Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Xôi Chè Cúng Thôi Nôi Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Học Cách Nấu Chè Xôi Để Cúng Thôi Nôi Bé Trai

Học cách nấu chè xôi để cúng thôi nôi bé trai để làm gì

Theo kinh nghiệm dân gian được truyền lại hết đời này đến đời khác thì lễ đầy tháng, thôi nôi của bé gái sẽ cúng chè trôi nước; còn bé trai thì cúng chè đậu các loại- thông dụng nhất là chè đậu trắng. Do đó, gia đình có thể linh hoạt nấu nướng các món chè với hương vị mà mình tâm đắc sao cho hợp lý để dâng lên trong buổi lễ cúng.

Việc học cách nấu chè xôi như một biện pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng kết hợp nguyên liệu, phá cách trong nấu nướng để tạo nên những món chè xôi thật sự chất lượng, vừa mang lại hương vị ẩm thực giá trị, vừa nâng cao các ý nghĩa tâm linh, tinh thần cho buổi lễ cúng.

Học cách nấu chè xôi để cúng thôi nôi bé trai như thế nào

Vậy, học thế nào mới có thể nấu chè xôi đúng? Trước hết, bạn cần học khái niệm và các quy trình từ chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế, cho đến tiến hành nấu một chính xác về mặt lý thuyết.

Tuy nhiên, để tiếp thu các kiến thức này suôn sẻ và lưu giữ lâu thì bắt buộc phải thực hành thực tế. Các thao tác trong quá trình từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến tạo ra thành phẩm cuối cùng sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ hơn cũng như rút ra được các kinh nghiệm cho những lần nấu sau đó.

Trên thực tế, việc học nấu chè xôi đã và đang được nhiều bạn trẻ cũng như các bà nội trợ tìm kiếm nhằm trang bị thêm những kinh nghiệm cơ bản để có thể nấu ra những phần chè xôi thơm ngon hấp dẫn, nhất là những lễ mang ý nghĩa tinh thần lớn như đầy tháng, thôi nôi của con cháu.

Vì vậy, không chỉ học nấu chè ở Hà Nội mà các khóa học hướng dẫn kỹ năng nấu chè xôi cũng đã được mở ra ở nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước đang ghi nhận sự phát triển và mở rộng của các loại hình dịch vụ ẩm thực tiện ích dạng này như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương,…. Trong đó, hoc nau che o tpHCM là một ví dụ điển hình nhất.

Cách Nấu Xôi Chè Đậu Xanh Để Cúng Rằm, Thôi Nôi Tại Nhà

Xôi chè thực chất là sự kết hợp của xôi vò và chè đậu xanh (hỗn hợp đường, bột năng, đậu xanh). Xôi chè vừa thơm ngon, thanh mát lại bổ dưỡng sẽ là 1 món ăn hấp dẫn trong ngày lễ trên bàn thờ gia tiên.

Nguyên liệu

Gạo nếp: 300g

Đậu xanh: 180g

Bột năng: 200g

Đường, muối, dầu ăn

Chõ đồ xôi hoặc xửng hấp

Gạo nếp và đậu xanh đem ngâm nước trước 4 tiếng. Đậu xanh đồ chín, giã nhuyễn 1 phần rồi trộn với gạo nếp để làm xôi vò. Cuối cùng, sử dụng bột năng và đường trắng và đậu xanh để nấu chè. Múc chè ra bát để nguội, xúc xôi vò lên trên và thưởng thức.

Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp và đậu xanh cà vỏ ngâm nước trước 4h, vớt ra để ráo. Nếu như nấu cơm nếp thì không cần ngâm gạo trước nhưng đồ xôi thì bắt buộc phải ngâm gạo trước 4 tiếng hoặc ngâm qua đêm.

Trộn đậu xanh và gạo nếp với chút muối trước khi đồ.

Đồ đậu xanh

Bắc nồi xửng lên bếp, đổ nước sôi vào nồi. Lượng nước bằng khoảng 1/4 đến 1/3 thành nồi. Dàn đều đậu xanh trên bề mặt, dùng cán thìa tạo vài lỗ thông hơi như ảnh để đậu chín đều mà không bị nát.

2/3 số đậu xanh đã đồ chín bạn cho vào cối giã nhuyễn. Phần còn lại để riêng.

Đồ xôi

Dùng 1/2 lượng đậu xanh vừa giã đem trộn đều với gạo nếp cùng 2 thìa dầu ăn rồi sử dụng bộ nồi xửng hấp đồ xôi giống như đồ đậu xanh ở bước trên.

Khi xôi chín, dùng đũa xới đều để xôi được tơi. Lúc này bạn xúc xôi ra đĩa, cho nốt phần đậu xanh giã nhuyễn vào và tiếp tục trộn đều để thu được món xôi vò.

Nấu chè

Nấu chè bằng bột năng và đường rất đơn giản. Bạn cho 600ml nước vào nồi cùng 3,4 thìa đường vào rồi đun sôi. Trong lúc đun bạn hòa tan bột năng trong 1 chiếc bát con. Khi nước sôi bạn từ từ đổ bột năng vào nồi.

Nếu thấy hỗn hợp đã có độ đặc như ý thì dừng lại.

Đợi chè nguội, xúc xôi vò lên trên và thưởng thức.

Yêu cầu thành phẩm

Xôi vò tơi xốp, còn nguyên hạt không bị nát. Xôi và đậu xanh chín đều, dẻo và không bị sượng.

Xôi chè khi ăn có vị ngọt phù hợp với khẩu vị của người thưởng thức.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Điều quan trọng nhất khi nấu xôi chè là ở kỹ thuật đồ xôi cũng như đồ đậu xanh. Làm sao để xôi có độ tơi xốp vừa phải, còn nguyên hạt mà lại không bị sượng. Mỗi loại gạo nếp lại có thời gian ngâm, thời gian đồ khác nhau nên bạn cần tìm hiểu kỹ loại gạo mà mình sử dụng.

Không nên trộn quá nhiều muối vào gạo và đậu xanh để tránh xôi chè có vị quá mặn.

Lượng đường và lượng bột năng bạn có thể thay đổi để phù hợp với khẩu vị của mình.

Cách Nấu Chè Đậu Trắng Cúng Thôi Nôi Thật Hấp Dẫn

Khi nhắc đến lễ cúng thôi nôi thì ai cũng hiểu đó là một thời điểm trọng đại trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng.

Vào ngày này, trẻ chính thức vừa tròn 1 tuổi. Tuy lễ thôi nôi của trẻ thường được tổ chức sớm 1 hoặc 2 ngày tùy theo bé trai hay bé gái nhưng nhìn chung, đó vẫn là mốc thời gian mặc định tuổi đời đầu tiên của đứa trẻ với những sự thay đổi rõ nét trong sinh lý và tâm lý trẻ nhỏ.

Vì vậy, các gia đình thường dành nhiều tâm huyết để tổ chức buổi lễ thôi nôi linh đình, hoành tráng cũng là điều dễ hiểu. Lúc này, việc nắm rõ cách nấu chè đậu trắng cúng thôi nôi bé trai hay chè trôi nước cho bé gái được xem như một điều kiện thiết yếu. Tuy nhiên, đối với những gia đình hạn chế về thời gian, nhân lực thì có thể xem xét nhờ cậy các dịch vụ nhận đặt xôi chè.

Cách nấu chè đậu trắng cúng thôi nôi là gì

Thực tế cho thấy, một buổi lễ thôi nôi nói chung hay các công đoạn, quá trình chi tiết tạo nên buổi lễ nói riêng đều bao hàm những ý nghĩa tinh thần nhất định. Với tính chất cần thiết và khá quan trọng của việc chuẩn bị tươm tất mọi thứ lễ vật, đồ cúng thì việc nắm được quy trình nấu xôi chè sẽ giúp gia đình tiết kiệm một khối lượng thời gian và công việc rõ nét.

Nói dễ hiểu thì cách nấu chè cúng thôi nôi chính là trình tự các bước tạo ra những chén chè đậu trắng thành công để dâng lên cúng chư vị Tôn thần, Đức Ông, Tiên Nương trong nghi thức lễ cúng. Đó là một quá trình chi tiết từ lúc chọn mua nguyên liệu cho đến sơ chế, nấu và bày biện lên thành mâm lễ, sao cho đảm bảo được chất lượng và hương vị thơm ngon nhất.

Đặc biệt, trong quá trình ấy, sự thành tâm của người nấu cũng là một yếu tố không thể bỏ qua.

Nói đến món chè đậu trắng, mẹ có thể lựa chọn nấu chè đậu trắng đơn thuần hoặc chè đậu trắng kết hợp với nước cốt dừa. Tùy theo vùng miền mà sự lựa chọn có thể khác nhau. Nhìn chung cách nấu chè cúng thôi nôi khá đơn giản.

Nguyên cần liệu chuẩn bị gồm có: đậu trắng khoảng 400 gram, nước cốt dừa khoảng 200 ml, đường cát trắng 0,5 kg, từ 3 đến 4 lá dứa tươi, khoảng 100 gram gạo nếp.

Thực hiện trình tự theo các bước sau:

Vo đậu thật sạch, loại bỏ hoàn toàn những hạt bị hỏng, lép và ngâm khoảng 8 tiếng.

Cho đậu vào luộc chín mềm, thêm đường và đun lửa nhỏ thêm 10-15 phút cho đường thấm vào từng hạt đậu.

Gạo nếp vo sạch, nấu hơi nhão. Lá dứa bỏ vào nấu cùng trong vài phút để dậy mùi.

Trộn đậu và nếp vừa nấu chung với nhau trên bếp để hòa quyện.

Nấu nước cốt dừa cùng với 2 muỗng đường, một nửa muỗng muối và một ít bột nếp đến khi nước dừa thật mịn.

Sau khi nấu xong, chè sẽ được múc ra chén và thêm nước cốt dừa ở trên. Vậy là hoàn thành!

Cách Nấu Chè Đậu Trắng Cúng Thôi Nôi Bé Trai, Trôi Nước Bé Gái

Cách nấu chè đậu trắng cúng thôi nôi cho bé trai

Đậu trắng: 500 gram

Nếp to: 200 gram

Đường cát: 600 gram

Muối i-ốt: 2/3 muỗng cà phê

Dừa khô nạo: 300 gram

Bột năng: 1 muỗng cà phê

Lá dứa xanh: 5 lá

Bột nổi: 1 muỗng cà phê

Bước 1: Vo sạch đậu trắng, bỏ hạt hư, lép. Ngâm đậu trắng và nếp 3 tiếng sau đó vớt ra để ráo.

Bước 2: Cho dừa nạo vào 2 chén nước ấm rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó cho nước cốt dừa vào nồi cùng với 1/2 muỗng cà phê muối, vặn nhỏ lửa trong khoảng 6 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Bột năng hòa vào 1/2 chén nước sau đó đổ vào nước cốt dừa và khuấy đều để tạo độ sánh cho nước cốt dừa.

Bước 4: Cho đậu trắng và nếp vào nồi, rồi trộn bột nổi vào. Tiếp theo đổ một lượng nước vừa ngập đậu trắng và nếp rồi bỏ lá dứa xanh vào.

Bước 5: Nấu nồi chè trên lừa nhỏ và khuấy đều để không bị vón cục. Khi chè gần chín thì tiến hành nêm đường vào chè cho phù hợp với khẩu vị.

Bước 6: Vớt lá dứa ra khỏi nồi chè, thêm nước cốt dừa và chiến thôi.

Đây là loại chè thơm ngon đặc biệt là vị bùi bùi, dẻo dẻo của khoai môn làm thực khách lưu luyến mãi hương vị. Sự xuất hiện trên mâm cúng thôi nôi bé trai sẽ làm mới lạ và hấp dẫn mọi người hơn.

Đậu trắng: 500 gram

Khoai môn: 500 gram

Dừa nạo: 400 gram

Muối: 1 muỗng cà phê

Đường kính trắng: 300 gram

Bột năng: 60 gram

Bước 1: Vo sạch đậu trắng và loại bỏ hạt léo, hư. Tiếp theo ngâm trong nước trong 3 giờ. Sau đó hầm đậu trắng cho mềm rồi vớt ra.

Bước 2: Khoai môn phải gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt vừa ăn. Sau đó ngâm nước muối loãng để ra nhựa. Tiếp theo vớt khoai ra cho ráo nước và tiến hành hấp chín.

Bước 3: Cho dừa vào 2 chén nước ấm và vắt lấy nước cốt. Tiếp theo cho nước cốt vào nồi với 1 muỗng cà phê muối và nấu sôi.

Bước 4: Cho 6 chén nước ấm vào phần cơm dừa vừa vắt và vắt nước 2 để lấy nước nấu chè. Sau khi đun sôi nước 2 thì cho khoai môn, đậu trắng cùng với 300 gram đường vào khuấy đều tay. Sau đó cho vani vào và đợi sôi rồi tắt bếp.

Bước 5: Vớt chè ra chén và cho nước cốt dừa vào và thưởng thức nào.

Đây là lựa chọn thú vị cho những ai muốn thưởng thức hương vị mới lạ cùng với sở thích béo ngậy của loại chè đậu trắng. Đảm bảo ăn lần 1 sẽ muốn ăn lần 2 cho mà xem.

Đậu trắng: 600 gram

Gạo nếp non: 200 gram

Nước cốt dừa: 2 lon

Bột năng: 20 gram

Đường kính trắng: 400 gram

Bước 1: Vo sạch đậu trắng, loại bỏ hạt hư, lép và ngâm trong 4 tiếng đồng hồ. Gạo nếp vo sạch và ngâm trong 4 tiếng cho nở.

Bước 2: Hòa tan bột năng với 5 muỗng canh nước lọc. Lá dứa rửa sạch và để ráo. Đun nước cốt dừa cho sôi và cho 20 gram bột năng vào khuấy cho cốt dừa sánh lại.

Bước 3: Cho gạo nếp vào nồi và đổ vừa ngập mặt và nấu chín cho đến khi bung ra.

Bước 4: Cho đậu trắng vào nồi và đổ nước ngập mặt và nấu chín mềm sau đó vớt ra để ráo nước.

Bước 5: Cho đậu trắng ra tô và thêm 200 gram đường vào và trộn đều sau đó để trong 30 phút cho thấm đều.

Bước 6: Cho đậu trắng vào nồi nếp rồi đảo đều và thêm lá dứa vào và nấu khoảng 5 phút cho tất cả hòa quyện lại với nhau. Nhớ nêm lại đường cho phù hợp với sở thích.

Bước 7: Vớt chè ra chén và thêm nước cốt dừa vào và thưởng thức thôi.

Ý nghĩa chè trôi nước cúng thôi nôi bé gái

Nếu như lễ nôi thôi bé trai có thể dùng nhiều loại chè thì lễ cúng thôi nôi bé gái chỉ dùng chè trôi nước mà thôi. Lí do là bởi chè trôi nước có ý nghĩa đặc biệt đối với bé gái. Ngoại hình trắng tròn của chè tượng trưng cho sự đầy đặn, trắng trẻo của bé gái sau này, “trôi nước” thể hiện mong muốn tương lai yên bình, thanh thản như dòng nước.

Bột nếp: 600 gram

Nước lá dứa: 100 ml

Muối: 1/2 muỗng cà phê

Nước sôi: 400 ml

Đậu xanh: 300 gram

Đường: 200 gram

Muối: 1/2 muỗng cà phê

Nước cốt dừa: 100 ml

Dừa non bào sợi: 1/2 chén

Bước 1: Đậu xanh vo sạch, bỏ hạt hư, lép ngâm trong 3 tiếng. Sau đó nấu chín rồi nghiền nhuyễn và cho đường vào trộn đều.

Bước 2: Cho nước vào bột nếp và trộn đều để vo thành viên. Tiến hành vo bột nếp thành viên to tròn và vo đậu xanh thành viên tròn nhưng nhỏ hơn. Tiếp theo thì cho viên đậu xanh thành nhân và vo viên bột nếp thành vỏ bao quanh viên đậu xanh, rồi lăn qua vừng trắng.

Bước 3: Nấu nước sôi rồi pha thêm đường cùng với một ít gừng thái sợi, nhớ nêm cho vừa với khẩu vị của gia đình và thả bánh trôi nước vào. Sau khi chè chín thì vớt ra tô và cho thêm nước cốt dừa vào và thưởng thức.

Bên cạnh chè đậu trắng thì chè đậu xanh cũng được nhiều gia đình dùng trong lễ cúng thôi nôi bé trai.

Gạo nếp: 600g

Đậu xanh: 350g

Bột năng: 400g

Bước 1: Gạo nếp và đậu xanh vo sạch, bỏ hạt hư, lép và ngâm trong 4 tiếng sau đó để ráo.

Bước 2: Đồ đậu xanh: Đổ nước sôi vào nồi hấp khoảng 1/3 nồi. Trải đều đậu xanh trên nồi để đậu chín đều. Tiếp theo cho 2/3 đậu xanh vào cối giã nhuyễn và để riêng phần còn lại.

Bước 3: Đồ xôi: Cho 1/2 đậu xanh vừa giã đem trộn với gạo nếp và 4 muỗng dầu ăn rồi hấp giống như đậu xanh ở bước 2. Khi xôi chín thì xới đều để tơi ra và cho phần đậu xanh giã nhuyễn còn lại vào để được xôi vò.

Bước 4: Nấu chè: Cho 1000 ml nước vào nồi với 7 muỗng đường và nấu sôi, sau đó hòa tan bột năng vào nồi.

Bước 5: Đợi chè nguội múc ra chén và cho xôi vò vào thưởng thức.

Đậu đỏ: 400 gram

Bột báng: 40 gram

Nước cốt dừa: 300 ml

Muối: 1 muỗng cà phê

Bột bắp: 2 muỗng cà phê

Bước 1: Vo sạch đậu đỏ, bỏ hạt lép, hư. Ngâm qua đêm

Bước 2: Đổ đậu vào nồi nước và đun sôi đến khi đậu mềm, tiếp theo cho đường vào trộn đều và đun lửa nhỏ để đậu thấm đường.

Bước 3: Bột báng ngâm 15 – 20 phút để bột báng nở hết.

Bước 4: Cho nước cốt dừa vào nồi, thêm muối, bột bắp vào đun cho cốt dừa sánh lại.

Bước 5: Sau khi đậu thấm đường thì đổ bột báng vào nồi. Khuấy nhẹ và đun cho đến khi bột báng nổi trong là chín. Sau đó thêm đường vào cho phù hợp với khẩu vị.

Bước 6: Vớt chè ra và cho nước cốt dừa vào và thưởng thức.