Các thông tin thêm về cách chế biến trứng bách thảo
Chế biến trứng bách thảo thế nào cho đúng cách ? Vốn là một trong những món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa, trứng bắc thảo được du nhập vào Việt Nam và dần trở thành một món ăn yêu thích của mọi người.
Không chỉ có hương vị thơm ngon độc đáo mà các món ăn chế biến trứng bách thảo còn có giá trị dinh dưỡng, tẩm bổ cho sức khỏe rất cao
Để giúp các bạn có thể thưởng thức nó bất cứ khi nào bạn muốn, hôm nay Mâm Cơm Việt sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến trứng bách thảo từ trứng vịt ngay tại nhà, vô cùng đơn giản đấy, đừng bỏ qua!
Nguyên liệu làm trứng bắc thảo:
Trứng vịt: 30 quả
Bồ kết: 4 trái
Diêm sinh: ½ muỗng cà phê
Bột quế:3 muỗng
Đinh hương: 1 muỗng cà phê
Trà mạn: 50g
Rau dền gai: 1 bó
Lá trắc bạch diệp: 40 lá
Phèn chua: 3 muỗng cà phê
Vỏ trấu: 200g
Cách làm trứng bắc thảo từ trứng vịt đơn giản:
Bước 1: Trứng mua về rửa sạch, lau khô sau đó đem ngâm với 1 lít nước đã hòa phèn chua trong 3 ngày mới được lấy ra. Trong 3 ngày này, là thời gian lòng trắng trứng sẽ biến đổi trong suốt như thạch rau câu đấy.
Bước 2: Đinh hương sao vàng, tán nhỏ. Bồ kết đem nướng cháy thành than rồi giã hoặc xay nhuyễn như bột.
Pha trà mạn với khoảng 700 ml nước sôi, vắt lấy nước còn bã bỏ đi. Rau dền gai phơi khô, đốt lấy tro (nếu không có rau dền có thể thay bằng vỏ trấu).
Lá trắc bạch diệp dã nhỏ rồi trộn với bột quế và bột diếm sinh. Đem tất cả những thứ trên trộn đều ta sẽ được “hỗn hợp bùn” chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Bước 3: Quét bùn phủ kín toàn bộ từng quả trứng sau đó lăn qua lớp vỏ trấu mỏng sao cho thật đều.
Xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới, đặt trong một cái hũ hoặc bình kín, chôn xuống đất khoảng 3 tháng (hoặc lâu hơn).
Trong thời gian 3 tháng lớp bùn bên ngoài sẽ khô lại và chúng ta đã hoàn thành xong cách làm hột vịt trứng bắc thảo rồi đấy!
Trứng bắc thảo có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, thậm chí ăn sống. Đối với các bé bạn có thể dùng trứng bắc thảo để nấu cháo nha, rất ngon và bổ dưỡng.
Trứng vịt bắc thảo là một món ăn cực ngon đối với những người sành ăn, hoặc đã từng ăn qua trứng vịt bắc thảo, và là tín đồ của món này. với vị ngầy ngậy và béo béo không bị ngán.
Bên cạnh đó trứng Bắc Thảo là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho người ốm, có tác dụng bổ huyết, ích trí, tinh mắt. Trứng có thể chế biến nhiều món như trộn với tôm khô, củ kiệu, xào với rau mồng tơi và tỏi, hấp 3 màu hoặc nấu cháo trứng vịt bắc thảo nhiều dinh dưỡng thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Các món ăn ngon chế biến từ trứng vịt bắc thảo
Trứng bắc thảo (bách thảo) có màu sắc không đẹp nhưng lại rất bổ dưỡng nếu được chế biến đúng cách và an toàn vệ sinh.
1. Thịt hấp trứng vịt muối và trứng bách thảo
Thỉnh thoảng bạn đổi vị cho gia đình với món thịt hấp trứng có vị mặn mặn, bùi bùi của trứng vịt muối và thơm của trứng bách thảo.
1 bát con thịt lợn xay
2 quả trứng vịt muối
2 quả trứng vịt bách thảo
2 quả trứng gà lớn hoặc trứng vịt
Hành hoa, hạt tiêu, hạt nêm, muối
Dưa leo (ăn kèm, tùy ý thích).
Bước 1: Trộn vào bát thịt một ít hạt tiêu và nửa thìa nhỏ muối, trộn đều.
Bước 2: Trứng bách thảo đập bỏ vỏ, để trứng ra đĩa, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Trứng vịt muối đổ ra bát, lấy hai lòng đỏ trứng, giữ lấy một lòng trắng trứng để trộn chung với thịt, dùng dao bổ làm bốn hoặc hai phần bằng nhau.
Bước 4: Trứng gà đập ra bát, dùng đũa đánh tan, thêm hành hoa thái nhỏ vào.
Bước 5: Tiếp theo trộn trứng gà đã đánh tan vào bát thịt, dùng đũa khuấy nhẹ tay.
Bước 6: Sau đó lấy hơn một nửa phần trứng vịt muối, trứng bách thảo trộn vào bát thịt và một lòng trắng của trứng vịt muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, trộn đều.
Vì lòng trắng trứng của trứng vịt muối đã mặn nên bạn không cần nêm nhiều gia vị. Phần trứng vịt muối và bách thảo còn lại để rải lên bề mặt thịt.
Bước 7: Chia hỗn hợp thịt vào hai bát nhỏ, đun nồi nước, bỏ từng bát vào hấp chín, thỉnh thoảng lau nước đọng lên thành nắp nồi.
Bước 8: Hấp khoảng 5 phút đến khi bề mặt trứng se lại, bạn xếp trứng bách thảo và trứng muối còn lại lên bề mặt.
Tiếp tục hấp từ 15 đến 20 phút đến khi dùng tăm xăm thử, thấy thịt không dính vào tăm là thịt chín, tắt bếp, lấy bát thịt ra rắc một ít hạt tiêu lên bề mặt. Dùng kèm với cơm trắng và dưa leo.
2. Cháo thịt băm và trứng bách thảo
1/2 bát con gạo thơm
200 g thịt nạc xay
2 quả trứng vịt bách thảo
Hành, mùi, tiêu.
Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cùng ít muối, nước sôi hạ lửa nhỏ thỉnh thoảng khuấy đều cho cháo khỏi sát nồi. Nấu cho đến khi hạt cháo nở đều.
Thịt nạc xay ướp hành tiêu, hạt nêm, nước mắm để cho thịt thấm gia vị.
Khi cháo bắt đầu nở đều thì chuẩn bị chảo nóng với ít dầu và phi thơm hành cho thịt vào xào cho thơm.
Thịt chín cho tất cả vào nồi cháo nấu cùng và nêm nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình.
Để sôi thêm 5 phút nữa cho thịt ra chất ngọt quyện cùng với cháo thì tắt bếp.
Múc cháo ra tô, cho trứng bách thảo đã cắt lát lên trên cùng với hành, mùi và ít tiêu. Nếu có thêm miếng quẩy ăn cùng nữa thì càng tuyệt.
Cháo mềm thơm, quyện cùng vị ngọt của thịt băm và bùi của trứng bách thảo, rất dễ ăn.
3. Đậu phụ non hấp trứng bách thảo
Trứng bách thảo bùi béo quyện lẫn với vị ngọt, thơm mát của đậu phụ non và tôm khô, lạ lạ mà ngon.
200 g tôm khô hoặc thịt nạc xay
200 g đậu phụ non
2 quả trứng bách thảo
1 quả trứng gà
1 lòng đỏ trứng gà
Muối, nước mắm, hạt nêm, hành lá, hạt tiêu, hành khô.
Bước 1: Tôm khô rửa sạch, ngâm nở, xay nhuyễn.
Bước 2: Đậu phụ non rửa sạch, để ráo, dùng thìa tán nhuyễn.
Bước 3: Trứng bách thảo bóc bỏ vỏ trấu bên ngoài, rửa sạch vỏ, bổ làm bốn phần.
Bước 4: Trộn lẫn tôm khô, đậu phụ non, một quả trứng gà đánh tan, thêm nửa thìa nhỏ muối, hai thìa nhỏ nước mắm, một ít hạt tiêu, nửa thìa nhỏ hạt nêm, hành khô thái nhỏ, trộn đều.
Bước 5: Đổ hỗn hợp đậu phụ ở bước 4 vào bát nhỏ hay thố nhỏ để hấp, xếp trứng bách thảo lên bề mặt đậu phụ.
Bước 6: Đặt bát nhỏ vào nồi hấp chín, khi hấp thỉnh thoảng bạn dùng khăn lau sạch nước đọng dưới nắp nồi, hấp từ 20 đến 25 phút .
Bước 7: Lòng đỏ trứng gà đánh tan, thêm hành lá, rưới lòng đỏ lên phía bên trên của bát đậu phụ, đậy kín khoảng 2 phút sau đó mở nắp nồi ra, đun tiếp thêm khoảng 6 phút đến khi bề mặt phía trên của lòng đỏ chín và se lại.
Bước 8: Tắt bếp, rắc một ít hạt tiêu lên bề mặt, dùng nóng với cơm.
Trứng vịt bách thảo làm món gì ngon, chế biến thế nào
4. Trứng bắc thảo hấp vân đẹp mắt, ngon miệng
Với cách chế biến trứng bách thảo đơn giản, nhanh chóng, bạn sẽ có món trứng vịt bắc thảo hấp vân vô cùng hấp dẫn, làm phong phú thêm mục “những món ngon từ trứng bắc thảo” trong sổ tay nội trợ của mình.
Nguyên liệu:Cách làm:
Bước 1: Trứng bắc thảo lột vỏ thái miếng nhỏ.
Bước 2: Trứng gà tách lòng trắng và lòng đỏ riêng. Trứng vịt muối cũng làm tương tự.
Bước 3: Cho lòng trắng trứng gà và lòng trắng trứng vịt muối vào chung một tô, đánh tan cùng với đường và rượu. Lòng đỏ trứng gà đánh tan trong một bát riêng. Lòng đỏ trứng vịt muối cắt đôi.
Bước 4: Cho trứng vịt bắc thảo vào khuôn rồi đổ hỗn hợp lòng trắng trứng vào.
Bước 5: Đun sôi nước trong xửng, cho khuôn trứng vào hấp 10 phút. Khi thấy phần lòng trắng đã chín, chuyển sang màu trắng thì đổ phần lòng đỏ trứng gà lên trên, xếp lòng đỏ trứng muối vào. Hấp tiếp 10 phút nữa là trứng chín.
Bước 6: Để trứng nguội, lấy ra khỏi khuôn và thái miếng vừa ăn.
Trứng bắc thảo thường ăn trực tiếp, nấu canh hoặc nấu cháo dường như đã trở thành món ăn quen thuộc. Thế nhưng khi đem hấp cùng trứng muối thì trứng bắc thảo lại trở thành một món ăn khá tinh tế và tạo sự hấp dẫn trong bữa cơm gia đình.
5. Cách làm món trứng bắc thảo chiên xù
Mọi người hay làm món trứng bắc thảo với tôm khô, củ kiệu. Bạn thử chế biến trứng bắc thảo theo một cách khác ngon lành hơn.
Trứng gà đập vào tô, đánh đều tay, cho nửa chén bột vào, tiếp tục khuấy cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt, mịn.
Trứng bắc thảo rửa sạch, khéo léo bóc vỏ ngoài , nhúng trứng vào bột nhão rồi lăn qua bột khô, bỏ vào chảo chiên vàng.
Cắt trứng làm 4. Dọn ăn kèm với đồ chua và nước mắm chua ngọt.
6. Đậu chiên trứng bách thảo
Mình làm món này 1 cách vô cùng tình cờ, không hề dự định trước, và mãi cho đến nấu món này (tự chế, mình chưa từng biết đến có món nào thế này không nữa), mình mới biết có 1 loại trứng gọi là trứng bách thảo.
Thậm chí khi mình cầm quả trứng “đen sì” trong tay, mình còn không biết phải nấu nó thế nào nữa. Rốt cục thì cứ nấu đại, và hy vọng là bữa tối sẽ không phải ăn cơm không.
Thế là vèo 1 cái hết cả đĩa luôn, mà toàn ăn “vã” chứ, hihi. Tuy màu của trứng bách thảo “xấu hoắc” (toàn đen sì), nhưng ăn thì hay hay. Sau khi mình luộc trứng lên xong, bóc vỏ ra, thấy phần lòng trắng còn có “họa tiết” hình bông hoa , ngạc nhiên lắm í.
Nếu bạn muốn thử “cảm giác mới lạ” (chưa từng làm trứng này bao giờ giống mình)..hihi, thì đây là cách mình đã chế biến trứng bách thảo. Đảm bảo người thích ăn trứng bách thảo sẽ thích ngay. Còn ai chưa từng ăn thì mình không dám cam đoan là ngon, hihi, tùy khấu vị mà.