Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Súp Dinh Dưỡng Cho Trẻ Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Cháo Dinh Dưỡng Cho Trẻ

Cháo tôm – cải thảo – dừa xiêm ngon cho bé Nguyên liệu:

– Tôm: 3 con

– Dừa xiêm: 1 trái

– Cải thảo: 1 lá

– Gạo tẻ: 1 nhúm

– Gạo nếp: 1 nhúm

– Hành lá và hành tím

Cách thực hiện:

– Tôm cho vào luộc với nước dừa. Sau đó cho nước luộc tôm vào nồi nước lạnh nấu cháo.

– Tôm lột vỏ lấy thịt rồi đem giã nhỏ

– Cho tôm vào xào với hành tím phi thơm, cho cải thảo bằm nhuyễn và xào chung.

– Cho cháo vào nấu chung, nêm gia vị vừa ăn. Đừng nấu quá lâu, cải sẽ mất vitamin và bị nồng.

– Tắt lửa, thêm dầu ăn vào. Dầu ăn rất tốt cho việc hấp thu và hòa tan các vitamin và dưỡng chất có trong thực phẩm.

Lưu ý: Tôm chứa rất nhiều canxi và nước dừa có nhiều khoáng chất giúp dậy mùi thơm của tôm. Món cháo này thích hợp trong việc dùng cho bé đang nóng, rôm sảy, thích hợp với các bé vừa khỏi bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì dừa bù nước rất tốt.

Cháo hàu hạt sen cho bé Nguyên liệu:

– Gạo: 30g

– Hàu: 50g

– Hạt sen: 20g

– Nấm rơm: 30g

– Gia vị: đường, muối, nước mắm và 10g dầu ăn

Cách thực hiện:

– Gạo vo sạch, cho vào 2 chén nước

– Tách hạt sen, bỏ tim

– Cho hạt sen vào cùng nồi cháo

– Nấm rơm bỏ gốc, ngâm vào bột năng cho trắng và ngon, cắt hạt lựu

– Hàu bằm nhỏ

– Đầu hành lá phi chung với 10g dầu ăn cho thơm, cho hào vào xào, tiếp theo cho nấm vào xào

– Nêm vừa ăn

– Sau đó lấy tất cả những phần đã xào bỏ vào nồi cháo đang sôi, đậy nắp 8 phút

Lưu ý: Trong hàu có kẽm, kích thích sự ngon miệng của bé

Cháo cua với bột bán, bông cải Nguyên liệu:

– Bột gạo: 20g

– Bông cải bào nhuyễn: 20g

– Bột bán: 5g

– Thịt cua băm nhuyễn: 20g

– Dầu ăn: 1 thìa cà phê

– Nước: 1 chén đầy (250 ml).

Cách làm:

– Hòa cua với một ít nước cho tan đều.

– Cho nước và bột bán vào nồi nấu chín.

– Cho cua và bông cải vào đun sôi.

– Cho bột gạo vào khuấy cho cháo thật mịn.

– Bột tan cho dầu ăn vào khuấy đều và cho bé thưởng thức ngay.

Lưu ý: Cua là một trong những thực phẩm giàu canxi, thích hợp cho sự phát triển xương, răng của bé.

(Tổng hợp)

Cách Nấu Cháo Giàu Dinh Dưỡng Cho Trẻ Biếng Ăn

Trẻ biếng ăn là nỗi lo của hầu hết các bậc cha mẹ vì biếng ăn trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng trẻ có thể trạng thấp bé, còi xương so với bạn đồng trang lứa; nặng hơn thì do biếng ăn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, hay ốm đau, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ

Món ăn không phù hợp khẩu vị của trẻ: dù bé đang trong giai đoạn ăn dặm hay đã chuyển sang ăn cơm được thì việc thức ăn không hợp khẩu vị cũng là lý do khiến bé không có hứng thú với việc ăn uống. Bạn hãy quan sát kỹ xem món nào khiến trẻ thích thú và món nào trẻ không thích ăn để điều chỉnh thay thế bằng món ăn khác.

(Bài được đọc nhiều: cách nấu cháo cho bé ăn dặm http://bbcooker.vn/cach-nau-mon-an-dam-cho-be/cach-chuan-bi-va-nau-chao-cho-be-an-dam-dung-nhat.html)

Cách nấu của mẹ cũng cần được đánh giá lại xem món mẹ nấu có bị tanh không (đặc biệt khi sử dụng nguyên liệu hải sản như: tôm, cá, cua, mực,…)? có bị mặn không? thực phẩm để nấu có đảm bảo được độ tươi ngon không? mẹ có thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ đỡ ngán không vì trên thực tế, có những mẹ cho rằng các món như: lươn, thịt bò, thịt cua rất giàu dinh dưỡng nên thường xuyên chỉ cho bé ăn những loại thịt này dẫn tới bé cảm thấy nhàm chán và không muốn ăn nữa.

Cho trẻ uống nhiều nước trước bữa ăn: có mẹ không để ý và cho trẻ uống nước bất cứ lúc nào trẻ muốn, thậm chí ngay trước bữa ăn dặm khiến trẻ bị no tạm thời và tới lúc ăn cháo/ăn bột thì không thèm ăn nữa.

Số lượng bữa ăn trong ngày quá nhiều và không đúng giờ: đây là sai lầm của không ít mẹ Việt khi cho rằng càng cho trẻ ăn nhiều bữa càng tốt và không cần thiết phải đúng giờ. Thực ra nếu ăn nhiều bữa như thế thì điều dễ hiểu là khi dạ dày bé chưa tiêu hóa hết thức ăn bữa đầu tiên đã phải ăn bữa sau và do vậy bé chỉ ăn được chút ít, thành ra tuy ăn nhiều bữa nhưng lượng thức ăn ăn được lại vẫn ít. Mẹ cần lập nguyên tắc cho trẻ ăn đúng giờ và khoảng cách giữa các bữa phải đều đặn, đủ lâu để bé bắt đầu thấy đói. Không nên ép trẻ ăn cố vì sẽ khiến trẻ có phản ứng sợ các bữa ăn.

+ Khoai môn: 70 gr

+ Hành tím, hành lá, hạt tiêu, muối, dầu ăn

Bước 1: các mẹ sơ chế sạch những nguyên liệu trên, đặc biệt lươn cần được tuốt hết nhớt và cho vào nồi hấp chín cùng gừng, sau đó gỡ lấy phần thịt lươn băm nhỏ, ướp cùng chút muối.

Bước 2: khoai môn cho vào cùng cháo nấu chín nhừ.

Bước 3: cho hành tím thái mỏng vào chảo phi thơm và cho thịt lươn vào đảo qua.

Bước 4: nồi cháo đã chín thì bạn cho thịt lươn vào khuấy đều, cho hành lá vào cùng rồi bắc xuống, nêm nếm gia vị vừa ăn.

+ Hành tím, hành lá, dầu ăn, muối

Bước 1: bạn làm sạch ếch, lọc lấy thịt băm nhỏ, ướp với chút muối. Cà rốt thì nạo vỏ, thái hạt lựu. Hành tím, hành lá thái nhỏ.

Bước 2: bạn đổ gạo và nước vào nồi cháo cho bé, ninh đến khi cháo gần chín thì cho cà rốt đã xắt nhỏ vào.

Bước 3: cho chảo lên bếp, đổ chút dầu ăn, cho hành vào chảo phi thơm rồi cho thịt ếch vào đảo đều đến khi gần chín.

Bước 4: bạn đổ thịt ếch vào nồi cháo, đun sôi một lúc thì bắc ra, cho hành lá và nệm muối vừa ăn.

+ Muối, gừng tươi, hành tím, dầu ăn

Bước 1: mẹ cho thịt gà, gừng tươi vào nồi nước rồi luộc chín

Bước 2: thịt gà đã chín thì các mẹ gỡ phần thịt đem băm/xay nhỏ rồi ướp cùng chút muối

Bước 3: bí đỏ các mẹ nạo vỏ rồi xay nhỏ.

Bước 4: các mẹ cho gạo vào nước luộc gà, ninh đến khi cháo gần chín nhừ thì bí đỏ vào đun sôi vài phút sau đó cho tiếp thịt gà đun thêm 30 giây là được. Các mẹ cho thêm chút hành lá và nêm thêm muối cho vừa miệng trẻ.

Chúc các mẹ thành công trong việc nấu cháo ngon cho bé lại giàu dinh dưỡng khiến trẻ biếng ăn thèm ăn trở lại!

Chế Độ Ăn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

1.

     

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em:

Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:

-        Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

-        Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

-        Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

     Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

     Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:

       

Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi

       

Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi

       

Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

2.

     

Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng

       

Không lên cân hoặc giảm cân

       

Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.

       

Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.

       

Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.

       

Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.

       

Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

3.

     

Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.

       

Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.

       

Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).

       

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.

       

Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

4.

     

Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng.

       

Gạo, khoai tây.

       

Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.

       

Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.

       

Dầu, mỡ.

       

Các loại rau xanh và quả chín.

5.

     

Chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III).

Cho nhiều bữa trong ngày.

       

Tăng dần calo.

       

Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ

Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.

Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

6.

     

Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.

       

Các loại Vitamin tổng hợp.

       

Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.

       

Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

7.

     

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng.

       

Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.

       

Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

8.

     

Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II).

Các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số thực đơn sau để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà:

a.      Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.

b.      Trẻ từ 6 – 12 tháng:

Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

c.

      

Trẻ 13 -24 tháng:

6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng

9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)

       

Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)

       

Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)

       

Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)

       

Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)

12h: Sữa: 200ml

14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng

17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

d.   Trẻ 25 – 36 tháng:

        7h: Sữa cao năng lượng: 200ml

    11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.

    Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ):

5g

    14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml

    Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).

    17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau

    20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.

    Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.

    Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. Lê Thị Hải

Cách Nấu Súp Tôm Đầy Dinh Dưỡng Cho Bữa Sáng

1. Cách nấu súp tôm bí đỏ hấp dẫn cho bé

Nguyên liệu nấu súp tôm bí đỏ

300g – 400gr tôm tươi

400 – 500gr bí đỏ

Khoảng 200 – 250ml sữa tươi không đường

Xương gà hoặc xương heo

Khoảng 1 thìa cafe bơ

1 củ hành tây và một ít ngò

Gia vị nêm nếm gồm: hạt nêm, dầu ăn, tiêu, kem tươi…

Cách làm súp tôm bí đỏ

Bước 1: Sơ chế tôm và xương

Bạn đem xương heo rửa sạch rồi cho vào nồi. Đổ thêm nước lọc và một chút hạt nêm hầm nhừ khoảng 2 tiếng. Lúc này nước xương sẽ ngon và ngọt.

Tôm bạn cắt bỏ râu, bỏ đầu làm sạch đầu và chỉ đen ở lưng. Sau đó bạn rửa thật sạch với nước rồi để ráo. Bạn sẽ để riêng 3 ngon dùng chế biến sau. Phần còn lại thì bạn mang đi xay nhuyễn. Bạn mang phần xay nhuyễn đem ướp với tiêu và hạt nêm. Bạn uớp trong vòng 15p cho đậm đà.

Bước 2. Sơ chế rau củ

Bí đỏ bạn đem gọt vỏ, bỏ hạt rồi rửa sạch, để riêng phần. Thịt bí ngô hì bạn thái thành miếng vuông vừa ăn.

Hành tây bạn lột sạch vỏ, rồi đem đi rửa với nước sạch, sau đó bạn băm nhuyễn hành tây.

Ngò bạn đem đi nhặt sạch lá úa, cắt bỏ gốc, rửa sạch, rồi thái nhỏ để riêng.

Bước 3: Tiến hành nấu súp

Đầu tiên bạn đun nóng chảo trên bếp với 2 thìa dầu ăn. Tráng lên bề mặt chảo 1 lớp mỏng. Khi dầu đã sôi già thì bạn cho hành tây băm vào phi thơm. Tiếp tục bạn thêm bí đỏ vào đảo thật đều tay. Khi mà bạn cảm thấy bí đỏ và hành đã săn mặt lại thì cho tiếp nước lọc vào đun sôi.

3 con tôm để riêng lúc nãy bạn cho vào luộc. Tôm chín khoảng 3-5 phút thì vớt ra để nguội, lúc này bạn có thể tắt bếp. Sau đó bạn sử dụng thìa và rây xiết cho bí đỏ nhuyễn ra. Hoặc bạn có thể dùng máy xay cho nhanh rồi để riêng cũng được.

Bạn bật lại bếp và cho thêm chút hành tây băm nhỏ vào phi thơm lên. Bạn thấy dậy mùi thơm thì cho tôm xay nhuyễn vào đảo đều tay. Tôm chín và có mùi thơm thì bạn tắt bếp và cho ra bát riêng.

Tiếp theo bạn lấy khoảng 250 – 300ml nước xương cho vào nồi. Sau đó bạn cho bí đỏ đã xay nhuyễn trước đó vào để nấu. Khi bạn thấy nước đã sôi thì cho tiếp tôm băm đã xào chín tới vào nấu cùng hỗn hợp. Khi nấu bạn nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị.

Cuối cùng bạn cho bơ phe, khoảng 1 thìa kem tươi và toàn bộ sữa tươi không đường vào. Sau đó bạn khuấy đều hỗn hợp súp rồi có thể tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức món ăn

Món súp tôm cho bé đầy đủ sinh dưỡng qua bí quyết của YummyDay

2. Cách nấu súp tôm nấm hương thơm ngon

Nguyên liệu nấu súp tôm nấm hương

Tôm tươi: 150 – 200gr

Nấm hương: 4 -5 tai

Bột năng: Khoảng 2 thìa cafe

1 trứng gà: Lấy lòng trắng

Nước hầm xương heo

Hành khô: 1 củ

Hành lá và ngò rí: 1 mớ

Gia vị nêm nếm gồm có: bột nêm, hạt tiêu,..

Cách làm súp tôm nấm hương

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn nên chọn mua tôm tươi, nếu tôm vẫn còn sống thì càng tốt. Tôm sau khi mua về bạn đem bóc vỏ, bỏ chỉ đen, rồi rửa sạch qua nước lạnh. Sau đó, bạn đem tôm đi luộc chín, bóc vỏ chỉ còn sót trong phần thịt, rồi xé thành sợi.

Nấm hương bạn đem ngâm nước cho thật mềm rồi mới cắt bỏ phần chân, sau đó rửa thật sạch và thái chỉ.

Hành lá và ngò bạn nhặt sạch, rồi rửa sạch và thái nhỏ. Trứng thì bạn tách lấy lòng trắng, rồi đánh bông. Bột năng bạn đổ ra tô rồi khuấy tan với 3 thìa canh nước lọc.

Bước 2: Chế biến súp tôm

Đầu tiên bạn bắc nồi lên bếp, băm nhỏ hành khô, thêm 2 thìa dầu ăn phi thơm. Sau đó bạn thả nấm hương vào đảo qua lại khoảng 5 phút.

Sau đó bạn đổ một phần nước hầm xương heo đã chuẩn bị bên trên đổ vào nồi. Bạn tiếp tục đun nước hầm sôi lên, nêm nếm thêm một chút bột nêm cho vừa miệng và đun sôi lại.

Sau đó, bạn cho tôm và một nửa lòng trắng trứng vào nồi rồi khuấy thật đều tay. Lúc này bạn mới từ từ chế bột năng vào, vừa đổ vừa khuấy để bột không bị vón.

Khi nào bạn thấy súp đạt được độ sánh nhất định thì bạn thêm lòng trắng trứng còn lại vào nồi. Đảo đều tay để lòng trắng trứng sẽ tạo thành đường vân giúp món ăn thêm đẹp mắt.

Bước 3: Hoàn thiện món ăn

Nấu súp tôm nấm hương chín thì bạn tắt bếp rồi múc ra chén, rắc thêm một chút hành ngò thái nhỏ, tiêu lên bên trên. Bạn nên dùng ngay khi súp còn đang nóng sẽ ngon hơn đấy.

3. Cách nấu súp tôm trứng gà bổ dưỡng cho bé

Nguyên liệu món súp tôm trứng gà

250g – 300g tôm sú tươi

30g – 40g bắp hạt

30g cà rốt

30g đậu Hà Lan

Xương gà

1 quả trứng gà ta

1 thìa bột bắp

1 mớ ngò

Gia vị gồm: hạt nêm, tiêu, muối,..

Cách làm súp tôm trứng gà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương gà trước tiên bạn đem chần qua nước sôi cho đỡ hôi rồi mới đem rửa sạch với nước. Sau đó bạn đem ninh trong nồi để lấy nước dùng. Sau khi ninh xong thì gạn bỏ xương, chỉ lấy phần nước cốt.

Tôm mua về thì bạn làm sạch và chỉ đen ở sống lưng. Tùy vào kích cỡ của tôm mà bạn thái sao cho vừa ăn, có thể là 2 hoặc 3 phần.

Riêng phần đầu tôm thì bạn giữ lại để ninh làm nước dùng. Như vậy khi bạn nấu nước súp sẽ có màu đẹp và đậm vị tôm hơn. Hạt ngô thì bạn đi đem rửa sạch rồi để ráo còn nếu bạn dùng bắp đóng hộp thì không cần rửa. Cà rốt bạn cạo sạch vỏ, đem rửa sạch rồi thái thành hạt lựu.

Bước 2: Tiến hành nấu súp tôm

Đầu tiên bạn đun sôi lại nước ninh xương 1 lần nữa. Sau đó bạn cho cà rốt và đậu Hà Lan, bắp hạt vào nấu cùng.

Bạn tiếp tục nấu sôi nồi súp, rồi cho tôm đã thái hạt lựu và nấu chín. Trong thời gian đợi tôm chín, thì bạn đập trứng gà và đánh tan lên. Sau đó bạn từ từ đổ trứng gà vào và khuấy nhẹ tay. Trong lúc khuấy thì bạn nên khuấy theo chiều kim đồng hồ để tạo thành vân đẹp mắt.

Bước 3. Hoàn thành và thưởng thức món ăn

Yummyday.vn