--- Bài mới hơn ---
2 Cách Nấu Nui Thịt Bằm Ngon
Cách Làm Nui Xào Bò Thơm Ngon Chuẩn Vị Đậm Đà
Cách Làm Nui Xào Thịt Bò Đơn Giản Thơm Ngon
Cách Nấu Nui Chay Thơm Ngon Ngọt Nước Thanh Mát Nhất
Bật Mí Cách Nấu Nui Ngon Lạ Miệng Cho Bữa Trưa Dinh Dưỡng Đầy Năng Lượng
Atiso là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Theo Tiến sĩ Sue Decotiis – một bác sĩ hàng đầu chuyên về dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng ở Mỹ, cho biết nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, đau gang, đau dạ dày thì hãy ăn nhiều atisô giúp cơ thể khỏe mạnh và loại bỏ các chứng bệnh.
Hoa atiso là gì
Atisô còn được viết là a-ti-sô, a ti sô, cũng còn được gọi là ác-ti-sô là loại cây lá gai sống lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu và đã được người dân Hy Lạp và La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thân hình cao thể cao đến 2 mét chắc khỏe, với lá atiso dài khoảng từ 50-80 cm. Hiện nay, hoa atisô xanh được trồng chủ yếu phổ biến trên thế giới: Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.
Ngày nay, người dân không chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Trong hoa Atiso chứa nhiều dưỡng chất quý hiếm như cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic), inulin, inulinaza, tanin, Kali, Canxi, Magiê, Natri… Tác dụng của hoa atiso dùng hạ cholesterol và urê trong máu, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc actiso thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận.
Tác dụng của atiso
Công dụng của atiso bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.
Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước.
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Khi được nấu chín bông atiso có công dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
- Lá Atiso vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù hợp và thấp khớp.
- Lá tươi hoặc khô sắc nấu thành cao chữa bệnh về gan( gan, viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em
- Thân và rễ a ti so thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.
- Atisô được dùng trị bệnh ở châu âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.
- Atisô được coi là ” thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khỏe hay yếu, tiêu hóa tốt hay không
Vì vậy, trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.
Tuy nhiên, nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.
Công dụng của hoa atiso
-
Ngăn ngừa ung thư: Công dụng atiso chống oxy hoá, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và bệnh bạch cầu. Trong atisô chứa hàm lượng polyphenol, quercetin, flavonoid và rutin cao
-
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Công dụng của quả atiso giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt, chống ung thư và cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.
-
Kiểm soát huyết áp: Công dụng hoa atiso khô làm giảm huyết áp, trị bệnh tiểu đường. Giảm huyết áp có thể làm giảm nguy cơ đau tim và bệnh tim mạch vành.
-
Cải thiện sức khỏe gan: Công dụng hoa atiso xanh chống oxy hóa, bổ gan, cải thiện sức khỏe của gan.
-
Chuyển động ruột: Công dụng của hoa atiso tươi cải thiện sức khỏe và chức năng hệ thống tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, bổ sung chất xơ giúp việc đi tiêu đều đặn hơn và giảm các triệu chứng táo bón.
-
Đau đầu, buồn nôn: Công dụng của atiso đỏ giúp giảm lượng độc tố trong máu. Vì vậy, thuốc atisô được xem là phương pháp chữa buồn nôn hiệu quả nhất. Sau khi bạn uống rượu, nhai atisô sẽ giúp bạn không bị khó chịu vào sáng hôm sau.
-
Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh: Hoa atiso đỏ tươi giúp thai nhi khỏe mạnh. Với mức độ cao của axit folic được tìm thấy trong atisô có thể ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh xảy ra ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh.
-
Tăng mật độ khoáng xương: Công dụng của cây atiso bổ sung các dưỡng chất vitamin và khoáng chất như magiê, phốt pho và mangan tăng cường đề kháng sức khỏe và mật độ xương khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh như loãng xương.
Tăng cường trao đổi chất: Magiê và mangan là những phần thiết yếu trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và chúng có một lượng đáng kể trong atisô. Magiê là một phần quan trọng của quá trình tổng hợp protein trong cơ thể, cũng như tối ưu hóa việc hấp thụ canxi của cơ thể, tăng cường sức khoẻ xương. Mangan có ảnh hưởng đến tỷ lệ trao đổi chất của cholesterol, axit amin và carbohydrate.
Cải thiện chức năng não: Hoa atiso khô làm giãn mạch, cho phép nhiều oxy tiếp cận não hơn và chức năng nhận thức cao. Ngoài ra, phốt pho là một khoáng chất thiết yếu được tìm thấy trong atisô cũng được tìm thấy trong các tế bào não. Thiếu phốt pho có thể dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng về khả năng nhận thức.
Mặt trái nguy hiểm khi lạm dụng atisô
Atisô rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn quá lạm dụng về chúng sẽ dẫn đến hại cho cơ thể. Thậm chí, một số người dùng thường xuyên có thể bị teo gan, hư thận.
Gây trướng bụng
Do tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột của atisô nên nếu lam dụng thường xuyên trong ngày sẽ xuất hiện triệu chứng co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân chính nhiều người bị đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống atisô quá nhiều trong ngày. Atisô có tính lạnh nên những người có cơ địa tỳ vị hư hàn ăn uống khó tiêu, cơ quan tiêu hóa có tính lạnh dùng atiso càng thêm hạị”, lương y cho hay.
Gây suy thận, hại gan
Atisô là lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể, an thần, làm người dùng cảm thấy thoải mái. Nhưng nếu bạn quá làm dụng về chúng sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, tăng đào thải hoạt chất, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, K… lâu ngày sẽ có hại cho thận, dẫn tới suy thận. Sử dụng atisô không đúng cách thì gan không mát mà còn khiến đối diện với nguy cơ teo gan, suy thận hơn.
Gây chán ăn
Trong trà atisô chứa nhiều sắt. Hơn nữa, lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế so với các khoáng tố khác dẫn tới việc người uống nhiều trà atiso dù thừa sắt song lại thiếu nhiều khoáng tố vi lượng khác như kẽm, crôm, mangan… Lạm dụng nước trà vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…
Phân biệt Atiso xanh và Atiso đỏ
Hoa atiso đỏ (Hibiscus Sabdariffa), thuộc dòng cẩm quỳ với chiều cao khoảng 2m được trồng ở Tây Phi. Hoa Atiso đỏ với màu sắc là đỏ nhìn vào là biết liền
Tác dụng của hoa atiso đỏ:
- Trị ho, trị viêm họng và cảm cúm hiệu quả
- Lợi tiểu, lợi mật, hạ nhiệt, hạ huyết áp
- Chống nấm và các bệnh ngoài da.
- Giảm cholesterol trong máu.
- Ngăn ngừa co thắt, tẩy ký sinh trùng đường ruột và kháng khuẩn
- Chống cảm lạnh, cúm.
- Tăng cường kháng khuẩn, giúp cơ thể khỏe mạnh
Hoa atiso xanh(Cynara Scolymus) thuộc dòng nhà cúc. Chiều cao cây hoa atiso xanh khoảng 1-2m được trồng ở Đà Lạt, Spa tại Việt Nam
Tác dụng của hoa atiso xanh:
- Kích thích điều tiết và lưu thông mạch máu trơ tru.
- Loại bỏ chất độc trong gan.
- Giảm buồn nôn.
- Giảm cholesterol xấu.
- Cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ tiêu hóa tốt hơn.
- Chống oxy hóa.
- Làm đẹp da.
Cách dùng hoa atisô
Cách nấu hoa atiso tươi
- Bước 1: Bạn loại bỏ hết các cánh hoa, cho đến phần tim hoa màu xanh lá sáng.
- Bước 2: Bạn cho thêm một muỗng chanh vào phần tim hoa để hoa không bị thâm.
- Bước 3: Khi bạn đã có phần tim atiso ưng ý này, thì cách nấu nước hoa atiso đỏ tươi, cách nấu hoa atiso khô, cách nấu canh hoa atiso khô sẽ trở nên đơn giản hơn. Ngoài ra, bạn đừng bỏ qua hoa atiso non vì hoa này ngọt và mềm, phù hợp với nhiều món ăn đấy.
Cách ngâm hoa atiso đỏ
Bạn có thể ngâm hoa atiso đỏ ngâm đường để tạo thành một loại nước uống hoa atiso ngon thơm và bổ dưỡng. Bạn có thể áp dụng cách ngâm hoa atiso như sau:
Chuẩn bị
- 1kg hoa atiso đỏ
- 700g đến 800g đường cát trắng
- 1 lọ thủy tinh cỡ lớn
Cách thực hiện
- Bước 1: Bạn rửa sạch hoa atiso rồi để khô ráo.
- Bước 2: Bạn cắt hoa atiso để lấy nhụy hoa. Sau đó, nhụy hoa atiso ngâm đường hoặc bạn lấy nhụy hoa atiso ngâm rượu.
- Bước 3: Lấy atiso đỏ ngâm với nước ấm, cho thêm muối vào trong bát atiso
- Bước 4: Chờ khoảng 30 phút rồi rửa lại nước sạch và để ráo.
- Bước 5: Bạn trộn đường với hoa atiso lại với nhau
- Bước 6: Sau khoảng từ 5 đến 6 ngày. Bạn có thể uống không, pha thêm nước lọc, cho thêm đá hay đun chúng lên thành sirô để uống ngon hơn.
Mỗi ngày dùng hoa Atiso bao nhiêu
Dùng atiso bao nhiêu trong ngày?
- Chữa chứng ợ hơi thì bạn nên dùng 300-640 mg nước atiso/ ba lần cho mỗi ngày.
- Để làm giảm lượng cholesterol thì bạn nên dùng 1.800-19.320 mg nước Astiso 2-3 lần/ngày.
--- Bài cũ hơn ---
Cách Làm Bò Viên Tại Nhà Cực Ngon
Cách Nấu Món Mì Vằn Thắn Thơm Ngon Đậm Đà Cực Hấp Dẫn Cho Bữa Sáng Cuối Tuần
Hướng Dẫn Cách Làm Mỳ Vằn Thắn Chuẩn Vị Hà Nội, Ngon Điên Đảo
Cách Làm Mỳ Vằn Thắn Thơm Ngon Điên Đảo
Hướng Dẫn Cách Làm Mỳ Vằn Thắn Ngon Hết Ý