Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Súp Cua Sài Gòn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Riêu Cua Ngon Nhất Sài Gòn

Lâu lâu thèm riêu cua thì mình trổ tài nấu nướng thôi, món ngon này vừa nhiều dinh dưỡng vừa đơn giản cực kì luôn mẹ ạ.

Ai từng ăn riêu cua nhấm vào miếng nước đậm đà dân dã, thêm cà chua thanh thanh+ miếng chanh nêm nếm vừa phải. Cách nấu riêu cua thơm ngon nhất tại nhà bày mẹ ngay sau đây nè:

Chuẩn bị nguyên liệu

– 500 gram cua đồng

– 3 bìa đậu phụ

– Cà chua

– Hành lá, rau mùi

– Bún

– Bột canh, nước mắm, dầu ăn, mắm tôm, số lượng tùy khẩu vị mỗi gia đình

Các bước nấu riêu cua đơn giản

– Cua tươi rửa sạch rồi bóc mai bỏ riêng, bóc bỏ phần yếm và miệng cua để loại bỏ chất nhầy trong cua. Bẻ đôi con cua thành 2 phần rồi chỉ việc cho vào cối giã. Dùng đầu tăm gạt gạch cua (Phần màu vàng) trong mai bỏ vào bát.

– Dùng cối giã cua sao cho thật nhuyễn. Tiếp đến cho 1,5 lít nước lọc vào phần cua trong cối, sau đó cho cả nước lẫn xác của phần cua giã đó vào rây để lọc lấy nước cua, lấy phần nước này đổ vào nồi. Giã và lọc cua 2 đến 3 lần để có được nồi nước dùng riêu cua ngon nhất.

– Thêm một lưu ý nhỏ cho các mẹ lần đầu làm cua nè: Nồi nước cua sau khi lọc không dùng ngay mà để yên trong khoảng 10 phút cho các chất cặn, bã cua lắng xuống đáy, sau đó chắt lấy phần nước trong sang nồi khác, phần nước này đem đi nấu món riêu cua.

Công đoạn nấu như sau:

– Cho vào nồi nước cua 1 muỗng cà phê muối trắng, bật lửa nhỏ và đậy hờ nắp vung hoặc không cần đậy lý do là bởi khi đậy quá kín mà quên lúc riêu cua sôi, các dưỡng chất phần thịt cua trào ra mất đi những phần dinh dưỡng.

– Trong khi chờ nước cua sôi, cắt đậu phụ thành từng khúc bằng nhau đem đi chiên vàng. Trước khi rán, mẹo hay cho mẹ là nên cho một chút muối trắng và để chảo dầu thật nóng già rồi mới chiên, dầu không té ra ngoài mà đậu nhanh vàng và giòn hơn tăng thêm phần hấp dẫn cho món riêu cua nhà mình.

Tiếp tục thả những lát cà chua bổ múi cau vào nước dùng. Phi hành băm thật thơm, cho gạch cua vào xào cho thơm, thêm một chút màu dầu điều lấy màu cho tô bún thêm đẹp. Gạch cua chín thì cho toàn bộ vào nồi nước dùng cua đang sôi bên cạnh.

– Sau cùng, nêm gia vị cho nồi nước dùng: 3 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng bột nêm, 1 muỗng bột ngọt. Để tăng thêm vị chua, mẹ có thể cho thêm giấm ăn hoặc nước cốt chanh sau khi bắt ra. Nêm nếm xem nước dùng đã vừa chưa và trút phần đậu hũ vào cuối cùng.

Cách nấu riêu cua chuẩn công thức của mẹ đã hoàn thành, món này mẹ dùng ăn với bún hoặc ăn riêng với rau sống, xắt sẵn hành, rau mùi để ai thích có thể ăn kèm, mắm tôm đi chung là chuẩn nhất món ngon này rồi.

Cách Nấu Lẩu Cua Biển Sài Gòn Ngon Đúng Chất

Nguyên liệu nấu lẩu cua:

1 kg cua biển

200gam nấm rơm

1 kg xương ống

1kg nghêu

3 quả khế xanh

2 quả me tươi

300gam cà chua

2 mớ rau mồng tơi

1 quả bầu 1 kg

1kg bún sợi

5 tép tỏi

3 quả ớt

Gia vị: muối, tiêu, nước mắm, ớt sate, đường.

Cách nấu lẩu cua biển Sài Gòn như sau

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương heo được rửa sạch với nước muối và xả lại nước sạch, sau đó cho vào nồi thêm 2 lít nước và đun sôi. Vớt bọt nổi lên thường xuyên khi đun sôi để có nước dùng ngon.

Me tươi được rửa sạch, sau đó bóc vỏ ngoài. Bẻ quả me thành 2-3 miếng nhỏ sau đó cho nước vào dằm mè, lọc lấy nước me cho vào nồi nước hầm xương.

Nghêu được ngâm với nước vo gạo trong 30 phút, sau đó rửa sạch và cho vào đĩa

Cua biển rửa sạch, sau đó bẻ càng cua, tách mai cua và dùng muỗng lấy gạch cua cho riêng vào chén. Cua biển chặt làm tư sau đó sắp vào đĩa và bảo quản trong tủ lạnh, khi nào ăn lẩu mới đem ra.

Cà chua được rửa sạch, cắt bỏ cuống sau đó cắt thành múi cau.

Khế rửa sạch, cắt thái mỏng

Rau mồng tơi nhặt lá non, xanh rửa sạch và cho vào rổ cho ráo nước

Quả bầu được bảo vỏ ngoài, rửa sạch sau đó dọc đôi và cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng ăn cho vào rổ rau mồng tơi hoặc bày riêng ra đĩa.

Bước 2: Nấu lẩu

Chảo được bắc lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi, sau đó cho tỏi băm nhuyễn vào phi thơm vàng. Tiếp theo, bạn cho gạch cua vào xào chín, nêm ½ thìa muối, ½ thìa hạt tiêu, cà chua, khế, ớt đã được cắt và ớt sate vào chảo xào cùng trong 5 phút.

Sau khi nguyên liệu ở trên được xào chín, bạn trút hết vào nồi nước hầm xương và tiếp tục đun sôi. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, chú ý gia vị cho vào phải đảm bảo nước lẩu có vị chua chua thanh thanh để nước lẩu hấp dẫn, thơm ngon.

Bún được nhúng qua nước sôi trong 5 phút, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.

Hành được băm nhuyễn, phi thơm sau đó rắc lên bún.

Bước 3: Ăn lẩu

Chuẩn bị bày nguyên liệu ra bàn tiệc, có thể sử dụng bếp điện hoặc bếp gas mini để đặt nồi nước lẩu, sau đó đặt đĩa thịt cua, rau, nghêu, bún và vài chén muối chanh xung quanh. Bạn và gia đình có thể cùng nhau thưởng thức món lẩu cua ngay.

Chú ý, khi ăn bạn nên cho cua và nghêu vào trước để cua biển chuyển màu vàng đỏ, nghêu há miệng sau đó cho rau và bầu vào sau 3-5 phút là có thể ăn.

Lời kết:

Cách Nấu Chè Sài Gòn Ngon

Cách nấu chè sài gòn ngon

Nguyên liệu nấu món chè bưởi ngon giòn:

– 200g đỗ xanh đã xát vỏ

– 1 quả bưởi to (nếu quả nhỏ thì mua 2 quả)

– Đường (định lượng tùy khẩu vị)

– 3 teaspoon muối

– 200g bột năng

– Bột lọc: 500gr

– Hoa bưởi (có thể thay bằng tinh chất vani)

– Nước cốt dừa: 1/2 hộp

Cách nấu món chè bưởi:

Đỗ xanh ngâm trong nước trước 1 tiếng rồi cho ra rổ, để ráo.

Bưởi gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần cùi trắng. Trong khi gọt, không nên gọt sát phần vỏ xanh bên ngoài để cùi bớt đánh. Cùi trắng xắt hạt lựu cỡ 1,5cm.

Trộn đều cùi bưởi đã xắt nhỏ với muối trắng, 1 chút nước. Cứ thế bóp thật kĩ (chú ý bóp nhẹ tay, không để nát vỏ) đến khi cảm thấy miếng cùi chuyển sang màu trong và tiết tinh dầu nhờn. Làm lại thao tác này 6-7 lần cho kiệt sạch rồi cho vào rổ, xả qua nước lạnh cho sạch muối rồi vắt ráo nước.

Làm lại quy trình trên khoảng 2 lần. Nếm thử cùi bưởi nếu thấy hết đắng và hết vị cay là được. Trong trường hợp chưa hết vị đắng, luộc cùi bưởi sơ với nước sôi cùng chút muối. Khi nước sôi trở lại, dùng đũa đảo đều, đun thêm khoảng 1 phút nữa rồi vớt cùi bưởi ra. Lại tiếp tục công đoạn xả nước – vắt kiệt, sau khoảng 3-4 lần là được để hết đắng. Ướp cùi bưởi với một ít đường khoảng 1 tiếng.

Lăn khô cùi bưởi đã ướp đường với bột năng trong một tô lớn. Bước này gọi là bọc áo bột năng cho cùi bưởi. Lớp áo bột năng sẽ giúp phần cùi bưởi giòn giòn, dai dai rất ngon. Khi nấu, cùi bưởi sẽ không bị nát.

Hòa bột năng (bắt đầu với 3 tablespoon) với nước rồi đổ từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khấy đều cho đến khi thấy nước chè bắt đầu sánh lại (không nên làm đặc quá). Cho tiếp cùi bưởi đã bao bột vào luộc (chú ý không luộc quá nhiều cùi bưởi cùng lúc vì sẽ ko đảm bảo nhiệt khiến bột bị rơi ra mất đi độ dai và các miếng cùi dễ bị dính vào nhau).

Luộc cùi bưởi cho đến khi lớp bột chuyển sang màu trắng trong và nổi lên mặt nước thì lấy thìa khấy nhẹ tay ở mức lửa nhỏ rồi vớt ra. Sau đó, đổ vào một ấu nước lạnh (nước đá thì càng tốt, giúp cùi bưởi mau cứng và giòn hơn) ngâm trong khoảng 15 phút rồi đổ ra để ráo nước.

Dùng chính nước vừa luộc cùi, hòa thêm bột năng với nước lọc, từ từ chế thêm đến khi được độ sánh mong muốn thì cho nước cốt dừa, phần cốt dừa đã xong, các bạn trút ra bát để riêng.

Đun sôi một nồi nước khác, cho đường và khuấy tan (định lượng tùy khẩu vị). Cho đỗ xanh vào đun khoảng 10 phút, hạt đậu không bị nát, dính nếm thử thấy đỗ vừa chín tới là được. Hòa một nồi nước khác với bột năng và đường, quấy chín rồi từ từ rắc đậu xanh vào, sau cùng là đến phần cùi bưởi.

Quấy đều và nhẹ tay để phần đậu xanh cùng cùi bưởi hòa trộn và phân bố đều. Khi ăn múc ra bát, rưới nước cốt dừa dội lên trên, có thể ăn nóng hay lạnh tùy theo mùa và sở thích.

Cách nấu chè bưởi này không những thơm ngon mà còn có độ dai, giòn. Miếng cùi bưởi đạt yêu cầu là miếng cùi có độ trong vắt, có độ dai, giòn đặc trưng của bột lọc, bên trong vẫn cảm nhận được độ mềm ngọt của cùi bưởi.

Chè thốt nốt là đặc sản miền Tây.

Vị dẻo, mềm của cùi thốt nốt hòa quyện với vị béo, ngọt của nước cốt dừa cùng vị thơm của đường thốt nốt tạo nên món ăn quyến rũ. Dịu mát ngày hè với chè hạt sen nhãn lồng / Chè sen thanh mát ngày nắng nóng

Nguyên liệu:

– Cùi thốt nốt, 100 g đậu xanh, nước cốt dừa, đường thốt nốt, bột năng.

Cách làm:

Trái thốt nốt bổ dọc, cạo lấy phần cùi bên trong, cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.

Bột năng quậy đều với nước lã, đánh đều tay cho bột tan hết.

Đậu xanh bỏ vỏ, đun nước sôi đến khi chín mềm. Tiếp theo cho thốt nốt, đường vào đun cho đến khi đạt độ ngọt vừa ý. Cuối cùng cho thêm bột năng vào đun trong khoảng 2 phút để tạo độ sánh của chè.

Đun sôi nước cốt dừa. Cho chè ra chén, rưới nước cốt dừa lên trên và dùng nóng.

Mùi vị thốt nốt hòa quyện nước cốt dừa, đậu xanh tạo nên chén chè thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

Cách Nấu Bún Riêu Cua Đồng L Món Ăn Khoái Khẩu Của Người Sài Gòn

Cách nấu Bún riêu cua đồng l món ăn khoái khẩu của người Sài Gòn

Món ăn này gồm “bún” và “riêu cua”. Riêu cua được nấu từ gạch cua, thân cua giã, lọc với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).

Để làm món bún riêu cua đồng miền nam cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

– 300g xương ống heo hoặc xương hom

– 3 bìa đậu phụ Vài cây dọc mùng, 300g cà chua

– Rau sống ăn kèm: xà lách, tía tô, kinh giới, rau chuối, hoa chuối

– Hành khô, hành lá, mùi tàu Dầu ăn, dấm bỗng, muối, gia vị, mỳ chính, mắm tôm.

Các bước thực hiện cách nấu món bún riêu cua đồng theo khẩu vị người miền Nam

Phần cua xay cho từng ít nước một vào bóp nhẹ, sau đó chờ thịt cua nổi lên thì lọc lấy phần nước bên trên.

Để lửa nhỏ đun sôi nước cua cho đến khi thịt cua nổi đóng bánh.

Sau đó lấy ra rửa sạch, cho vào nồi xào chung với ít gia vị.

Đến khi xương có mùi thơm thì đổ nước vào ninh, hớt bọt nếu có để nước dùng được trong.

Đậu phụ thái miếng vuông nhỏ.

Cho vào chảo dầu rán vàng.

Vớt ra bát để riêng.

Hành khô bóc vỏ thái mỏng.

Cho vào chảo dầu phi thơm.

Sau đó vớt ra bát, để riêng.

Cà chua thái nhỏ.

Đem xào chín cùng gia vị bằng chính dầu ăn vừa phi hành.

Khi cà chua đã chín nhuyễn thì cho gạch cua vào xào cùng đến khi gạch tan ra hết.

Hành lá, mùi tàu thái nhỏ.

Rau sống rửa sạch để ráo nước.

Bước 4: Khi nồi cua đã nổi thành những mảng gạch rất lớn thì bạn gạt nhẹ sang một bên, sau đó đổ nước hầm xương ở bước 2 và hỗn hợp cà chua vừa xào vào. Từ từ cho dấm bỗng đến khi đạt độ chua như ý, nêm gia vị vừa ăn.

Trước khi ăn thì thả dọc mùng và đậu rán vào đun đến khi sôi trở lại.

Bước 5: Chần bún cho vào bát, rắc hành, mùi tàu và hành khô lên trên.

Sau đó chan nước ngập bún, nếu thích ăn mắm tôm có thể cho thêm một chút vào bát.

Nguồn : Sưu tầm nhiều nguồn trên internet

source: copywright from Internet