Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Súp Cho Bé 6 Tháng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

5 Món Súp Ăn Dặm Cho Bé Từ 6 Tháng Trở Lên

Các món súp dinh dưỡng cho bé từ 6 tháng đến 10 tháng tuổi ăn dặm giúp bé dễ dàng làm quen với nhiều thực phẩm và hương vị khác nhau như cà rốt, bí ngô, đậu Hà Lan, các loại thịt, hải sản… Làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé sau này.

5 món súp cho bé từ 6 tháng ăn dặm dinh dưỡng và ngon miệng

Chỉ cần chọn những nguyên liệu đơn giản, không mất quá nhiều thời gian sơ chế là mẹ đã có thể chế biến cho bé những món súp cho bé từ 6 tháng ăn dặm hết sức thơm ngon và bổ dưỡng rồi đấy ạ.

Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g

Nấm hương xay nhuyễn: 1-2 cái

Mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 cánh nhỏ

Trứng cút: 1 quả

Bột sắn: 1 thìa cà phê

Nước: 200ml.

Cách chế biến:

Cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên.

Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, cùng một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi. Chờ hỗn hợp sôi lại trong ít phút rồi cho lòng đỏ trứng cút khuấy đều đổ từ từ vào nồi.

Khi thấy súp sôi trở lại, bắc nồi xuống, nêm chút gia vị.

Nước dùng từ xương lợn hoặc gà khoảng 1,7 lít , 1 thìa muối, hạt nêm

1 bát tôm bóc nõn cắt nhỏ, 1 bát thịt cua, 1 bát thịt giả cua xé nhỏ, 1 bát ngô hạt, 1 bát hạt đậu Hà Lan

2 quả trứng đánh tan, 6 thìa bột năng hòa tan với 6 thìa canh nước

Hạt tiêu, rau mùi thái nhỏ

Cách làm:

Bước 1: Bắc nồi nước dùng lên bếp đun sôi, sau đó cho lần lượt tôm, cua, thịt giả cua, ngô hạt, đậu Hà Lan vào nấu chín, nêm gia vị gồm muối và hạt nêm cho vừa ăn.

Bước 2: Khi các nguyên liệu đã chín đều thì cho bột đao hòa với nước cho từ từ vào nồi, hòa đều tạo độ sánh, đun sôi vài phút cho bột chín kỹ.

Bước 3: Hạ lửa nhỏ rồi rót từ từ trứng đánh tan vào nồi súp, vừa rót vừa dùng đũa khuấy đều để tạo các vân trứng. Đun sôi nhẹ thêm một vài phút để súp chín hẳn rồi tắt bếp. Múc súp ra bát, rắc thêm chút hạt tiêu và ít rau mùi thái nhỏ, dùng nóng.

Cách chế biến:

Cho bơ vào chảo, làm nóng và đổ hành tây vào xào cho đến khi có màu vàng. Trong khi nấu hành, cho bí đỏ vào nồi, thêm nước dùng gà nấu chừng 10 phút rồi sau đó cho hành tây đã xào vào nồi. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn hỗn hợp. Cho lên bếp đun lại, thêm chút bột sắn hoặc bột ngô cho sánh.

Cách chế biến:

Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, sắt miếng nhỏ, nấu mềm rồi xay nhuyễn.

Thịt bò lọc bỏ gân, mỡ, đem xay nhuyễn rồi đánh đều với 30ml nước.

Bắc lên bếp nấu chín thịt rồi cho cà rốt, khoai tây đã xay mịn vào cùng.

Cho thêm hành mùi nếu trẻ thích.

Cho súp ra bát, thêm 2 thìa dầu ăn, trộn đều rồi để bớt nóng và cho bé ăn.

Khoai tây: 1 củ nhỏ

Thịt gà ức: 30g

Ngô ngọt non: ¼ bắp

Hành củ, hành tây

Cách làm:

Khoai tây mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi hấp chín và tán nhuyễn.

Ngô tách lấy hạt.

Thịt gà mẹ lọc, xé sợi, có thể băm, hoặc xay nhỏ

Phi thơm tỏi và cho cho gà vào xào chung, tiếp đến cho cho khoai và ngô vào ninh nhừ, khuấy đều tay. Đến khi chín nhừ là mẹ đã có món súp khoai tây cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng.

Ngoài ra còn có một số món súp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi khác như: súp khoai tây ăn dặm,súp bơ ăn dặm…

Những lưu ý khi nấu súp ăn dặm cho bé 6 từ tháng tuổi

Mặc dù nguyên liệu nấu súp cho bé đơn giản và cách nấu dễ dàng. Nhưng mẹ vẫn cần nắm vững một số lưu ý sau để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé

Nước lạnh nấu cháo sẽ khiến các hạt gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng trong gạo sẽ nở rồi tan ra trong nước và bay hơi ra ngoài khi mẹ mở nắp cháo sôi. Hơn nữa, cách làm này cũng khiến cháo không còn thơm ngon như trước.

Đun cháo nhiều lần trong 1 ngày

Các mẹ để tiết kiệm thời gian thường hay nấu cháo cho bé ăn cả ngày, nhưng việc làm này sẽ khiến cháo mất dần lượng vitamin và mùi vị khiến bé chán ăn.

Không rã đông thịt bằng nước nóng

Mỗi bữa ăn của bé thường chỉ cần một ít thịt, do đó nhiều mẹ hay mua thị về bảo quản cho bé ăn dần.

Việc sử dụng nước nóng để rã đông thịt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Mẹ có thể rã đông thịt trong ngăn mát, lò vi sóng hoặc ngâm trong nước lạnh và chế biến cho bé ăn ngay.

Súp Bí Đỏ Cho Bé 6

Bí ngô hay còn được gọi là bí đỏ rất giàu vitamin, khi kết hợp với sữa tươi và dầu sacha inchi món ăn sẽ chứa nhiều dinh dưỡng hơn như canxi, protein và omega 3 đã có sẵn trong dầu sacha inchi, đây là những thành phần không thể thiếu đối với sự tăng trưởng và phát triển thể chất cũng như trí não toàn diện, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bé.

Bé đang lớn rất cần khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, và tuyệt đối không được thiếu chất béo. Vì chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và cấu tạo nên bộ não cho trẻ được hoàn thiện khi trưởng thành. Ngoài ra chất béo còn đóng vai trò giúp bé nhuận trường, đi tiêu dễ dàng hơn.

Món súp bí đỏ sẽ thật hoàn hảo khi được kết hợp cùng dầu sacha inchi rất giàu axit béo omega 3 (DHA, EPA), đây là lại chất béo quý mà bất cứ bé nào cũng cần.

Dầu sacha inchi ngoài chứa hàm lượng omega 3 (DHA, EPA) cao nhất trong các loại dầu thực vật, chúng còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa mạnh mẽ như vitamin E, các khoáng chất như canxi, Zn, Sắt,…

Một số thành phần dinh dưỡng nổi bật trong bí đỏ:

Chuẩn bị nguyên liệu nấu súp bí đỏ ăn dặm và cách dùng dầu sacha inchi đúng cách:

1/2 muỗng cà phê hạt nêm.

1/2 thanh phô mai con bò cười.

300g sữa tươi.

Thực hành nấu món súp bí đỏ thơm ngon cùng dầu sacha inchi:

1. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ để hấp nhanh chín.

2. Luộc hoặc hấp chín bí đỏ (khuyến khích hấp để giữ tối đa các thành phần dinh dưỡng của bí đỏ).

3. Cho bí đỏ vào máy xay sinh tố, xoay nhuyễn.

4. Cho bí đỏ đã xay nhuyễn vào nồi, bật lửa vừa, thêm hạt nêm, sữa tươi, phô mai, khoấy đều tay, nêm nếm vừa ăn cho bé, hỗn hợp sôi lại, tắt bếp, thêm 1 muỗng cà phê dầu sacha inchi vào, quậy đều, múc ra bát cho trẻ ăn.

Một số lưu ý khi dùng dầu sacha inchi tránh lãng phí dinh dưỡng cũng như tiền bạc là chỉ nên trộn dầu vào thức ăn của trẻ sau khi đã tắt bếp, khi đó nhiệt độ của món ăn sẽ không làm dầu bị biến tính cũng như mất chất, ngược lại sẽ cung cấp dinh dưỡng và nhiều vitamin có lợi khác cho cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ, giúp bé có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Cách làm hạt sachi da cá giòn rụm. Vì sao hạt sachi được nhiều nơi trên thế giới tìm mua đặc biệt là Hàn Quốc? Mua hạt sachi ở đâu uy tín?

Nội dung bài viết thuộc về chúng tôi mọi hình thức sao chép vui lòng ghi rõ nguồn.

Hướng Dẫn Cách Nấu 18 Món Cháo, Súp Ăn Dặm Thơm Ngon Cho Bé 6 – 24 Tháng

Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng

Quýt ngọt, súp lơ, thịt, quả bơ… chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết, dễ chế biến, lại khiến bé ngon miệng. Với những bé mới bắt đầu ăn dặm, nên xay nhuyễn hoặc nghiền nhừ thực phẩm nếu cần.

1. Rau có lá màu xanh sẫm

Đầy ắp folate, chất xơ, canxi, súp lơ còn được biết tới là một thực phẩm chống ung thư hiệu quả. Đồng thời, mùi vị của súp lơ cũng phù hợp cho bé ăn dặm.

2. Chế biến món ăn dặm cho bé từ quả bơ

“Quả bơ là nguồn thực phẩm giàu chất béo không no” – chuyên gia dinh duỡng Leanne Cooper (tác giả cuốn sách What Do I Feed My Baby: A Step-by-Step Guide to Solids – tạm dịch Hướng dẫn từng giai đoạn ăn dặm cho bé) cho biết. Đây là thành phần chất béo tương tự với chất béo có trong sữa mẹ.

“Chất béo không no là một chất béo tốt cho cơ thể và các bé cần nó để phát triển não” – chuyên gia nhi khoa Ari Brown (đồng tác giả cuốn Baby 411: Clear Answers and Smart Advice for Your Baby’s First Year – tạm dịch Những lời khuyên thông minh cho bé năm đầu đời) gợi ý.

Chế biến: Thử kết hợp bơ nghiền nhuyễn với thực phẩm khác, như kem, táo. Bạn cũng có thể chuẩn bị những miếng bơ nhỏ để bé ăn bốc thay cho bánh quy.

3. Thịt

Nhiều người trong chúng ta nghĩ thịt không tốt cho bé nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, thịt là một trong 10 loại thực phẩm hữu ích cho bé. “Thịt là nguồn dồi dào kẽm và sắt” – chuyên gia Brown giải thích.

Chế biến: Hầm (ninh) thịt thật nhừ. “Thịt hầm (ninh) là ý tưởng phù hợp khi chế biến thịt cho bé vì nó dễ làm, bé lại dễ ăn và cách này được áp dụng với mọi loại thịt” – chuyên gia Matthew Amster-Burton (tác giả cuốn Hungry Monkey: A Food-Loving Father’s Quest to Raise an Adventurous Eater – tạm dịch Băn khoăn của người cha về chuyện nuôi con) cho biết.

Thịt có thể nấu cháo (bột) với hầu hết các loại rau củ, theo mùa. Nhớ là nếu ninh thịt thì nên ninh đủ lâu để thịt mềm, nhừ. Khi cho bé ăn thì cần cho ăn cả nước và cái.

4. Quýt ngọt

Chứa làm lượng cao vitamin C và chất chống oxy hóa, quýt ngọt là thực phẩm thú vị để bé bốc ăn. Các bé rất thích hương vị ngọt tự nhiên của quýt.

Chế biến: Tách những tép quýt thành những đoạn ngắn, vừa với bé khi nhai và cho bé ăn bốc.

5. Súp lơ cho bé

Đầy ắp folate, chất xơ, canxi, súp lơ còn được biết tới là một thực phẩm chống ung thư hiệu quả. Đồng thời, mùi vị của súp lơ cũng phù hợp cho bé ăn dặm.

Chế biến: Hấp chín một vài miếng súp lơ; sau đó, nghiền nhừ hoặc cắt dạng hạt lựu để bé ăn bốc. Súp lơ để nguội khiến bé dễ ăn hơn vì nó giảm được mùi hăng, nồng như lúc còn nóng. Súp lơ nguội để ngăn mát tủ lạnh còn là đồ nhấm nháp làm dịu cơn đau mọc răng của bé.

6. Quả mận

Quả mận rất nhiều chất xơ nên nước ép mận hay mận nghiền nhuyễn là những đồ ăn giúp bé giảm táo bón.

Chế biến: Mận nghiền nhuyễn có thể cho bé ăn luôn hoặc trộn với những đồ ăn khác như bột để tạo ra vị chua, ngọt tự nhiên. Nếu bé bị táo bón nặng, chuyên gia Brown khuyên bạn có thể thêm một thìa nhỏ nước ép mận vào sữa công thức hay sữa mẹ đã vắt rồi cho bé ăn.

Hướng dẫn nấu 8 món cháo ăn dặm cho bé 6 – 24 tháng tuổi

1. Cháo thị rau muống cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

· Gạo 30g (3 muỗng canh vun)

· Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)

· Rau muống 30g (3 muỗng canh)

· Dầu 10g (2 muỗng cà phê)

· Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cách làm:

· Gạo vo sạch, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo

· Thịt heo băm nhuyễn

· Rau muống xắt nhuyễn.

· Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.

2. Cháo cá cà rốt cho trẻ

Nguyên liệu:

· Gạo 30g (3 muỗng canh vun)

· Cá nạc 30g (2 muỗng canh)

· Cà rốt 30g (3 muỗng canh)

· Dầu 10g (2 muỗng cà phê)

· Nước mắm, hành…

Cách làm:

. Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.

· Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu

· Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ

· Cà rốt cho vào cháo nấu mềm

· Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.

3. Cháo lươn cà rốt cho bé

Nguyên liệu:

· Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)

· Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)

· Cà rốt 30g (3 muỗng canh)

· Dầu 10g (2 muỗng cà phê)

· Nước mắm, hành…

· Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cách làm:

· Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo

· Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.

· Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ

· Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.

· Cà rốt cho vào cháo nấu mềm. · Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.

4. Cháo cua nấm rơm bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

– Bột gạo cao cấp Néstlé: 4 muỗng canh – Nấm rơm cắt nhuyễn: 1 muỗng canh – Cua luộc gỡ thịt băm nhuyễn: 1 muỗng canh – Dầu ăn(Dầu tinh luyện): 1 muỗng canh – Nước: 1 chén

Cách làm:

. Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơm cho nấm rơm vào xào chín, cho cua vào đảo đều . Cho nước vào đun sôi, bắc xuống và chờ cho nguội bớt . Trộn bột vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức

5. Cháo óc heo – Đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

– Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy). – Óc heo: 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo – 2 muỗng canh). – Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy). – Dầu ăn: 2,5g (1/2 muỗng cà phê). – Nước: 250ml (1 chén đầy). – Nước mắm hoặc muối iod.

Cách làm:

– Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén đầy nước và với đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ. – Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích. – Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.

6. Cháo cật heo – Cải trắng cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

– Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy). – Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo). – Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh). – Dầu ăn: 10g (2 muỗng cà phê). – Nước: 250ml (1 chén đầy) – Nước mắm hoặc muối iod.

Cách làm:

– Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút. – Cật heo xắt mỏng, nhỏ. – Cải bắc thảo xắt nhuyễn – Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích. – Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn.

7. Cháo cua, đậu đỏ, rau ngót

Nguyên liệu:

Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy). Rau ngót (băm nhuyễn): 3 thìa cafe.

Đậu đỏ (hấp chín, tán nhuyễn): 2-3 thìa cafe.

Thịt cua (băm nhuyễn): 3-4 thìa cafe.

Dầu ăn: 2 thìa cafe

Cách làm:

Đun sôi nước, cho thịt cua và rau ngót vào nấu chín. Tiếp đến, bạn cho đậu đỏ, bột gạo vào khuấy đều. Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên cho sôi lại, bắc ra bếp, nêm dầu ăn vào. Bạn nên chờ cháo nguội bớt mới nên cho bé thưởng thức.

8. Cháo cá lóc cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

300g cá lóc 25g gạo tẻ 25g gạo nếp Gia vị

Cách làm

Cá lóc làm sạch, cạo bỏ vảy, đem luộc chín, gỡ lấy thịt ướp mắm muối, gia vị.

Xương cá giã nhỏ lọc lấy 300 ml nước.

Cho gạo tẻ, gạo nếp vào nước xương cá ninh nhừ, khi cháo chín thì cho thịt cá vào quấy đều, khi cháo sôi trở lại là được.

Cho trẻ ăn khi cháo nóng ấm, ngày dùng hai lần vào lúc đói.

Hướng dẫn cách nấu cháo rau ngót Nhật cho bé ăn dặm

Cháo rau ngót Nhật là món giàu dinh dưỡng, rất mát cho bé, nhiều DHA, canxi,đạm, và sắt. Món này thường rất hợp cho các bé đang bị táo bón và đầy hơi. Rau ngót Nhật mềm hơn rau ngót ta, lại có vị ngọt nên khá dễ ăn chắc chắn sẽ làm bé hài lòng. Em xin mách chị em công thức làm Cháo tôm đậu xanh rau ngót Nhật của mình:

Nguyên liệu:

– 8 thìa gạo.

– 1 thìa đỗ xanh ( Dưới 1 tuổi thì đỗ xanh tách vỏ, trên 1 tuổi là đỗ xanh nguyên hạt)

– 3 con tôm

– 50g rau ngót Nhật

– 1 tép hành khô

– 1 miếng bơ lạt, phô mai

– Dầu oliu, chút nước mắm

Cách làm:

Bước 1: Trộn gạo và đỗ xanh vào nhau, vo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo.

Bước 2: Tôm bóc vỏ, lọc dây đen dọc lưng. Sau đó băm tôm thật nhỏ nhuyễn, Cho 1 chút bơ lạt,1 chút xíu nước mắm vào tôm và trộn đều

Bước 3: Rau ngót Nhật rửa sạch, thái sợi chỉ và cắt nhỏ

Bước 4: Hành khô băm nhỏ, cho 1 thìa cafe dầu vào nồi và phi hành khô thật thơm. Sau đó cho hỗn hợp tôm vào xào qua ( xào cho thịt tôm chuyển sang màu hồng là tắt bếp. Khoảng 30 giây)

Bước 5: Khi cháo chín, cho thịt tôm đã xào qua vào quyện đều với cháo và nấu chín. Thời gian nấu 2 phút. Sau đó cho tiếp rau ngót Nhật vào và nấu sôi, tắt bếp. Nêm thêm chút nước mắm và dầu Oliu đợi bớt nóng cho ra bát để bé thưởng thức.

Khi đó phô mai dầm nhỏ trong bát, và cho cháo vào và quấy đều cho phô mai quyện đều vào cháo.Sản phẩm sẽ là bát cháo bắt mắt với màu hồng của tôm, màu xanh của rau và đỗ xanh. Mùi thơm của bơ và phô mai, sẽ không còn mùi tanh của tôm nữa. Nhưng khi thưởng thức vẫn thấy vị ngọt bùi của tôm, vị mát thanh của rau ngót Nhật.

Hướng dẫn nấu 8 món súp ngon bổ từ rau củ thịt cho bé ăn dặm

1. Súp bí ngô, bông cải xanh cho bé độ tuổi ăn dặm

Nguyên liệu:

– Bí ngô: 2 chén

– Bông cải xanh: 1 – 2 bông

– Dầu ôliu: 1 thìa canh

– Nước: 1/3 chén

Cách làm:

– Trộn bí đỏ với dầu ôliu và nướng ở nhiệt độ 425 độ C, cho đến khi bí chín mềm.

– Bông cải xanh cho vào nồi hấp cách thuỷ cho chín.

– Cho cả hai vào máy xay, thêm nước và xay thật nhuyễn.

2. Súp khoai lang bổ dưỡng cho trẻ

Nguyên liệu:

– Khoai lang to: 2 củ

– Hành tây: 1 củ

– Nước dùng gà: 4 chén

– Gia vị, dầu ăn hoặc bơ

Cách làm:

– Hành tây xắt miếng mỏng theo chiều dọc của củ hành. Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ.

– Đun chảy bơ hoặc đun nóng dầu ăn trong một nồi to, cho hành tây vào xào với chút muối cho tới khi hành mềm, chuyển màu vàng nâu rồi cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm.

– Cho nước dùng gà vào nồi khoai, đun với lửa to cho đến khi sôi thì hạ bớt lửa xuống mức thấp để nồi soup sôi lăn tăn khoảng 30 – 40 phút cho đến khi khoai chín mềm thì tắt bếp.

– Cho khoai vào máy xay sinh tố hoặc dùng máy xay cầm tay, xay nhuyễn. Nêm nếm lại lần cuối và thêm muối tiêu nếu cần.

3. Súp cà rốt, mật ong cho bé

Nguyên liệu:

– Cà rốt: 150g

– Mật ong: 1 thìa cà phê

– Dầu nành: 15ml

– Gừng băm nhỏ

Cách làm:

– Cà rốt gọt vỏ, băm nhuyễn.

– Cho cà rốt, mật ong, dầu nành, gừng và nước sạch vừa đủ vào nồi, khuấy đều, đậy nắp lại, đun với lửa nhỏ khoảng 25-30 phút cho đến khi cà rốt mềm.

4. Súp củ cải, nấm hương, đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

– Củ cải trắng: 250g

– Nấm hương: 15g

– Đậu Hà Lan (hạt): 25g

– Giá đậu, nước dùng. Muối lượng ít.

Cách làm:

– Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi, cho vào nồi nước sôi, luộc gần chín vớt ra, cho vào bát tô.

– Nấm hương ngâm nước, rửa sạch, thái sợi.

– Đậu Hà Lan hạt, rửa sạch, cho vào nồi nước, luộc chín mềm, vớt ra.

– Cho giá đậu, muối vào nồi nước dùng, đun sôi, vớt bọt.

– Cho nấm vào luộc sơ, vớt ra, cho vào bát tô.

– Củ cải trắng tiếp tục đun sôi phần nước còn lại trong nồi, cho đậu Hà Lan vào rồi bắc xuống.

– Cho tất cả vào tô củ cải, nấm là được.

5. Súp cà rốt, dừa bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé

Nguyên liệu:

– 3 củ cà rốt

– 1 quả cam

– 100ml nước cốt dừa

– Gia vị: muối và tiêu

Cách làm:

– Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, nạo nhỏ.

– Cam ép lấy nước.

– Cho nước cam, cà rốt nạo nhỏ, cốt dừa vào nồi, thêm chút nước ấm sao cho ngập nguyên liệu rồi đun sôi.

– Thêm gia vị vừa ăn rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút. Dùng đũa trộn đều tất cả nguyên liệu. Khi súp thật mịn và quyện thì tắt bếp.

6. Súp khoai, củ cải, cà rốt, củ đậu

Nguyên liệu:

– Khoai lang, củ cải, cà rốt, củ đậu mỗi thứ một ít.

– Dầu nành, nước tương, hạt nêm, tiêu xay lượng vừa đủ.

Cách làm:

– Lấy tất cả các loại củ trên đem gọt vỏ, rửa sạch, thái khúc cho vào nồi, thêm nước vào nấu nhừ, đánh nhuyễn thành bột nhão.

– Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào.

– Dầu nóng cho tiêu vào, sau đó cho nước tương, hạt nêm vào, rồi cho bột khoai lang, củ cải, cà rốt, củ đậu vào, đảo nhanh tay, nêm vừa là được.

7. Súp bắp cải tím cho bé

Thời tiết mát mẻ phù hợp để cho bé nhâm nhi món ăn này. Đảm bảo bé sẽ ngoan ngoãn và ăn ngon lành hết suất ăn đấy!

Nguyên liệu: 1 củ hành tây; bắp cải tím thái nhỏ; 1 muỗng canh bơ; 1/2 chén sữa; 2 tép tỏi; một ít đường; một xíu muối và tiêu

Cách chế biến

– Gọt vỏ và thái nhỏ hành tây. Đun nóng bơ trong nồi áp suất và xào tỏi đã băm nhỏ. Sau đó, thêm hành tây cắt nhỏ vào xào tiếp (đừng để cháy hành). Cho bắp cải vào xào thêm vài phút, rồi đổ nước vừa ngập rau và đậy nắp vung nấu nhừ.

– Để súp nguội. Để riêng 1 muỗng canh bắp cải vừa nấu chín. Xay phần súp còn lại và lọc lấy nước. Hòa với sữa và chút nước (nếu cần). Thêm muỗng canh bắp cải để lại vừa nãy, nêm chút muối, hạt tiêu và đung sôi trở lại.

– Rắc một ít pho mát lên trên và cho bé ăn.

8. Súp trứng gà, đậu phụ cực tốt cho bé ăn dặm

Trứng gà, đậu phụ không chỉ giàu canxi mà còn rất mềm và dễ ăn. Đặc biệt, dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi rất tốt. Các mẹ chỉ cần 5 – 10 phút là có thể chế biến xong món này!

Nguyên liệu: 1 lòng đỏ trứng gà; 30 g đậu phụ tươi; 1 bát con nước gà luộc

Cách chế biến:

– Lòng đỏ trứng gà đánh đều. Đậu phụ nghiền nát.

– Nước luộc gà hòa cùng chút bột gạo để tạo đổ sánh, rồi đun sôi. Sau đó, cho đậu phụ vào nấu chín, cuối cùng mới cho trứng gà vào từ từ quấy đều tay như nấu canh trứng.

– Khi cháo sôi trở lại thì bắt ra khỏi bếp, để hơi nguội rồi cho bé ăn.

0

0

0

Cách Nấu Cháo Tôm Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi

24/09/2019 13:09

Cháo tôm là một trong những món cháo dinh dưỡng cần thiết cho bé tập ăn dặm, thành phần nhiều canxi cháo tôm giúp xương bé chắc khỏe, đồng thời cũng kích thích quá trình mọc răng của bé.

Nguyên liệu:

– 20g gạo tẻ

– 150g tôm đã được rửa sạch

– Nước hầm xương

– 1/2 thìa nhỏ dầu ăn

Cháo tôm dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi:

– Gạo đem vo sạch, cho vào nồi theo tỷ lệ 1:10 (tức là 1 gạo 10 nước) bắc lên bếp nấu sôi trong 1giờ. Nếu ở nhà mẹ sẵn có nồi áp suất thì nấu trên nồi áp suất trong 15 – 20 phút là có cháo cho bé.

– Khi cháo sôi và đã đạt tới độ thô của con, mẹ hãy đem chỗ tôm đã được xử lý ở trên cho vào và để nhỏ lửa đến khi nào cháo chín thì tắt bếp.

– Cho cháo vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn đạt độ thô thích hợp cho con. Ở giai đoạn này mẹ có thể kết hợp 1/2 thìa dầu ăn (loại dầu chuyên dùng cho trẻ) cùng cháo cho con. 

Lưu ý: Để giữ nguyên hương vị của cháo tôm, mẹ có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Cách 2: Sau khi làm sạch tôm mẹ đem hấp tôm tới chín, để nguội rồi đem xay nhuyễn, sau khi xay nhuyễn thực hiện tương tự cách trên.

Tôm là loại thực phẩm cực kỳ nhiều chất dinh dưỡng, khi nấu cháo tôm cho bé, bạn nên chọn những loại tôm tươi, tôm không bị ướp lạnh vì như vậy tôm sẽ có nhiều giá trị dinh dưỡng. Những loại tôm đã bị ướp lạnh thường sẽ có mùi sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Ngoài cách nấu cháo với tôm, bạn có thể kết hợp với các loại rau củ để tăng hương vị của cháo như: rau ngót, cà rốt, nấm rơm, bí đỏ, bông cải, rau dền,…., việc kết hợp này cũng tạo cảm giác lạ miệng cho bé, tránh trường hợp ăn quá nhiều 1 món khiến bé chán và mất đi cảm giác thèm ăn.