Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Súp Mì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Súp Lươn Nghệ An Ăn Bánh Mì Ngon Mà Không Bị Tanh

1. Cách chế biến súp lươn bí đỏ cho bé

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Thịt lươn: 100 gram

Gạo tẻ: 50 gram

Gạo nếp: 50 gram

Bí đỏ: 50 gram

Gia vị nêm nếm thông thường

1.2. Cách nấu cháo súp lươn bí đỏ cho bé

1.2.1. Cách sơ chế thịt lươn không bị hôi tanh

Mẹ nên chọn những con lươn có màu vàng, phần đuôi dài. Cho chúng vào nồi to, thêm muối hoặc 1/2 bát giấm, đậy kín để lươn quẫy và ra hết nhớt.

Lươn sau khi rửa sạch, bạn cho chúng vào luộc chín, gỡ riêng phần thịt và xương. Thực hiện ninh xương hoặc xay nhỏ xương lươn làm nước dùng nấu súp.

Gạo đem vo sơ. Bí đỏ gọt bỏ vỏ, bỏ phần lõi, rửa sạch rồi cắt thành các miếng vừa ăn.

1.2.2. Cách nấu món súp cháo lươn với bí đỏ cho trẻ

Bắc nồi lên bếp, cho gạo nếp, gạo tẻ cùng bí đỏ ninh cùng nước lươn tới khi nhuyễn. Phi thơm hành cùng dầu ăn, cho phần thịt lươn vào xào săn và dậy hương thơm. Cho phần thịt lươn vào nồi súp nấu cùng.

Đun sôi và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Như vậy là bạn đã hoàn thành nồi súp kiểu cháo lươn hầm bí đỏ thơm ngon cho bé!

Múc chào ra bát, thêm chút hành là đã có thể cho bé yêu thưởng thức rồi. Món ăn đạt yêu cầu cần đảm bảo dậy hương thơm của bí, vị béo của lươn.

2. Cách nấu súp lươn Nghệ An

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Lươn đồng: 500 gram

Hành tăm: 50 gram

Nghệ tươi: 1 củ

Rau răm, hành tây: 1/2 củ, hành lá

Gia vị: ớt bột, sa tế, tiêu, bột canh, dầu điều, dầu ăn, muối, đường.

Xương ống lợn

2.2. Cách chế biến lươn nấu súp kiểu Nghệ An

2.2.1. Sơ chế lươn khử mùi tanh và ướp gia vị

Lươn bạn thực hiện xát muối cho bớt nhớt, rửa sạch lại nhiều lần.

Lọc xương lươn thành các khúc nhỏ vừa ăn.

Bạn sử dụng 1/2 bát con hành tăm đập dập. Phi lửa nhỏ hành tăm cùng 1/3 bát con dầu ăn tới khi vàng thơm. Lưu ý quan sát tránh làm hành phi bị cháy. Cho thêm 3 thìa bột ớt vào đun cùng.

Trộn đều các gia vị gồm: hành phi đã băm, 4 thìa bột canh, 2 thìa đường, 1 thìa bột ngọt, 2 thìa sa tế, 1 thìa hạt tiêu, 2 thìa màu điều. Ướp lươn với hỗn hợp trên trong thời gian từ 5-10 phút.

Lươn sau khi ướp, gia vị thường tan nhanh chóng. Bạn nên chia thành các túi nhỏ cấp đông sẽ bảo quản được lâu hơn.

2.2.2. Cách nấu nước dùng súp lươn kiểu Nghệ An từ xương heo

Xương ống bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, chần sơ với nước sôi. Cho 1 chút muối vào nồi xương ống, ninh với lửa vừa. Ninh trong khoảng 10 phút, bạn vớt hết xương ống ra ngoài.

Trong gia vị ướp đã có dầu, bạn lấy phần dầu này phi thơm hành tăm rồi cho lươn vào xào. Bạn cho toàn bộ phần thịt lươn vào nồi nước dùng đun sôi. Thêm gia vị cho phù hợp.

Bạn cho phần súp lươn ra bát, thêm ít tiêu, hành cùng rau răm thái nhỏ, hành tây thái mỏng.

3. Cách nấu súp lươn nấm thơm ngon bổ dưỡng

3.1. Nguyên liệu

1 lít nước lọc

400 gram xương heo (đã rửa sạch)

10 gram sả cắt khúc

1 củ hành tím bóc vỏ

1 miếng gừng cỡ ngón út gọt vỏ, thái lát mỏng

400 gram thịt lươn (đã sơ chế như các công thức hướng dẫn ở trên, cắt khúc dài khoảng 5 cm)

10 gram nấm đông cô, 10 gram nấm mộc nhĩ (ngâm nước muối 10 phút, rồi rửa sạch, cắt bỏ chân nấm)

50 gram giò lụa (Tham khảo cách làm giò lụa không dùng bột dai ngon tại nhà)

Gia vị nêm nếm thông thường: muối, tiêu xay, đường, hạt nêm,…

Dầu ăn

10 gram hành tím thái lát

50 gram hạt sen đã rửa sạch, luộc sơ

50 ml bột năng pha loãng với nước ấm (điều chỉnh độ đặc/ loãng tùy theo khẩu vị)

Lòng trắng 2 quả trứng gà

3.2. Cách nấu súp lươn với nấm đông cô mềm ngon

3.2.1. Luộc thịt lươn và ướp gia vị

Sau đó, cho thịt lươn vào nồi nấu chung. Lúc này, đậy nắp lại, luộc lươn 10 phút cho chín thì gắp ra. Đeo găng tay sạch lại, tách bỏ xương lươn, lấy thịt lươn xé sợi.

Cho thịt lươn xé sợi vào tô nhỏ. Sau đó, nêm 1/2 thìa cà phê muối ăn, 1/2 thìa cà phê tiêu đen xay, trộn đều. Ướp thịt lươn ít nhất 15 phút.

Tiếp tục đậy nắp nồi xương heo hầm, khi này, vặn lửa nhỏ, nấu thêm 15 – 20 phút nữa.

3.2.2. Cách nấu nước dùng súp lươn nấm bổ dưỡng

Thái lát giò lụa, rồi xắt sợi mỏng. Với nấm, bạn cũng thái lát mỏng hoặc cắt hạt lựu tùy theo sở thích.

Bắc chảo sạch lên bếp, đun nóng nửa muỗng canh dầu ăn với hành tím, phi cho vàng giòn thì trút 2 loại nấm vào chảo, xào đều. Khoảng 2 phút sau, cho thịt lươn đã tẩm ướp gia vị vào xào cùng. Khoảng 30 giây sau thì tắt bếp. Trút thịt lươn xào nấm vào nồi xương hầm, thêm hạt sen và giò lụa thái sợi vào, khuấy nhẹ.

Nấu nước dùng súp sôi, bạn cho bột năng pha loãng vào, khuấy đều để tạo độ đặc. Sau đó, từ từ cho lòng trắng trứng vào nồi súp lươn nấm đun cùng. Nêm nước dùng súp 1 thìa cà phê bột nêm, điều chỉnh gia vị vừa miệng, đợi súp sôi lần nữa thì tắt bếp.

Múc súp nấm lươn ra chén, rắc tiêu xay, ít hành ngò vào và thưởng thức.

4. Bí quyết sơ chế lươn nấu súp ngon và không bị tanh

4.1. Cách sơ chế lươn nấu súp ngon, không bị tanh nhớt

4.1.1. Xát lươn với muối

Bạn sử dụng túi nilon cho lươn và muối hạt vào rồi lắc mạnh. Chà muối lên mình lươn trong thời gian 2 phút. Nếu không sợ nhớt, bạn có thể dùng tay chà muối lên phần thân lươn trong khoảng 2 phút.

Sau đó, bạn rửa lại lươn với nước cốt chanh và rửa lại với nước thường.

Để lươn ráo nước hoặc dùng khăn sạch thấm khô.

4.1.2. Sử dụng nước cốt chanh hoặc nước vo gạo

Bạn sử dụng nước cốt chanh hoặc nước vo gạo để tuốt lươn. Khi thấy độ nhớt của lươn giảm, bạn thực hiện mổ bụng, loại bỏ phần nội tạng lươn đồng thời rửa lại sạch với nước muối.

Lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng giấm để loại bỏ nhớt tanh của lươn. Chúng khiến lươn bị mất vị đặc trưng. Bạn nên sử dụng nồi có nắp, thêm nước ấm và lươn trong 10 phút. Lươn giãy một hồi có thể làm giảm bớt độ nhớt trên cơ thể.

4.1.3. Chà lươn với tro bếp

Bạn sử dụng tro bếp chà lên mình lươn.

Sau đó, dùng tay vuốt mình lươn cho sạch nhớt nhiều lần.

Cuối cùng, bạn rửa lại lươn thật sạch với nước.

4.1.4. Cho lươn vào ngăn đá tủ lạnh

Cho lươn vào 1 túi sạch và cho vào ngăn đá tủ lạnh trong 2 giờ.

Sau khi lấy ra, bạn ngâm chúng với nước lạnh, sau đó sử dụng giẻ lưới vuốt nhớt trên thân lươn.

4.2. Những điều cần lưu ý khi chế biến lươn

Lươn nấu súp nên lựa chọn lươn đồng với phần lưng hơi đen, bụng vàng. Lươn nuôi thường có chất lượng thịt không ngon bằng lươn đồng.

Nên sử dụng lươi tươi, còn sống vì lươn đã chết thường chứa các chất gây hại cho hệ tiêu hóa của người dùng. Trường hợp không dùng da lươn cho bé, bạn sử dụng nước sôi rưới lên phần da, chà sát nhẹ để chúng bong ra.

Phần bụng lươn nhiều xương nhỏ, do đó khi chế biến cho bé bạn cần lọc xương kỹ lưỡng. Khi nấu súp cho bé ăn dặm, bạn có thể bỏ qua bước xào sơ mà cho thịt lươn vào ninh nhừ.

Để tăng hương vị cũng như nâng cao dinh dưỡng cho món ăn, bạn có thể kết hợp nấu súp lươn cùng các loại rau khác. Một số loại rau bạn có thể lựa chọn là: cải xanh, ngò rí, hành lá, rau ngót, mồng tơi,…

Phạm Dịu

Mẹ 9X Chia Sẻ Cách Nấu 13 Món Súp, Miến, Mì, Con Ăn Thun Thút

Khi Shin 7 tháng, tôi cho con ăn BLW, 9 tháng con đã ăn được cháo đặc nguyên hạt, 10 tháng con ăn thô cực tốt, đến giờ con 20 tháng, tôi chẳng phải lo nghĩ chuyện ăn uống của con nữa. Tôi chỉ việc tìm món ngon đủ chất và nấu cho con ăn. Con thương mẹ vất vả nên ít khi từ chối món mẹ nấu.

Thường trong bữa ăn của trẻ các mẹ hay đặt tinh bột lên hàng đầu. Nhưng khẩu vị của trẻ cũng như người lớn, ăn mãi cơm, cháo cũng dễ bị chán, nên bé cũng cần được thay đổi phong phú thực đơn 1 bữa ăn. Vì thế, ngoài cơm và cháo, mẹ có thể nấu bún, mì, miến, súp cho bé lạ miệng và hợp tác tốt hơn. Và chị Lê Phương Anh – một người mẹ còn rất trẻ (sinh năm 1997) ở Gia Lâm cũng vậy, để con không chê món mẹ nấu, chị cũng đã thường xuyên thay đổi thực đơn cho con mỗi ngày.

Chị chia sẻ: “Từ lúc con được 5 tháng rưỡi, tôi cho con tập ăn dặm và từ đó đến nay tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi các công thức mới, những món ăn bổ dưỡng để đổi bữa cho con. Trộm vía con trai Hoàng Minh Đăng (bé Shin) của tôi rất hào hứng với mỗi món mẹ làm”.

Từ lúc Shin 5 tháng rưỡi, chị bắt đầu cho con ăn hoa quả nghiền vào lúc 10h30 sáng để tạo thói quen ăn uống cho con sau này. Cứ như vậy, chị cho Shin ăn hoa quả nghiền nửa tháng sau đó mới chuyển sang cháo rây với tỉ lệ 1:10 cho con làm quen. Chị kể lại: “Lúc này tôi bị mọi người phản đối vì cho con ăn cháo trắng không đạm, không gia vị, nhạt nhẽo nhưng với kiến thức tôi đã tìm hiểu được, tôi tin mình đang làm những điều tốt nhất cho con. Và tôi quyết tâm nuôi con theo ý mình”.

Sau khoảng 20 ngày làm quen với cháo rây, rau củ, chị Phương Anh đã bắt đầu cho con tập ăn chất đạm. Tất cả những thực phẩm chị định chế biến món ăn cho Shin đều phải đảm bảo độ tươi ngon, được mua ở những cửa hàng uy tín. Có như thế chị mới yên tâm được.

Chị Phương Anh luôn tìm hiểu những kiến thức mới nhất, hay nhất và có lợi cho sự phát triển của con nhất để áp dụng cho con. Qua tìm hiểu chị biết đến ăn dặm theo BLW – phương pháp ăn dặm Bé tự chỉ huy. Đây là một phương pháp còn khá mới mẻ nhưng đem lại khá nhiều lợi ích cho sự phát triển của con. Bé tập ăn theo phương pháp này là bé hoàn toàn tự chịu trách nhiệm với đồ ăn của mình, được rèn luyện và phát triển kỹ năng rất tốt.

Chị kể: ” Khi Shin 7 tháng, tôi cho con ăn BLW, 9 tháng con đã ăn được cháo đặc nguyên hạt, 10 tháng con ăn thô cực tốt, đến giờ con 20 tháng, tôi chẳng phải lo nghĩ chuyện ăn uống của con nữa. Tôi chỉ việc tìm món ngon đủ chất và nấu cho con ăn. Con thương mẹ vất vả nên ít khi từ chối món mẹ nấu“.

1. Mì mug nấu thịt gà rau củ

– Mì mug luộc và rửa 2-3 lần cho bớt mặn. – Cà rốt, đậu Hà Lan hấp/luộc chín xào qua, nêm chút gia vị của bé. – Cho hỗn hợp vừa xào vào nồi mì nấu 5-7p là chín.

2. Miến nấu gà ác rau củ nấm hương

– 1 gói miến ngũ vị nhật bản cho bé – Nấm hương ngâm nở thái nhỏ – Gà ác lầm sạch luộc qua gỡ thịt – Cho gà với nấm hương xào qua với dầu hướng dương (dầu hoa trà), nêm chút gia vị của bé. – Cho hỗn hợp vừa xào vào nồi nước miến. – Nấu 10p cho sợi miến mềm, cắt nhỏ theo khả năng bé ăn. – Thái chút rau thơm vào cho hấp dẫn.

3. Soup mì somen gà nấu kỉ tử

– Mì somen luộc chín – Nấm ngâm nở thái nhỏ – Gà luộc chín xé nhỏ – Cho nấm với gà vào xào với hơ Ghee hoặc dầu gạo Nhật – Rồi cho tất cả vào nồi nấu với nước 10-15p. – Sau đó cho kỉ tử vào, rồi cho 2-3 thìa bột năng vào. Sệt sệt thì tắt bếp

4. Mì củ dền nấu mọc tôm

– 1 nắm mì rau củ – Mọc tự làm: Thịt băm nhỏ, trộn xíu bột năng và gia vị của bé rồi bỏ vào ngăn đá 1 tiếng. Sau đó bỏ ra cho xíu nước lạnh vào xay nhuyễn mịn, cho ít nước để tránh nhão quá. Nặn từng viên tròn rồi thả vào nồi nước sôi, mọc nổi lên là đã chín. – Tôm luộc chín, bóc vỏ. – Cắt quả cà chua vào nồi nước cho màu đỏ đẹp. – Cuối cùng thả nắm mì vào luộc 7-10p là chín, nêm xíu gia vị, múc ra bát, cắt nhỏ và thưởng thức.

5. Mì cải bó xôi ghẹ

– Mì rau củ hữu cơ – Ghẹ hấp chín, gỡ thịt – Rau làm sạch, băm nhỏ vừa ăn – Cho mì vào nấu rồi cho ghẹ với rau vào, nêm xíu gia vị, múc ra bát cho bé thưởng thức.

6. Mì tôm hải sản

– Mì tôm hữu cơ luộc qua, vớt ra – Tôm, mực, ngao hấp chín – Xào qua đạm cho thơm – Xào cà chua cho vào nước dùng, thả mì vào nấu sôi, thả đạm vào nêm tí gia vị của bé – Múc ra bát, cắt sợi mì phù hợp với bé, rắc hành mùi vào và thưởng thức.

7. Soup gà nấm kỷ tử

– Nấm hương ngâm nước cho nở, thái nhỏ vừa ăn. – Thịt gà+1 bắp ngô cho vào luộc chín (sở dĩ cho ngô thì nước soup sẽ ngọt hơn còn không có cũng được). Thịt chín vớt ra, xé nhỏ, rồi cho vào cối nghiền qua cho thịt tơi mềm. Nước để làm nước dùng. – Cho chút dầu vào nồi, phi hành hơm xào qua thịt gà và nấm rồi đổ nước dùng vừa nấu vào, cho thêm 2gr kỷ tử vào. Đậy vung đun sôi, sau đó hoà tan 2 thìa cafe bột năng vào khuấy đều và đậy vung đun thêm 1-2p nữa (có thể thay bằng bột sắn dây). Sau đó lấy 1/2 lòng đỏ trứng gà đổ từ từ vào nồi soup và khuấy đều. – Mùi tàu, mùi ta rửa sạch thái nhỏ cho vào nồi soup, bắc xuống, múc ra bát và cho bé thưởng thức khi còn ấm.

8. Mì tôm rau cải tôm, thịt bò

– Mì hữu cơ cho bé luộc – Thịt bò băm nhỏ, tôm luộc qua bóc vỏ. – Rau cải thái nhỏ – Cho thịt bò vs tôm vào xào qua rồi nêm chút gia vị của bé – Đổ hỗn hợp vừa xào vào nồi mì, sôi thì cho rau cải vào, nấu 5-7p tắt bếp là xong.

9. Súp gà nấm ngô nếp

Nguyên liệu – Bắp nếp: nửa bắp – Ức gà/Đùi gà: 1 miếng nhỏ – Cà rốt: nửa củ – 1 lòng đỏ trứng gà – Nấm hương: 2-3 tai – Hành, mùi

Cách làm – Bắp nếp luộc chín, vớt ra cho thịt gà đã rửa sạch vào luộc chín, để nguội tách vỏ bắp, gà xé nhỏ (bé nhỏ thì giã hoặc băm), nước luộc giữ lại. – Cà rốt làm sạch, thái hạt lựu – Thịt gà có thể xào qua với dầu hạt cải, cho thêm tí nêm tảo hoặc nêm của bé ăn hàng ngày. – Nấm hương ngâm nở, cắt chân thái nhỏ xíu – Đổ bắp nếp và cà rốt vào nước luộc ninh mềm, cho gà với nấm vào. – Cho lòng đỏ trứng vào khuấy nhẹ đều để không bị vón cục, lúc này súp chuyển sang màu vàng rất thơm và đẹp mắt. – Hòa 2 thìa bột ngô hoặc bột năng vào tạo độ sánh – Ninh 1 lúc cho súp sánh lại rồi tắt bếp.

10. Miến xào cua

– Miến miso trần qua, để ráo – Ghẹ hấp với sả, gỡ thịt – Nấm mỡ ngâm sạch, thái đôi – Cho ghẹ với nấm vào xào thơm với bơ Ghee – Cà rốt thái sợi, cho vào xào chung với ghẹ và nấm, cho miến vào xào nhanh 2-3p. Nêm xíu gia vị của bé – Múc ra đĩa, cắt nhỏ cho bé thưởng thức.

11. Bún riêu cua

Cách làm – Bún sạch luộc chín, vớt ngâm vào tô nước lạnh. – Cua đồng rửa sạch, bóc mai. Cho cua đã bóc vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước bỏ bã. Gạch cua lấy ra để riêng. – Cà chua lột vỏ bỏ hạt. Phi hành thơm với 1 chút dầu gạo rồi cho cà chua vào đảo chín. – Nước cua đã lọc nêm 1 chút gia vị rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa không là sẽ bị trào. Khi thịt cua chín nổi lên trên, đổ phần cà chua đã xào chín vào, cho bún gạo đã luộc vào, thả thịt bò vào nêm vừa ăn. Đun thêm vài giây rồi múc mì ra bát. – Phần gạch cua, phi hành thơm vớt chút dầu hạt cải, cho gạch cua vào đảo chín rồi cho lên trên bát mì vừa múc ra. Thêm hành mùi theo sở thích của bé.

12. Mì chùm ngây gà nấm

– 1 nắm mì rau củ – Gà hầm chín, nấm ngâm sạch cho vào hầm cùng gà. – Sau khi thấy gà với nấm đã mềm, cho mì vào luộc 5-7p, nêm xíu ra vị rồi múc ra bát cho bé thưởng thức.

13. Mì hữu cơ củ dền nấu đùi gà

– 1 nắm mì củ dền – Đùi gà hầm nhừ, nấm hương ngâm nở, cà rốt thái miếng/sợi. – Cho cà rốt với nấm hương xào thơm với bơ Ghee rồi chút vào hầm cùng gà. – Khi thấy đùi chín mềm, luộc mì trực tiếp vào nước hầm gà, luộc 7-10p là sợi mì mềm. – Múc mì ra bát, cắt nhỏ và thưởng thức

Cách Nấu Chè Khoai Mì

Khoai mì vốn xưa giờ được xem là món chống đối và trở thành người bạn gắn bó với bà con nông dân từ cái thời gian khó ngày xưa, để rồi bây giờ nó đi vào nếp sống nhà quê một phần bởi sự thân quen khó bỏ, và hơn hết nhờ vào vị ngon của những món ăn từ củ khoai mì nhà nghèo này: tô canh khoai mì, nêm lá gừng ăn vừa thơm vừa bùi dữ lắm; rồi còn khoai mì hấp nước cốt dừa; hay bánh tằm mì; bánh phồng khoai mì; bánh khoai mì nướng; rồi khoai mì còn được đem đi nấu thành món chè khoai mì ngũ sắc nữa chứ. Ôi thôi là đủ thứ món, mà món nào cũng ngon và khiến người ta phải lưu luyến.

Chuẩn bị cho nồi chè khoai

Khoai mì đào lên thì phải khéo léo lột vỏ ngoài đi, để lộ ra cái màu khoai trắng tươi, nhưng nhớ chú ý khoai phải được ngâm nước một đêm, rồi rửa sạch, thì mới đem nấu chè được.

Chè khoai mì để nấu thì kể ra thì cũng tốn công dữ lắm chứ hổng chơi đâu. Trước khi bắt tay vô nấu chúng ta phải đi kiếm màu sắc cho món ăn quê hương nữa chứ:

Đó là trái gấc nở gai, dậy màu cam sáng rỡ;

Là bụi lá dứa mọc tươi tốt ở góc sân, đem đâm ra, vắt lấy nước màu xanh mát mắt;

Hay mớ lá cẩm hái lẹ ở ngoài vườn, đem nấu trên bếp một hồi, sẽ động lại cái màu tím thương thương nhớ nhớ;

Rồi cái màu trắng nguyên sơ của khoai mì

Và màu vàng cam của đường cát hay đường thốt nốt thắng sôi

Chè khoai vo viên

Xong xuôi thì ra vườn kiếm trái dừa khô, đem nạo rồi vắt nước cốt dừa để riêng, vắt nước dão để riêng. Củ khoai đem rửa sạch lại phải hì hụi ngồi mài ra cho nhuyễn, hoặc mài thành sợi nhỏ nhỏ. Sau đó lại vắt phần khoai này cho thiệt hết nước, thêm một chút bột năng vừa đủ, đem nhồi cho đều, cho kĩ. Lấy xác khoai đã ráo, đem chia phần, trộn chung nước màu đã nấu sẵn, thì sẽ tới phần mà tụi con gái thích nhất đây, đó là vo từng viên khoai mì cho tròn, cho đẹp, rồi xếp vô mâm.

Cách nấu chè khoai mì dẻo thơm

Kế đó mới đem vô xửng mà hấp chính, cho viên khoai định dạng thì lại đem ra, lúc này từng viên khoai chính đều trông bóng lên và dậy màu sắc rất là rực rỡ và bắt mắt luôn đó.

Khoai hấp gần xong thì ở bếp bên kia, mẹ đã bắt nồi dão cốt dừa lên rồi, quấn thêm nắm lá dứa cho thơm, thêm chút đường cho ngọt lịm nữa, đợi sôi, mới nhẹ nhàng thả từng viên khoai mì đã hấp chính vô nấu chung, khi nồi nước sôi lên, từng viên khoai mì nổi bồng bềnh trong nồi nước, thì mới cho nước cốt dừa vô sau cùng, sôi lại là tắt bếp.

Nấu chè khoai mì dẻo thơm

Múc chè ra chén, và rắt thêm nhúm mè rang vàng nữa là hoàn thành món chè vừa ngon, lại vừa đẹp rồi.

Chè khoai mì ngũ sắc

Chè khoai mì ngũ sắc đúng với cái tên của nó, khi dọn ra chén nhỏ những viên chè có đủ 5 màu tươi mát cùng sát cánh bên nhau rạng rỡ khoe mình. Thêm vô đó là màu nước chè nấu bằng nước cốt dừa trắng tươi, điểm mấy hạt mè rang và hơn hết là một mùi thơm đặc biệt, đó là mùi thơm từ củ khoai mì của đồng ruộng quê hương, lại thêm mùi nước cốt dừa béo béo nữa.

Chè khoai mì ngũ sắc

Chè nấu xong là mẹ sẽ múc ra chén, dọn lên mâm, cúng ông bà về hưởng chút vị ngọt quê hương và chứng cho lòng thành kính của con cháu. Xong xuôi thì mới dọn ra để mọi người cùng thưởng thức.

Chè khoai mì dẻo thơm

Chè vừa thơm, vừa ngọt, vừa béo, lại dẻo dẻo, dai dai, cắn viên nào là thấy ngon lành viên đó liền. Ngoài ra nó còn mang một hương vị ngon khác nữa, đó là cái hương vị của sự gắn kết, chia sẽ trong gia đình. Tía thì lụi hụi đi nhổ khoai, đi thọc dừa khô, má thì lui cui nào dừa và khoai mì, nấu nướng, còn tụi nhỏ thì đi hái lá cẩm, rồi vo viên chè cho đều, đẹp. Vậy đó, nồi chè nhỏ nhỏ, nhưng cả nhà cùng góp công, nên cũng đỡ phần cực nhọc. Mà hình như cũng nhờ vậy khi ăn chè cảm thấy ngon hơn rất nhiều so với đi mua ngoài hàng, ngoài chợ.

Chè củ sắn (chè khoai mì)

Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy người nông dân mình sao mà nhiều tài hoa quá đi hà, từ mấy thứ trái, thứ củ quanh nhà vậy chứ mà làm nên biết bao nhiêu món chè ngon ngọt. Giống như cái củ khoai mì bình dân hết mức vậy đó nha, mà làm nên món chè khoai mì ngũ sắc với màu sắc thật là đẹp đẽ, cái hương vị ngon ngọt, rồi vừa béo, vừa dẻo nữa.

Cách Nấu Súp Kem Bí Đỏ

Nguyên liệu nấu súp kem bí đỏ

Bí đỏ: 800 gram

Kem tươi: 900 ml

Xương gà: 600 gram

Hành tây: 1 củ

Lá nguyệt quế, rượu vang trắng

Gia vị: Muối, bơ

Cách nấu súp bí đỏ

Bí đỏ đem gọt vỏ, bỏ phần ruột, rửa sạch và thái thành các miếng nhỏ vừa ăn.

Hành tây bạn đem rửa sạch, bóc vỏ và thái hạt lựu.

Xương gà khi mua về nhớ rửa sạch lại với nước, chần qua nước sôi để loại bỏ cặn bẩn.

Bước chế biến

Xương gà bạn cho vào nồi nước ninh nhừ trong khoảng 4 – 5 tiếng để lấy phần nước dùng.

Cho chảo lên bếp nóng, tiếp tục cho 1 thìa ăn bơ vào đun nóng để bơ tan chảy.

Bạn cho hành tây vào xào chín, thêm 2 thìa cà phê rượu vang và lá nguyệt quế.

Cho tiếp bí đỏ vào đảo đều tay đến khi bí đỏ chín mềm thì bạn đổ phần nước dùng từ xương gà đã ninh trước đó. Trong quá trình nước sôi, bạn lưu ý gạt bớt phần bọt để nước dùng được trong hơn. Khi nước sôi, bạn nêm thêm muối và hạt nêm cho vừa miệng, mở lửa vừa đến khi bí đỏ chín nhừ thì tắt bếp.

Sau khi hỗn hợp thật nguội, hãy vớt lá nguyệt quế ra rồi đổ hỗn hợp thu được vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Cho tiếp hỗn hợp vừa xay vào nồi, bật bếp vừa đủ để chúng sôi thì cho phần kem tươi vào khuấy đều đến khi sôi thêm lần nữa thì tắt bếp. Bạn chú ý nhớ khuấy đều tay để món ăn không bị vón cục.

Súp ăn nóng là ngon nhất, hoặc bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn đá tủ lạnh và rã đông, đun nóng lại khi cần dùng.

Súp bí đỏ kem tươi ăn kèm cùng bánh mì nướng bơ rỏi rất ngon.

Thêm thịt bò băm nhuyễn vào chế biến cùng để tăng thêm độ dinh dưỡng.

Ngoài kem tươi, bạn có thể thử cách nấu súp bí đỏ phô mai cũng rất hợp và cho ra hương vị tương tự. Súp kem bí đỏ béo ngậy, có màu vàng đẹp mắt nên rất dễ thưởng thức. Sẽ thật tuyệt vời khi bạn có thể chế biến món súp hấp dẫn này để bồi bổ sức khỏe cho người già hoặc trẻ em biếng ăn trong gia đình. Đồng thời, súp bí đỏ giảm cân cũng giúp bạn lấy lại vóc dáng chuẩn cho mình đấy.