Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Xôi Đậu Xanh Lá Dứa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

6 Cách Nấu Xôi Bằng Nồi Cơm Điện Tại Nhà Như Xôi Đậu Xanh, Xôi Đậu Phộng, Xôi Gà, Xôi Đậu Đen, Xôi Lá Dứa

Cách nấu xôi bằng nồi cơm điện có khó không, nấu như thế nào xôi nhanh mềm – Việc nấu xôi được truyền từ đời các bà, các mẹ xa xưa có vẻ như thật sự khó khăn, công phu đối với mọi người hiện đại. Vậy ta không thử sử dụng nồi cơm điện hiện đại có sẵn tại nhà của bản thân để tạo ra những nồi xôi ngon, dẻo và thơm mà không quá tốn thời gian như trước nhỉ?

Vào những ngày làm việc, học tập mệt mỏi ta có một đĩa xôi sáng thơm phức, ngon lành cung cấp năng lượng thì quá tuyệt phải không các bạn. Hay chúng ta nấu xôi chuẩn bị cho các đám, tiệc luôn là lựa chọn tuyệt đối của gia đình người Việt.

Việc nấu xôi không chỉ còn dành cho một người trong gia đình mà chúng ta ai cũng đều có thể nấu được vì ngoài nấu chúng ta chỉ cần ấn vài nút, phần còn lại chỉ nhờ vào nồi cơm điện thôi. Với cách nấu xôi bằng nồi cơm điện không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm ga mà chúng lại chín đều hạt, không còn chỗ sượng chỗ nhão như cách nấu truyền thống.

Theo những điều trên, vậy sao chúng ta không cùng Massageishealthy tham khảo 3 cách nấu xôi bằng nồi cơm điện vừa tiết kiệm lại đảm bảo ngon miệng nào!

Các loại nồi cơm điện đa năng có thể nấu xôi tại nhà

Nồi cơm điện Sharp

Nồi cơm điện Cuckoo

Nồi cơm điện Panasonic

Nồi cơm điện Tiger

Nồi cơm điện Toshiba

Nồi cơm điện Kangaroo

Nồi cơm điện Sunhouse

Nồi cơm điện Toshiba RC-18NMF

Nồi cơm điện Sharp KS-COM18V-W

Nồi cơm điện Cuckoo CR-0631F

Nồi cơm điện tử Kangaroo KG566

Nồi Cơm Điện Tử Tiger JBV-S10W

Nồi cơm điện Panasonic Panc-sr

Nồi cơm điện Sunhouse SHD8602

Nồi Cơm Điện Từ Supor CFXB50HC12VN-120 1.8L

1. Cách nấu xôi đậu xanh bằng nồi cơm điện đơn giản

Đậu xanh với tính hàn, mát gan,thanh lọc cơ thể. Cùng với gạo nếp tính nóng làm cân bằng trạng thái, không những vậy món xôi này lại quen thuộc, không kén người ăn. Nguyên liệu để làm lại rất dễ tìm tại các chợ, siêu thị hay tiệm tạp hóa gần nhà và chỉ cần 2 đến 3 nguyên liệu là ta đã có thể nấu một nồi xôi ngon rồi.

Nguyên liệu nấu xôi đậu xanh nấu bằng nồi cơm điện

220gram gạo nếp (bạn có thể ước lượng gạo tùy theo số lượng thành viên gia đình).

80gram đậu xanh đã được bóc vỏ.

1/2 muỗng cà phê muối trắng.

Cách nấu xôi tại nhà như sau

Chúng ta ngâm đậu xanh không vỏ trong nước khoảng 10 cho đến 15 phút đồng hồ rồi vớt ra để rổ. Gạo nếp ngon ta vo sạch với nước, vớt ra để ráo chứ không cần ngâm gạo như trước kia nữa.

Cho gạo nếp và đậu xanh vào nồi cơm điện, cho 1/2 muỗng cà phê muối, nước vào nồi và trộn đều hỗn hợp. Cho vào nồi và bật chế độ Cook (nấu) như nấu cơm bình thường.

Nấu đến khi xôi chín và nhảy qua nút Warm (hâm) thì mở nồi xới cho xôi tơi đều rồi để khoảng 4 tiếng là xôi ngon đã hoàn thành.

2. Cách nấu xôi đậu đen bằng nồi cơm điện đa năng

Nếu các bạn muốn có một loại xôi với mùi thơm là lạ mà lại thân quen với gia đình, nhưng bạn đã ngán với xôi đậu xanh thì hãy đến với “anh em gần” của nó là loại xôi đậu đen thơm ngon, mềm hơn lại bùi hơn đậu xanh. Nhưng những phần hơn ấy cũng không hề tốn quá nhiều thời gian, lại nhanh chóng đầy ắp năng lượng.

Nguyên liệu nấu xôi đậu đen bằng nồi cơm điện:

400gram gạo nếp.

120gram đậu đen.

1 muỗng cà phê muối hột

30gram đậu phộng.

1/2 muỗng canh mè đen.

1/2 muỗng cà phê muối trắng mịn.

Cách nấu

Đậu phộng rang giã nhuyễn rồi trộn đều với mè rang và muối để làm muối mè thơm phức ăn kèm này.

Đậu đen đãi/sàng cho sạch sạn hay đậu hư, cho vào nồi cơm điện với lượng nước gấp đôi lượng đậu như trên, bật nút nấu sôi đậu cho đậu mềm.

Khi nồi đậu sôi khoảng 5 phút thì bỏ nước. Thêm lượng nước gấp đôi lượng đậu cùng tý xíu muối, bật nút nấu cơm trong khoảng 15 phút cho đậu thật chín nhừ.

Khi đậu chín cho gạo nếp vào nấu cùng, thêm nước xâm xấp mặt, nấu đến khi xôi chín. Khi nút báo hiệu xôi chín thì xới đều xôi lên.

3. Cách nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện

Nếu các bạn không thích vị bùi bùi của “anh em” nhà xôi đậu thì sao không thử món xôi lá dứa thơm thơm, đẹp mắt sau đây cũng sẽ trở thành bữa sáng hấp dẫn cho cả nhà đấy.

Với phương pháp nấu này thì xôi lá dứa sẽ dẻo hơn hòa quyện với vị thơm của lá dứa và mè kết hợp với sợi dừa giòn ngon ăn kèm, chắc chắn đây chính là món xôi cực ngon không thể chê vào đâu được luôn.

Nguyên liệu nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện:

250 gram gạo nếp.

1/2 bó lá dứa tươi cho màu đẹp.

2 muỗng cà phê muối.

100gram dừa nạo.

100gram mè trắng.

2 muỗng canh đường trắng.

Cách nấu tại nhà

Gạo nếp thơm vo sạch cho ra sạn, rồi ta ngâm trong nước khoảng 3 giờ hoặc qua đêm. Cho gạo nếp vào rổ, để ráo, thêm muối vào, trộn đều trước khi nấu.

Cho gạo nếp, nước lá dứa vào nồi cơm điện, bật chế độ nấu cơm bình thường, nấu chín. Thỉnh thoảng đảo đều để xôi chín đều mà không sượng. Cho xôi ra đĩa, rắc hỗn hợp mè trắng, dừa nạo lên trên và mời cả nhà thưởng thức!

4. Cách nấu xôi đậu phộng bằng nồi cơm điện đơn giản nhất

Lạc: 1 ống bơ hoặc hơn. Nếu bạn thích ăn lạc thì có thể tăng thêm lượng lạc theo sở thích.

Nước dừa tươi: 1 quả.

Mỡ gà hoặc mỡ heo: 1 muỗng. Mỡ động vật giúp cho món xôi lạc bóng mẩy, ngon và đẹp mắt

Muối 1 nửa muỗng café

Các bước thực hiện cach nau xoi dau phong

– Bước 1: Gạo nếp các bạn đãi sạch, bỏ sạn rồi ngâm ít nhất khoảng 3 tiếng để khi nấu xôi mềm, dẻo và không bị sượng.

– Bước 3: Gạo nếp sau khi đã ngâm đủ thời gian thì bạn vớt ra, để ráo, sau đó bạn cho một nửa thìa café muối vào gạo, xóc đều gạo. Tiếp đến bạn cho lạc vào trộn cùng gạo nếp. Các bạn chuẩn bị nồi hấp chuyên dùng để đồ xôi rồi cho gạo nếp, lạc vào hấp với nước cốt dừa.

Cach 2 : Nấu xôi bằng nồi cơm điện đơn giản Hướng dẫn cách nấu xôi đậu phộng

– Bước 1: Cho đậu phộng vào nồi luộc trên lửa vừa đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ chờ thêm 10 phút sau đó vớt ra. Nếu sử dụng đậu phộng non các bạn có thể bỏ qua bước này. Gạo nếp vo sạch, để ráo nước, xóc với ½ muỗng cà phê muối.

– Bước 2: Cho gạo vào nồi cơm điện, thêm nước dừa sao cho ngập mặt gạo (sử dụng nước dừa để xôi thơm và béo hơn, nếu không có sẵn nước dừa các bạn có thể cho nước lọc với liều lượng tương tự), đổ đậu phộng vào nồi. Đậy nắp nồi cơm điện lại, thực hiện thao tác như nấu cơm bình thường.

– Bước 3: Chỉ mất khoảng chừng 5 -8 phút nồi sẽ bật sang nấc “Warm”, các bạn mở nắp nồi ra rưới 1 muỗng mỡ gà hoặc mỡ heo vào và trộn đều. Lúc này hạt gạo vẫn chưa chín, các bạn để nồi nguội bớt và sau đó ấn xuống nút “Cook” một lần nữa, khi nồi cơm điện chuyển qua chế độ hâm nóng thì bạn để yên không mở nắp trong vòng 15 phút để xôi chín hẳn.

– Bước 4: Không nên để xôi quá lâu trong nồi hơi nước hấp hơi sẽ làm cho xôi bị nhão. Cho xôi ra đĩa, có thể ăn kèm với trứng chiên, ruốc bông hoặc muối mè cho phong phú.

5. Cách nấu xôi gà bằng nồi cơm điện dẻo thơm đơn giản

Bữa sáng được thưởng thức một dĩa xôi gà vừa ngon miệng, vừa cung cấp đầy đủ năng lượng thì còn gì hấp dẫn bằng. Xin giới thiệu với các bạn cách nấu xôi gà bằng nồi cơm điện dẻo thơm.

Trong cách nấu xôi gà ngon ngày hôm nay, ngoài vị mặn ngọt của gà chiên, món xôi còn được ăn kèm với lạp xưởng, tôm khô, ruốc và ít trứng gà thái sợi, hành khô phi thơm.

Nguyên liệu nấu xôi gà

300g nếp

4 đùi gà hay nửa con gà nhỏ

Lạp xưởng

Tôm khô

2 quả trứng gà

Hành lá, tiêu, nước tương (xì dầu), bột nêm và muối.

– Bước 2: Tiếp đó mình vo sạch gạo nếp rồi cho vào nồi cơm điện, thêm vào đó 1 thìa café muối và đậu phộng luộc vào. Sau đó rót nước vào nấu xôi sao cho vừa ngập gạo và đậu rồi đậy nắp lại.

– Cách nấu xôi gà ngon bằng nồi cơm điện cũng giống như việc nấu cơm quen thuộc chúng ta ấn chế độ COOK để bắt đầu, khi nồi điện chuyển WARM thì ta mở nắp nồi rồi dùng đũa xới đều cho xôi chín dẻo.

– Bước 4: Đùi gà ướp đã thấm đều thì bạn đem chiên, cách làm xôi gà chúng ta sẽ chiên cho gà vàng đều rồi gắp ra để ráo dầu và đợi nguội bớt. Gà nguội rồi thì mình tước sợi nhỏ. Bước này bạn có thể thay bằng cách nấu xôi gà nướng.

– Bước 5: Hoàn thành món xôi gà chiên ngon – Nhặt, rửa sạch rồi xắt nhỏ hành lá, tiếp đến bạn cho vào hành lá thái nhỏ 1/2 muỗng café muối+ 1/2 thìa café đường. Trộn đều lên sau đó ta đổ dầu đã đun sôi vào, như thế đã có mỡ hành sử dụng cách nấu xôi gà rồi đấy!

– Bước 6: Xới xôi đã chín ra đĩa, sau đó thêm thịt gà lên trên và cuối cùng là rưới mỡ hành lên. Thật dễ dàng cách nấu xôi thịt gà bằng nồi cơm điện phải không nào?

Với cách làm xôi xéo gà này, bạn sẽ có món xôi thật ngon mà cũng rất đủ chất cho một gày dài làm việc của cả nhà. Xôi mềm, đậu vàng óng ả cùng với hành phi giòn tan và thịt gà đậm đà chắc chắn khiến ai cũng thích.

Bí quyết để xôi xéo của bạn thơm ngon và hấp dẫn hơn chính là dùng mỡ gà để phi hành rồi lại dùng chính mỡ phi hành đó rưới vào xôi, mỡ gà sẽ làm món xôi của bạn thơm ngon béo ngậy đến khó cưỡng.

6. Cách nấu xôi dừa lá dứa cốt dừa bằng nồi cơm điện ngày Tết đơn giản nhất

Cách nấu xôi dừa lá dứa cốt dừa bằng nồi cơm điện – Với mùi thơm đặc trưng của nước cốt dừa và lá dứa xanh hòa quện với từng hạt xôi tròn căng tạo nên món xôi dừa lá dứa thơm ngon và hấp dẫn.

Nguyên liệu nấu xôi dừa lá dứa

Gạo nếp: 600gr

Nước cốt dừa: 250gr

Lá dứa ( Lá nếp ): 200gr

Đường kính trắng

Dừa nạo sợi

Cách nấu xôi dừa lá dứa nước dừa bằng nồi cơm điện

Lá dứa mua về các bạn đem rửa sạch rồi đem cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố và một ít nước rồi xay nhuyễn. Sau khi xay xong các bạn sử dụng rây lọc nước lá dứa riêng và vứt bỏ bã.

Sau khi ngâm gạo xong, các bạn vớt gạo ra rá sạch rồi cho một chút muối và dầu ăn vào đảo đều cho ngấm. Việc cho dầu ăn và muối ở công đoạn này sẽ giúp hạt xôi bóng và dẻo hơn. Đây là công đoạn khá quan trọng trong cách làm xôi dừa lá dứa

Quá trình đồ xôi để xôi chín và có độ dẻo khoảng 5 -10 phút chúng ta đảo xôi một lần và lặp lại đến khi xôi chín. Thông thường thời gian để xôi chín khoảng 30-45 phút. Khi xôi chín bạn dùng đũa để kiểm tra xôi đã dẻo và chín kỹ hay chưa. Hạt xôi nở đều và có độ quánh vừa phải là được.

Xôi sau khi đồ chín chúng ta đổ ra một nồi lớn rồi cho ngay nước cốt dừa vào và đảo đều. Xôi kết hợp với nước cốt dừa tạo nên một mùi thơm hòa quện nhẹ nhàng và rất hấp dẫn.

Với những bạn hảo ngọt có thể trộn thêm đường kính trắng và dừa nạo và trộn đều để đường ngấm vào ăn cũng rất ngon.

Thành phẩm món xôi dừa lá dứa nước dừa

Mâm cỗ Tết nhà bạn năm nay sẽ trở nên nhiều màu sắc và thị vị hơn với món xôi lá dứa này đấy. Với hương vị nhẹ nhàng giữa xôi, lá dứa, và nước cốt dừa hứa hẹn là món ăn cực kì hấp dẫn

Cách Nấu Chè Trôi Nước Nhân Đậu Xanh Lá Dứa

Cách nấu chè trôi nước được thực hiện nhiều không chỉ trong những ngày mùa đông lạnh mà ngay trong ngày Tết Hàn thực, món chay này cũng được rất nhiều người yêu thích. Vậy làm thế nào để có được những bát chè trôi nước nhân đậu xanh lá dứa mềm, dẻo và không cứng?

Cách nấu chè trôi nước được thực hiện nhiều không chỉ trong những ngày mùa đông lạnh mà ngay trong ngày Tết Hàn thực, món chay này cũng được rất nhiều người yêu thích. Vậy làm thế nào để có được những bát chè trôi nước nhân đậu xanh lá dứa mềm, dẻo và không cứng?

Cách làm bánh trôi

Cách làm bánh mochi

Cách làm bánh đúc

Cách làm bánh rán Doremon

Nguyên liệu nấu chè trôi nước gồm có:

Nguyên liệu làm phần vỏ bánh bao gồm: bột gạo nếp (300 gram), bột năng (2 thìa cafe), nước đun sôi (200 ml), nước cốt lá dứa (100 ml), lá dứa tươi (2 lá), muối ăn (1/2 thìa cafe).

Nguyên liệu làm phần nhân bánh: đậu xanh đã tách vỏ (150 gram), đường nâu (100 gram), đường cát trắng (200 gram), nước cốt dừa (100 ml), dừa tươi nạo sợi (1 bát con), gừng tươi nạo sợi (1/2 củ), muối ăn (1/4 thìa cafe).

Cách nấu chè trôi nước ngon như sau:

Bước 1: Nấu nước để chan bánh

Nước cốt dừa: Hoà tan phần nước cốt dừa đã chuẩn bị với chừng 100 ml nước lạnh. Tiếp đến, bạn cho 1/5 thìa cafe muối + 3 thìa cafe đường + lá dứa đã làm sạch vào cùng. Cho hỗn hợp này vào nồi và đun sôi từ từ.

Trong lúc chờ nước sôi, bạn cho 1 thìa cafe bột năng vào một bát con nước và khuấy cho tan. Sau khi phần nước trên sôi, bạn từ từ cho phần bột này vào khuấy đều để bột không bị vón cục. Tiếp tục đun cho tới khi bột sánh mịn thì thôi.

Nước đường gừng: Cho 100 gram đường trắng + đường nâu vào chung trong khoảng 200 ml nước lạnh. Tiếp theo, bạn cho phần gừng tươi vào, khuấy đều và đun nồi nước sôi vừa trong khoảng 20 phút. Lưu ý đun với mức lửa nhỏ để phần nước đường gừng không bị cháy.

Bước 2: Nhào bột làm bánh

Cho bột nếp vào trong một chiếc tô lớn. Từ từ đổ phần nước nóng vào tô bột. Vừ đổ, bạn vừa dùng đũa/phới khuấy đều để bột không bị vón cục, bột tan đều. Khi bột đã tan mịn hết, bạn trút phần nước cốt lá dứa vào và lại tiếp tục đảo bột.

Sau khi bột đã đều màu, bột đảm bảo mịn, mềm và không dính tay thì bạn nhấc khối bột ra một miếng nilon sạch. Bọc kín miếng nilon (có thể thay bằng màng bọc thực phẩm) và để ủ bột khoảng 30 phút cho bột nở.

Bước 3: Làm nhân bánh trôi nước

Vo sạch đậu xanh rồi cho vào nồi hấp chín. Sau khi đậu chín, bạn đem đậu trộn với phần đường còn lại rồi cho vào cối giã hoặc máy xay xay nhuyễn. Nếu bạn không có phần dùng cụ trên thì có thể dùng đáy thìa để cán cho nát nhừ đậu.

Sau khi đậu đã nhừ nát, bạn cho phần dừa tươi đã nạo sợi vào trộn đều cùng với đậu sau đó viên thành những viên nhỏ. Lưu ý là phần nhân đậu này cần phù hợp để viên trôi nước của bạn nhìn không quá to.

Bước 4: Nặn trôi nước

Hết thời gian ủ bột, bạn lấy bột ra nhào kỹ một lần nữa để bột được dẻo mịn hơn. Chia bột thành những viên nhỏ sao cho có thể bọc vừa với nhân đậu xanh mà không bị vỡ.

Vê tròn viên bột sau đó ấn dẹt trong lòng bàn tay. Cho phần nhân đậu xanh vào giữa và bao kín lại. Làm tương tự như vậy cho tới khi hết các nguyên liệu.

Bước 5: Nấu chè trôi nước.

Cho vào nồi khoảng 2 lít nước sạch và hoà tan với ½ thìa cafe muối. Đun sôi nồi nước này sau đó thả viên bánh vào luộc chín. Sau khi bánh chín và nổi, bạn vớt bánh ra và nhanh chóng thả vào tô nước lạnh để bánh được trắng, dẻo và không dính.

Thưởng thức chè trôi nước, bạn cho phần bánh này vào bát. Tiếp đến, bạn múc nước cốt dừa lên trên và cuối cùng là nước đường gừng. Rắc thêm một chút dừa sợi và vừng rang lên là có thể thưởng thức.

2 Cách Nấu Xôi Đậu Phộng Lá Dứa Và Xôi Mặn Đậu Phộng Thơm Ngon, Nóng Hổi

1. Xôi đậu phộng lá dứa

Nguyên liệu làm Xôi đậu phộng lá dứa Cho 4 người

Cách chế biến Xôi đậu phộng lá dứa

1

Xay lá dứa

Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ sau đó cho vào máy xay nhuyễn cùng với 200ml nước lọc rồi dùng ray lọc lấy nước cốt. Lấy 1/3 lượng nước cốt cho vào 1 chén sạch, để riêng.

2

Ngâm nguyên liệu

Đậu phộng mua về các bạn mang rửa sơ cho sạch bụi bẩn, sau đó cho nước vào ngập đậu, dùng màng bọc thực phẩm bao lại rồi ngâm khoảng 8 giờ (hoặc để qua đêm).

Phần gạo nếp các bạn mang đi vo với nước để loại bỏ bụi bẩn. Cho 2/3 lượng nước lá dứa vừa xay vào nếp, sau đó cho thêm 300ml nước lọc vào tô đựng nước cốt lá dứa, tráng đều rồi cho vào tô gạo nếp. Thêm tiếp vào tô 1/2 muỗng cà phê muối, khuấy đều.

Ngâm nếp trong vòng 4 – 5 tiếng (hoặc có thể ngâm qua đêm) tùy theo nếu có thời gian, còn nếu không thì ngâm 3 tiếng là được.

Nếp sau khi đã ngâm mềm, các bạn đổ nếp qua 1 cái ray và để cho nếp ráo nước.

Mách nhỏ:

Ngâm nếp và đậu phộng qua đêm giúp cho các nguyên liệu nở mềm, giúp tiết kiệm thời gian nấu.

Ngâm nếp với nước cốt lá dứa giúp cho xôi sau khi nấu có màu xanh và mùi thơm hấp dẫn.

4

Nấu xôi

Đặt xửng hấp lên bếp, đổ nước vào và đun sôi.

Cho nếp và đậu phộng vào xửng hấp rồi dàn đều và khoét 1 lỗ ở giữa xửng hấm, hấp xôi trong 20 – 25 phút.

Sau 20 phút, bạn cho toàn bộ phần đường đã chuẩn bị vào rồi xới đều sau đó rưới phần nước cốt lá dứa đều lên mặt xôi. Tiếp tục hấp thêm 5 phút nữa cho xôi chín mềm.

Cho xôi ra dĩa, trang trí lại cho đẹp mắt là hoàn thành.

2. Xôi mặn đậu phộng

Nguyên liệu làm Xôi mặn đậu phộng Cho 4 người

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn thịt heo tươi ngon

Chọn thịt heo có màu hồng tươi, không có mùi lạ, mỡ màu trắng trong. Thịt tái và hôi thường là thịt đã để lâu, không ngon.

Dùng tay ấn vào thịt thấy có sự đàn hồi, thịt săn chắc không để lại vết lõm, thịt khô ráo không bị dính tay là thịt ngon.

Tuyệt đối không mua nếu thấy các hạt nhỏ như hạt gạo lẫn trong thớ thịt vì đây có thể là trứng sán rất nguy hại nếu ăn phải.

Cách chọn mua tôm khô ngon

Tôm khô ngon thường có màu đỏ tươi tự nhiên (màu của men gạch), đó là loại tôm được phơi sống. Tôm khô có màu đỏ nhạt, hay đỏ sẫm là tôm đã để lâu ngày và được luộc chín mới phơi, hoặc tôm được tẩm bằng phẩm màu.

Tôm ngon là khi cầm trên tay thịt săn, chắc, ngửi không có mùi nồng lạ, sạch vỏ, chân và mang, khi cầm vào có cảm giác khô, nhưng khi ăn vẫn còn vị ngọt nước. Hình dáng con tôm đều, thân cứng, no tròn và săn chắc. Khi bóp vào mình con tôm, tôm không bị gãy vụn hay mềm.

Tôm được làm bằng tôm biển khi sờ vào có thể còn lợn cợn cát và mùi tanh rất đặc trưng của vị biển. Tôm khô được làm bằng tôm đất (sông) thường ngọt hơn tôm biển. Tôm đất thân nhỏ và tròn hơn tôm biển. Một cách khác nữa phân biệt là tôm biển thường có mùi tanh hơn tôm đất.

Bạn có thể mua tôm khô ngoài hàng về để chế biến món ăn hoặc thử sức làm tôm khô ngay tại nhà với hướng dẫn chi tiết từ Điện máy XANH

Dụng cụ thực hiện

Cách chế biến Xôi mặn đậu phộng

1

Luộc đậu phộng

Đậu phộng mua về các bạn rửa sơ cho sạch bụi bẩn sau đó mang ngâm đậu với nước khoảng 6 – 7 giờ cho đậu nở mềm.

Bắc nồi lên bếp, cho nước vào ngập khoảng 1/2 nồi, cho tiếp đậu phộng và 1 muỗng cà phê muối vào nồi. Đậy nắp và luộc đậu khoảng 2 tiếng cho đậu mềm, sau đó vớt ra để ráo nước.

2

Ướp thịt

Thịt mua về bạn dùng muối chà xát toàn bộ miếng thịt, vừa chà vừa bóp đều để tẩy sạch chất bẩn bám trên thịt. Sau đó rửa lại với nước sạch, chờ ráo sau đó cắt nhỏ.

Ướp thịt với 1 muỗng canh đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 1/3 muỗng cà phê dầu ô liu, 1/2 muỗng cà phê dầu hào. Trộn dều và ướp thịt khoảng 20 phút cho thịt thấm gia vị.

3

Làm thịt xé

Thịt heo sau khi ướp xong các bạn cho vào chảo cùng với 50ml nước lọc và tiến hành ram.

Các bạn ram thịt heo ở lừa vừa cho đến khi phần nước cạn và sánh lại, thịt heo vàng đều 2 mặt thì tắt bếp. Để thịt nguội sao đó dùng chày dầm sơ cho thịt tơi, sau đó xé thịt thành các sợi nhỏ vừa ăn.

Mách nhỏ: chỉ dầm sơ cho các sợi thịt tơi ra, tránh làm quá mạnh tay sẽ khiến thịt bị nát vụn.

4

Nấu nước cốt dừa và xào tôm khô

Cơm dừa nạo các bạn cho khoảng 200ml nước lọc (chia làm 2 lần vắt) vào rồi bóp đều tay sao đó vắt và thu lấy nước cốt.

Cho nước dừa vào chảo và bắc lên bếp. Đun ở lửa vừa và khuấy đều tay đến khi nước cốt dừa sánh và kẹo lại còn bằng 1/2 lượng ban đầu thì tắt bếp.

Ngâm tôm khô với nước ấm trong khoảng 5 – 7 phút cho tôm mềm, nở rồi vớt ra, để ráo nước.

Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng, cho tiếp phần hành băm vào phi thơm.

Trút toàn bộ phần tôm khô đã ngâm vào chảo, thêm vào chảo 1 muỗng cà đường và đảo đều đến khi tôm khô dậy mùi thơm và chín đều thì tắt bếp.

5

Nấu xôi

Cho vào tô: phần đậu phộng luộc, gạo nếp đã để ráo, 3 muỗng cà phê rượu, 2/3 lượng nước cốt dừa vừa thắng kẹo khi nãy rồi trộn đều. Kế đến, hòa 1 muỗng cà phê muối với 2 muỗng cà phê nước lọc, khuấy đều rồi rưới lên mặt nếp.

Cho nước vào xửng hấp, bắc lên bếp đun sôi.

Cho phần nếp và đậu đã trộn vào nồi sau đó dàn đều, lưu ý chừa 1 lỗ ở giữa xửng. Đậy nắp và hấp xôi khoảng 30 – 40 phút.

Sau khoảng 30 phút, các bạn mở nắp xửng ra, dùng đũa đảo đều sau đó đậy nắp và hấp thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.

6

Hoàn thành

Cho xôi ra tô, thêm tiếp 1.5 muỗng canh đường và trộn đều.

Mách nhỏ:

Bạn nên trộn đường lúc xôi còn nóng để xôi được thấm đều gia vị.

Bạn có thể chủ động gia giảm lượng đường cho phù hợp với khẩu vị gia đình.

Kế đến cho phần tôm khô xào và thịt heo xé sợi vào tô, đảo đều 1 lần nữa rồi bày ra dĩa, trang trí lại cho đẹp mắt.

Mẹo để xôi không bị nhão hoặc khô:

Bạn trải đều nếp, để khi hấp giúp cho nếp được chín đều hơn.

Dùng đũa chọc 3 – 4 lỗ to giữa nếp để tạo lỗ khí giúp cho hơi nước được lưu thông đều khắp nồi.

Phần nước cho vào nồi dưới của xửng, nên chiếm 1/3 dung tích nồi để hơi nước vừa đủ để làm mềm hạt nếp.

Mẹo bảo quản xôi đậu phộng:

Để đảm bảo chất lượng của xôi đậu phộng, các bạn nên dùng trong ngày là ngon nhất (để 10 – 12 tiếng ở ngoài thời tiết mát ).

Nếu không sử dụng hết, bạn nên gói lại bằng màng bọc thực phẩm để tránh xôi bị khô và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 – 2 ngày. Khi muốn dùng, các bạn mang đi hấp hoặc quay bằng lò vi sóng lại và thưởng thức.

Cách chọn mua đậu phộng ngon:

Hạt to tròn, bấm móng tay vào hạt có cảm giác chắc, mẩy là hạt ngon, giàu dinh dưỡng.

Vỏ hạt đậu phộng có màu sáng.

Hạt đều, không bị lẫn các hạt lép, hư thối.

Không chọn hạt đậu đã bị mốc, hoặc xuất hiện các màu sắc lạ để đảm bảo an toàn.

Cách chọn mua gạo nếp ngon:

Những hạt gạo nếp ngon khi nó đảm bảo được kích thước to đều hạt. Bên ngoài căng bóng, hạt gạo không bị gãy, không bị mùn và có màu vàng. Có mùi thơm tự nhiên, đặc trưng.

Lọai nếp nấu xôi ngon nhất phải kể đến nếp ngỗng – nếp có hạt dài, to trông giống như trứng ngỗng thu nhỏ, màu trắng sữa, có hương vị tự nhiên, thơm nhẹ. Khi chín thì nở vừa, dẻo nhiều, mềm, thơm hạt. Và đặc biệt, xôi vẫn dẻo ngon sau khi nguội.

Cách Nấu Chè Trôi Nước Lá Dứa Nhân Đậu Xanh Thơm Phức

Cách nấu chè trôi nước nhân đậu xanh lá dứa

Bước 2: Làm bột

– Tiếp tục chúng ta cho pha vào 1 thìa cafe bột năng cùng với 2 thìa cafe nước lọc sạch sẽ, sau đó hãy khuấy đều cho bột năng tan ra hết.

– Trút hết tất cả nồi nước bột năng này vào nồi đựng nước cốt dừa đun sôi ở trên bước 1. Lưu ý là khi đun sôi thì các bạn hãy khuấy thật đều tay để cho bột ở trong nồi không bị vón cục đồng thời thực hiện nhẹ tay cho nước ở trong nồi khỏi không văng ra xa. Xong rồi thì chúng ta có thể tắt bếp.

Bước 3: Pha nước đường gừng

– Cho vào một cái nồi nhỏ khác: gừng củ (đã được cắt sạch vỏ và thái thành từng sợi) cùng với 1 lít nước lạnh + 100 gam đường (trắng) + 100 gam đường (nâu), nấu lên trên ngọn lửa vừa vừa để cho đường được tan đều ra và không bị cháy khét, đun khoảng 20 phút thì tắt bếp.

Bước 4: Nhồi bột

– Sau nữa, các bạn cho phần cuả bột nếp vào một cái tô lớn, sau đó các bạn đổ thêm nước nóng từ từ vào nhồi thật kĩ càng nha, các bạn cho tiếp phần của nước lá dứa vào chung trong nồi.

– Tiếp tục nhồi lên cho đến khi nào thấy bột đã được mịn màng đồng thời không thấy bị dính tay là được rồi.

Bước 5: Sơ chế đậu xanh

– Những hạt đậu xanh các bạn trút hết tất cả vào trong thau nước ngâm khoảng chừng trong vòng là 4-5 tiếng đồng hồ, vo sạch sẽ lại vài lần nước và đem đi hấp chín cho đậu mềm.

– Sau đó các bạn cho đậu xanh và đường vào trong máy xay sinh tố và xay nhuyễn ra. Tiếp tục cho phần đậu xanh vừa xay nhuyễn vào trong chảo không dính và chúng ta bắc lên trên bếp sên với ngọn lửa nhỏ khi nào thấy đậu xanh hơi sánh đặc đặc lại cho nước cốt dừa vào sên, nhớ vẫn để ngon lửa nhỏ.

Bước 6: Vo bột

– Tiếp tục các bạn dùng cái vá khuấy đều sao cho những hạt đậu xanh quyện lại thành 1 khối lớn không dính chảo thì chúng ta tắt bếp. Các bạn hãy cho dừa non vào trong rồi trộn đều và vo thành những viên tròn. To nhỏ hay sao thì tùy ý mỗi người.

– Sau đó, các bạn lấy bột ra để nhồi thêm chừng khoảng 5 phút nữa rồi chia bột ra thành từng phần nho nhỏ, lớn hơn phần nhân 1 chút xíu để cho các bạn có thể bao bọc được phần nhân dễ dàng.

– Lấy tay chúng ta nhẹ nhàng đè dẹp viên bột để cho nhân vào ngay trong chính giữa rồi bọc lại. Vo tròn xoa đều lại.

Bước 7: Thực hiện cách nấu chè trôi nước đậu xanh lá dứa

– Bắc một nồi nước sôi đặt lên trên bếp, cho thêm một chút xíu muối ăn rồi cho những viên chè này vào. Khi bột chín được nổi lên chúng ta đem vớt những viên chè ra cho ngay vào thau nước lạnh chuẩn bị sẵn.

– Sau đó, các bạn cho những viên chè vào nồi nước đường và gừng. Nấu sôi lại thêm lần nữa là được. Khi chè đã chín thì các bạn múc chè ra chén, rưới nước cốt dừa lên trên mặt, rắc thêm mè rang vào cùng. Vậy là đã có món chè trôi nước lá dứa nhân đậu xanh thơm ngon vô cùng.

Món chè trôi nước nhân đậu xanh lá dứa thơm lừng phưng phức, da của viên chè dai dai, đậu xanh thơm bùi rất là ngon! Món ăn này đã trở nên hấp dẫn hơn nữa với những cách làm khác nhau thật khác biệt.