Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Súp Hỗn Hợp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Thực Hành: Trộn Hỗn Hợp Nộm Rau Muống ( Tt )

– H/s hiểu: nguyên tắc chế biến món ăn trộn hỗn hợp.

– H/s biết: được cách làm món nộm rau muống.

– H/s thực hiện được: Nắm vững quy trình thực hiện món này.

– H/s thực hiện thnh thạo: Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kiến thức tương tự

– Thoí quen: HS có ý thức lựa chọn và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu hợp lí và bảo quản chất dinh dưỡng khi sơ chế. Biết sử dụng nước sạch để chuẩn bị và chế biến món ăn. Biết cách sử dụng găng tay khi cắt thái nguyên liệu ăn sống và giữ được vệ sinh nơi chế biến. Đồng thời biết phân loại rác thải và đổ rác đúng nơi quy định.

– Tính cach: Nghim tc trong học tập v cơng việc.

Tuần: 26 – Tiết: 50 Ngày dạy: THỰC HÀNH: TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG ( TT ) 1-MỤC TIÊU : 1.1 Kiến thức : – H/s hiểu: nguyên tắc chế biến mĩn ăn trộn hỗn hợp. – H/s biết: được cách làm món nộm rau muống. 1.2 Kỹ năng : – H/s thực hiện được: Nắm vững quy trình thực hiện món này. – H/s thực hiện thành thạo: Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kiến thức tương tự 1.3 Thái độ : – Thoí quen: HS có ý thức lựa chọn và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu hợp lí và bảo quản chất dinh dưỡng khi sơ chế. Biết sử dụng nước sạch để chuẩn bị và chế biến món ăn. Biết cách sử dụng găng tay khi cắt thái nguyên liệu ăn sống và giữ được vệ sinh nơi chế biến. Đồng thời biết phân loại rác thải và đổ rác đúng nơi quy định. – Tính cach: Nghiêm túc trong học tập và cơng việc. 2- NỘI DUNG HỌC TẬP: Thực hành: trộn hỗn hợp rau muống. 3- CHUẨN BỊ : 3.1 GV: 3.2 HS: 1 Kg rau muống, 5 củ hành khô, tỏi, ớt, nước mắm, rau thơm, giấm, đường, 1 trái chanh, 50 g đậu phộng giã nhỏ. 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1 Ơn định tổ chức và kiểm diện: 6a1 6a2 6a4 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 4.3 Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC Giới thiệu bài học mới: * GV nêu nội quy an toàn lao động. -Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian. * Hoạt động 1: Tìm hiểu cách trộn nộm (15′) MT: KT: HS nắm được các yêu cầu kỹ thuật trong phương pháp trộn nộm rau muống, biết giữ gìn vệ sinh môi trường trong và sau khi chế biến. KN: H/s biet van dung kien thuc da hoc vao thuc hanh. GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu. -Vớt rau muống vẩy ráo nước. -Vớt hành để ráo. -Trộn đều rau muống và hành cho vào dĩa, sau đó rưới đều nước trộn nộm. HS tiến hành làm như ở tiết học trước * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày (20′) MT: KT: Phát huy được tính sáng tạo của HS trong cách trình bày trang trí trên món ăn. KN: HS biết cách thực hiện có khoa học và vệ sinh an toàn thực phẩm. Rắc rau thơm lên và lạc trên dĩa nộm, cắm ớt, tỉa hoa trên cùng, khi ăn trộn đều. Chú ý : Có thể thay nguyên liệu chính để tạo nên món nộm khác nhưng cùng thể loại chế biến. HS thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV nhận xét các sản phẩm của từng nhóm và bình điểm cho các nhóm. * Trộn nộm : SGK/ Tr 67 * Giai đoạn 3 : HS trình bày trực tiếp trên sản phẩm. HS thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên. 4.4 Tổng kết: -Giáo viên cho HS trình bày các dĩa thức ăn lên bàn. -Gọi một số HS nhận xét. -GV nhận xét các tổ thực hành và cho điểm. -GV nhận xét lớp học trong tiết thực hành. -Cho HS làm vệ sinh nơi thực hành. 4.5 Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này: Về nhà xem lại bài, nên tập làm ở nhà 1 vài lần cho gia đình thưởng thức. * Đối với bài học tiết tiếp theo: Kiểm tra 1 tiết. Chuẩn bị : -Chuẩn bị ôn tập từ bài “Cơ sở của ăn uống hợp lý đến bài các phương pháp chế biến thực phẩm”. 5 PHỤ LỤC : SGK cơng nghệ 6 SGV cơng nghệ 6

Cách Chế Biến Và Sử Dụng Thức Ăn Hỗn Hợp Cho Bò Sữa

– Khắc phục sự mất cân đối trong các loại thức ăn hỗn hợp khác.

– Tận dụng được nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp như cỏ khô, cỏ ủ, ngũ cốc, bột sò, bột lông vũ, các loại muối khoáng…, đặc biệt là phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm.

– Thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng.

– Thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa cao do đã được chế biến.

– Kiểm soát được hiệu quả sử dụng thức ăn. Dễ dàng phát hiện những vấn đề do khẩu phần thức ăn gây ra nhờ theo dõi biến động sữa hàng ngày. Từ đó, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp nhu cầu, giúp bò kéo dài độ bền cho sữa, khai thác được nhiều kỳ sữa.

– Thức ăn TMR thích hợp với nhiều quy mô chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi tập trung. Giảm lao động thủ công, tăng năng suất lao động do tăng cơ giới hóa.

– Phải sử dụng một số máy móc tiêu tốn năng lượng.

– Loại bò cá biệt (năng suất rất cao, gày yếu, bệnh nặng, …) không được quan tâm đầy đủ.

– TMR sản xuất và sử dụng trong ngày nên khó bảo quản.

Căn cứ theo sản lượng sữa hàng ngày để phân loại nhóm bò nhằm xây dựng khẩu phần hợp lý. Thường có 3 nhóm chính:

– Nhóm đang vắt sữa: Gồm nhóm có sản lượng sữa/ngày cao hơn bình quân toàn đàn và nhóm có sản lượng sữa/ngày thấp hơn bình quân toàn đàn.

Thiết kế chuồng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp lý với điều kiện chăn nuôi thực tế. Đặc biệt chú ý thiết kế đường nội bộ để dễ di chyển ghép bò vào từng nhóm.

Luôn có nguồn nguyên liệu đồng bộ, ổn định, hạn chế sự thay đổi thành phần nguyên liệu.

Để sử dụng tối đa hiệu quả thức ăn TMR, đàn bò nên có quy mô từ 1.000 con trở lên. Nếu quy mô nhỏ (dưới 50 con), TMR sẽ kém hiệu quả do lượng thức ăn cho từng nhóm bò quá nhỏ, đẩy chi phí đầu tư cao, chăn nuôi không có lãi.

Lao động trong chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò sữa có sử dụng thức ăn TMR nói riêng đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, quản lý khá. Khả năng sử dụng vi tính, các hệ thống phần mềm quản lý giống, thức ăn, tính toán lập khẩu phần,… đều phải khá và đồng đều.

– Phân loại thức ăn tinh, thô, bổ sung.

– Sơ chế các loại thức ăn thô.

– Xây dựng khẩu phần cho từng nhóm bò.

– Dùng máy rải thức ăn cho từng nhóm bò.

So với phương thức chăn nuôi bò cho ăn riêng lẻ thường mất cân đối khoáng và vitamin thì thức ăn TMR khắc phục được tất cả các nhược điểm trên. Đặc biệt, với những loại thức ăn TMR có sử dụng hệ đệm khoáng premix giàu Ca, P, Na, K thì hiệu quả rất rõ rệt qua khả năng tăng sản lượng sữa/chu kỳ.

Tổng Hợp Cách Nấu Súp Đơn Giản Cho Bé

Dầu ô liu hoặc dầu hạt cải, tỏi khô băm nhỏ, hành tây băm nhỏ, cải xoăn, nước dùng, đậu trắng hoặc đậu hải quân (Navy bean), cà chua thái nhỏ, muối, tiêu, rau mùi tây thái nhỏ.

Cách chế biến:

Đun nóng dầu, cho tỏi, hành tay vào phi mềm, thêm cải xoăn, xào đến khi cải tái, cho nước dùng, đậu, muối, tiêu, nấu đến khi mềm, xay nhuyễn, cho ra bát, rắc mùi tây lên.

Đậu Hà Lan hạt (Chọn loại đậu đóng hộp đã được làm chín để chế biến cho nhanh), kem tươi, muối, tiêu, nước cốt chanh, nước lọc.

Cách chế biến:

Cho tất cả các nguyên liệu: Kem tươi, đậu, chút muối, tiêu, nước cốt chanh và nước vào xay nhuyễn.

Đậu ngự, nước dùng gà, cải bắp thái nhỏ, hành tây thái nhỏ, thì là, rau kinh giới thái nhỏ.

Cách chế biến:

Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, nấu nhừ, xay nhuyễn.

Súp đậu ngự, thịt lợn vai

Nguyên liệu:

Đậu ngự (Có thể thay thế bằng đậu Hà Lan), thịt vai, cà rốt, khoai tây xắt vuông cờ, hành tây xắt khoanh, lá nguyệt quế (lá bay), chút xíu lá thyme (cỏ xạ hương) (có thể thay thế hành lá nếu không mua được 2 lá này), tiêu, muối, bột nêm, hành khô, tỏi khô băm nhỏ, dầu ô liu, bột tỏi.

Cách chế biến:

Đun nóng dầu, phi chút tỏi, cho thịt vào xào săn lại. Cho cà rốt, khoai tây, lá nguyệt quế, lá thyme vào đảo đều, thêm nước, đun lửa vừa đến sôi cho đậu Lima vào, nấu tiếp khoảng 5-10 phút. Cho tiếp hành tây xắt khoanh vào

nồi. Nấu thêm 5 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Nước dùng gà hoặc nước thường, hạt nêm gà, hành tây thái mỏng, thịt xông khói thái mỏng, đậu cô ve làm sạch, khoai tây cắt miếng, rau mùi (mùi tây) thái nhỏ, muối, bột tỏi, tiêu, bơ, bột năng (bột mì), sữa.

Cách chế biến:

Cho hành, thịt xông khói, đậu, khoai tây, rau mùi tây, nước dùng và gia vị vào nồi nấu cho đến khi mềm nhừ. Bắc chảo lên bếp, đun tan bơ, cho bột mì vào quấy sền sệt, đổ vào nồi súp và đảo đều tay, cuối cùng giảm nhỏ lửa, cho thêm sữa, quấy một lần nữa là được.

Súp đậu cô ve, khoai tây

Nguyên liệu:

Đậu cô ve, hành tây, khoai tây, cà rốt, nước dùng, dầu ăn, muối, tiêu, bột năng (bột mì) giấm.

Cách chế biến: Cho hành, đậu, khoai tây và cà rốt đã chuẩn bị vào nấu. Trong khi đó, cho dầu vào chảo, thêm bột, quấy đến khi bột sệt sệt, đổ vào nồi đậu đã mềm, nêm gia vị muối, tiêu và chút giấm.

Súp đậu đen

Nguyên liệu:

Đậu đen, dầu ô liu, hành tây thái nhỏ, tỏi đập giập, nước dùng gà hoặc nước thường, thì là thái nhỏ, muối, tiêu.

Cách chế biến:

Ngâm đậu đen vào nước, qua đêm và loại bỏ hạt xấu. Đun nóng dầu, phi hành, cho đậu và tất cả các nguyên liệu vào nấu đến khi đậu mềm, xay nhuyễn rồi đổ lại nồi đun nóng.

Súp đậu Hà Lan, thịt xông khói

Nguyên liệu:

Thịt xông khói, dầu thực vật, hành tây, cà rốt, cần tây, tỏi khô băm nhỏ, muối, tiêu, hành lá thái nhỏ, nước dùng gà, đậu Hà Lan, lá bay (lá nguyệt quế nếu có).

Cách chế biến:

Thịt xông khói bỏ bì, mỡ, thái miếng. Đun nóng dầu, phi hành, cho cà rốt, cần tây, tỏi, lá nguyệt quế, muối, tiêu, thịt xông khói vào xào mềm chừng 5 phút. Thêm nước dùng, đậu vào đun đến khi đậu mềm, cho tất cả vào máy xay nhuyễn. Khi ăn, rắc hành lá lên trên.

Dầu ô liu, hành tây băm nhỏ, tỏi khô băm nhỏ, khoai tây thái miếng, sốt cà chua, muối, nước dùng, đậu Hà Lan, trứng gà.

Cách chế biến:

Đun nóng dầu, phi thơm hành, tỏi đã băm nhỏ, cho khoai tây và muối vào xào mềm, cho sốt cà chua và nước rồi nấu đến khi khoai nhừ, thêm tiêu, đậu nấu chừng 30 phút. Đập trứng ra bát, quấy đều, đổ lên trên mặt nôi súp đang sôi, đậy vung nồi, nấu đến khi trứng chín là được.

Giá đỗ, nấm đông cô, hành hoa, bột súp gà, muối, tiêu, xì dầu, nước dùng.

Cách chế biến:

Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước. Nấm đông cô ngâm vào nước nóng cho nở mềm, cắt bỏ gốc, thái chỉ. Hành hoa thái nhỏ. Cho bột súp gà vào nấu với 500ml nước (có thể hầm nước gà nếu không thích ăn bột súp gà chế biến sẵn), nêm muối, tiêu và xì dầu cho vừa miệng, cho giá đỗ và nấm đã sơ chế vào, nấu khoảng 4 phút là được. Múc súp ra bát, rắc hành hoa lên trên.

Tổng Hợp 11 Món Súp Ngon, Dễ Nấu Cho Bé

Cách làm: Bông cải xanh hấp thủy cho tới khi chín nhuyễn, bí đỏ trộn dầu olive cho vào nấu hoặc hấp tới chín. Sau đó, cho hỗn hợp bông cải, bí vào xay thật nhuyễn.

Tùy độ tuổi của bé mà mẹ nêm gia vị cho phù hợp rồi đổ ra bát nhỏ cho trẻ thưởng thức.

2. Súp khoai lang – món súp ngon cho bé dễ ăn và mẹ dễ nấu

Súp khoai lang

Chuẩn bị: 2 củ khoai lang, 1 củ hành tây, nước dùng gà, gia vị phù hợp độ tuổi trẻ.

Cách làm: Mẹ sơ chế hành tây cắt miếng mỏng theo chiều dọc. Khoai lang gọt vỏ và thái miếng nhỏ. Sau đó khử dầu cho hành tây vào xào chín. Sau khi thấy hành tây chín thì cho khoai lang vào xào tiếp. Mẹ cho 4 chén nước dùng gà vào hỗn hợp khoai, hành tây rồi đun tới khi hỗn hợp sôi thì để nhỏ lửa. Cứ đun như vậy khoảng 30 phút với lửa liu riu, thấy khoai chín mềm thì nêm gia vị phù hợp với độ tuổi của trẻ, tắt bếp.

Mẹ lấy hỗn hợp đã chín cho vào máy sinh tố xay nhuyễn và đổ ra bát nhỏ cho trẻ thưởng thức.

3. Súp thịt bò cà chua

Súp bò cà chua

Chuẩn bị: Thịt bò 100g, 2 quả cà chua, sữa tươi 50ml, tỏi, bơ, bột mì.

Cách làm: Cà chua bỏ vỏ, hạt, băm nhuyễn. Tỏi đập dập phi thơm với bơ, sau đó cho thịt bò đã xay nhuyễn vào xào chín. Tiếp đó, cho cà chua vào xào và cho sữa tươi vào đun sôi. Sau khi sữa sôi, đổ hỗn hợp vào máy và xay nhuyễn.

Mẹ tiếp tục cho lại hỗn hợp đã xay lên bếp, pha với một ít bột mì cho súp sánh và đặc. Nêm gia vị phù hợp độ tuổi của bé và cho bé thưởng thức.

4. Súp nấm, gà

Súp nấm

Chuẩn bị: Nước dùng gà, cà chua 2 quả, 1 ít hành tây, một tai mộc nhĩ, nấm trắng, bột sắn, 1 quả trứng, dầu vừng.

Cách làm: Cà chua bỏ vỏ, hạt, thái hạt lựu. Hành, mộc nhĩ, nấm trắng sơ chế và thái nhỏ. Sau đó khử dầu phi hành, cho cà chua xào chín, nêm chút nước và nấu thành nước sốt sánh mịn. Tiếp tục đổ nấm, mộc nhĩ vào đun sôi. Mẹ lấy một ít bột sắn hòa với nước lạnh và đổ từ từ vào nồi sup tới khi nồi sôi. Dùng thìa khuấy đều để nồi súp sánh. Sau đó, mẹ lại từ từ cho trứng cùng 2 thìa dầu vừng vào. Đảo đều tay cho nồi súp sánh mịn, nêm gia vị phù hợp độ tuổi trẻ, tắt bếp.

5. Súp gà thập cẩm

Súp gà thập cẩm

Chuẩn bị: 1 con gà ác nhỏ, 1 củ cà rốt, một ít nấm đông cô, 1 lòng trắng trứng, 2 thìa cà phê bột bắp.

Cách làm: Gà làm sạch, cho vào luộc đến khi chín thì vớt ra để nguội. Dùng tay xé nhỏ thịt gà. Nấm đông cô, cà rốt sơ chế, cắt thành khúc nhỏ hoặc hạt lựu. Cho cà rốt và nấm vào nước luộc gà nấu cho tới khi mềm thì thôi. Tiếp tục cho thịt gà đã xé vào nồi súp nấu nhừ. Sau đó, đổ bột bắp (đã hòa tan với nước lạnh) và lòng trắng trứng đánh tan vào nồi súp. Đảo đều tới khi nồi súp sánh mịn. Đợi nồi súp sôi lại thì nêm gia vị phù hợp độ tuổi của trẻ và tắt bếp.

6. Súp măng tây

Súp măng tây

Chuẩn bị: 1 con cua, 300g măng tây, 1 lòng trắng trứng gà, 1 thìa bột năng.

Cách làm: Cua sơ chế, luộc chín sau đó lấy thịt, gạch cua. Măng tây cắt bỏ phần già, tước phần sơ cứng, rửa sạch, thái chéo mỏng. Phi thơm hành và cho cua vào đảo đều, đổ nước ít nước sạch vào, nêm gia vị và đun sôi. Tiếp tục cho măng tây vào đun sôi trong 3 phút. Mẹ lấy nước lạnh hòa với bột năng, lòng trắng trứng đánh tan. Từ từ đổ hai hỗn hợp này vào nồi súp, đảo đều tới khi sánh mịn. Nêm gia vị phù hợp độ tuổi của trẻ, tắt bếp.

7. Súp nui gà xé

Súp nui gà

Chuẩn bị: 1 bát nui khô, gà luộc xé sẵn, 1 củ cà rốt, 1 củ hành tây, 1 bát đậu Hà Lan, nước luộc gà.

Cách làm: Cà rốt, hành tây làm sạch, thái hạt lựu. Nui làm sạch, đun sôi với nước lọc tới khi mềm, vớt ra để ráo nước. Phi thơm hành, cho cà rốt, hành tây vào đảo đều, nêm gia vị. Tiếp tục cho nước dùng gà vào đun sôi tới khi cà rốt, hành tây mềm. Cho thêm thịt gà đã xé nhỏ vào đun. Khi hỗn hợp trong nồi súp đều mềm, chín thì cho đậu Hà Lan, nui vào đun trong 5 phút. Nêm nếm gia vị phù hợp độ tuổi của trẻ, tắt bếp.

8. Súp tôm cua

Súp tôm cua

Chuẩn bị: 1 lít nước dùng từ xương lợn, 1 bát tôm bóc nõn, 1 bát thịt cua, thịt gà xé nhỏ, ngô hạt, đậu Hà Lan, 2 quả trứng, 6 thìa canh bột đao.

Cách làm: Đun sôi nước dùng, cho lần lượt, tôm cua, thịt gà, ngô, đậu Hà Lan vào nấu chín. Sau đó mẹ nêm gia vị phù hợp độ tuổi trẻ. Khi thấy hỗn hợp đã chín mềm thì hòa bột đao với ít nước lạnh, đổ từ từ vào, dùng thìa đảo đều tới khi nồi súp sánh mịn. Tiếp tục đánh tan 2 trái trứng, cho vào nồi súp và đảo đều. Để nồi súp sôi trở lại thì tắt bếp.

9. Súp củ cải, nấm, đậu

Chuẩn bị: Củ cải 250g, 15g nấm, đậu Hà Lan, nước dùng gà.

Cách làm: Củ cải, nấm sơ chế, xắt nhỏ thành sợi và để ráo nước. Đậu rửa sạch. Cho nước dùng gà lên bếp đun sôi, sau đó cho củ cải, nấm, đậu vào nấu tới chín. Nêm gia vị phù hợp độ tuổi của trẻ rồi tắt bếp.

10. Súp gà ngô

Súp ngô

Chuẩn bị: Lườn gà cả da 50g, ngô ngọt 30g, nấm hương 1 cái, mộc nhĩ 1 cái, trứng cút 1 quả, bột sắn.

Cách làm: Nấm sơ chế, thái chỉ để ráo. Cho thịt gà vào luộc chín, giữ lại phần nước dùng. Khi gà nguội thì mẹ xé nhỏ gà thành từng sợi. Phi thơm hành, cho thịt gà vào đảo đều cùng nấm. Nêm gia vị vừa miệng. Tiếp tục cho nước gà luộc vào đun sôi, sau đó cho ngô vào ninh tới khi chín mềm. Khi thấy nồi súp chín thì hòa bột sắn với ít nước lạnh đổ từ từ vào nồi súp, đảo đều tay cho sánh mịn. Trứng cút đánh tan, đổ và nồi súp. Chờ nồi súp sôi trở lại, nêm gia vị phù hợp độ tuổi trẻ, tắt bếp.

11. Súp cà rốt, nước cốt dừa

Súp nước cốt dừa

Chuẩn bị: 3 củ cà rốt, 100 ml nước cốt dừa, 1 quả cam.

Cách làm: Cà rốt cạo vỏ, nạo nhỏ thành sợ. Cam ép lấy nước. Mẹ cho nước cam và cà rốt, nước cốt dừa vào nồi, thêm chút nước ấm ngập nguyên liệu và đun sôi. Đun trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ, nêm gia vị phù hợp độ tuổi trẻ và đảo đều, tắt bếp.

Yeutre.vn (Tổng hợp)