Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Súp Lươn Hà Nội Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Lươn Om Chuối Đậu Đúng Chất Hà Nội

Nguyên liệu nấu lươn om chuối đậu

3 quả chuối chát

500gr lươn

3 nhánh tỏi

100gr lá lốt

10gr hành khô

2 bìa đậu phụ

Mắm tôm, mẻ

1 nắm rau răm

Riềng, nghệ: 1 củ

Gia vị: Nước mắm, mì chính, hạt nêm, bột đao, muối, tiêu, giấm

1 cây hành hoa

Cách nấu lươn om chuối đậu

Lươn nên mua lươn đồng không quá to béo, bụng vàng lưng đen ăn thịt sẽ săn chắc thơm ngon hơn lươn nuôi.

Lươn đem rửa sạch. Khử mùi tanh bằng cách rửa bằng nước chanh và nước vo gạo. Xát muối lên khắp con lươn cho sạch nhớt, tiếp theo làm sạch ruột lươn rồi bỏ ra thớt xắt khúc vừa ăn, rửa sạch.

Chuối chát tước vỏ rửa sạch rồi cắt làm tư. Sau đó ngâm với nước dấm pha loãng để sạch bớt nhựa chuối, để khoảng 20 phút thì vớt ra, để ráo nước.

Củ riềng và nghệ đem cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi giã cho nát. Sau đó trộn riềng, nghệ giã nát với 2 muỗng mẻ, nửa muỗng mắm tôm và một ít nước. Tiếp theo cho hỗn hợp này qua ray để lọc lấy nước bỏ xác đi.

Lấy phần nước này đem ướp lươn cắt khúc, trộn đều ướp trong 30 phút cho ngấm

Đậu phụ xắt miếng vừa ăn, đem chiên vàng trong chảo dầu rồi vớt ra, bỏ dĩa. Cho tiếp chuối chát sau khi ngâm vào dầu chiên vàng rồi vớt ra.

Rau răm, lá lốt đem rửa sạch, để ráo

Tỏi, hành khô bóc vỏ, băm nhỏ để đó

Bắc một cái chảo lên bếp, chảo nóng cho dầu vào phi thơm tỏi, hành khô. Tiếp theo cho phần lươn ướp vào chảo, đảo đều. Để lửa vừa, đảo khéo tay tránh làm da lươn bị trầy mất ngon.

Xào đến khi lươn hơi xăn lại thì cho tiếp chuối chát và đậu phụ. Nêm nếm gia vị mắm, đường, bột ngọt, muối, tiêu cho vừa ăn, thêm một tí nước vào đảo đều, để lửa riu riu.

Xào đến khi nước keo sệt lại, nêm thử vừa ăn chưa, cho thêm hành lá, rau ngò rồi tắt bếp.

Món lươn om chuối đậu đã hoàn tất, thơm nức mũi. Ăn với cơm nóng thật ngon hết sảy. Cách nấu lươn om ai cũng có thể thực hiện được. Gia đình quây quần bên mâm cơm chiều với món lươn om chuối đậu gợi nhớ những ký ức đẹp của một miền quê thanh bình.

Chúc các bạn thành công với công thức cách nấu lươn om chuối đậu.

Để món lươn om chuối đậu thơm ngon hấp dẫn. Khâu chọn lươn rất quan trọng. Bạn nên chọn lươn đồng, phần da dưới bụng lươn có màu vàng. Như vậy thịt lươn sẽ chắc và ngon, ăn vào thấy béo hơn so với lươn nuôi, toàn thân có màu đen.

Chọn lươn, bạn không cần phải chọn con to mới ngon. Chỉ cần chọn còn nào to vừa vừa là được.

Nếu bạn tự mua lươn tươi về nhà. Đầu tiên bạn tuốt sạch nhớt trên lươn bằng nước cốt chanh hay nước vo gạo hoặc tro bếp đều được. Tuyệt đối không nên sử dụng giấm để tẩy nhớt lươn. Như vậy sẽ làm mất mùi vị đặc trưng riêng của lươn. Thông thường mình dùng nước cốt chanh thấy rất hiệu quả. Chỉ cần chà sát nước cốt chanh lên lươn rồi xả nước nhiều lần là thấy lươn đã bớt nhớt hơn.

Sau khi đã tẩy sạch nhớt trên lươn, khi làm thịt lươn, bạn không nên dùng dao mổ bụng lươn ngay để moi nội tạng như cách làm cá thông thường. Như vậy, lươn sẽ có mùi tanh ngay. Bạn có thể làm thịt lươn theo 2 cách đơn giản như sau:

Cách làm lươn sống: Đối với lươn còn sống, bạn dùng dao bén, cắt thành 2 đường ở phần phía dưới 2 bên đầu lươn. Rồi dùng dao lạng thẳng một đường theo đường xương lươn.

Cách làm lươn chín: Đầu tiên, bạn làm chín lươn rồi vớt ra ngoài dùng đũa kẹp chặt từ cổ lươn và kéo mạnh dứt khoát thẳng xuống theo đường xương lươn. Thịt lươn sẽ nhanh chóng tách ra rất dễ dàng.

Cách Nấu Phở Bò Hà Nội

Cách nấu phở bò của các nghệ nhân chế tác phở gia truyền miền bắc với công thức được truyền thừa qua bao đời, tương truyền phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, sau đó được dân gian truyền ra khắp cả nước, một số người lại khẳng định phở xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội được vua Lê Thánh Tông nếm thử sau đó khen ngon, rồi từ đó món phở được dân gian truyền khắp nơi. Nào, hay cũng theo chân chúng tôi để học cách nấu phở bò ngon gia truyền.

– 0.5kg đuôi bò

– 0.5kg sườn bò

– 0.5kg bắp bò

– nửa củ hành tây to

– 6 củ hành khô

– 6 rễ cây mùi1 thảo quả

– 2 miếng quế

– Hành, mùi thái nhỏ

– Tương ớt, chanh

Chuẩn bị sườn

– Chặt nhỏ miếng đuôi và sườn. Giữ nguyên miếng Thịt bắp bò. Muối pha loãng (mặn vừa như nấu canh là được),đuôi bò – sườn bò và thịt bò cần ngâm trong khoảng 2h.

Chuẩn bị nguyên liệu khác

– Hành tây, hành khô , gừng, mía để nguyên vỏ, nướng chín thơm. Nướng trực tiếp trên bếp điện, để lửa vừa để các thứ hành gừng có thể chín bên trong mà bên vỏ ngoài không bị cháy quá mức. Sau khi nướng xong thì cạo sạch vỏ gừng và hành. Rửa lại tất cả cho sạch. Hành tây có thể bổ đôi hoặc bổ tư. Gừng đập dập hoặc thái lát.

– Rễ mùi rửa sạch.

– Hoa hồi, quế, thảo quả, hạt mùi cho lên chảo rang ở lửa vừa đến khi dậy mùi thơm. *Lưu ý: không rang ở lửa quá to hoặc quá kĩ vì các loại gia vị có thể bị cháy. Cho tất cả vào túi vải, buộc chặt miệng.

– Đổ hết nước ngâm, rửa lại đuôi bò, sườn bò và thịt bò bắp. Cho tất cả vào nồi, đổ nước lạnh ngập thịt rồi vặn lửa to đun sôi. Đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ đun thêm khoảng 1-2 phút rồi bỏ nước luộc này đi, rửa lại cho thật sạch vụn thịt và bọt bẩn. Nếu thịt bẩn thì có thể lặp lại bước luộc rửa này 1 lần nữa. Các bạn đừng lo sẽ làm mất chất ngọt của thịt vì thật ra chất ngọt sẽ tiết ra từ xương trong quá trình hầm, việc bỏ nước luộc này đi chỉ giúp nước dùng trong và ngon hơn thôi, nếu có mất ít chất ngọt cũng không đáng kể. Luộc với nước sôi thêm 1-2 lần cho thật sạch.

– Cho đuôi bò, sườn bò và thịt vào nồi, đổ thêm 4-5 bát to nước lạnh. Vặn lửa to, đợi nước sôi thì hớt bọt (nếu có). Cho các thứ gia vị đã chuẩn bị vào nồi, gồm: Hành tây, hành hương, gừng, mía, rễ mùi, túi đựng hoa hồi, thảo quả, quế, hạt mùi. Nêm bột canh, bột gia vị hoặc muối. Không nên dùng nước mắm vì có thể làm nước phở bị chua.

– Trong quá trình đun có thể cần hớt bọt cho nước trong. Nếu cảm thấy thiếu nước thì thêm nước sôi

– Sau khi đuôi và sườn bò đã mềm nhừ thì nêm lại gia vị, bột canh hoặc muối cho vừa ăn. Có thể nêm hơi nhạt một chút để khi ăn cho thêm nước mắm. Nước dùng đạt sẽ có màu vàng nhẹ, trong và hơi sánh mỡ, có vị ngọt tự nhiên từ xương và mía, hương vị đậm đà.

– Chuẩn bị bánh phở và các loại rau thơm ăn kèm

– Trước khi ăn nên trần lại bát ăn phở và bánh phở qua nước sôi. Hai thứ này nóng sẽ giúp bát phở ngon hơn. Sắp bánh phở vào bát, sắp thịt, các loại rau thơm lên trên. Đun nước dùng cho thật sôi rồi chan vào bát. Dùng nóng với chanh tươi và (tương) ớt.

Có thể sử dụng loại nồi nấu phở chuyên dụng

Thông thường một dây chuyền nấu phở đầy đủ bạn cần 3 chiếc nồi: nồi hầm xương, nồi nấu nước dùng và nồi trụng bánh phở. Ba chiếc nồi này có cấu tạo khá giống nhau chỉ khác biệt về mặt thể tích nồi, vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể đặt với kích thước phù hợp để tránh lãng phí.

Cả ba chiếc nồi nấu phở do Viễn Đông sản xuất đều được làm từ chất liệu inox 304 bền đẹp, có khả năng chống han gỉ tốt và chịu được các lực có tải trọng lớn mà ít bị bóp méo.

: thường là nồi có dung tích lớn nhất, nồi được trang bị thêm một giá để xương giúp cho xương không bị rơi ra bên ngoài gây bén cháy thanh nhiệt.

: có dung tích bằng khoảng 75 – 80% nồi hầm xương. Với nồi này bạn chỉ cần xả nước xương vừa hầm xong với nước tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3 và bật điện cho nồi sôi là đã có một nồi nước lèo ngon như ý.

: đây là nồi có dung tích nhỏ nhất, thường chỉ ở khoảng 25L. Nồi có thể dùng để trụng bánh phở, nhúng thịt bò, chúng tôi nhiên đối với những quán bún phở có quy mô vừa và nhỏ bạn có thể mua một ống trụng tròn gắn kèm vào nồi nấu nước lèo thay vì mua cả chiếc nồi trụng để tiếp kiện chi phí hơn.

Học Nấu Phở Gà Hà Nội

Mô tả

Mô tả sản phẩm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gà ta: 1 con

Xương heo hoặc xương gà: 1kg

Chọn gà mái tơ khoảng 1,2kg – 1,5 kg.

Nếu nếu tại nhà bạn có thể thay bằng ức gà hoặc đùi gà đều được.

Bánh phở: đủ ăn

Gừng: 1 củ

Hành tây: 1 củ

Hoa hồi: 2 hoa

Quế: 1 thanh

Hành khô: 4-5 củ

Hạt mùi: 2 – 3 thìa cà phê

Nước mắm, bột canh, bột ngọt, đường

Hành lá, lá chanh, rau mùi

Chanh, tiêu, ớt

Cách làm phở gà Hà Nội ngon:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gà bạn tự làm tại nhà hoặc mua sẵn bên ngoài. Rửa sạch.

Hành lá cắt riêng phần hành trắng, chẻ nhỏ. Phần xanh thái nhỏ.

Đem 1 phần rau mùi thái nhỏ, 1 phần để nguyên cây.

Lá chanh thái sợ nhỏ.

Bước 2: Làm nước dùng phở gà

Cho gà vào nồi nước lạnh luộc chín, trong quá trình luộc bạn cho chút bột canh vào nồi để thịt gà sau khi luộc ngọt, đậm đà hơn. Gà chín thì bạn vớt ra, đợi nguội.

Tiếp tục cho xương vào hầm với nước dùng gà.

Lưu ý: Muốn nước trong thì bạn phải đun nhỏ lửa, mở hé vung và tránh bị sấp nước và sủi bọt.

Tiếp theo, phần gừng, hành khô đem rửa sạch và nướng qua lửa cho thơm. Củ hành tây bổ dọc thành 6 phần. Rang hạt mùi cho thơm. Tất cả các gia vị trên, cả quế và hoa hồi cho vào một miếng vải sạch bọc lại để cho vào nồi nước dùng.

Nồi nước dùng tiếp tục đun, khi sôi thì để lửa nhỏ liu riu.

Thịt gà đợi nguội bạn đem xé nhỏ để riêng, phần xương + đầu + cổ và chân cho vào nước dùng ninh tiếp.

Bước 3: Nêm nếm nước dùng

Nước dùng ninh khoảng 1 tiếng để xương tiết ra nước dùng ngọt thanh, lúc này bạn có thể nêm nếm lại gia vị mắm muối, bột ngọt sao cho vừa miệng.

Phần bánh phở bạn trần lại qua nước sôi bằng vá, vẩy cho ráo nước rồi cho vào tô. Xếp thêm thịt gà xé, rắc hành mùi và chan nước dùng vào. Rắc thêm lá chanh lên cho thơm.

Như vậy là món phở gà Hà Nội đã hoàn thành, khi ăn bạn cho thêm chanh, ớt, tiêu theo khẩu vị và thưởng thức.

Để có được một sản phẩm ngon thì nước dùng là khâu quan trọng nhất. Nước dùng đạt chuẩn là phải trong, ngọt thanh và đậm đà hương vị. Gà dùng với phở phải là gà ta, dai và chắc thịt. Bánh phở mềm nhưng không nát. Đầy đủ gia vị – không thiếu cũng không thừa. Có như vậy mới tạo nên một tổng thể hài hoà nhất của một bát phở gà Hà Nội.

Việc nấu phở gà sao cho chuẩn như ngoài hàng là điều khá khó khăn, không phải ai cũng có thể nấu được. Bởi vì hiện nay các quán phở ngon đúng chuẩn đều truyền công thức trong gia đình, không phải ai cũng học được. Do đó, nếu bạn muốn học 100% bí quyết nấu phở đúng chuẩn thì hãy tham gia một khóa học nấu món phở tại Bếp Gia Đình Hướng Nghiệp Á Âu.

Tham gia lớp học nấu món phở gà Hà Nội, bạn sẽ được chia sẻ công thức và toàn bộ bí quyết nấu phở truyền thống ngon. Từ chọn nguyên liệu, sơ chế, cách nấu nước dùng cho đến nêm nếm gia vị để sao cho hợp cả người miền Bắc và miền Nam. Hay nếu bạn muốn học để mở quán kinh doanh thì những bí quyết tính toán chi phí và kinh nghiệm từ giảng viên sẽ giúp bạn nấu thành công.

Hãy để lại thông tin theo form bên dưới để được chúng tôi tư vấn chi tiết về khoá học!

Cách Nấu Phở Bò Hà Nội Ngon

Hứa với mọi người từ lâu về cách nấu phở bò mà đến hôm nay mới viết hehe… Lười một phần nhưng cứ nghĩ nấu phở thì chắc đã có nhiều bài, nhiều blog nói về – một trong những món ăn được ưa thích nhất mà. Nhưng mà tớ vẫn tin mỗi người có cách nấu phở riêng. Ví như ở bài Phở gà hồi xưa ở Sing tớ nấu bằng ngũ vị hương là một ví dụ. Khi không có nguyên liệu đầy đủ thì ngũ vị hương là cách thay thế tuyệt vời nhất đối với gia vị nấu phở.

Mình xin nói một chút về gia vị nấu phở. Hồi nhỏ mỗi lần mẹ nấu phở, mùi làm tớ nhớ nhất không phải là gói gia vị gồm các hương liệu mẹ mua mà lại là mùi hành tím và gừng nướng. Chỉ cần ngửi thấy mùi này là tớ nhớ ngay tới phở. Mùi hành gừng nướng cứ ngát lên từ lúc mẹ nướng cho tới lúc cho vào nồi ninh nước dùng luôn ^^ … Ở chỗ tớ thì nếu mua hành khô (shallot) khá là đắt, chợ Việt mua thì rẻ nhưng lại chẳng thường xuyên đi vì thế giờ tớ thay thế một nửa là hành tím, và một nửa là hành tây. Ngoài ra, về gói gia vị phở khi mua sẵn, thông thường sẽ gồm: hồi (hay còn gọi là đại hồi – star anise), hột mùi hay hột ngò (coriander), quế (cinnamon), đinh hương (clove) và thảo quả (black cardamom). Nếu chỗ ai không mua được gói gia vị nấu phở sẵn thì có thể mua riêng 5 loại gia vị này và pha chế theo cách của mình để nấu phở đấy 😉

1. Nguyên liệu: cho khoảng 7 – 8 bát phở

Xương bò: 3 khúc (nếu không mua được xương bò cả nhà có thể thay bằng xương lợn nhưng nấu bằng xương bò thì sẽ thơm hơn và có nước dùng béo từ xương bò rất tuyệt vời ^^)

Thịt bò: khoảng 400 – 500 grams (tùy thuộc vào sở thích ăn nhiều thịt hay ít thịt nữa 😀 … Về loại thịt bò tớ hay mua thì thật ra cứ loại nào đang sales là tớ mua vì thịt bò ở Mĩ rất mềm. Tớ hay mua loại Beef round rump roast boneless. Thường nếu mua cả tảng thịt bò về tự thái thì sẽ ngon và theo đúng sở thích của mình)

Nửa gói gia vị nấu phở loại 85 grams (3 oz).

Hành khô: 4 – 5 củ nhỏ (hoặc 2 củ siêu to ở chợ Mĩ)

1 củ gừng to

1 gói phở khô 1lb (ở bên Mĩ có nhiều loại phở khô với các kích cỡ khác nhau, tớ thích nhất loại size S)

Hành, mùi tươi

2. Cách làm:

Đầu tiên là xử lý xương bò. Rửa sạch xương bò rồi cho vào nồi nước, bỏ khoảng 1 teaspoon muối vào đun sôi rồi đun liu riu ở lửa nhỏ khoảng 5 phút. Nhìn hình cả nhà sẽ thấy bọt xương sẽ lên như vậy. Sau đó rửa sạch xương bằng nước sạch rồi cho vào nồi áp suất hoặc nồi thường ninh (cho một chút muối vào ninh cùng). Nồi áp suất thì chỉ cần ninh khoảng 20 phút rồi tắt bếp để tự xì hơi (trong lúc tự xì hơi thì xương vẫn được ninh đấy). Còn nếu nồi thường ninh khoảng 35 – 40 phút.

Trong lúc ninh xương thì chuẩn bị các gia vị khác:

Đầu tiên là cắt hành khô, và hành tây ra thành miếng dày chứng 0.75 cm và thái miếng gừng như trong hình.

Cho lên bếp nướng. Tớ thích nướng trực tiếp trên bếp như thế này hơn là nướng bằng lò vì mùi sẽ thơm hơn. Sau đó rửa sạch bụi than dính trên hành và gừng rồi để vào một bát.

Trong lúc ninh nồi nước dùng thì chuẩn bị thịt bò.

Sau đó chuẩn bị một nồi nước đun sôi khoảng 90% (tức là lúc thấy nước bắt đầu sủi gần sôi thật) thì cho thịt bò vào chần. Thịt bò ở Mĩ (hay hồi ở Sing cũng thế) cực kì nhanh chín và dễ bị quá lửa. Chần thịt bò chỉ cần hồng hồng là được (thậm chí còn thấy nước đỏ của thịt bò cũng không sao) vì lát nữa lúc chan phở nước dùng nóng thì thịt bò cũng sẽ chín thêm nữa. Chần thịt bò 2,3 lượt là phải thay nước vì nước sẽ đục sau mỗi lần chần thịt. Như hình dưới mà tiếp tục chần vào nồi nước này thì miếng thịt bò sẽ vô tình làm cho nước phở không được trong khi ta mời “khách” đấy.

Chúc cả nhà ngon miệng với bát phở bò do chính tay mình nấu ra <3