Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Xôi Khoai Mì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Làm Xôi Khoai Mì Nấu Mặn

Mỗi khi thời tiết se lạnh hay vào những ngày mưa gió để thỏa cơm thèm món xôi khoai mì nấu mặn mình lại vào bếp để chuẩn bị sẵn. Tự làm xôi khoai mì nấu mặn vừa ngon, vừa sạch mà cũng rất khó tìm kiếm món xôi này ở ngoài hàng.

1 chuẩn bị sẵn nguyên liệu. Khoai mì bóc vỏ, rửa thật sạch, cắt dọc để bỏ phần sơ, rồi cắt thành những miếng nhỏ bằng đốt ngón tay cái để khi nấu sắn nhanh mềm. 2 Ngâm sắn trong nước vo gạo có thả ¼ (một phần tư) muỗng cà phê muối từ 4-6 tiếng để loại bỏ bớt nhựa độc của khoai mì. Ngâm gạo nếp với nước sạch từ 4-6 tiếng đề gạo đồ được ngon. 3 Thịt mỡ bỏ da cắt nhỏ. Lạp xưởng cắt nhỏ bằng đốt ngón tay. Hành tím bóc vỏ cắt lát. Hành cắt nhỏ để sẵn. Nguyên liệu gồm có:chuẩn bị sẵn

1 Sau thời gian ngâm gạo nếp và khoai. Xả lại bằng nước sạch để ráo. Sau đó trộn gạo nếp với khoai mì thêm 1 muỗng cà phê muối vào xóc đều. Xôi khoai mì được nấu chín khi gạo và khoai mì chín mềm. 2 Cho thịt mỡ vào chảo, chiên cho đến khi thành tóp mỡ thì vớt phần tóp ra, phần mỡ chảy dùng để phi hành tím. Sau đó vớt ra để hành phi riêng. 3 Dùng lại chảo phi hành tím. Cho lạp xưởng vào đảo chín rồi để riêng. Phần mỡ còn lại đang sôi cho hành lá cắt nhỏ và 1 muỗng cà phê nước mắm ngon, rồi trút phần tóp mỡ đảo nhanh và tắt lửa luôn. 4 Giờ món xôi và các nguyên liệu đã xong để lên chén. Múc xôi ra chén, rưới mỡ hành lên bề mặt xôi, cho lạp xưởng và hành phi lên trên là đã có món xôi khoai mì thơm ngon, hấp dẫn. Cách Thực hiện:

Nếu muốn ngon hơn chuẩn bị sẵn thêm 1 muỗng canh nước cốt dừa rưới lên bề mặt xôi và trộn thật đều để xôi thêm vị cốt dừa thơm ngon.

Tổng hợp & BT: Lan Chi (NauNgon.com)

Cách Nấu Chè Khoai Mì

Khoai mì vốn xưa giờ được xem là món chống đối và trở thành người bạn gắn bó với bà con nông dân từ cái thời gian khó ngày xưa, để rồi bây giờ nó đi vào nếp sống nhà quê một phần bởi sự thân quen khó bỏ, và hơn hết nhờ vào vị ngon của những món ăn từ củ khoai mì nhà nghèo này: tô canh khoai mì, nêm lá gừng ăn vừa thơm vừa bùi dữ lắm; rồi còn khoai mì hấp nước cốt dừa; hay bánh tằm mì; bánh phồng khoai mì; bánh khoai mì nướng; rồi khoai mì còn được đem đi nấu thành món chè khoai mì ngũ sắc nữa chứ. Ôi thôi là đủ thứ món, mà món nào cũng ngon và khiến người ta phải lưu luyến.

Chuẩn bị cho nồi chè khoai

Khoai mì đào lên thì phải khéo léo lột vỏ ngoài đi, để lộ ra cái màu khoai trắng tươi, nhưng nhớ chú ý khoai phải được ngâm nước một đêm, rồi rửa sạch, thì mới đem nấu chè được.

Chè khoai mì để nấu thì kể ra thì cũng tốn công dữ lắm chứ hổng chơi đâu. Trước khi bắt tay vô nấu chúng ta phải đi kiếm màu sắc cho món ăn quê hương nữa chứ:

Đó là trái gấc nở gai, dậy màu cam sáng rỡ;

Là bụi lá dứa mọc tươi tốt ở góc sân, đem đâm ra, vắt lấy nước màu xanh mát mắt;

Hay mớ lá cẩm hái lẹ ở ngoài vườn, đem nấu trên bếp một hồi, sẽ động lại cái màu tím thương thương nhớ nhớ;

Rồi cái màu trắng nguyên sơ của khoai mì

Và màu vàng cam của đường cát hay đường thốt nốt thắng sôi

Chè khoai vo viên

Xong xuôi thì ra vườn kiếm trái dừa khô, đem nạo rồi vắt nước cốt dừa để riêng, vắt nước dão để riêng. Củ khoai đem rửa sạch lại phải hì hụi ngồi mài ra cho nhuyễn, hoặc mài thành sợi nhỏ nhỏ. Sau đó lại vắt phần khoai này cho thiệt hết nước, thêm một chút bột năng vừa đủ, đem nhồi cho đều, cho kĩ. Lấy xác khoai đã ráo, đem chia phần, trộn chung nước màu đã nấu sẵn, thì sẽ tới phần mà tụi con gái thích nhất đây, đó là vo từng viên khoai mì cho tròn, cho đẹp, rồi xếp vô mâm.

Cách nấu chè khoai mì dẻo thơm

Kế đó mới đem vô xửng mà hấp chính, cho viên khoai định dạng thì lại đem ra, lúc này từng viên khoai chính đều trông bóng lên và dậy màu sắc rất là rực rỡ và bắt mắt luôn đó.

Khoai hấp gần xong thì ở bếp bên kia, mẹ đã bắt nồi dão cốt dừa lên rồi, quấn thêm nắm lá dứa cho thơm, thêm chút đường cho ngọt lịm nữa, đợi sôi, mới nhẹ nhàng thả từng viên khoai mì đã hấp chính vô nấu chung, khi nồi nước sôi lên, từng viên khoai mì nổi bồng bềnh trong nồi nước, thì mới cho nước cốt dừa vô sau cùng, sôi lại là tắt bếp.

Nấu chè khoai mì dẻo thơm

Múc chè ra chén, và rắt thêm nhúm mè rang vàng nữa là hoàn thành món chè vừa ngon, lại vừa đẹp rồi.

Chè khoai mì ngũ sắc

Chè khoai mì ngũ sắc đúng với cái tên của nó, khi dọn ra chén nhỏ những viên chè có đủ 5 màu tươi mát cùng sát cánh bên nhau rạng rỡ khoe mình. Thêm vô đó là màu nước chè nấu bằng nước cốt dừa trắng tươi, điểm mấy hạt mè rang và hơn hết là một mùi thơm đặc biệt, đó là mùi thơm từ củ khoai mì của đồng ruộng quê hương, lại thêm mùi nước cốt dừa béo béo nữa.

Chè khoai mì ngũ sắc

Chè nấu xong là mẹ sẽ múc ra chén, dọn lên mâm, cúng ông bà về hưởng chút vị ngọt quê hương và chứng cho lòng thành kính của con cháu. Xong xuôi thì mới dọn ra để mọi người cùng thưởng thức.

Chè khoai mì dẻo thơm

Chè vừa thơm, vừa ngọt, vừa béo, lại dẻo dẻo, dai dai, cắn viên nào là thấy ngon lành viên đó liền. Ngoài ra nó còn mang một hương vị ngon khác nữa, đó là cái hương vị của sự gắn kết, chia sẽ trong gia đình. Tía thì lụi hụi đi nhổ khoai, đi thọc dừa khô, má thì lui cui nào dừa và khoai mì, nấu nướng, còn tụi nhỏ thì đi hái lá cẩm, rồi vo viên chè cho đều, đẹp. Vậy đó, nồi chè nhỏ nhỏ, nhưng cả nhà cùng góp công, nên cũng đỡ phần cực nhọc. Mà hình như cũng nhờ vậy khi ăn chè cảm thấy ngon hơn rất nhiều so với đi mua ngoài hàng, ngoài chợ.

Chè củ sắn (chè khoai mì)

Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy người nông dân mình sao mà nhiều tài hoa quá đi hà, từ mấy thứ trái, thứ củ quanh nhà vậy chứ mà làm nên biết bao nhiêu món chè ngon ngọt. Giống như cái củ khoai mì bình dân hết mức vậy đó nha, mà làm nên món chè khoai mì ngũ sắc với màu sắc thật là đẹp đẽ, cái hương vị ngon ngọt, rồi vừa béo, vừa dẻo nữa.

Các Món Làm Từ Khoai Mì

Người Việt Nam nói chung, hay người Nam Bộ nói riêng từ lâu chúng ta rất tự hào về sự giàu có những sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, khó có thể thống kê được đầy đủ là có bao nhiêu món lạ trong nhân gian đã được nâng cao lên hàng đặt sản. Nhưng có thể nói chắc một điều là người Nam Bộ, người nào cũng thích những món xưa như là Trái đất, bởi lẽ có giàu sang cách mấy hay là hướng theo nếp sống văn minh cách mấy, hiện đại cách mấy đi chăng nữa, thì họ vẫn thèm những món ăn quê mình. Đó là sự hấp dẫn vô cùng mãnh liệt của các món ăn dân dã có từ thời khẩn hoang mà vẫn hiện đại khó tin.

Khoai m​ì trong đời sống người dân những năm khốn khó

Từ những năm khốn khó cùng với khoai lang, khoai mì trở thành phụ liệu cho món cơm độn, làm no lòng cho cả một thế hệ. Để rồi khi đời sống con người ngày càng khấm khá hơn, bên cạnh sự xuất hiện của bao cao lương, mỹ vị, củ khoai mì dân dã vẫn chiếm được tình cảm của bao người.

Khoai m​ì trong đời sống người dân những năm khốn khó

Gì chứ khoai mì thì dễ trồng dữ lắm, cứ chặt thân cây đem chôn xuống đất là chẳng mấy hồi thành cây, rồi ra củ ngon lành.

Khoai mì trong đời sống ngày nay

“Khoai mì” theo cách gọi của người miền Nam hay là “sắn” theo cách gọi của người miền Trung, miền Bắc. Và từ nguyên liệu của loại củ này, mỗi vùng miền đều chế biến những món ăn riêng biệt và đặc trưng.

Như miền tây đã sáng tạo ra món ăn dân dã, đậm chất miền tây, nhưng lại không kém phần hấp dẫn, ngoài công dụng làm mứt, món chè chuối chưng, khoai mì còn dùng như một món đệm nấu các món ăn mặn như món ca ri nam bộ và khoai mì còn được chế biến thành các món bánh đặc biệt thơm ngon, hấp dẫn.

Từ khoai mì, một thực phẩm giàu chất xơ, các bà nội trợ đã khéo léo, chế biến những món ngon hấp dẫn, đậm đà hương vị truyền thống, mang dư vị ngọt ngào đặc trưng và trở nên hết sức là quen thuộc với người dân Việt chúng ta.

Từ khoai mì các bà nội trợ có thể chế biến ra rất nhiều món ăn quen thuộc có thể kể đến như: Khoai mì luộc lá dứa, Khoai mì hấp nước cốt dừa, Bánh khoai mì nướng, Bánh tằm khoai mì, Chè khoai mì ngũ sắc, Canh khoai mì.

Khoai mì trong đời sống ngày nay

Tất cả đều là món ngon khoái khẩu mà chúng ta có thể chế biến đơn giản từ khoai mì, mà cả người lớn lẫn con nít ai cũng thèm cả.

Các món ăn chế biến từ khoai mì

Thật là dân dã, nhưng hầu hết các món làm từ khoai mì đều có công thức chế biến hết sức công phu và một chút bí quyết nữa thì món ngon từ khoai mì mới thật sự tròn vị.

Để sẵn sàng chế biến các món ngon từ khoai mì, thì đầu tiên người ta phải gọt sạch vỏ và ngâm khoai mì thật lâu, để khử đi chất nhẫn vốn có của củ khoai mì. Sau đó rửa sạch lại bằng nước để ráo, sẵn sàng cho việc chế biến những món ngon.

1. Món khoai mì luộc

Món khoai mì luộc

Món đơn giản nhất là phải nói đến món khoai mì luộc, khi cái bụng như đói đói, là lúc xế chiều hay nửa đêm, mà có một đĩa khoai mì trắng muốt, thơm phưng phức, bốc khói nóng hổi thử hỏi ai bỏ qua cho đành. Chỉ nói đến món khoai mì luộc thôi thì người phụ nữ cũng có rất nhiều cách luộc, cách nào cũng thơm ngon, hương vị cũng thay đổi khi nguyên liệu kết hợp như: khoai mì luộc với nước mía, khoai mì luộc với nước cốt dừa, khoai mì luộc với sữa tươi, … món nào cũng làm tăng thêm hương vị, nhưng đặc biệt là không làm mất mùi hương đặc trưng của củ khoai mì.

Dĩa khoai mì luộc được dọn lên thường rắc thêm một chút mè rang, thì chỉ một loáng thôi thì ai chậm chân thì hết.

2. Món khoai mì quết

Khoai mì quết

Một món ăn ngon khó quên từ khoai mì nữa thì đó chính là món khoai mì quết, món khoai mì quết có hai cách ăn được làm khá công phu. Một là khoai mì quết ăn cùng với muối mè và đường, hai là ăn cùng với các loại rau và nước chấm.

Cách làm món khoai mì quết cũng khá cầu kỳ, đầu tiên luộc chín khoai mì, rút bỏ cọng tim, rồi trộn chung với dừa nạo, muối mè, đường rồi đem quết. Muốn có dĩa khoai mì quết ngon phải dùng lẫn lộn hai thứ là khoai mì chà và khoai mì bột và phải quết thật nhuyễn mới ra nét của nó. Khi tất cả các nguyên liệu được trộn lẫn vào nhau và phần khoai mì quết nhuyễn như bột mịn, người phụ nữ khéo léo vo thành từng viên cỡ trái quýt, ấn nhẹ hai đầu cho viên khoai mì quết dẹp lại, rồi xếp thứ tự lên xửng đã được lót lá chuối tươi. Tuy giản đơn nhưng chứa đựng bao tình thương của người nội trợ chăm chút người thân của mình

3. Bánh khoai mì nướng

Bánh khoai mì nướng

Đã nhắc đến khoai mì, thì bạn không thể nào bỏ qua được món bánh khoai mì nướng. Những chiều mưa lất phất cầm trên tay miếng bánh khoai mì nướng nóng hổi vừa nướng xong, mà vừa thổi vừa ăn. Hay những buổi chiều tan trường, đám học sinh lúm xúm bên xe khoai mì nướng.

Mùi chiếc bánh thơm đến độ khó ai mà có thể cưỡng lại được. Bánh khoai mì nướng thường thì có hai loại chính, là nướng thành ổ và nướng trên than, loại nào ăn cũng thơm, cũng ngon, mà chẳng bao giờ thấy chán.

4. Bánh tằm khoai mì

5. Bánh cay khoai mì

Bánh cay khoai mì

Thuở học trò ngày 2 buổi đến trường, chắc chắn rằng đã có nhiều người nếm qua hương vị của món bánh cay. Bánh được làm từ khoai mì, bào nhuyễn, nêm nếm, thêm hành, thêm ớt và chiên lên giòn rụm cay cay.

Cách làm bánh cay khoai mì đơn giản ấy vậy, mà làm nên hẳn một món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ của cả một thế hệ.

6. Chè khoai mì

Chè củ sắn (chè khoai mì)

Chè khoai mì, nhìn sơ chén chè khoai mì thì có hình dáng như món chè trôi nước, bởi những viên chè tròn tròn được nấu cùng nước cốt dừa và được rắc mè rang lên trên. Để có được chén chè khoai mì thơm ngon là cả một quá trình công phu. Chén chè khoai mì mềm dai cộng thêm vị béo của nước cốt dừa, cái bùi của mè rang, tạo nên mùi vị thơm ngon hấp dẫn.

7. Chè chuối chưng khoai mì

Chè chuối chưng là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người bởi nó đơn giản từ cách làm cho đến nguyên liệu, chỉ cần có một nải chuối cùng vài củ khoai mì, nước cốt dừa, bột bán, đậu phộng là bạn đã có một nồi chè chuối chưng khoai mì thật hết ý.

8. Khoai mì chà bông

Cái ngon của khoai mì chà bông chính là vị đường hòa trộn cùng vị muối và mè rang vàng, tạo thành mùi vị dân dã, lạ miệng cho món ăn. Nhiều người thích dùng muỗng để ăn món này, nhưng người khác lại thích vo tròn lại giống như ăn xôi.

Cách làm món khoai mì chà bông này cũng không quá khó, đầu tiên để làm món ăn này, người ta phải đem khoai mì đi luộc chín, sau đó tán nhuyễn, lần lượt cho dừa đã bào nhuyễn và cắt thành sợi. Khi ăn ta múc ra đĩa, rắc muối mè và đậu phộng lên trên.

Những món ăn chế biến từ củ khoai mì thật nhiều, cũng thật đặc biệt, vì chỉ củ khoai mì thôi mà bằng sự khéo léo và sáng tạo của các bà nội trợ, củ mì dân dã đã được hô biến thành nhiều món ăn ngon, lạ miệng.

Cách Nấu Xôi Nếp Khoai Môn Dẻo Thơm Cho Bữa Sáng

Cách nấu xôi nếp khoai môn không chỉ cho bạn món ăn ngon miệng mà còn đẹp mắt nữa. Xôi thật dẻo, và khoai môn bùi ngọt lại mềm sẽ hấp dẫn bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

1

Bước đầu tiên, bạn cho gạo nếp vào vo sạch, để ráo. Khoai môn cắt hạt lựu. Cho lá cẩm vào nồi nấu với khoảng 0,7l nước cho ra màu tím, chắt lấy nước. Luộc qua khoai môn với ½ (một phần hai) phần nước lá cẩm.

Bước đầu tiên của cách nấu xôi nếp khoai môn là bạn vo sạch gạo rồi cắt khoai môn ngâm với nước lá cẩm.

2

Cho nếp vào phần nước lá cẩm còn lại, thêm chút muối vào nấu sôi lên. Nước vừa sôi là chắt hết nước và đổ phần nếp này và khoai môn vào chõ nồi cơm điện nấu chín.

Cho gạo nếp ngâm với lá cẩm rồi làm theo hướng dẫn.

3 Dừa non nạo sợi mỏng. Đậu phộng rang giã nhỏ; mè trắng rang vàng, trộn với đậu phộng và đường. Rắc dừa non lên xôi, ăn cùng muối mè đậu phộng. Ăn nóng sẽ ngon hơn.

Sau khi đồ xôi chin, bạn nạo dừa thành sợi, lạc giã nhỏ cùng vừng (mè) rắc lên bề mặt bát xôi.

Thành phẩm

Cách nấu xôi nếp khoai môn rất giản đơn, chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian là đã có ngay món ăn ngon miệng mà đẹp mắt cho cả nhà thưởng thức rồi. Để giảm thời gian, bạn có thể xay lá cẩm từ hôm trước rồi đến khi cần chỉ việc lấy ra nấu xôi.

Xôi nếp khoai môn không chỉ giúp bạn có món ăn ngon miệng mà đẹp mắt nữa.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một vài cách nấu xôi khác cho cả gia đình nha:

* Cách nấu xôi lạc ngon bằng nồi cơm điện tiện hết chỗ nói

* Cách nấu xôi đỗ đen bằng nồi cơm điện dễ như trở bàn tay

* Cách nấu xôi sắn thơm nức mũi chỉ nhìn thôi cũng thèm

Tổng hợp & BT: Lan Chi (NauNgon.com)