Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Súp Cho Trẻ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Súp Cua Và Súp Gà Măng Tây Cho Trẻ Ăn Dặm

Ngoài việc chế biến các món xào, luộc thì măng tây nấu súp cũng rất ngon. Bài viết hướng dẫn chi tiết cách nấu súp cua măng tây và súp gà măng tây để chị em nội trợ có thể tham khảo, bổ sung vào thực đơn ăn uống của gia đình mình.

Nguyên liệu chính của 2 món súp trên là măng tây xanh, trước khi giới thiệu công thức chế biến từng món chúng tôi sẽ mách bạn mẹo chọn được măng tây sạch và ngon. Bạn nên đến các cửa hàng thực phẩm hoặc siêu thị để mua măng tây đảm bảo chất lượng, có giấy kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm.

1. Cách nấu súp cua măng tây

Chuẩn bị nguyên liệu:

Cua biển: 1 con cỡ 400 – 500g. Nên mua ở các cửa hàng hải sản để đảm bảo cua còn tươi sống.

Măng tây: 7- 8 ngọn

Trứng gà: 1 quả

Mộc nhĩ: 10g

Rau mùi: 1 nắm nhỏ

Bột ngô: 30g

Gia vị: hạt tiêu, hạt nêm, muối

Bước 1: Sơ chế cua thật sạch, đem luộc chín. Ngâm cua vào nước lạnh để nguội nhanh rồi gỡ lấy thịt ra. Giữ lại nước luộc cua để nấu súp.

Bước 2: Măng tây loại bỏ phần già, rửa sạch, cắt khúc ngắn 2- 3 cm vừa ăn. Rau mùi bỏ rễ và lá úa, thái nhỏ. Nấm mộc nhĩ ngâm với nước ấm khoảng 20 phút cho nở to, bỏ gốc rễ, rửa sạch rồi sau đó thái sợi vừa ăn.

Bước 3: Đập trứng vào bát, lấy đũa khuấy đều, đánh tan lòng đỏ và lòng trắng. Chuẩn bị 1 bát, cho nửa bát nước lọc và bột ngô, hòa tan với nhau.

Bước 4: Lấy nồi nước luộc cua ban nãy đun sôi rồi thả măng tây và mộc nhĩ vào. Cho các gia vị như hạt nêm, muối vừa khẩu vị với các thành viên trong gia đình.

Tiếp đến cho hỗn hợp nước bột ngô vào, khuấy đều để nồi súp sánh lại. Khi nồi súp sôi lại thì cho thịt cua đã gỡ vào khuấy đều. Cho thêm trứng đánh tan vào nồi, khuấy thật nhanh để không gây mùi tanh. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 5: Lấy thìa múc súp cua măng tây ra bát, rắc rau mùi và hạt tiêu lên trang trí và tạo hương vị. Món này nên ăn nóng, tránh để nguội sẽ hơi tanh và ăn không ngon.

2. Cách nấu súp gà măng tây

Chuẩn bị nguyên liệu:

Măng tây: 8 – 10 ngọn

Thịt gà nạc: 200g

Trứng gà: 1 quả

Bột ngô: 30g

Tỏi xay: 1 thìa

Gia vị: muối, dầu ăn, nước dùng, hạt tiêu trắng

Bước 1: Măng tây loại bỏ phần gốc già, rửa sạch, tước hết phần xơ bên ngoài theo chiều từ gốc đến ngọn. Tiếp đến thái khúc măng tây thành các đoạn dài 2 – 4cm.

Bước 2: Đun sôi nồi nước dùng (trường hợp không có nước dùng sẵn thì bạn có thể mua xương lợn về hầm để làm nước dùng). Cho thịt gà nạc vào luộc chín, sau đó vớt ra để nguội và xé thịt gà thành các sợi nhỏ.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng, phi thơm ½ thìa tỏi băm. Cho hỗn hợp này vào nồi nước dùng vừa luộc gà, bỏ thêm vào 1 – 2 thìa bột nêm để nồi nước dùng đậm đà hơn.

Bước 4: Cho măng tây vào nồi nấu trong khoảng 1 – 2 phút. Lấy bột ngô, hòa tan với nửa bát nước lọc rồi cho vào nồi để tạo độ sánh cho súp. Lấy trứng đấp vào bát, khuấy tan rồi mau chóng đổ vào nồi súp, khuấy thật nhanh để loại bỏ mùi tanh.

Bước 5: Múc súp gà măng tây ra bát. Rắc 1 ít thịt gà xé lên trên, thêm chút tiêu để dậy mùi và tăng hương vị cho món súp thơm ngon này. Món súp này cũng cần ăn nóng mới đảm bảo hương vị ngon nhất.

Có thể thấy cách làm các món súp vô cùng đơn giản. Đối với những gia đình có con đang trong độ tuổi ăn dặm thì chế biến súp măng tây giúp bổ sung nhiều dưỡng chất giúp con phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Hướng Dẫn Làm Món Súp Rong Biển Cho Trẻ

Rong biển (còn gọi là tảo bẹ) là thức ăn rất giàu dưỡng chất. Rong biển chứa nhiều chất đạm, chất bột, canxi, phốt pho, iốt, ma-giê, kẽm, sắt và các vitamine nhóm B, K, A và C. Rong biển có thể xem là món ăn phụ bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể mà không chứa độc tố…

Súp rong biển, các loại rau, củ

Nguyên liệu: Dầu ăn hoặc bơ, hành tây băm nhỏ, cà rốt bỏ vỏ, thái mỏng, khoai tây bỏ vỏ, thái mỏng, bí ngô thái miếng mỏng, rong biển cắt ngắn, rau chân vịt, nước dùng, muối, gia vị.

Cách chế biến: Đun nóng dầu ăn, phi hành, thêm cà rốt, khoai tây, bí ngô, rong biển, rau chân vịt, nêm muối, đun sôi.

Nguyên liệu: Rong biển, nước dùng, rau mùi thái nhỏ, dầu mè, muối.

Cách chế biến: Đun sôi nước dùng, cho rong biển đã cắt nhỏ vào nồi, nấu 5 phút đến khi rong biển nở thì thêm dầu mè, nêm muối, múc ra bát, rắc rau mùi lên.

Nguyên liệu: Nấm hương khô, dầu ăn, nước ấm, rong biển cắt ngắn, hành tây thái mỏng, tỏi băm, gừng giã nhỏ, chút dấm gạo, hành lá thái nhỏ, muối, tiêu gia vị.

Cách chế biến: Ngâm nấm cho nở, giữ lại nước. Xào hành với dầu ăn, thêm tỏi, xào thêm vài phút, cho nấm hương đã thái mỏng và rong biển đã cắt ngắn vào, thêm nước đã ngâm nấm, đun sôi, chừng 10 phút, nêm gia vị, múc ra bát, rắc hành lá lên.

Cách chế biến: Phi đầu hành cho vàng, đổ nước dùng vào đun sôi, cho đậu phụ và rong biển, nêm gia vị và thưởng thức.

Súp rong biển, thịt gà, cá, đậu phụ

Nguyên liệu: Rong biển cắt ngắn, thịt ức gà, thái miếng mỏng, đậu phụ cắt miếng, thịt cá viên, muối, gia vị.

Cách chế biến: Đun sôi nước, cho thịt ức gà, đậu phụ, cá viên và rong biển vào nấu, nêm gia vị, đun sôi là được.

Cách chế biến: Ngâm rong biển chừng 45 phút, cắt khúc. Đun nóng dầu, phi tỏi, cho thịt bò vào xào sơ, cho rong biển, nước dùng, đậy vung đun chừng 30 phút, nêm muối, để nguội, xay nhuyễn.

Súp rong biển, tôm, thịt lợn viên

Nguyên liệu: Nước dùng, rong biển cắt khúc, tôm sú bỏ vỏ, chỉ đen, bỏ đuôi, thịt lợn băm nhỏ, hành lá thái nhỏ, bột ngô, chút rượu, dầu mè, chút muối, tiêu.

Cách chế biến: Viên thịt băm, cho vào nồi nấu chừng 3 phút sau đó cho tôm, thêm nước dùng, nêm muối, cho rong biển vào, nấu đến khi rong biển chín, múc ra bát, rắc hành lên.

Súp rong biển, nấm rơm, thịt lợn băm

Nguyên liệu: Rong biển cắt ngắn, thịt lợn băm viêm tròn, nấm rơm nhặt sạch, bột năng pha nước, nước dùng, muối, gia vị.

Cách chế biến: Đun sôi nước dùng, nêm vừa ăn, cho thịt viên, nấm rơm vào nấu sôi, thêm hỗn hợp nước bột năng vào khuấy đến khi sền sệt lại, cuối cùng, cho rong biển vào nấu sôi.

Cách Nấu Bột Mặn Cho Trẻ

Con em được 6 tháng 5 ngày, em cho cháu ăn bột ngọt từ lúc 4 tháng 18 ngày, đến bây giờ em đang muốn cho cháu ăn bột mặn, xin chỉ giúp em cách nấu bột mặn cho trẻ như thế nào được không ạ; Và cách cho trẻ ăn bột mặn ra sao. Em xin cảm ơn.

Bột dùng để nấu cháo cho trẻ có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Chị có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, chị nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tính). Bột gạo, ngũ cốc được sản xuất công nghiệp sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và chỉ cần pha nước ấm (bột gạo xay cần phải nấu chính) là có thể cho bé ăn.

Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.

– Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…

– Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.

– Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…

Công thức nấu bột mặn cho trẻ

– 200ml nước

– 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)

– 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn

– 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê)

– ½ muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)

Cách chế biến bột mặn cho trẻ

+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn

thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).

+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.

+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp

(Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín)

Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn. Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

– Năng lượng: 100 Kcal/kg/ngày

– Protein: 2,5 – 3g/kg/ngày

– Lipid: 3 – 4g/kg/ngày

– Glucid: 10 – 12g/kg/ngày

Trẻ ở tuổi này bắt đầu có những thay đổi như mọc răng, bò hay bị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa … nên trẻ có những giai đoạn biếng ăn tâm lý do đó phải kiên trì và biết cách chế biến thức ăn cho hợp khẩu vị của trẻ và tập một thói quen ăn uống tốt.

Tất cả các trẻ phải được ăn dặm trong giai đoạn này bằng các thực phẩm có sẵn tại địa phương.

Ngoài thức ăn là bột đặc hay cháo đặc, có đủ 4 nhóm thức ăn trên, 2 – 3 chén/ngày, kèm thêm 6 – 8 lần bú mẹ hay sữa nhân tạo.

Ngoài ra, trẻ cần được cho ăn thêm trái cây: chuối, đu đủ, … nhưng chú ý không ăn quá nhiều và nên ăn sau khi bú hoặc sau khi ăn bột/cháo.

Cần lưu ý: Khi thay đổi chế độ ăn từ lỏng sang đặc hoặc cho trẻ ăn thức ăn mới, luôn phải tập dần cho trẻ làm quen, số lượng cũng phải tăng dần từ ít đến nhiều.

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

Cách Nấu Bột Cho Trẻ 5

Trẻ 5 – 6 tháng tuổi ngoài bú sữa mẹ đã có thể bắt đầu ăn dặm những loại cháo, bột. Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em, thực đơn của trẻ cần đủ 4 nhóm chất sau:

Nhóm tinh bột: bao gồm gạo, khoai tây, khoai sọ… Các mẹ nên lựa chọn những loại tinh bột thuần túy, không nên bổ sung nhiều thực phẩm khác như hạt sen, đậu xanh, gạo nếp… Nếu trẻ ăn quá nhiều các loại ngũ cốc này thì có thể gây đầy bụng, khó tiêu dẫn tới biếng ăn.

Nhóm các chất đạm: Hệ tiêu hóa của trẻ 5 – 6 tháng tuổi còn non yếu nên khi bổ sung đạm, các mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Các loại thực phẩm bổ sung đạm bao gồm thịt nạc, cá, trứng, hải sản…Tuy nhiên, bé có thể dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc hải sản nên mẹ cần lưu ý cách nấu bột cho trẻ 5-6 tháng tuổi. Khi bắt đầu nấu bột ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi, các mẹ chỉ nên dùng thịt nạc và trứng.

Nhóm chất béo: các chất béo gồm cả động vật và thực vật. Khi nấu bột cho trẻ 5-6 tháng tuổi, các mẹ nên sử dụng đan xen hai loại chất béo này để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Nhóm vitamin và khoáng chất: Những loại thực phẩm cung cấp các chất này bao gồm rau xanh, các loại củ và hoa quả.

Trẻ 5-6 tháng ngày ăn mấy bữa bột?

Trẻ 5 – 6 tháng tuổi ngày ăn mấy bữa bột là phù hợp? Trong giai đoạn này, trẻ vẫn bú sữa mẹ là chủ yếu, lượng sữa vẫn chiếm ¾ khẩu phần ăn mỗi ngày. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trẻ trong giai đoạn này cần được cung cấp 500ml sữa và hai bữa bột mỗi ngày. Các mẹ nên cho bé ăn xen kẽ với các cữ sữa hàng ngày.

Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là phù hợp và đủ chất. Trẻ nên ăn 2 bữa ăn dặm một ngày xen với sữa. Bữa đầu tiên vào khoảng 9 – 10 giờ sáng, bữa thứ 2 khoảng 4 – 5 giờ chiều. Từ 8 giờ tối, các mẹ không nên cho trẻ ăn thêm thức ăn ngoài mà chỉ bú sữa mẹ.

Trẻ 5-6 tháng ăn bao nhiêu bột?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 5 – 6 tháng tuổi vẫn bú sữa mẹ là chủ yếu. Do đó, lượng bột ăn dặm mỗi bữa ăn chỉ là khoảng 10g bột cho mỗi bữa ăn. Các mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều, ép trẻ ăn quá khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn. Việc làm này có thể dẫn tới hiện tượng trẻ biếng ăn. Ngoài ra, ăn quá nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.

Lưu ý trong cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi

Trẻ 5 – 6 tháng tuổi vẫn được cung cấp dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Do đó, các mẹ không nên lạm dụng bột ăn dặm gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.

Các mẹ cần tìm hiểu kỹ những loại thực phẩm, cách nấu bột cho trẻ 5-6 tháng để đảm bảo tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Khi nấu bột ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng không nên trộn cả rau và củ. Điều này có thể làm khiến món ăn bị biến chất, gây rối loạn đường ruột khiến trẻ. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ không nên cho nhiều muối và gia vị vào món bột của trẻ.

Các loại rau để nấu bột ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng tuổi nên chọn phần lá và cần được xay nhuyễn.

Khi cho trẻ ăn, các mẹ không nên hâm lại thức ăn nhiều lần. Việc làm này có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc.

Khi cho trẻ thử một loại thực phẩm mới, các mẹ cần quan sát biểu hiểu xem trẻ có thích không hay có bị dị ứng không.

Trong giai đoạn này, các mẹ không nên nêm quá nhiều gia vị vì các loại rau củ quả tươi đều có vị ngọt tự nhiên.

Khi bé 5-6 tháng không chịu ăn bột, các mẹ cần tìm hiểu lại cách nấu bột của mình đã phù hợp chưa. Ngoài ra, cần quan sát xem trẻ có mắc một số bệnh lý về miệng hay họng không để điều trị kịp thời.

Các món bột ăn dặm cho bé 5-6 tháng

Các món bột ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng tuổi có thể được chế biến từ bột gạo hoặc các loại bột tổng hợp được đóng gói sẵn. Những loại bột đóng gói sẵn thường là bột tổng hợp các nhóm chất cần thiết cho trẻ. Một số loại phổ biến hiện nay như bột ăn dặm hipp cho trẻ 5-6 tháng tuổi với nhiều loại và hương vị để các mẹ lựa chọn. Cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi từ bột tổng hợp sẽ dễ hơn là bột tự làm. Các mẹ có thể mua bột và nấu theo đúng hướng dẫn, không phải chuẩn bị nhiều loại thực phẩm.

Tuy nhiên, theo truyền thống, nhiều mẹ vẫn thường tự làm bột bằng gạo cho trẻ ăn. Cách làm bột ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng tuổi hết sức đơn giản, dễ thực hiện. Các mẹ không nên trộn lẫn thêm đậu xanh, hạt sen hay hạt nếp vào bột của trẻ. Các loại hạt này thường gây đầy bụng, khó tiêu cho trẻ. Các mẹ vo sạch gạo, ngâm nước khoảng 3 -4 tiếng, sau đó để ráo và phơi khô, thật ráo nước. Cuối cùng, mẹ mang gạo ra cửa hàng xay bột, xay nhỏ mịn để dùng bất cứ lúc nào. Cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi này sẽ mất công hơn các loại bột pha sẵn.

Một số cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi

Cách nấu bột thịt bò cho bé 5-6 tháng tuổi

Cách nấu cháo thịt bò cho bé 5 – 6 tháng tuổi:

Bước 1: Các mẹ lấy chảo, cho 1 chút dầu ăn vào rồi xào sơ cho thịt bò vừa chín tới.

Bước 2: Hòa 10g bột với khoảng 200ml nước khuấy tan. Sau đó, mẹ cho nồi lên bếp, đun lửa vừa cho tới khi sôi. Chú ý, khuấy đều tay và 1 chiều để bột chín kỹ và không bị vữa.

Bước 3: Khi bột đạt độ sánh và vừa chín thì cho thịt bò đã xào sơ vào khuấy đều.

Bước 4: Mẹ cho nồi bột xuống bếp, đổ ra bát và chờ cháo nguội tới nhiệt độ vừa phải thì cho bé ăn.

Lưu ý: Các mẹ có thể kết hợp thịt bò với 1 số loại rau củ như: cà rốt, rau cải, bí ngô, rau bina..

Cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng với thịt gà

Cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi:

Bước 1: Thịt ức gà làm sạch, sau đó xay nhuyễn. Rau cải nhặt lấy lá xanh rồi rửa sạch.

Bước 2: Cho khoảng 200ml nước lên bếp đun sôi rồi cho rau cải xanh vào luộc chín tới. Vớt rau, nghiền nhỏ rau bằng ray thực phẩm.

Bước 3: Cho bột và thịt gà vào nước luộc rau khuấy tan rồi cho nên bếp nấu chín. Bột chín, mẹ cho rau đã nghiền vào đảo đều rồi cho ra bát.

Lưu ý: Các mẹ có thể không luộc rau mà xay nhuyễn. Sau khi bột chín tới, mẹ cho rau vào đảo chín khoảng 2 -3 phút rồi cho ra bát để ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên nấu chín rau để giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng trong thức ăn.