Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Súp Cho Người Ốm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Cháo Cho Người Ốm

Việc tiến hành nấu được món cháo thịt bằm và trứng bắc thảo thơm ngon, dinh dưỡng cho người ốm, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như chúng tôi sau đây:

Cách nấu cháo cho người ốm với “thịt bằm và trứng bắc thảo”

Đầu tiên thịt lợn nạc được rửa sạch với nước, sau đó băm nhuyễn, nếu không muốn mất thời gian thì khi mua bạn có thể nhờ người bán xay thịt luôn. Bạn chú ý khi chọn thịt lợn để nấu cháo cho người ốm: cách nấu cháo cho người ốm là phải chú ý chọn thịt lợn không có nhiều mỡ, vì vậy khi mua thịt bạn nên chọn ở phần vai hoặc đùi. Sau khi xay thịt xong đem thịt ướp với hạt tiêu và muối để cho thịt thấm các gia vị.

Đồng thời thì gừng tươi được cạo sạch vỏ, rửa sạch sau đó thái thành những lát nhỏ.

Trứng bắc thảo được lột vỏ và cắt thành những miếng nhỏ.

Hành lá được nhặt sạch, cắt rễ và ngọn sau đó rửa sạch và thái nhỏ.

Tiếp theo, chúng ta tiến hành vo sạch gao, cho vào nồi đổ 1 lít nước, đặt lên bếp và đun sôi. Khi thấy cháo đã sôi bạn nên để lửa nhỏ và nấu thêm chừng 10 – 15 phút nữa. Sau khi cháo sôi khoảng 10 phút cho trứng bắc thảo, gừng tươi cắt nhỏ và thịt bằm vào nồi cháo của mình.

Đồng thời lúc này bạn phải đổi nồi khác để nấu cháo, trút hết cháo trong nồi sang nồi cách thủy để cháo được nhừ và ngon hơn.

Bạn cần lưu ý khi nấu bạn nhớ dùng đũa khuấy đều sau đó đậy nắp kín, đun cháo cho tới khi thấy cháo nhừ là được. Cuối cùng là nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Khi múc cháo ra bát cho thêm hành lá cắt nhỏ, rau sống ăn kèm để bát cháo thêm ngon và hấp dẫn hơn.

Tiếp theo với món cháo thịt bằm rau củ cho người ốm này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Các bước nấu cháo thịt bằm rau củ

Đầu tiên tiến hành vo sạch gạo, sau đó cho nước cùng với gạo vào nồi với mực nước khoảng bằng 2,5 đốt ngón tay để ninh nhừ.

Cà rốt cạo vỏ và rửa sạch sau đó cắt nhỏ thành hình hạt lựu.

Thịt lợn rửa sạch rồi băm thật nhỏ, hoặc bạn có thể sử dụng máy xay thịt để tiết kiệm thời gian.

Khi nào thấy gạo đã nở, cháo đã chín, bỏ tiếp cà rốt vào hầm cùng cho nhừ.

Cà rốt vừa chín tới, bạn cho tiếp thịt bằm vào và khuấy đều lên để thịt tơi ra, tránh vón cục.

Tiếp theo tiến hành nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách nấu cháo tôm cho người ốm

Đầu tiên xương heo rửa thật sạch, chặt nhỏ rồi cho vào nồi nước, ninh nhừ để làm nước dùng.

Thịt nạc rửa sạch, băm nhỏ hoặc có thể sử dụng máy xay thịt để làm nhuyễn tiết kiệm được thời gian. Sau đó, ướp thịt với một chút nước mắm và tiêu.

Tôm chúng ta rửa sạch, bóc vỏ, bỏ phần đầu và băm nhỏ, ướp vào một chút nước mắm và tiêu.

Hành và rau mùi nhặt sạch, rửa và thái nhỏ để có mùi thơm.

Khi thấy cháo đã nhừ, cho thịt băm và tôm vào, khuấy đều đến khi cả tôm và thịt đều chín. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng ăn.

Múc cháo ra tô rồi cho thêm hành lá cắt nhỏ, rau mùi thái nhỏ, rắc thêm một chút tiêu vào.

Tâm Và Đức là công ty hàng đầu Tp. Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, chăm sóc người già chuyên nghiệp.

Với nhiều chuyên môn đào tạo chuyên sâu như chăm sóc ăn uống, vệ sinh, xoa bóp cơ thể, dìu đi lại, chăm sóc vết loét, hút đàm, ăn bằng ốm, tập vật lý trị liệu… Đội ngũ nhân viên chăm sóc tại Tâm Và Đức đủ kiến thức chuyên môn và sức khỏe đảm nhận tốt công việc.

Được sự hướng dẫn tận tình, đào tạo thực hành bài bản bởi ban lãnh đạo tâm huyết, yêu nghề. Tin rằng, sẽ không một đơn vị nào có thể chuyên nghiệp hơn chúng tôi trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại gia đình bạn. Với Tâm Và Đức, bạn trao cho chúng tôi niềm tin, chúng tôi sẽ gửi lại bạn tấm lòng mình.

2 Cách Nấu Súp Gà Cho Người Ốm Mau Hồi Phục, Vực Dậy Sảng Khoái

1. Cách nấu súp gà cho người ốm từ nguyên liệu rau củ

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

400gr ức gà phi lê

2 lít nước hầm xương gà

1 củ hành tây, 2 củ cà rốt

Bông cải xanh, cần tây, mùi tây

Đậu Hà Lan

Tỏi, gừng tươi, ớt bột, bột nghệ

Dầu oliu, giấm táo

Muối, tiêu, bột ngọt, hạt nêm

1.2. Các bước nấu súp gà cho người ốm mau hồi phục từ rau củ

cho người ốm rất đơn giản, chỉ cần tiến hành theo các bước sau.

Bước 1: Ức gà rửa sạch, luộc chín rồi xé sợi nhuyễn. Hành tây bóc vỏ, xắt hạt lựu, bông cải, cần tây, cà rốt cắt khúc. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ cùng với mùi tây và gừng.

Bước 2: Chuẩn bị 1 nồi lớn, chế 2 muỗng canh dầu oliu vào, xào tỏi, hành tây, cần tây, gừng với nhau cho mềm, khoảng 5 phút. Sau đó đổ thêm phần nước hầm xương gà, nêm 2 muỗng canh giấm táo, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê ớt bột, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, khuấy đều.

Bước 3: Thêm bông cải, mùi tây, cà rốt, đậu Hà Lan đun lửa nhỏ khoảng 10 phút. Rồi bỏ thịt gà xé vào, đợi sôi thêm khoảng 8-10 phút nữa thì tắt bếp.

Múc súp ra tô và rắc ít tiêu lên là thưởng thức được rồi. Công thức thanh đạm thế này có thể dùng được cho cả người lớn lẫn trẻ em khi bị ốm.

2. Hướng dẫn nấu súp gà tôm bổ dưỡng cho người bị ốm dậy

2.1. Nguyên liệu và hướng dẫn sơ chế

Thịt nạc gà phi-lê 100gram. Nên chọn thịt gà ta phần ức để có vị ngọt ngon nhất. Phần gà còn lại thì hầm để lấy nước lèo nấu súp.

Tôm tươi 100gram

1 củ cà rốt nhỏ – gọt sạch vỏ, rửa nước, xắt hạt lựu. Nếu thì nên bằm cà rốt và các nguyên liệu khác nát tương ra.

Gia vị, rau thơm, hành lá – tùy khẩu vị và đối tượng sử dụng. Với hành lá, bỏ rễ, rửa sạch, cắt nhỏ để riêng trong một cái chén.

1 trái cà chua nhỏ đã rửa nước, băm nhỏ.

Tỏi khô bằm sẵn, hành tím đã gọt sạch vỏ, rửa hết nhựa, thái mỏng.

1 nắm gạo vừa đủ, ngâm trước trong nước cho mềm hạt.

2.2. Cách nấu súp gà cho người ốm kết hợp nguyên liệu tôm tươi

Rửa thịt gà thật sạch, thái mỏng và xé nhuyễn. Tôm tươi lột vỏ, rửa nước sạch, bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn. Hoặc, có thể băm trên thớt cho nhuyễn cũng được.

Lấy các nguyên liệu cà rốt, cà chua, hành lá, củ hành, tỏi khô ra để sẵn. Bắc nồi phi hành tím cùng dầu ăn. Hành già thì cho cà rốt vào trộn đều, đậy nắp lại. Chờ 5 phút sau thì cho tiếp tỏi khô vào đảo lần nữa. 2 phút sau, đổ nhẹ 1 chén nước sạch vào nồi. Kế đến, bạn cho phần gạo với cà chua vào hỗn hợp nấu chung với nhau.

Đợi thêm vài phút nữa là hoàn thành cách nấu súp gà cho người ốm đầy dinh dưỡng. Lúc này, có thể nêm nếm lại lần nữa là xong.

3. Người bị ốm nên ăn những gì để mau phục hồi sức khỏe?

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bị ốm nên ăn những món được nấu dạng lỏng, mềm. Đây là cách hấp thụ dưỡng chất thuận lợi nhất cho cơ thể người bị mệt mỏi, mất sức. Thế nên, hãy nấu súp, cháo,…với nguồn nguyên liệu tươi, nhiều khoáng chất để cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bị ốm. Ngoài ra, nên chia khẩu phần ăn thành từng bữa nhỏ để tiêu hóa tốt hơn.

Tuyệt đối không nên cho người bị ốm dùng các loại thức ăn khó tiêu. Chẳng hạn như món bánh chưng, các thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, bơ,…Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, canxi cùng các vitamin cho cơ thể phục hồi sức khỏe. Việc uống nhiều nước – ít nhất 2 lít mỗi ngày – cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ khi bị ốm.

Bảo Tiên tổng hợp

Cách Nấu Cháo Giải Cảm Cho Người Bị Ốm

Khi nhắc đến món ăn giải cảm người ta thường nghĩ ngay tới món cháo tía tô. Theo đông y, tía tô là nguyên liệu có vị cay nhẹ, tính ấm, giúp giảm tình trạng ho, khó thở, tức ngực, đặc biệt hiệu quả trong trị cảm lạnh. Vậy làm thế nào để chế biến món cháo giải cảm này?

Tía tô là loại rau gia vị rất dễ trồng, dễ mua ở nước ta. Với tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên lá tía tô có thể đem lại những hiệu quả tuyệt vời với người bị cảm lạnh.

Chuẩn bị nguyên liệu

Gạo nếp: 40g

Trứng gà: 4 quả

Thịt lợn: 300g

Gạo tẻ: 80g

Tía tô: 1 mớ

Hành lá: 5 cây

Rau mùi: 1 nắm

Hành tím băm: 1 củ

Muối : Vừa đủ

Hạt tiêu: Vừa đủ

Dầu ăn: Vừa đủ

Nước mắm : Vừa đủ

Hạt nêm : Vừa đủ

Hướng dẫn cách nấu cháo tía tô giải cảm

Bước 1:

Rửa sạch thịt lợn, băm nhỏ rồi trộn đều cùng hành tím thái nhỏ. Nêm thêm hạt tiêu, nước mắm và ướp trong vòng ít nhất 10 phút cho ngấm gia vị.

Bước 2:

Vo gạo rồi đổ vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi cháo nhuyễn.

Bước 3:

Trong lúc đợi cháo chín, cho một bát nước với một muỗng giấm gạo vào xoong, rồi đập trứng vào đặt lên bếp và luộc cho đến khi trứng sệt lại, lòng đỏ vẫn còn lòng đào, trứng hơi nổi lên trên mặt thì tắt bếp, rồi vớt trứng ra rửa sạch ngay với nước lạnh và bóc bớt lòng trắng ở một mặt trứng cho đẹp mắt và để riêng.

Bước 4:

Trong thời gian đợi cháo chín thì thái nhỏ hành tím phi thơm rồi xào thịt băm. Sau khi cháo chín đều thì cho thịt đã nấu chín vào nồi cháo đảo đều. Nếu cháo quá đặc bạn có thể cho thêm ít nước đun thêm khoảng 10-15 phút. Nhớ nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 5:

Rửa sạch, thái nhỏ hành lá, tía tô, rau mùi cho vào bát sau đó múc cháo đổ lên trên. Nhẹ nhàng đặt quả trứng lên trên bát cháo, rắc thêm chút hạt tiêu tùy khẩu vị và cho người ốm thưởng thức ngay khi còn nóng để mồ hôi toát ra sẽ rất nhanh chóng khỏi ốm

Chú ý không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi cần sử dụng cẩn trọng.

Cách Nấu Cháo Gà Cho Người Ốm Ăn Nhanh Khỏi Bệnh

Cách nấu cháo gà cho người ốm ăn nhanh khỏi bệnh: Cháo gà là món ăn truyền thống của người dân Việt, người ốm và cả người khoẻ đều có thể ăn món cháo ngon này mỗi ngày, tuy nhiên cách nấu cháo thịt gà lại khác nhau vì người ốm khó ăn, khẩu vị lại nhạt hơn bình thường, không ăn được đồ khô, ít nước, nếu nấu cháo thì phải cho thêm nước vào, quậy đều cho sánh, nêm nhạt, khi…

Người đang bị bệnh ăn thịt gà có tốt không?

Trong Đông y, thì thịt gà là loại thực phẩm có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh nên được coi là nguyên liệu rất tốt trong việc khôi phục sức khỏe cho những người ốm. Bên cạnh đó, loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận.

Thực phẩm chế biến từ thịt gà cung cấp một lượng lớn protein cho cơ thể, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng cũng như thêm phần dẻo dai cho cơ bắp của bạn. Mặc dù thịt gà cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng, và nó cần thiết cho người bị cảm cúm.

Tuy nhiên bạn cần hạn chế, không nên ăn quá thường xuyên. Đặc biệt với những trường hợp bị viêm xoang, hay có vết thương thì nên tránh. Bạn cũng có thể tham khảo một số món ăn chế biến từ thịt gà, rất tốt cho người bị cảm cúm:

+ Canh gà: Theo trung tâm y học ở Mỹ nghiên cứu thì canh gà sẽ giúp bệnh nhân cảm cúm cải thiện bệnh về vòm họng và đường hô hấp. Canh gà rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng bị của cảm cúm như bị ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng… Bởi vì trong thịt gà có chứa nhiều amino axit chứa rất nhiều chất dinh dưỡng để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Cháo gà: Dùng thịt gà mang nấu cháo cũng là một cách giúp cơ thể hấp thu tốt và không bị ngán khi ăn lúc bị cảm. Hơn nữa cháo là một món ăn nhẹ và khá dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng hơn trong khi cơ thể bị mệt mỏi. Bạn có thể tham khảo cách nấu cháo gà khoai lang và cháo gà rau ngót.

+ Súp gà: Sử dụng thịt gà nấu súp cũng là một ý kiến hay, giúp bệnh nhân thay đổi món ăn sẽ khiến bệnh nhân ăn ngon miệng hơn. Hơn nữa bệnh cảm cúm rất dễ buồn nôn, nhưng món súp sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nguyên liệu nấu cháo gà dành cho người ốm

+ 1 con gà ( 1,2kg – 1,5kg)

+ 100g gạo tẻ (½ bát con gạo tẻ)

+ 100g gạo nếp (½ bát con gạo nếp)

+ 1 – 2 củ hành tây

+ 2 củ hành khô

+ 1 nhánh gừng to

+ Hành lá, tía tô, lá chanh

+ Trứng gà (không bắt buộc)

+ Gia vị: mắm, muối, đường phèn, tiêu, hạt nêm, mì chính (bột ngọt), chanh ớt tươi

Cách nấu cháo gà dành cho người bệnh ăn chóng khỏi

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

+ Gạo vo sơ qua, cho nước ấm vào ngâm khoảng 30 phút – 1 tiếng nếu có thời gian (tốt nhất là ngâm gạo trước trong khi chờ luộc gà là được)

+ Hành tây bỏ vỏ, bổ đôi, hành khô bỏ vỏ, bổ đôi hoặc ba, đập dập

+ Gừng bỏ vỏ, một phần cắt lát dày, đập dập. Phần còn lại thì thái sợi để ra đĩa, sẽ rắc vào cháo khi ăn.

+ Hành tươi bỏ rễ, rửa sạch, phần gốc hành thì cắt khúc, chẻ nhỏ, phần lá hành thái nhỏ.

+ Tía tô rửa sạch, thái nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái chỉ.

Bước 2: Chế biến thịt gà để nấu cháo gà ăn giúp hạ sốt

+ Gà xát muối, rửa sạch. Cho gà vào nồi, đổ gà ngập nước, khoảng 2,5 – 3 lít nước, mình nấu 2,8 lít nước. Cho vào nồi nước luộc gà 1 Tbsp muối + 1 tsp đường phèn. Đun sôi, hớt bọt bỏ đi, tiếp theo là cho hành tây, hành khô và gừng đập dập vào nồi, đậy vung đun cho sôi lại. Hạ lửa nhỏ, để sôi âm ỉ khoảng 30 phút, tắt bếp. Ngâm gà thêm 15 phút nữa.

+ Thử gà chín bằng cách dùng tăm/ que xiên thịt xiên vào phần thịt dày nhất của gà xem có còn tiết ra nước đỏ không, nếu không tức là gà đã chín. Vì nấu cháo gà, nên gà ninh hơi mềm hơn so với gà luộc một chút, thứ nhất là để ra thêm nước ngọt cho món cháo, thứ hai là để thịt gà khi cho vào cháo ăn sẽ mềm hơn.

+ Vớt gà ra đĩa cho nguội. Chặt phần xương gà: đầu, cổ, cánh, đùi cho ra đĩa để ăn chấm muối tiêu chanh. Phần ức gà và phần áp đùi thì xé nhỏ, ướp thêm chút muối, mì chính, tiêu, thêm chút lá chanh cho đậm đà và thơm hơn

Bước 3: Nấu cháo thịt gà ăn giải cảm

+ Phần nước luộc gà có khá nhiều váng mỡ, tùy theo gia đình nếu thích ăn mỡ gà cho món cháo thêm béo ngậy cũng như có màu vàng đẹp mắt thì để lại, còn không thì hớt bỏ đi. Nhà mình các món bún, phở, cháo lẩu đều hớt hết sạch lớp mỡ trên cùng đi để đảm bảo sức khỏe về lâu về dài 🙂

+ Cho gạo đã ngâm vào nồi, đun sôi, hạ lửa nhỏ đun khoảng 5 phút, vừa đun, vừa khuấy đều kẻo phần gạo bén cháy phía dưới đáy nồi. Sau đó tắt bếp, để nồi cháo đó 45 phút – 1 tiếng, hạt gạo sẽ tự nở bung trong nồi nước luộc gà còn nóng.

+ Mở vung đảo đều nồi cháo, đun thêm 5 phút nữa, vừa đun vừa khuấy nồi cháo bằng thìa gỗ hoặc phới đánh trứng, để cho hạt gạo vỡ ra, hòa quyện nếp và tẻ với nhau, cháo sẽ sánh lại. Nêm vào nồi cháo 2 tsp hạt nêm, đảo đều, nêm nếm lại cho vừa ăn.

Tags: cách nấu cháo gà, cách nấu cháo gà gạo rang, cách nấu cháo gà trị cảm cúm, cháo gà tía tô, cách nấu cháo gà cho người bị cảm, cách nấu cháo gà nấm, cháo gà đậu xanh, cháo gà cho bé