Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Rượu Nếp Truyền Thống Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Rượu Nếp Đúng Chuẩn Truyền Thống

✿ Có rất nhiều loại rượu ngon nổi tiếng có mặt trên thị trường hiện nay, bao gồm cả rượu truyền thống và rượu Tây, rượu ngoại nhập. Mặc dù rượu Tây được nhập khẩu với giá thành cao và hương vị mới lạ, nhưng đa số người Việt chúng ta vẫn ưa chuộng thưởng thức chén rượu nếp được chưng cất kiểu truyền thống. Rượu gạo, rượu nếp từ rất lâu đã trở thành món uống thơm ngon mang hương vị quê nhà của ẩm thực Việt. Cách nấu rượu nếp đúng chuẩn thơm ngon ở mỗi vùng miền đều có những bí quyết khác nhau. Nhưng chung quy, cách nấu rượu nếp đạt tiêu chuẩn chất lượng thì phải thực hiện từng bước, kì công, tỉ mỉ. Có như vậy mới cho ra được những giọt rượu nếp thơm nồng.

✿ Chọn Gạo dùng nấu rượu phải là gạo nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng tốt nhất cách nấu rượu nếp đúng chuẩn

Rượu nếp được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp thường được dùng làm rượu phải là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng. Đặc biệt phải là loại vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp bột cám giàu chất dinh dưỡng như protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe cơ thể, rượu nếp nấu chuẩn còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa đường ruột.

✿ Gạo nấu rượu phải thơm và không quá mới, tốt nhất là phải thu hoạch cách lúc làm cỡ 3 tháng, gạo mới thu hoạch dùng nấu rượu không đậm vị. cách nấu rượu nếp đúng chuẩn

✿ Biến những hạt gạo nếp thành mẻ rượu nếp thơm ngon quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hòi phải có sự công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi được hấp chín, để nguội thì rắc bột men lên trên và mang đi ủ.

ch nấu rượu nếp đúng chuẩn

Khi đã chuẩn bị xong loại gạo ngon để nấu rượu, chúng ta cho gạo nếp vào ngâm trong nước lạnh khoảng từ 4 – 6 giờ. Sau đó cho nào nồi, đồ như đồ xôi.

Khi cơm nếp chín tới thì trải cơm ra nong, điều quan trọng các bạn cần lưu ý là phải trải đều chỗ cơm ra mặt nong, tránh để cơm dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều và men ngấm không tốt. Sau khi trải cơm xong chúng ta đợi một lúc cho cơm nguội bớt, khi nào sờ tay thấy cơm còn ấm thì tiến hành rắc men ủ.

cách nấu rượu nếp đúng chuẩn

✿ Để nấu rượu nếp hay làm cơm rượu, men ủ rất quan trọng vì men chính là chất xúc tác giúp cơm có thể dậy men, tạo ra mùi thơm đặc trưng và vị ngọt cho cơm.

✿ Lượng men cần dùng: thường sử dụng 100g (1 lạng) men cho 10kg gạo, nếu các bạn nấu 5kg gạo thì chỉ cho nửa lạng men là đủ. cách nấu rư

✿ Cân đủ lượng men cần dùng, các bạn bóp vỡ bánh men hoặc cho men rượu vào cối giã men thành bột mịn, càng mịn càng tốt. Còn nếu có máy xay sinh tố thì cho men vào quay một lúc là nhanh nhất. cách nấu rượu nếp đúng chuẩn

✿ Khi rắc men lên cơm nếp quan trọng nhất là phải canh được nhiệt độ của cơm vừa đủ. Không được rắc men lên cơm vừa nấu xong còn rất nóng sẽ làm chết men. Các bạn lưu ý trước khi rắc men phải kiểm tra nong cơm đã đủ độ ấm chưa. Cũng không được rắc men khi cơm quá nguội, như vậy thì men cũng không ngấm được vào cơm, sẽ làm hỏng cơm. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay.

Các bạn cần lưu ý: Do cơm nếp rất dính, cho nên không sử dụng men bằng cách trộn vào cơm. Như thế sẽ không phủ đều men lên cơm được.

✿ Sau khi rắc men xong, các bạn cho cơm vào chum sành bằng đất nung để ủ cơm

✿ Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại chum, hũ để ngâm ủ cơm, rượu. Tuy nhiên sử dụng chum sành là tốt nhất . Các bạn muốn tìm hiểu lý do tại sao nên ngâm rượu bằng chum sành có thể tham khảo ở bài viết sau: cá

ch nấu rượu nếp đúng chuẩn

➨ Bí quyết ngâm rượu ngon, uống êm, loại bỏ độc tố

cách nấu rượu nếp đúng chuẩn

✿ Chú ý khi cho cơm vào chum thì không được cho đầy chum, chỉ cho khoảng 2/3 dung tích chum để cơm có đủ không gian lên men, đậy kín. Sau 3-4 ngày mẻ cơm rượu sẽ tự dậy nước và tạo mùi thơm đặc trưng của cơm rượu.

➨ Các mẫu chum sành Tài Lộc phong thủy mang vận may đến gia đình bạn

bán chum ngâm rượu tại hà nội cách ngâm rượu bằng chum sành cách ngâm rượu bằng chum chọn chum ngâm rượu cách chọn chum ngâm rượu cách ngâm rượu củ chùm ngây các loại chum ngâm rượu cách ngâm rượu chùm ruột cây chùm ngây có ngâm rượu được không chum gốm ngâm rượu mua chum sành ngâm rượu mua chum ngâm rượu thân chùm ngây ngâm rượu cách ngâm rượu rễ cây chùm ngây

Nồi nấu rượu thường làm bằng kim loại (đồng, inox…) hoặc đất nung

✿ Khi cơm rượu nếp được ủ khoảng 1 tuần thì đã lên men và sẽ ra nước cốt, chúng ta lấy cả nước cốt cả nếp cái cho vào nồi và tiến hành chưng cất rượu.

Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc nồi đất nung là tốt nhất. Vì khi dùng các loại nồi bằng chất liệu khác để chưng cất rượu thì rượu thành phẩm sẽ không thơm ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống.

✿ Trong giai đoạn nấu rượu, chúng ta nên lưu ý khi nồi rượu sôi rồi thì phải giảm lửa cho nhỏ đi để rượu chảy ra từ từ. Nếu bếp đun lửa quá to sẽ làm phì rượu, khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống.

chum ngâm rượu tphcm chum ngâm rượu bát tràng chum ngâm rượu bình dương chum ngâm rượu giá rẻ chum sành ngâm rượu bát tràng bán chum ngâm rượu giá chum ngâm rượu mua chum ngâm rượu ở đâu chum ngâm rượu chum ngâm rượu hạ thổ bán chum ngâm rượu hà nội

✿ Rượu sau khi trưng cất được phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm êm và tê đầu lưỡi, các bạn không nên uống rượu ngay khi mới ra lò mà nên đổ vào chum sành để khoảng 1-2 tháng rồi mới uống, về cơ bản rượu càng để lâu uống càng ngon.

➨ Hạ thổ rượu là gì? Tại sao phải hạ thổ rượu?

Mua chum rượu hạ thổ ở đâu?

Để mua được những chum rượu dùng để nấu rượu nếp vui lòng liên hệ:

HOẶC TỚI TRỰC TIẾP HỆ THỐNG CỬA HÀNG KHÔNG GIAN GỐM DƯỚI ĐÂY:

Tại đây có đa dạng chum ngâm rượu với nhiều kích thước, kiểu dáng thiết kế cho khách hàng lựa chọn.

Cách Nấu Rượu Nếp Cái Hoa Vàng Thủ Công Truyền Thống

Không biết từ bao giờ, khi nhắc đến nếp cái hoa vàng thì nhiều người đã nghĩ ngay đến loại rượu quý được chưng cất từ loại nếp thượng hạng này và rượu nếp cái hoa vàng được mệnh danh là quốc túy của dân tộc. Sở hữu hương thơm nồng, vị cay nhẹ đem lại cảm giác dễ chịu cho người uống. Đặc biệt, để cho ra lò những giọt rượu nếp cái hoa vàng nguyên chất thì mỗi vùng miến sẽ có những bí quyết riêng. Và sau đây, Ông Đường sẽ hướng dẫn bạn bí quyết nấu rượu nếp cái hoa vàng ngon, chuẩn nhất nhất hiện nay.

Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng theo phương pháp gia truyền

Ngày nay, trong mỗi buổi tiệc tùng, liên hoan hay cưới hỏi thì không thể thiếu đi những chén rượu, nó chính là khởi nguồn của mọi câu chuyện, hỏi han hay chúc tụng. Và rượu nếp cái hoa vàng chính là loại rượu đang được nhiều anh em ưu chuộng sử dụng, cũng như thịnh hành nhất bởi hương vị truyền thống, ngọt và êm không làm cho người uống khó chịu. Để có được những chén rượu thơm, ngon là nhờ cách nấu rượu nếp cái hoa vàng đúng chuẩn sau:

Chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ

+ Gạo nếp cái hoa vàng: Là nguyên liệu chính để nấu rượu nếp cái hoa vàng, khi chọn mua gạo nếp cái hoa vàng bạn phải chọn lọc kỹ càng. Những hạt gạo có mùi thơm tự nhiên, hạt to tròn bóng và không bị sâu mọt sẽ cho ra lò những chai rượu thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng nhất.

+ Men Rượu chất lượng: Cùng với gạo nếp cái hoa vàng thì men ủ rượu cũng là nguyên liệu cực kỳ quan trong khi nấu rượu. Thông thường thì ở mỗi địa phương sẽ có cách chế biến loại men rượu phù hợp, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là men thuốc Bắc vì độ an toàn và chất lượng rượu mang đến.

+ Bình thủy tinh hay chum sành đựng rượu: Lựa chọn những chiếc bình thủy tinh cao cấp hay những chum sành tùy theo nhu cầu sử dụng của anh em, rửa sạch và để khô, đảm bảo quá trình lên men không bị ảnh hưởng.

Bên cạnh việc chuẩn bị các nguyên liệu thì rượu ngon hay không phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và nhiệt độ ủ rượu, bạn nên ủ rượu trong điều kiện không quá nóng và cũng không quá lạnh, nhiệt độ từ 28 – 30 độ C là nhiệt độ lý tưởng nhất.

Nguyên liệu làm rượu nếp cái hoa vàng

Các bước nấu rượu nếp cái hoa vàng chuẩn nhất

Bước 1: Nấu cơm nếp cái hoa vàng

Đem gạo nếp cái hoa vàng ngâm nước khoảng 4 – 6 tiếng, sau đó vớt gạo ra và bỏ vào nồi nấu cơm như bình thường, khi cơm chín bạn cho cơm ra một chiếc mâm lớn hoặc nia và tãi đều ra để cơm nhanh nguội.

Bước 2: Rắc men lên cơm nếp cái hoa vàng

Loại bỏ các lớp trấu có trong men, sau đó say nhuyễn hoặc đập nhỏ ra khi cơm nguội thì rắc men đều lên trên, trộn đều men và cơm nếp cái hoa vàng với nhau. Lưu ý, rắc men khi cơm nếp cái hoa vàng còn ấm, tránh trường hợp cơm nguội hẳn hoặc còn nóng.

Bước 3: Ủ cơm nếp nếp cái hoa vàng với men

Sau khi đã trộn đều cơm nếp và men thì cho vào một chiếc hũ thủy tinh hoặc bình gốm có dung tích lớn và đậy kín, để khoảng 4 – 5 ngày cho nước ra, khi ngửi có mùi thơm nồng của rượu thì cho nước vào. Cứ khoảng 10kg cho 15 lít nước, đậy kín để quá trình lên men được hoàn toàn tự nhiên. Tiến hành ủ ướt trong vòng 1 -2 tuần thì có thể đem đi chưng cất.

Bước 5: Chưng cất rượu nếp cái hoa vàng

Tiến hành chưng cất rượu nếp cái hoa vàng bằng nồi đất đồng hoặc bằng nồi inox, nhớ để lửa nhỏ, hay để điện vừa phải để rượu không bị cháy, không bị chảy ra quá nhanh. Những giọt rượu nếp cái hoa vàng nguyên chất khi chưng cất thành công có mùi thơm nồng, uống vào êm và hơi tê đầu lưỡi, tuy nhiên do là rượu nguyên chất nên nồng độ rất cao, tùy vào tửu lượng của từng người để sử dụng, đảm bảo cho sức khỏe.

Cách Làm Rượu Nếp Cẩm Truyền Thống Đón Tết Đoan Ngọ

Cách làm rượu nếp cẩm truyền thống đón Tết Đoan Ngọ

Rượu nếp cẩm là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Nếu cảm thấy không yên tâm về chất lượng rượu nếp cẩm mua ở ngoài hàng thì bạn có thể học cách làm rượu nếp cẩm ngon nhờ và những hướng dẫn hết sức chi tiết tạmocnoi.com

Nguyên liệu cần có để học cách ngâm rượu nếp cẩm:

Gạo nếp cẩm: 500gr

Men ngọt: 20gr (khoảng 1,5 cái)

Giấy bạc (bạn có thể dùng lá sen hoặc lá chuối để thay thế

Cách làm rượu nếp cẩm ngon:

1.Để áp dụng cách làm cơm rượu nếp cẩm này thì từ đêm hôm trước, bạn đã cần ngâm gạp nếp cẩm cho gạo mềm ra, như vậy nấu sẽ nhanh chín hơn (thời gian ngâm là khoảng 8 đến 10 tiếng).

2.Sau đó, bạn vo sạch gạo, vừa vo vừa nhặt bỏ các hạt thóc hoặc hạt gạo bị hỏng ra.

3.Tiếp theo, bạn cho gạo vào nồi cơm điện, thêm một lượng nước xâm xấp mặt gạo rồi đậy vung lại, nhấn nút nấu thì nấu cơm thông thường. Thỉnh thoảng, bạn có thể mở vung nồi ra để kiểm tra xem cơm rượu nếp cẩm đã chín mềm chưa, nếu thấy cơm bị khô thì bạn đổ thêm một ít nước sôi vào rồi lại nhấn nút Cook .

4.Khi cơm nếp cẩm đã chín mềm, bạn xới cơm ra mâm, dàn đều ra cho cho nhanh nguội.

7.Khi cơm nếp cẩm đã nguội, bạn dùng một chiếc rây để rắc men phủ đều lên cơm. Sau đó dùng đũa đảo thật nhẹ tay cho men trộn đều với cơm

8.Bạn cho cơm nếp cẩm đã trộn men vào tờ giấy bạc và gói kín lại.

8.Tiếp theo, bạn đặt một chiếc đĩa vào nồi rồi đặt gói cơm nếp cẩm lên trên. Sau đó, bạn đậy kín vung lại để ủ rượu nếp. Sau khoảng 2 ngày, cơm sẽ tiết ra nhiều nước và có mùi thơm đặc trưng. Nếu muốn cơm không tiếp tục lên men nữa thì bạn đặt cơm vào tủ lạnh để hãm men .

Cách Nấu Rượu Gạo Truyền Thống Cho Chồng Ngay Tại Nhà

Theo đúng cách của ông cha ta, tại bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nấu rượu, sản xuất rượu gạo truyền thống của người Việt Nam và có thể tự nấu ngay tại nhà.

Rượu có lẽ không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta, từ thanh thiếu niên, người già, trẻ em hay phụ nữ…đều biết đến rượu. Đã bao giờ bạn tự hỏi : Rượu có từ bao giờ ? Nguồn gốc của rượu bắt nguồn từ đâu ? Nếu quan tâm về vấn đề này, bạn có thể đọc bài viết :

Bài viết là tổng hợp những tài liệu về nguồn gốc của rượu, và chắc chắn sẽ làm thỏa mãn câu hỏi của bạn.

Còn hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách nấu rượu gạo truyền thống của Người Việt Nam. Quy trình sản xuất rượu sẽ trải qua những bước và giai đoạn ra sao, nguyên liệu để sản xuất rượu, các loại men, nguyên phụ liệu dùng để nấu rượu thủ công gồm những gì ? Tất cả sẽ có trong bài viết này.

Nguyên liệu chính để sản xuất rượu gạo truyền thống Việt Nam

Nguyên liệu dùng để nấu rượu thì có nhiều loại khác nhau: tấm, gạo, khoai, sắn, ngô…hoặc dùng các loại có tinh bột khác hoặc mật mía của nhà máy sản xuất đường. Còn đối với cách nấu rượu gạo truyền thống này thì chỉ dùng dùng gạo, nếp

Men sản xuất rượu gạo và các nguyên phụ liệu khác

Men sản xuất rượu có 4 loại men khác nhau : Men thuốc bắc, men thuốc nam, men thuốc tây ( dùng kháng sinh để ức chế vi sinh vật ), men bánh lá dân tộc. [ Nếu chưa biết cách làm men rượu bạn có thể tham khảo cách làm men rượu truyền thống đơn giản nhất. ]

Các nguyên liệu phụ khác dùng trong quy trình nấu rượu gạo truyền thống bao gồm : Nấm mốc ( Có tác dụng thủy phân tinh bột thành đường) , nấm men ( có tác dụng lên men các loại đường khác nhau)

Nhóm chất sát trùng: formol, NaF, Na2SiF6..

Nhóm chất điều chỉnh độ PH : H2SO4, HCl…

Nhóm chất dinh dưỡng : ( NH4)2SO4, (NH3)3PO4.

Quy trình nấu rượu gạo truyền thống

Bước 1 : Ngâm gạo: Ngâm gạo trước khi nấu khoảng 45 phút đển gạo trương nở và không bị vón cục khi nấu.

Bước 2 : Nấu cơm rượu :Nấu cơm rượu đơn giản như nấu cơm ăn hằng ngày ( Lưu ý : Không dùng cơm bị sống, cơm phải chín đều, không quá khô hoặc quá ướt )

Bước 3: Làm nguội cơm: Cho cơm ra rổ để cho cơm nguội bớt vào khảng 30 độ C

Bước 4 : Trộn men : Cho men vào trộn, tùy từng loại men khác nhau mà có tỷ lệ trộn sao cho phù hợp ( thường thì 25 gam đến 30 gam trên mỗi 1 kg gạo )

Bước 5 : Lên men hở: Sau khi trộn men cho vào thiết bị lên men giữ nhiệt.

Bước 6 : Lên men kín: Sau khi lên men kín xong, cho thêm khoảng từ 2 đến 3 lít nước trên mỗi 1 kg gạo. Sau đó chờ khoảng 4 ngày sẽ thu được dung dịch rượu.

Bước 7: Chưng cất rượu lần 1: Lần đầu chưng cất sẽ thu được rượu gốc ( có nồng độ cồn từ 55-65 độ ) Trong rượu thường có andehyt cao và gây hại cho sức khỏe, người uống dễ bị ngộ độc, vì vậy rượu này vẫn chưa dùng được.

Bước 8: Chưng cất rượu lần 2: Lần thứ 2 chưng cất sẽ được rượu giữa (Có nồng độ cồn từ 35 đến 45 độ ), rượu này sẽ được dùng để uống và người nấu thường lấy rượu này để bán cho người tiêu dùng.

Bước 9 : Chưng cất rượu lần cuối: Lần cuối chưng cất sẽ thu được rượu ngọn ( rượu này có nồng độ cồn thấp, vị chua không còn mùi thơm của rượu ). Rượu này thường được dùng để pha chung với rượu gốc ( thu được sau lần chưng cất đầu tiên ) và lại chưng cất 1 lần nữa để lấy rượu thành phẩm và đem bán.