Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Tai Yến Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Làm Bánh Tai Yến Giòn Rụm, Hấp Dẫn

Những chiếc bánh thơm ngon, hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Bánh tai yến cực kỳ đơn giản, nguyên liệu chế biến cũng dễ tìm vì rất thân thuộc và gần gũi. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ những thứ sau đây:

Bột gạo: 1 kg

Bột nếp: 50 gram

Đường vàng: 50 gram

Nước: 1 lít

Tinh chất vani: 1 tsp

Cho bột gạo và bột nếp vào một chiếc âu lớn rồi thêm nước vào bột và nhồi đến khi bột thật đều và mềm mịn.

Tiếp theo, cho đường vào âu bột và trộn đều lên. Khi đường tan, hỗn hợp sẽ trở nên lỏng và chảy hơn lúc đầu một chút.

Trộn đều cho hỗn hợp mịn mượt

Thêm tinh chất vani vào âu và tiếp tục trộn đều lên, sau đó, để bột nghỉ trong khoảng 15 phút.

Bắc một chiếc chảo lên bếp và đổ dầu vào, khi dầu đã nóng, hạ lửa xuống ở mức vừa rồi cho một lượng bột vừa đủ vào giữa chảo.

Rán bánh cho vàng một mặt rồi lật sang mặt bên, rán đến khi chín vàng đều, phần giữa bánh nổi cao lên là bánh đã được. Vớt bánh ra một chiếc đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu là xong.

Với công thức làm bánh tai yến này sau khi làm xong sẽ có viền vàng giòn, ruột bánh xốp như bánh bò, vị hơi ngọt ngọt và ăn không bị ngấy.

Để bánh có vành nhiều và nở to, bạn có thêm một ít nước vào bột, tuy nhiên đừng thêm quá nhiều vì bánh sẽ bị nhăn và không được đẹp.

Bánh sẽ hấp dẫn và có tạo hình đẹp hơn nếu bạn đổ bột vào một chiếc ly bé rồi chiên.

Bánh tai yến rất thích hợp để thưởng thức cùng một tách trà nóng, nếu ăn lúc vừa làm xong thì bánh sẽ giòn ngọt, còn khi nguội sẽ mềm dai và thơm mát.

Với công thức này, bạn có thể làm được khoảng 10 chiếc bánh thơm ngon. Bạn có thể tự điều chỉnh lượng bột để làm ra những chiếc bánh có kích cỡ như mong muốn. Hãy lưu lại hướng dẫn ở trên, biết đâu một lúc nào đó, bạn sẽ cần đến để trổ tài.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Cách Làm Bánh Tai Yến Nước Cốt Dừa Ngon Đơn Giản Tại Nhà

1. Công thức làm bánh tai yến với bột bánh bò đơn giản tại nhà

1.1. Nguyên liệu chuẩn bị

Bột bánh bò: 500 gram

Đường trắng: 250 gram

Sữa tươi: 300 ml

Trứng gà: 2 quả

Muối tinh

Dụng cụ làm bánh: tô, muỗng, màng bọc thực phẩm nilon, chảo sâu lòng

Dầu ăn

1.2. Cách làm bánh tai yến dai ngon bằng bột bánh bò

1.2.1. Cách trộn bột bánh bò làm vỏ bánh tai yến

Sử dụng 250 gram đường và 1/3 thìa muối vào phần nước cốt dừa đã chuẩn bị, đảo đều cho tới khi bếp sôi thì vặn nhỏ lửa. Chờ hỗn hợp nguội, bạn cho hỗn hợp vào tô bột bánh bò đã chuẩn bị, trộn đều cho tới khi chúng đặc mịn. Trong quá trình trộn, bạn có thể bổ sung thêm sữa tươi cho bột bánh đặc lại.

Cho thêm 2 quả trứng gà vào bát, thêm sữa tươi cho hỗn hợp bột bánh loãng ra. Sử dụng màng bọc thực phẩm đậy kín, ủ bột trong thời gian 1 giờ đồng hồ.

1.2.2. Cách chiên bánh tai yến

Sử dụng chảo lòng sâu, cho dầu ăn đong vào ly nhỏ.

Khi dầu ăn nóng bỏ nhanh bột vào giữa chảo qua ly nhỏ.

Lưu ý: Khi chiên bánh cần chiên lửa nhỏ tới khi bánh phồng giữa, phần rìa bánh giòn và có màu vàng nhự thì bỏ ra đĩa có đặt giấy thấm dầu.

2. Cách làm bánh tai yến màu xanh vị lá dứa từ bột mì

2.1. Nguyên liệu làm bánh tai yến lá dứa

2.2. Cách làm món bánh tai yến vị lá dứa bằng bột mì

2.2.1. Cách trộn bột mì làm bánh tai yến pha nước cốt lá dứa

Lá dứa đem rửa sạch, để ráo nước, cắt thành khúc nhỏ với độ dài khoảng 4 cm. Cho lá dứa vào máy xanh sinh tố cùng 40 ml sữa tươi có đường vào cùng rồi bấm nút xay cho nhuyễn. Dùng rây lọc phần nước lá dứa và bỏ phần xác lá dứa.

Sử dụng 40 gram đường, cho thêm muối cùng 1 quả trứng gà. Đánh thật nhuyễn trứng và đường tới khi hòa tan, đổ trứng và nước lá dứa vào tô đựng bột mì và khuấy đều.

Dùng màng bọc thực phẩm đậy kín miệng tô và để ủ trong 3 giờ đồng hồ.

2.2.2. Chiên bánh tai yến lá dứa

Cho dầu vào chảo sâu lòng, sử dụng ly nhỏ để đong bột vào giữa chảo cho bánh đều nhau.

Canh tới khi bánh vừa vàng thì thực hiện lật mặt bánh. Canh tới khi bánh chín 2 mặt, bạn thực hiện lấy bánh ra đĩa có lót thêm giấy thấm dầu. Bày bánh tai yến cùng rau sống cho đẹp mắt.

3. Cách làm bánh tai yến nước cốt dừa từ bột gạo nếp

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Bột gạo: 270 gram

Bột năng: 30 gram

Bột nếp: 30 gram

Nước lọc: 160 ml

Đường trắng: 150 gram

1 quả trứng gà, 1 thìa muối, 1 thìa vani

Nước cốt dừa: 225 gram

3.2. Cách làm bánh tai yến với nước cốt dừa béo ngon tại nhà

3.2.1. Cách trộn và ủ bột gạo nếp chế biến bánh tai yến

Bạn thực hiện đánh tan 1 quả trứng gà nhưng không đánh bông, cho 160 ml nước lọc vào khuấy đều. Cho 270 gram bột gạo, 30 gram bột nếp, 30 gram bột năng và 1 muỗng cà phê bột vani vào tô. Cho trứng gà đã lọc qua rây vào hỗn hợp bột trên, đảo đều.

Cho nồi nhỏ lên bếp cùng 150 gram đường, 1 muỗng cà phê muối và 225 gram nước cốt dừa khuấy đều. Cho nước cốt dừa vào bột bánh, bóp nhẹ cho bột tan từ từ không gây vón cục.

Sau khi trộn đều 10 phút, bạn cho nước cốt dừa còn lại vào bột và tiếp tục nhồi tới khi bột quyện lại với nhau. Sử dụng màng bọc thực phẩm ủ bột bánh trong thời gian từ 4 – 6 tiếng.

Nhồi bột bánh cho dẻo và có độ sệt để khi chiên, bánh sẽ dễ tạo hình rễ tre hơn.

3.2.2. Cách làm bánh tai yến nước cốt dừa chiên giòn

Đổ 50 ml bột vào 1 cái ly nhỏ giúp việc đổ bột bánh vào chảo được tiện hơn đồng thời bánh thành phẩm sẽ có kích cỡ bằng nhau.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun. Khi dầu nóng, hạ lửa xuống mức nhỏ và thực hiện đổ bột vào giữa chảo. Thực hiện chiên vàng một mặt bánh, sau đó lật mặt còn lại chiên tới khi vàng đều, phần bánh nổi cao lên là đạt.

Vớt bánh đã chiên ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu nhằm giảm lượng dầu trong bánh, ăn không gây ngấy.

4. Yêu cầu thành phẩm món bánh tai yến

4.1. Tiêu chí đánh giá bánh tai yến ngon đúng chuẩn

Bánh tai yến đạt chuẩn cần đảm bảo 2 mặt vàng đều, viền bánh giòn và uốn cúp vào trong nhưng không nhíu lại. Phần viền bánh giòn tai,phồng lên nhẹ, phần chính giữa nhân bánh mềm nhưng vẫn đảm bảo độ dai.

Để bánh có vành nhiều và nở to, bạn hãy cho nước vào bột nhưng đừng cho quá nhiều bởi chúng khiến bánh sẽ bị nhăn và không được đẹp.

Bánh khi ăn cần đảm bảo độ ngọt vừa phải. Chúng vừa cân bằng vị béo nước cốt dừa với, vị thơm lá dứa với vị béo ngậy của trứng. Không nên sử dụng nhiều đường sẽ khiến người ăn bị ngán khi thưởng thức.

Bánh sau khi chiên cần được đặt trên đĩa có giấy thấm dầu. Điều này giúp loại bỏ bớt lượng dầu thừa có thể gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

4.2. Bánh tai yến ăn kèm với món gì ngon nhất?

Do là món chiên dầu nên món bánh này ít được sử dụng trước hoặc sau các bữa ăn chính, nhất là buổi tối. Chúng được dùng như một bữa ăn nhẹ cho giữ buổi sáng hay tầm xế chiều. Món ăn này thích hợp làm món ăn vặt giúp giải tỏa cơn đói cho các thành viên. Bạn có thể ăn kèm món bánh này cùng một chút rau sống cho đỡ ngán.

Bánh tai yến ngon nhất khi thưởng thức nóng vì khi đó bánh đảm bảo độ giòn. Bánh sẽ dậy hương vị chuẩn nhất khi dùng kèm 1 tách trà nóng. Nhiều người yêu thích thưởng thức bánh khi nguội, bởi món tráng miệng này để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát.

Phạm Dịu tổng hợp

Phổ Tai Và Các Món Ăn Chế Biến Từ Phổ Tai

1/Công dụng của phổ tai

+ Giàu vitamin A, B1, B12, vitamin C và không có protein giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng các chất cacbonhydrat

+ Giúp thanh lọc cơ thể bằng cách loại trừ tác dụng axit của thức ăn hiện đại như thịt, sữa, đường và giúp tạo Kiềm trong máu.

+ Giúp ngăn ngừa và cải thiện các bệnh tật như là huyết áp cao, xơ cứng động mạch, dị ứng, phong thấp, viêm khớp, rối loạn thần kinh

+ Được sử dụng nhiều trong thực dưỡng Ohsawa, do nó hơi âm nên khi nấu canh thì nêm muối hoặc tương tamari.

+ Ở Nhật, Phổ tai thường được gọi là Kombu là thực phẩm hay dùng trong nhà bếp, nó giúp đen tóc, tăng tuổi thọ, thông minh.

+ Dùng để đắp mặt nạ giúp làn da trẻ trung, sáng đẹp

Các món ăn từ phổ tai cũng rất đa dạng. Phổ tai có thể dùng để nấu cơm gạo lứt cùng đậu đỏ, hạt sen. Nó giúp cho cơm nhanh nhừ và giàu khoáng chất hơn. Việc nấu canh từ phổ tai cũng rất phổ biến ở Việt Nam, thực dưỡng Bà Loan xin giới thiệu những món ăn sau từ phổ tai:

a) Nước canh phổ tai (rong dải)

Nguyên liệu: 1 miếng rong dải kích thước 7 x 15 cm, 4 bát nước lọc

+ Dùng khăn ẩm lau sạch hai mặt lá rong, rửa qua cho thật sạch, thả vào nước ngâm 2-3 giờ hoặc đêm nấu sôi 1 giờ.

+ Lọc qua cái rây lấy nước đem nấu canh hoặc hầm thức ăn; còn xác rong có thể xắt sợi dùng luôn với món đang nấu hoặc để riêng làm món ăn khác.

Nước canh có vị ngọn ngọt tương tự bột ngọt.

+ Canh phổ tai có thể nấu cùng bí đỏ và đỗ đỏ bằng cách là ninh nhừ phổ tai với đỗ đỏ, sau đó cho bí đỏ vào. Khi bí chín thêm gừng, và tương tamari cho vừa miệng. Món này rất tốt cho người bị bệnh thận và suy nhược cơ thể.

Nguyên liệu: 1 khúc rong dải dài độ 25 cm, nước lọc, tương tamari.

+ Rong dải vắt thành miếng nhỏ như bao diêm, ngâm nước, rửa sạch muối và cát sạn

+ Bỏ rong vào nồi, đổ nước ngập mặt, đun sôi bớt lửa, hầm 30-40 phút.

+ Lường một phần tương bằng phần nước còn lại trong nồi, vớt hạt tương ra nghiền nát rồi trộn lại với nước tương và chế vào nồi. Thêm nước cho ngập mặt rong nếu thiếu, nấu tiếp đến khi khô nước. Lại thêm tương và nước như lần trước và nấu cho khô 2 lần nữa. Nhắc xuống để nguội và chứa vào hũ kín.

Món này rất mặn, mỗi ngày mỗi người ăn tối đa 2 miếng với cơm, cháo hoặc thêm vào canh. Khi thấy trong người mệt mỏi, bỏ một miếng vào nước trà bancha uống nóng, uống rất tốt. Nó có tác dụng trung hòa chất chua (axit ) trong máu

Nguyên liệu: 1 miếng rong dải dài 14 cm, dầu ăn, muối hầm

+ Rong dải ngâm và rửa sạch muối, cát, sạn cắt thành từng dải hình chữ nhật dài 1 x 7 cm

+ Cột gút từng dải, hoặc xẻ một đường dọc giữa mỗi dải rồi lộn một đầu thành đường xẻ thành vòng xoắn.

+ Đổ dầu vào chảo, đun nóng rồi thả rong vào chiên phồng. Vớt rong ra để ráo dầu rồi rắc ít muối vào.

Dùng ăn với cơm, cháo (không dùng quá 5 dải mỗi ngày)

Nếu không thích chiên qua dầu, nướng phổ tai trên bếp rồi tán bột, rắc cơm ăn như muối mè. Thức ăn rất tuyệt vời cho người Thực dưỡng.

Nguyên liệu: rong dải, đầu xanh, đường thốt nốt hoặc đường phèn

+ Nấu chín đậu xanh với chút nước cốt đường phèn hoặc đường thốt nốt

+ Rong dải ngâm nước vài phút, rửa sạch cát sạn. Khi đậu chín thì cho vào nấu thêm 5-10 phút rồi tắt bếpMón chè này rất ngon, lạ miệng và thêm tác dụng nhuận tràng, giải độc, rất tốt cho sức khỏe.

Phổ Tai Là Gì? Các Món Ăn Được Chế Biến Từ Phổ Tai

Là một thực phẩm quen thuộc nhưng khá nhiều người không biết về phổ tai. Vì vậy, hôm nay Hướng Nghiệp Á Âu sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc phổ tai là gì. Đồng thời, theo dõi những thông tin mà chuyên mục Kiến Thức Ẩm Thực cung cấp bên dưới, bạn sẽ biết cách thực hiện những món ăn hấp dẫn được chế biến từ thực phẩm này!

Phổ tai là gì?

Phổ tai là tên gọi của một loại rong biển phơi khô, hay được ngâm nước cho mềm và chế biến nên nhiều món ngon khác nhau. Phổ tai có mùi biển đặc trưng, dù ở dạng sống ngâm, nấu chín hoặc trộn chung với các loại thực phẩm nào cũng không bị át mùi. Loại rong biển này có tính giòn, vị ngọt mát nhân nhẫn và có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn, chống ung thư, xơ cứng động mạch, áp huyết cao, dị ứng, phong thấp, viêm khớp, rối loạn thần kinh…

Các món ăn được chế biến từ phổ tai

Canh phổ tai

Chỉ với một miếng phổ tai, bạn có thể nấu được một nồi canh rất bổ dưỡng. Nếu thích, bạn cũng có thể cho thêm bí đỏ để tăng thêm hương vị. Canh phổ tai rất tốt cho người bị bệnh thận và suy nhược cơ thể.

Nguyên liệu làm món canh phổ tai

1 miếng phổ tai có kích thước 7 x 15cm

4 bát nước lọc

1 miếng bí đỏ nhỏ

Cách nấu món canh phổ tai

Bước 1: Lau sạch hai mặt phổ tai bằng khăn ẩm. Sau đó, rửa qua nước cho sạch rồi ngâm 2 – 3 giờ cho nở mềm.

Bước 2: Cho phổ tai vào nồi nước nhỏ rồi nấu sôi trong khoảng 1 giờ. Sau đó, lọc qua rây để lấy nước đem nấu canh.

Bước 3: Thái lát bí đỏ rồi cho vào nồi nước phổ tai, ninh trong chừng 30 phút rồi nêm nếm gia vị vừa miệng là bạn đã có nồi canh phổ tai ngon miệng.

Phổ tai xào tôm

Trong phổ tai chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Khi xào với tôm, sẽ tạo nên món ăn không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng.

Nguyên liệu làm món phổ tai xào tôm

50 gram phổ tai – 200 gram tôm

½ củ cà rốt

1 tép hành lá

2 thìa tỏi xay

Bột nêm, dầu hào, đường

Cách làm món phổ tai xào tôm

Bước 1: Mang 200 gram tôm tươi đi rửa sạch, bỏ đầu, lột vỏ, giữ lại đuôi.

Bước 2: Phổ tai ngâm nước chừng 2 – 3 giờ cho nở mềm rồi cắt miếng.

Bước 3: Gọt sạch vỏ cà rốt rồi cắt khoanh tròn. Hành lá rửa sạch rồi cắt khúc.

Bước 4: Làm nóng dầu rồi cho tỏi băm vào phi thơm. Sau đó, cho tôm cùng cà rốt, phổ tai vào xào chín.

Bước 5: Rưới dầu hào, rắc hành lá lên trên rồi nêm nếm cho vừa miệng và dọn món ăn ra dĩa.

Bạn có thể dùng món dưa chuột trộn phổ tai với cơm hoặc cũng có thể ăn vặt. Với vị chua chua, ngọt ngọt, món ăn đang được rất nhiều người yêu thích.

Nguyên liệu làm dưa chuột trộn phổ tai

100g phổ tai

2 quả dưa chuột

1 thìa súp hành tím thái lát

1 nắm rau húng lũi

1 bát lạc rang

1 quả chanh vắt nước cốt

1 thìa cà phê muối

1 thìa súp đường

Dầu ăn

Cách làm dưa chuột trộn phổ tai

Bước 1: Đem phổ tai ngâm nước chừng 2 – 3 tiếng rồi vớt ra rổ để ráo và thái thành khúc.

Bước 2: Dưa chuột rửa sạch, thái đôi theo chiều dọc, bỏ ruột, thái lát và đem ngâm với nước muối.

Bước 3: Húng lũi nhặt lá tươi, rửa sạch. Phi thơm hành tím rồi cho ra bát.

Bước 4: Cho muối, nước cốt chanh, đường vào chung một bát.

Bước 5: Cho dưa chuột, phổ tai, lạc rang giã nhỏ, hành phi vào chung một âu lớn rồi rưới hỗn hợp ở bước 5 lên trên rồi trộn đều.

Chè phổ tai không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Món ăn không chỉ giúp giải nhiệt hiệu quả vào mùa hè mà còn có tác dụng giải độc, tốt cho người nhuận tràng.

Nguyên liệu làm món chè đậu xanh phổ tai

100 gram phổ tai

500 gram đậu xanh

Đường phèn hoặc đường thốt nốt

Cách nấu chè đậu xanh phổ tai

Bước 1: Nấu chín đậu xanh với một chút đường thốt nốt hoặc đường phèn.

Bước 2: Phổ tai ngâm nước vài phút rồi mang rửa sạch.

Bước 3: Khi đậu xanh chín thì tiến hành cho phổ tai vào nấu cùng.

Bước 4: Khoảng chừng 5 – 10 phút sau thì bạn tắt bếp. Với món chè này các bạn có thể thêm một vài nguyên liệu khác để tăng thêm phần hấp dẫn.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí