Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Nước Mát Rễ Tranh Mía Lau Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Công Thức Nấu Nước Mát Mía Lau Và Rễ Tranh

Mía lau và rễ tranh vốn là những loài cỏ thiên nhiên được nhân dân ta quen dùng như một loại thảo dược trị các bệnh viêm đau họng, tiểu gắt, táo bón…Ngày nay với công dụng tuyệt vời của hai loại thảo dược này, chúng ta thấy có rất nhiều loại nước mát được chế biến phục vụ cho nhu cầu giải khát của mọi người. Rất dễ để mua một ly nước mát rể tranh, mía lau ở bất cứ đâu. Vậy tại sao bạn không tự chế biến cho gia đình bằng công thức nấu nước mát mía lau, rể tranh rất đơn giản. Chỉ qua vài bước chuẩn bị và chế biến, bạn đã có một nồi nước mát cho cả gia đình dùng trong ngày.

Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình, bạn có thể mua mía lau và rễ tranh với số lượng khác nhau. Mía lau được bán ở chợ với dạng những lóng kèm theo rễ tranh và cả lá dứa. Thông thường khoảng 10 lóng mía lau và một nắm rễ tranh bạn có thể nấu với 1,5 đến 2 lít nước.

Mía lau, rễ tranh và lá dứa đem về rửa sạch. Mía lau chẻ lóng, đập dập hoặc chẻ nhỏ, rễ tranh đập dập, lá dứa cắt khúc vừa.

Đường phèn giã nhuyễn và bỏ những sợi chỉ trong đường nếu có.

Bắt khoảng 1.5 đến 2 lít nước cho 10 lóng mía lau và một nắm rễ tranh. Bạn nên chọn nồi hầm hoặc nấu bằng nồi cơm điện vì thời gian nấu nước khá lâu.

Cho mía lau và rễ tranh vào nồi nước và đậy vun lại, nấu với lửa nhỏ trong 30 phút.

Mở nắp vun cho thêm lá dứa và đường phèn vào, tiếp tục nấu trong 10 phút nữa và tắt bếp.

Nước mát rễ tranh, mía lau nấu với đường phèn để nguội, cho vào ngăn mát và uống dần. Mùi thơm dịu của lá dứa, rễ tranh hòa với vị ngọt thanh của mía lau và đường phèn sẽ khiến cho mọi người trong gia đình bạn thích thú đối với loại thức uống này, đặc biệt là những gia đình có trẻ con, bạn nên nấu nước mát thường xuyên cho các bé để thay thế các loại nước ngọt, vừa tốt cho sức khỏe các bé vừa đảm bảo vệ sinh.

Cách Nấu Nước Rễ Tranh Mía Lau Thanh Nhiệt Giải Độc

Từ lâu dân gian đã tìm ra cách nấu nước rễ tranh mía lau giải khát. Về sau, loại nước này còn được phát hiện có tác dụng thanh nhiệt cơ thể thần kì. Tất cả mọi thời điểm trong năm, nhất là vào mùa nắng nóng, nước rễ tranh mía lau là một trong những thức uống giải nhiệt cơ thể được yêu thích. Biết cách làm nước rễ tranh mía lau chỉ với 3 bước đơn giản sẽ giúp bạn yên tâm không lo nóng trong người.

Sống chan hòa với thiên nhiên, người dân Việt Nam từ xa xưa đã biết tận dụng các loại thực vật có ngay trong vườn nhà để làm nhiều việc khác nhau. Người nông dân chỉ cần cắp rổ ra vườn một vòng là có ngay một rổ rau ăn kèm hay một bó lá xông giải cảm. Không dừng lại ở đó, các loại thảo mộc như rễ tranh, mía lau, râu bắp, lá dứa,… cũng được khám phá và trở thành những nguyên liệu không thể thay thế cho món nước mát giải nhiệt.

Rễ tranh có màu trắng ngà, dọc thân có nhiều nếp nhăn và nhiều đốt. Theo Đông Y, rễ tranh có tính hàn, có tác dụng nổi bật là lợi tiểu và giải độc cho cơ thể. Mía lau có nhiều đốt, khi dùng nấu nước, bạn rửa sạch, bỏ rễ và ngọn, chỉ lấy phần thân cứng. Mía lau có vị ngọt dịu, tính bình nên vừa giải khát vừa thanh nhiệt cơ thể.

Nước rễ tranh mía lau có thể bảo quản từ 4 – 5 ngày nếu được trữ lạnh. Vì thế, vào ngày cuối tuần bạn có thể nấu một nồi to, cho vào các chai để trong tủ lạnh dùng dần.

Mía lau có vị ngọt, tính bình; có tác dụng giải nhiệt, hành thuỷ. Lương y cho rằng nước mía lau giúp giải khát, nhuận huyết, giải ban, mát lòng, trị nhuận phế, bổ hư lao, thông tiểu tiện.Công dụng, chỉ định và phối hợp: Mía lau được dùng ở tỉnh Vân Nam để trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù.

Nguyên liệu nấu nước rễ tranh mía lau

300 gr rễ tranh.

4 – 5 khúc mía lau.

300gr lá dứa.

500gr đường phèn.

2 – 3 lít nước.

Dụng cụ: Nồi lớn, ly.

Các bước thực hiện Nấu Nước Rễ Tranh Mía Lau:

Bước 1: Tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nấu với 2 – 3 lít nước. Bạn cho nguyên liệu vào đồng thời với lúc bật lửa không chờ đến lúc nước sôi mới để vào.

Bước 2: Sau khi nước sôi khoảng 10 – 15 phút, vớt xác rễ tranh, mía lau, lá dứa để ra ngoài.

Bước 3: Đường phèn dập nát, sau đó cho vào nồi, dùng vá khuấy đến khi đường tan hết thì tắt bếp.

Nước mát rất tốt cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Tuy nhiên nếu dùng liên tục trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng điện giải của cơ thể, ức chế khả năng hấp thu một số vi chất quan trọng như Kali, Canxi.

Nếu có điều kiện, bạn có thể thêm vào nồi nước rễ tranh mía lau nhiều nguyên liệu khác như râu bắp, mã đề,… Các loại thảo mộc này đều có những đặc tính thanh nhiệt giải độc tương tự nhau nên khi kết hợp cùng nhau cho ra một loại nước thanh mát không gì sánh bằng.

Nước rễ tranh mía lau có vị ngọt dịu từ mía, đường phèn, hương thơm tự nhiên của rễ tranh và lá dứa giúp bạn cảm thế dễ chịu. Ngày nắng nóng nếu chịu khó nấu một nồi nước mát, bạn vừa tiết kiệm được chi phí mua nước uống vừa giữ cơ thể luôn cân bằng. Đặc biệt, trước những tin tức về an toàn vệ sinh thực phẩm như hiện nay, nước uống làm tại nhà luôn được ưu tiên hàng đầu. Đừng để mang danh uống nước mát, nước giải độc nhưng thật ra là vẫn đang đưa “độc tố” vào cơ thể.

3 Cách Làm Nước Mía Lau Củ Năng Hạt Chia, Nước Mía Hạt Sen Ngọt Thơm, Nước Mía Rong Biển Mát Lạnh

– Cây mía phải có độ dẻo, màu đều cả cây. Điều đó chứng tỏ cây mía mềm, dễ ép nước, nước nhiều và cây mía đó có đầy đủ các chất và hàm lượng đường cần thiết.

– Cây mía không có hoặc có ít vết nứt, nếu có nhiều vết nứt, cây mía sẽ bị khô, không còn chất lượng như ban đầu, lượng nước ép ra cũng không được đảm bảo.

– Các đốt mía phải đều và dài, như thế sẽ được nhiều nước hơn những cây mía có đốt ngắn.

– Mía róc vỏ rồi thì chọn những cây không quá vàng, cũng không quá xanh. Cây mía xanh là mía non, không ngọt, mía vàng quá là mía già, ngọt gắt và cứng.

Cách làm nước mía lau củ năng hạt chia thanh mát

Củ năng: 500 gram

Mía lau: 2 khúc (mỗi khúc khoảng 50 cm)

Hạt chia: 3 muỗng cà phê

Lá dứa: 1 bó

Nước lọc: 2 lít

Dụng cụ: 1 số dụng cụ nhà bếp đơn giản

Lưu ý khi sơ chế củ năng:

Khi bỏ phần vỏ bên ngoài thì tiến hành dùng dao bén bắt đầu cắt bỏ phần trên và dưới của củ năng, sau đó cắt xung quanh các cạnh đến khi sạch hết vỏ.

Bởi môi trường sinh trưởng của củ năng là dưới bùn lầy, nên loại củ này rất thường bị bệnh sán lá. Chính vì vậy, khi tiến hành sơ chế bạn nên lưu ý gọt thật sâu phần cuống để có thể loại bỏ toàn bộ nơi cư trú của các ký sinh trùng đường ruột.

Bước 1:

Củ năng: gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào ngâm trong thau nước đá cho không bị thâm đen.

Bước 2:

Bắc 1 cái nồi có lòng sâu lên bếp, cho vào nước lọc, mía lau và củ năng nấu cùng lúc ở lửa vừa khoảng 30 phút cho ra nước ngọt.

Sau đó cho lá dứa vào nấu thêm khoảng 10 phút rồi cho đường phèn vào.

Nếm lại thử xem đã hợp khẩu vị chưa rồi tắt bếp. Cho nước hạt chia vào, khuấy đều là hoàn tất.

Mía lau: róc vỏ, rửa sạch, chẻ thành những khúc nhỏ để khi nấu sẽ dễ ra nước ngọt hơn.

Hạt chia: ngâm trong tô hay ly ngập nước để hạt chia nở đều.

Nguyên liệu:

Mía lau: 1 khúc

Hạt sen tươi: 200 gram

Củ năng: 200 gram

Rễ cỏ tranh: 1/2 bó (bạn có thể tìm mua ở chợ, những nơi bán các loại cây nấu nước thảo mộc, nước xông)

Lá dứa: 4 lá

Đường phèn: 100 gram

Nước lọc: 2 lít

Bước 1:

Củ năng: gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ.

Mía lau: róc vỏ, rửa sạch, chẻ thành từng khúc nhỏ.

Bước 2:

Bắc 1 nồi lòng sâu lên bếp, cho vào nước lọc, mía lau, lá dứa, rễ cỏ tranh vào, nấu sôi.

Bước 3:

Ở 1 nồi khác, cho hạt sen vào, đổ nước ngập mặt rồi nấu cho hạt sen chín nhưng vẫn còn giữ độ giòn, không nấu chín nhừ.

Phần nước lọc được lấy ở bước 1, tiếp tục bắc lên bếp, đun sôi rồi cho củ năng vào nấu khoảng 20 phút rồi cho hạt sen đã chín vào nấu thêm 5 phút nữa là hoàn tất.

Nước sôi thì cho đường phèn vào, khuấy đều cho đường tan hết thi tắt bếp, để nguội và lọc qua rây lấy phần nước.

Lá dứa, rễ cỏ tranh: rửa thật sạch, để ráo.

Hạt sen cắt bỏ đầu và tim sen.

Nguyên liệu:

Mía lau: 1 khúc

Rong biển khô: 10 gram

Đường phèn: 200 gram

Muối: 2/3 muỗng cà phê

Nước lọc: 2 lít

Cách làm nước mía hạt sen ngọt thơm

Dụng cụ: 1 số dụng cụ nhà bếp đơn giản

Bước 1:

Rong biển khô đem ngâm nước 10 – 15 phút cho nở ra hết rồi rửa sạch lại bằng nước vo gạo.

Mía lau rửa sạch, chẻ thành từng khúc nhỏ.

Bước 2:

Cho vào nồi 2/3 muỗng cà phê muối, đổ nước vào. Khi nước sôi, cho lá dứa và mía lau vào nấu trước.

Khi ngửi thấy lá dứa dậy mùi thơm thì cho số lá thảo mộc còn lại vào nấu khoàng 15 phút.

Khi thấy nước chuyển sang màu nâu sẫm thì cho rong biển đã ngâm vào, nấu thêm 20 phút nữa thì cho đường phèn vào. Khuấy đều để đường tan hết thì tắt bếp.

Bó lá thảo mộc nhặt bỏ những lá hư, úa, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra, để ráo.

Cách lựa hạt sen ngon, bùi:

Bạn nên mua hạt sen vẫn còn vỏ đen về và tách. Cách này tuy mất chút thời gian nhưng bạn sẽ có được hạt sen tươi, an tâm hơn khi sử dụng.

Khi mua hạt sen tươi đã tách vỏ, nên mua những hạt sen đã già, căng tròn, phía ngoài có màu trắng ngà hoặc vàng đậm. Khi nấu những loại hạt sen này lên sẽ có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, những hạt sen này cũng không bị sượng ăn rất thơm ngon.

Nên mua hạt sen vẫn còn tim (tâm) sen vì tim sen cũng có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh. Vì thế nếu mua hạt sen mà đã bỏ mất tim thì sẽ mất đi 1 phần công dụng của hạt sen.

Cho nước mía lau hạt sen ra ly hay chén và thưởng thức thôi!

Cách làm nước mía rong biển mát lạnh

Dụng cụ: 1 số dụng cụ nhà bếp đơn giản

Cách Nấu Nước Sâm Mía Lau Thơm Bổ Tại Nhà Giúp Giải Nhiệt

Không ở đâu xa, từ những nguyên liệu đơn giản trong cuộc sống hằng ngày, biết cách kết hợp và công thức nước sâm mía lau này, bạn sẽ có ngay thức uống ngon, thơm bổ cho gia đình cùng thưởng thức.

Nước sâm mía lau là loại thức uống thanh nhiệt, điều trị miệng khô, ra mồ hôi trộm, thanh lọc cơ thể, đào thải các chất cặn bã độc hại ra ngoài, lợi tiểu. Phổ biến trong dân gian, nước sâm này được nấu bởi các thành phần chính như mía lau, râu ngô, mã đề, bọ mắm, rễ tranh… đều là những nguyên liệu quý trong giải nhiệt, giải độc.

30 gam khúc mía lau.

50 gam râu ngô (nếp).

50 gam mã đề.

50 gam cây bọ mắm (cây thuốc dòi).

10 gam rễ tranh.

50 gam đường phèn (tăng giảm tùy khẩu vị).

1, 5 – 2 lít nước lọc.

2 nhánh lá dứa.

Một ít muối.

Dụng cụ: nồi, bếp, bình thủy tinh…

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu với một ít muối rồi để ráo nước. Cắt lá dứa thành từng khúc khoảng 5 cm, mía lau thì chẻ mỏng hoặc đập dập trước khi nấu .

Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi, sau đó cho các nguyên liệu như râu ngô + mã đề + bọ mắm + rễ tranh + lá dứa vào nồi và cuối cùng cho phần mía còn lại trên cùng. Đổ từ 1,5 – 2 lít nước lọc vào nồi và đun sôi.

Bước 3: Khi nước sôi, bạn chú ý hớt bọt, giảm nhỏ lửa rồi đun liu riu khoảng 15 – 20 phút. Vớt bỏ các phần xác của nguyên liệu rồi cho thêm đường phèn vào vừa khẩu vị, tiếp tục đun đến khi đường phèn tan hoàn toàn, khuấy đều rồi tắt bếp để nguội.

Bước 4: Cho nước vào bình, bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần trong ngày.

Yêu cầu của thức uống sau khi nấu là nước trong, có màu vàng nâu và vị ngọt vị ngọt thanh nhẹ. Nước đảm bảo giữ được mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu tạo thành, đặc biệt là hương thơm lá dứa. Với cách nấu này, bạn có thể dùng uống luôn trực tiếp sau khi để nguội hoặc cho thêm đá, việc bảo quản nước sâm cũng khá đơn giản. Nước này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24h vì để lâu nước sẽ không còn ngon, bổ dưỡng.

Công dụng của nước sâm mía lau

Nước sâm mía lau được coi là công thức lâu đời từ dân gian với sự đúc kết từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên thức uống thanh nhiệt cực hiệu quả.

Khi nấu nước này, bạn chú ý đường phèn là phần nguyên liệu không thể thiếu, tạo độ ngọt thanh cho nước, giúp vị của nước sâm tự nhiên hơn. Ngoài những thành phần kể trên, bạn có thể biến tấu nước sâm mía lau với các nguyên liệu khác như bông ngò, nhãn nhục, rong biển, hoa cúc, bí xanh…