Top 15 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Nước Sâm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Nước Sâm: 5 Cách Nấu Nước Sâm Ngon Giải Nhiệt

1. Sâm bí đao giải nhiệt

Nước sâm bí đao với màu sắc nau sậm, nước mát, hương dễ chịu và thơm mùi lá dứa. Đây là thức uống giải nhiệt rất được ưa chuộng và rất dễ chế biến.

Nguyên liệu nấu Sâm bí đao giải nhiệt

Dùng cho 3 người

Bước 1: Bí đao giữ nguyên vỏ, rửa thật sạch. Cắt bí thành từng khoanh tròn.Bước 2: Cho bí đao, muối, thục địa,nước vào nồi. Nấu ít nhất 2 giờ với lửa vừa, kiểm tra thấy bí càng mềm thì nước càng thơm. Trong lúc nấu không nên đậy nắp nồi để tránh nước trào.Bước 3: Khi bí đã chín rục, rửa sạch lá dứa, thắt gút lại. Sau đó cho vào nồi nước sâm nấu thêm 5 phút là được.Bước 4: Tắt bếp, lọc nước bỏ bã. Ngay khi nước còn nóng, cho đường phèn vào, khuấy tan.

Vậy là đã hoàn thành nước sâm bí đao mát mát rồi. Để nước sâm được ngon và giữ được lâu hơn, bạn nên cho vào chai và để tủ lạnh khoảng 3 đến 4 giờ rồi hẵng lấy ra dùng sẽ ngon hơn.

2. Sâm bông cúc nhãn nhục

Sâm bông cúc nhãn nhục với hương thơm đặc trưng của bông cúc khô được nấu kỹ với phần nhãn nhục kèm nấu nước với đường phèn, ngọt tự nhiên kích thích vị giác, thanh mát cơ thể. Có thể dùng nóng hoặc thêm đá viên tùy thích.

Nguyên liệu nấu sâm bông cúc nhãn nhục:

Dùng cho 4 người

Cách nấu Sâm bông cúc nhãn nhục:

Bước 1: Ngâm nhãn nhục và bông cúc khô trong 2 tô nước riêng biệt khoảng 15 phút để chúng nở ra.Bước 2: Vớt bông cúc đã ngâm cho vào nồi đun sôi cùng nước lọc.Bước 3: Khi nước sôi khoảng 10 phút thì vớt bông cúc ra, cho nhãn nhục (cả phần nước ngâm) và đường phèn vào, đun cho đến khi đường tan là được.

Sâm bông cúc nhãn nhục ngọt mát, cực thích hợp để thanh nhiệt giải khát, giúp thư giản tinh thần. Nước sâm ngon hơn khi uống lạnh.

Xem công thức và cách làm chi tiết

3. Sâm bông cúc

Sâm bông cúc thuần túy mát ngọt với đường phèn, thêm chút hương ngò rí tạo nên sự mới lạ. Đây là món sâm giải nhiệt phù hợp khẩu vị với đa số người.

Bước 1: Đầu tiên cho hoa cúc vào nồi với nước và nấu sôi.Bước 2: Rau mùi rửa sạch, cho vào cùng, nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó tắt bếp, lọc lấy nước và bỏ bã.Bước 3: Cho đường phèn vào, khuấy đều, để nước sâm nguội. Bạn bảo quản nước sâm trong ngăn mát tủ lạnh, như vậy khí uống sẽ và giữ được lâu hơn.

Dùng cho 2 người

4. Sâm rong biển

Sâm rong biển có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Thường xuyên sử dụng, bạn sẽ thấy những bất ngờ này đến bất ngờ khác mà chúng mang lại đấy!

Bước 1: Rửa sạch rong biển, cho vào nồi cùng thục địa và nước, nấu đến khi sôi.Bước 2: Tiếp theo, cho lá dứa vào và đậy nắp nồi lại, nấu thêm khoảng 6 phút.Bước 3: Lọc hỗn hợp lấy nước bỏ bã, ngay khi nước sâm còn nóng cho đường phèn và vani vào khuấy đều. Đơi hỗn hợp nguội cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh. Nước sâm rong biển vừa mát vừa có tác dụng thanh nhiệt cơ thể với mùi thơm thoang thoảng của rong biển và lá dứa. Những ngày trời nóng nực có ngay ly nước sâm rong biển thì không còn gì bằng.

Dùng cho 2 người

5. Sâm giải nhiệt

Đây là một công thức dân gian với sự đúc kế từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên loại nước mát giúp thanh nhiệt cực hiệu quả.

Bước 1: Mía lau rửa sạch, đập dập hoặc chẻ mỏng. Các loại cây và lá mát cũng rửa sạch, để ráo nước.Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi. Sau đó cho các loại cây lá mát vào nồi. Cuối cùng cho phần mía còn lại vào trên cùng.Bước 3: Đổ ngập nước, đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi, hớt bọt, giảm nhỏ lửa và nấu thêm từ 5 đến 7 phút, cho thêm đường phèn, khuấy cho đường tan rồi tắt bếp, để nguội.

Nước sâm giải nhiệt này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nên dùng trong vòng 24h vì để lâu nước không còn ngon.

Cách Nấu Nước Sâm Rong Biển

Nước sâm từ lâu đã là thức uống dân dã được nhiều người ưa chuộng. Với người Việt, nước sâm là từ dùng để chỉ chung những thức uống được nấu từ bí dao, các loại thảo mộc như mía lau, râu bắp, cây bọ mắm, mã đề, lá nếp (lá dứa), bông cúc, La hán quả… Nước sâm rong biển nói riêng và các loại nước sâm nói chung ngoài công dụng giải khát còn là thức uống thanh nhiệt cho cơ thể.

Nguyên liệu, dụng cụ nấu nước sâm

100gr rong biển

2 quả La hán quả

50gr cây mã đề

50gr bông ngò

200gr đường phèn

50gr lá thuốc giòi

10gr bông cúc

50gr râu bắp

Dụng cụ: Nồi, bếp, vợt lọc, túi vải mỏng,…

Các bước nấu nước sâm rong biển

Xử lý rong biển khô nấu nước uống

Một số người sẽ không sử dụng được rong biển do có mùi lạ. Để khử bớt mùi, bạn rửa sạch rong biển, sau đó ngâm rong biển trong 500nl nước với vài lát gừng. Rong biển ngâm khoảng 15 phút – 20 phút thì vớt ra để ráo.

Xử lý La hán quả

La hán quả chọn mua quả chín, sau khi mua về thì đập dập rồi tách bỏ phần vỏ. Phần ruột quả bạn cho vào một túi lọc nhỏ rồi cột chặt lại. Nếu không có túi lọc, bạn có thể dùng một chiếc khăn mỏng.

Nấu nước sâm rong biển

– Cho rong biển, La hán quả, khoảng 2.5 lít nước lên nồi nấu sôi. Khi nấu bạn để lửa nhỏ. Thời gian nấu kéo dài từ 30 – 40 phút. Cách nấu sâm rong biển phát huy hết tác dụng chính là bạn điều chỉnh lửa nấu sao cho các nguyên liệu ra hết chất.

– Cho tiếp râu bắp, rễ tranh, bông ngò, thuốc giòi, lá mã đề, bông cúc vào nấu khoảng 30 phút rồi cho đường phèn đã đập nhuyễn vào. Khuấy đều cho đường phèn tan hết thì tắt bếp. Tùy vào khẩu vị mà lượng đường có thể gia giảm.

Lọc lấy phần nước sâm

– Sau khi phần nước sâm nguội, bạn rót nước sâm qua một rây lọc để lấy riêng phần nước, loại bỏ phần xác.

– Bạn cho nước sâm vào các chai thủy tinh và bảo quản lạnh.

Lưu ý khi nấu và sử dụng nước sâm

Nước sâm là loại nước mát, phù hợp với đại đa số người dùng, tuy nhiên, khi nấu và sử dụng vẫn cần lưu ý một số điều quan trọng:

– Nguyên liệu nấu nước sâm cần rõ nguồn gốc, xuất xứ. Các loại thảo mộc còn tươi xanh, không bị dập úng. Các loại được làm khô như rong biển, La hán quả, bông cúc không bị ẩm mốc.

– Nước sâm có tính mát nên bạn cũng không nên uống quá nhiều đặc biệt với người già, trẻ em hoặc những người đang bị rối loạn tiêu hóa.

– Không nên uống nước sâm vào buổi tối và sau các bữa ăn có các món tươi sống.

Số 114 Nguyễn Sỹ Sách, P15, Tân Bình, HCMĐiện thoại: 0987.962.162

Sô 22/9 Tống Văn Hên, P15, Tân Bình, HCMĐiện thoại: 0817.555.552

Toà nhà Landmark 81, Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, HCMĐiện thoại: 0981918689

Số 127 Phan Đình Phùng, P1, Tp Đà LạtĐiện thoại: 0938.906.099

Số 821C Trần Phú, phường B’lao. Tp Bảo Lộc, Lâm ĐồngĐiện thoại: 0931.285.031

Khu đô thị Chí Linh, Tp Vũng TàuĐiện thoại: 0918407859 – 0855821815

Công Thức Và Cách Nấu Nước Sâm

Nước sâm là loại thức uống rất phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Nam. Đây là loại thức uống được mọi người yêu thích, từ già tới trẻ từ thanh niên cho tới phụ nữ. Với mùi thơm đặc trưng từ nhiều loại cây cỏ khác nhau, nước sâm mang đến cho bạn cảm giác vô cùng sảng khoái, nhất là trong những dịp hè nắng nóng. Công thức nấu nước sâm thì rất đa dạng, Bayleefood sẽ đề cập tới một công thức rất được ưa chuộng trong bài viết này.

Nước sâm tại TP. Hồ Chí Minh

Với giá cả bình dân, mùi vị vô cùng đặc biệt, đây là loại nước được ưu tiên hàng đầu trong những ngày nắng nóng của người dân TP. Hồ Chí Minh. Bạn có thể bắt gặp vô số các quầy nước sâm trên đường với nhiều loại khác nhau như: sâm bông cúc, sâm rong biển, sâm đắng, sâm 24 vị,…

Khi đến khu vực quận 5, quận 6 và trải dài đến quận 7, quận 8 những nơi được coi là kinh đô ẩm thực của TP. Hồ Chí Minh, nước sâm là loại nước giải khác được bán hầu hết ở các hàng quán thức ăn. Rất nhiều người, từ các cặp đôi cho đến những bạn trẻ, từ người trung niên cho đến người già, tất cả họ thường có thói quen gọi một ly nước sâm hay nước mía sau mỗi lần ăn tại quán và đó dường như là một phong cách rất riêng của người Saigon. Không biết nước sâm có mặt tại thành phố này từ bao giờ nhưng hầu như tất cả mọi người nơi đây ai cũng biết và rất nhiều lần uống qua loại nước thanh mát này.

Công dụng của nước sâm

Nước sâm được nấu từ nhiều loại cây cỏ khác nhau như: mã đề, rễ tranh, lá dứa, mía lau, râu bắp,… nên loại thức uống này ngoài giải khác còn có nhiều tác dụng giúp ích cho cơ thể.

Theo một số chuyên gia, nước sâm có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, xổ các chất độc tích tụ, giúp sáng da, đẹp da. Một số loại cây có trong nước sâm còn có tác dụng kháng khuẩn ở nhiều mức độ khác nhau, bồi bổ cơ thể (nhất là sâm 24 vị).

Với công thức nấu nước sâm mà Bayleefood đề cập, bạn sẽ có được một ly nước thơm ngon mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Mía lau có tác dụng bổ phổi, mát họng

Lẻ bạn có giúp mát phổi, tiêu đàm, giải độc

Mã đề thì nổi tiếng với nhiều công dụng như lợi tiểu, mát gan

Râu bắp ngoài tác dụng chống oxy hóa rất tốt thì nó còn giúp lợi tiểu, bổ thận, giúp làm đẹp da, tránh tích nước trong cơ thể.

Cây ngò thì bổ máu, giàm bớt cholesterol xấu, bổ tì vị, và chứa nhiều chất chống oxy hóa

Lá dứa có làm giảm căng thẳng, chống lão hóa

Bông cúc theo đông y thì có công dụng thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa lão hóa, thanh lọc cơ thể

Cây thuốc giòi giúp giải nhiệt, mát phổi, tiêu đàm, sát khuẩn

Cách nấu nước sâm

Công thức cho loại nước sâm truyền thống của Saigon

Mía lau 200g

Cây lẻ bạn 200g

Cây mã đề 100g

Râu bắp 100g

Cây ngò 200g

Lá dứa 200g

Bông cúc 50g

Cây thuốc dòi 100g

Đường phèn 50g

Bạn có thể mua các nguyên liệu này ở các quầy rau ở chợ, hầu hết các chợ đều có bán. Bạn chỉ cần đến và nói với người bán là “muốn mua đồ nấu nước sâm”, họ sẽ bán cho bạn đủ các loại cây cần thiết.

Cách nầu nước sâm

Đầu tiên bạn rữa thật kỹ các nguyên liệu, nhất là phần rễ cây, bông cúc thì rửa cẩn thận và nhẹ nhàng.

Sau đó để vào rỗ cho ráo nước

Cho nguyên liệu vào nồi rồi đổ 6 lít nước vào

Nấu cho nước sôi với lửa vùa, tranh nước sâm trào ra ngoài

Sau khi nước sôi thì để thêm khoản 2 giờ với lửa nhỏ rồi tắt bếp.

Sau khi nước sâm nguội, bạn có thể chiếc ra chai rồi cho vào tủ lạnh, hoặc bỏ vào ly uống cùng nước đá.

Ngoài ra nếu như do bận rộn không có thơiời gian, bạn có thể tìm mua các loại thức uống này tại Bayleefood. Từ Sâm 24 vị, sâm bông cúc, sâm bí đao, sâm rong biển, chúng tôi đều có.

#1 Cách Nấu Nước Sâm La Hán Quả

Cách nấu nước sâm la hán quả

Cách nấu sâm la hán quả cùng với bí đao

Chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau đây: 1 quả la hán quả, 1 quả bí đao già, 20 gram thục địa, 1 khúc mía, 3 lít nước, 1 bó lá dứa, 100 gram đường phèn (có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị của mỗi người).

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu chuẩn bị sắn, bí đao cắt miềng dày 1cm bỏ phần ruột để nước sâm không bị chua. Mía chặt thành khúc nhỏ để dễ ra vị ngọt nhiều hơn. La hán quả và thục địa thái nhỏ thành miếng dày. Là dứa rửa sạch cột gọn gàng thành 1 bó.

Bước 2: Để tất cả nguyên liệu xếp vào nồi, cho thêm 3 lít nước và đường phèn vào đun với lửa nhỏ trong một giờ.

Bước 3: Khi nước sâm đã sôi và có màu nâu thì lọc bỏ các nguyên liệu lấy nước và cất vào tủ lạnh để uống dần.

Một số lưu ý khi nấu nước sâm la hán quả cùng với bí đao:

Bí đao dùng để nấu nước nên là bí đao già để hạn chế vị chua cho nước sâm.

Ưu tiên chọn mía lau thay vì mía thường vì mía lau có vị ngọt nhiều so với nhưng mía khác sẽ giúp nước sâm của chúng ta có vị ngọt thanh của mía.

Không nên cho quá nhiều thục địa sẽ làm nước sâm bị đắng và bị nặng mùi.

Cách nấu sâm la hán quả cùng với rong biển

Chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau đây: 15g La hán quả, 40g Rong Biển, 100g Đường phèn, 20g Bông Cúc, 3,5 lít nước

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu với nước trước khi nấu.

Bước 2: Cho các nguyện liệu đã sạch vào nồi nầu trong khoảng 30 phút.

Bước 3: Khi nước đã được nấu trong 30p thì lọc lấy nước, sau đó tiếp tục cho 100g đường phèn vào và nấu cho tan đường.

Bước 4: Nước sau khi sôi để nguội rồi cho vào tủ lạnh, nước sâm la hán quả sẽ ngon khi uống lạnh.

Cách nấu nước sâm la hán quả với hoa cúc

Ngoài la hán quả thì hoa cúc cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt vì vậy kết hợp la hán quả cùng với hoa cúc để làm nước sâm uống là một cách tuyệt vời để giải nhiệt trong mua hè oi ả. Bông cúc có tính hàn, giúp giảm nhiệt, giảm stress và giúp dễ ngủ rất tốt khi nấu chung với la hán quả sẽ tạo nên một bài thuốc chữa ho, làm dịu cổ họng, chữa sốt.

Các bạn cần chuẩn bị nguyên liệu sau đây: 1 trái la hán quả, 20g bông cúc sấy khô, 1 bó lá dứa, 50g đường phèn (có thể điều chỉnh tùy theo sở thích của từng người)

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu dùng để nấu nước, riêng bông cúc cần xả xơ qua với nước rồi ngâm 5 phút để giảm độ hăng của hoa cúc.

Bước 2: Đập la hán quả thành từng miếng nhỏ rồi bỏ vào nồi với 2,5 lit nước đun nhỏ lửa cùng với 1 bó lá dứa, đun trong 30 phút

Bước 3: Cho hoa cúc vào sau để tránh hoa bị nát và thêm đường phèn vào tiếp tục nấu trong 5 phút.

Bước 4: Lọc lấy nước bỏ các nguyên liệu và cho vào tủ lạnh dùng dần. Để tránh nước la hán quả mất hết độ ngon thì nên sử dụng trong vòng 2 ngày.