nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện đơn giản

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Gạo nếp và đậu xanh bạn vo và đãi sạch với vài lần nước cho sạch bụi bẩn. Lá dứa rửa sạch, cắt khúc vừa đúng bằng đáy nồi cơm điện để lát nữa đồ xôi thì lót dưới đáy nồi. Lá cẩm rửa sạch để ráo nước.

Bước 2: Luộc lấy nước lá cẩm

Bạn đun sôi chừng 300ml nước lọc trong nồi. khi nước sôi thì cho lá cẩm vào đun với lửa nhỏ trong vòng 10 – 15 phút rồi lọc qua rây để thu được nước lá cẩm màu đỏ lần 1.

Chỗ bã lá cẩm còn lại, bạn tiếp tục đun với 100ml nước nữa trong vòng 5 phút rồi đem lọc qua rây để lấy nước lá cẩm lần 2. Lần này, bạn sẽ thu được màu nước lá cẩm màu tím.

Bước 3: Ngâm gạo với lá cẩm

Bạn cho gạo ngâm với nước lá cẩm trong vòng 20 cho ngấm vào gạo trước khi cho vào nồi cơm điện nấu.

Bước 4: Nấu xôi

Khi xôi bắt đầu nhảy qua chế độ ủ nóng, bạn mở nồi và chế từ từ nước cốt dừa vào và bật nồi cơm xuống chế độ nấu một lần nữa.

Bước 5: Nấu đậu xanh

Bạn cho đậu xanh đã ngâm và rửa sạch vào trong nồi. Thêm nước sao cho vừa đủ để nấu chín đậu xanh. Sau khi sôi thì bạn hạ lửa nhỏ liu riu để nước cạn và đậu chín mềm.

Sau khi đậu chín thì bạn cho đậu xanh ra ngoài bát. Cho vào đậu 2 thìa đường và dùng muôi tán nhuyễn đường và đậu xanh với nhau.

Bước 6: Trình bày và thưởng thức món xôi lá cẩm đậu xanh thơm ngon

Khi xôi chín, bạn lấy hết lá dứa ra ngoài và múc xôi ra đĩa. Múc đậu xanh để lên trên bề mặt và rắc chút dừa nạo lên trên là bạn đã có thể thưởng thức món xôi lá cẩm thơm ngon từ nồi cơm điện rồi.

Yêu cầu thành phẩm đạt chuẩn

Cách nấu xôi lá cẩm bằng nước cốt dừa chuẩn thì xôi cần có màu tím đẹp mắt, không bị nát cũng không bị cháy, các hạt tơi mà vẫn dẻo vừa phải

Khi thưởng thức, món xôi sẽ có vị thơm ngậy của nước cốt dừa quyện với vị bùi bùi của đậu xanh

Mẹo nấu món xôi lá cẩm thơm ngon hấp dẫn hơn

– Món xôi lá cẩm nấu bằng nồi cơm điện muốn dẻo và ngon thì ngay từ khâu chọn gạo bạn cần chọn loại gạo nếp ngon. Hạt gạo tròn, mẩy, căng bóng, đều và không bị gãy.

– Để món xôi nhìn bắt mắt hơn, bạn có thể sử dụng những chiếc khuôn hình thù đẹp mắt để tạo hình cho xôi, chắc hẳn trẻ em sẽ rất thích đấy

– Khi trộn xôi với nước cốt dừa, bạn cần đảo đều tay để xôi ngấm đều và tránh bị bết gây nhão xôi

Mách bạn kinh nghiệm bán xôi sáng đắt khách chỉ với mang lại thu nhập khủng

Bonus: Cách nấu xôi lá cẩm khoai môn bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách nấu xôi lá cẩm khoai môn thơm ngon nhất

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp bạn rửa sạch với nước rồi để ráo. Lá cẩm rửa sạch để ráo.

Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt miếng vuông và đem hấp chín. Lá dứa rửa sạch

Bước 2: Luộc lá cẩm lấy nước

Bạn cho lên bếp 300ml nước và đun sôi. Sau khi nước sôi thì cho lá cẩm vào đun từ 10 – 15 phút rồi dùng rây lọc. Phần bã còn lại bạn tiếp tục đun sôi với 100ml nước nữa rồi chắt lấy nước lần 2.

Bước 3: Ngâm gạo cùng lá cẩm

Bạn cho chung lá cẩm và gạo vào 1 cái bát to và ngâm chừng 20 – 30 phút cho gạo ngấm đều.

Bước 4: Nấu xôi

Bạn xếp lá dứa đều vào đáy nồi cơm điện và cho gạo và nước lá cẩm vào nồi. Sau khi nấu gần chín xôi thì cho khoai môn vào và hấp thêm khoảng 10 phút nữa. Tiếp theo cho nước cốt dừa và đường vào trộn đều tay và hấp thêm 7 phút nữa là xong.

Bước 5: Hoàn thiện món xôi lá cẩm khoai môn

Bạn xới xôi rồi bày ra đĩa, rắc thêm chút đậu phộng, mè rang và dừa nạo lên trên là bạn đã có thể thưởng thức được món xôi lá cẩm khoai môn rồi

Cách Nấu Xôi Tím Bột Lá Cẩm Thơm Ngon Khó Cưỡng

Bước 2: Bột lá cẩm tím hòa với nước sôi hoặc nước nóng 60-70 độ C (không hòa bột lá cẩm tím với nước lạnh, vì khi pha với nước lạnh sẽ không lên được màu). Đổ gạo vào nước bột lá cẩm tím, ngâm trong vòng 15-30 phút. Trong quá trình ngâm, để ý màu sắc của gạo, khi thấy màu vừa ý, vớt gạo ra xả nhanh qua nước lạnh để làm sạch bột còn bám.

Gạo nếp ngâm trong nước bột lá cẩm tím

Bước 3: Sau khi gạo đã được xả sạch với nước, để ráo rồi trộn với 1/2 muỗng cà phê muối.

Bước 4: Ngâm đỗ xanh từ 2 -3 tiếng đến khi bung vỏ bung vỏ thì đãi bỏ vỏ. Cho đỗ vào nồi cùng 1/5 muỗng cà phê muối, đổ nước ngập đậu một chút, ninh cho nhừ rồi dùng muỗng nghiền nát.Thấy đỗ hơi đặc thì cho vào 1 thìa đường, khuấy đều và lấy đỗ ra bát. Đỗ đạt yêu cầu là đỗ nhừ và vừa đặc, không bị khô hay nhão.

Bước 5: Vừng (mè) rang thơm, giã bớt vỏ, trộn với một ít muối rang và đường cát trắng.

Bước 6: Đổ nước vào 1/2 nồi đáy, đặt ngăn hấp vào, đặt nồi hấp lên bếp và đóng vung lại, bật bếp đun. Khi nước trong nồi sôi mạnh thì đổ gạo nếp vào ngăn hấp. Đun tiếp khoảng 15 phút, đến khi gạo đã nóng, có độ dính thì mở vung, dùng đũa tạo 3-4 lỗ ở phần gạo để hơi nóng được đều.

Bước 7: Trong lúc đợi xôi chín, nạo cơm dừa. Nên chọn mua loại dừa uống nước quả già, cơm dừa mềm béo, không khô như loại dùng làm nước cốt dừa.

Bước 8: Hấp xôi thêm 30 phút, mở vung, đảo đều và rưới nước cốt dừa vào. Rưới tới đâu đảo đều tới đó để xôi không bị bết, đậy vung hấp tiếp 5 phút. Sau đó cho thêm đường vào với lượng vừa phải, tùy với khẩu vị của từng gia đình.

Gạo nếp đã được hấp chín trong nồi hấp

Bước 9: Lấy xôi ra đĩa, đặt đỗ xanh, dừa nạo và vừng (mè) rang lên trên để ăn cùng.