Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Nước Dùng Hủ Tiếu Chay Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Nước Dùng Hủ Tiếu Ngon Đậm Đà

Giới thiệu cách nấu nước dùng hủ tiếu ngon đậm đà

– Trước tiên bạn cần lựa chọn nguyên liệu tươi để có một nồi nước dùng ngon:

Nước dùng bò: lựa chọn xương ống, trước khi ninh cần nướng qua.

Nước dùng gà: sử dụng phần cánh gà hoặc xương gà để đun nước dùng.

Nước dùng heo: để có nước dùng thơm, ngọt, tốt hơn hết là bạn nên sử dụng xương hom và xương đuôi.

– Chuẩn bị đầy đủ các loại gia vị cho vào nồi nấu phở thanh nhiệt:

Nước dùng bò: thảo quả, hoa hồi, quế chi, hành khô, gừng… Bẻ nhỏ thảo quả, hoa hồi, quế rồi giã nhỏ. Nướng chín gừng và hành nhưng không để cháy vỏ. Cho tất cả vào một túi vải sạch.

Nước dùng heo, gà: hạt tiêu, gừng, hành khô, chân nấm hoặc nấm hương…

Cách nấu nước dùng hủ tiếu ngon bằng nồi nấu phở thanh nhiệt

Bước 1: Để giúp nước dùng trong hơn và khử mùi hôi ở xương, bạn hãy rửa sạch xương bằng nước lạnh, chần qua một lần nước sôi rồi tiếp tục rửa qua nước lạnh một lần nữa, bỏ nước vừa luộc xương đi.

Bước 2: Cho xương vào nồi nấu cháo bằng điện công nghiệp hoặc nồi nấu phở, tùy theo từng nguyên liệu mà bỏ thêm các loại gia vị, thêm một chút muối biển rồi đổ ngập nước, để chế độ nhiệt lớn nhất cho sôi lại nhanh rồi để liu riu. Không được đậy vung hoặc phải để hé vung. Thường xuyên hớt bọt để nước dùng được trong. Cho thêm nước lạnh khi hớt hết bọt và đợi nước sôi tiếp để hớt bọt.

Bước 3: Không nên ninh xương quá lâu. Tùy theo từng loại xương để xác định thời gian ninh xương. Theo đó, bạn ninh khoảng 8 tiếng đối với nước dùng bò và 2.5 đến 3 tiếng đối với nước dùng gà, heo.

Bước 4: Bạn có thể kết thúc quá trình nấu khi nước hầm xương đã đun đủ thời gian và đậm đà. Dùng rây để hớt bỏ lớp chất béo trên bề mặt, đồng thời lọc lấy phần nước hầm trong.

Cách Nấu Nước Dùng Ngon Cho Các Món Bún Miến Phở Hủ Tiếu

Nước dùng thơm ngon là điều quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của các món bún, miến, phở, hủ tiếu… Để có được nồi nước dùng ngon, bạn cần chú trọng đến 3 yếu tố:

1. Các nguyên liệu kết hợp với nhau khi nấu nước dùng phải phù hợp

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong cách nấu nước dùng ngon bởi mỗi một loại nước dùng khác nhau đều cần kết hợp các nguyên liệu khác nhau. Cụ thể, nước dùng bò trong cách nấu bún bò Huế thì cần kết hợp các nguyên liệu như hành tây, gừng, sả… mới cho ra cách nấu bún bò Huế và nồi nước dùng hoàn chỉnh. Trong khi cách nấu nước dùng phở bò thì lại cần thêm hồi, quế, thảo quả, thơm…

Nước dùng gà dĩ nhiên cần phải có củ cải, thơm, hành tây, tiêu xanh, nấm… Còn nước dùng hải sản thì không thể quên gừng, sả, hành tây được. Việc kết hợp các nguyên liệu sao cho phù hợp sẽ tạo nên một nồi nước dùng ngon giúp món ăn có hương vị độc đáo, đặc trưng nhất.

2. Cách sơ chế nguyên liệu để nấu nước dùng cần phải chuẩn

Muốn có nồi nước dùng trong và thơm ngon thì khâu sơ chế nguyên liệu nấu nước dùng cần phải đảm bảo đúng quy cách.

Các nguyên liệu như hành tây, sả, gừng, dứa, trước khi cho vào nồi nấu nên được nướng chín cho dậy mùi thơm. Đây chính là mẹo nhỏ hữu ích để có cách nấu nước dùng ngon, thơm và trong vắt.

3. Cách chế biến nước dùng sao cho đúng

Nói đến việc chế biến nước dùng, ta cần nói đến thời gian chế biến và cách chế biến nước dùng.

Đối với nước dùng bò cần thời gian hầm từ 6-8 tiếng thì chất ngọt trong xương mới ra hết. Còn nước dùng heo và nước dùng gà thì chỉ cần thời gian hầm từ 2-4 tiếng là được.

Với nước dùng hải sản, bạn hầm không quá 45 phút vì trong hải sản, các chất ngọt rất dễ tách ra khỏi thịt nên nếu để thời gian hầm lâu sẽ làm cho nước dùng có vị chua vì bị đục.

Còn nước dùng trong món bún riêu cua giò heo, bạn chỉ cần hầm khoảng 30-45 phút là hợp lý bởi nồi nước dùng trong cách nấu bún riêu giò heo không có xương mà chỉ dùng thịt cua đã xay nhuyễn nên thời gian hầm được rút ngắn rất nhiều.

Trong quá trình hầm nước dùng, ban đầu hầm với lửa lớn, nhiệt độ cao để nước nhanh sôi nhưng sau đó cần phải hạ lửa để nước dùng sôi liu riu trong suốt quá trình hầm sẽ đỡ mất chất hơn.

Khi nấu nước dùng, bạn cũng cần chú ý hớt bọt để nước dùng không bị vẩn đục.

Để nấu nước dùng ngon, bạn cần chú ý đến quá trình cho nguyên liệu vào. Chúng ta phần thành 2 nguyên liệu chính là nguyên liệu làm mềm xương và nguyên liệu tạo hương vị.

Với nguyên liệu làm mềm xương như hành tây, củ cải, thơm, bạn nên cho vào ngay từ ban đầu quá trình hầm để rút ngắn thời gian hầm.

Còn các nguyên liệu tạo hương vị như gừng, sả, hồi, quế, thảo quả nên cho vào nồi nước dùng khi đã hầm được ½ hoặc 2/3 thời gian.

Các gia vị nêm nếm chỉ cho vào khi bắt đầu quá trình sử dụng.

4. Lưu ý để nấu nước dùng ngon:

– Khi nấu nước dùng, bạn nên chọn nồi ninh có đế dày, miệng cao và đổ được nước ngập xương.

– Một trong những cách nấu nước dùng ngon là không nên sử dụng mì chính mà hãy sử dụng đường phèn bởi mì chính chỉ khiến nước dùng có vị ngọt lợ chứ không phải ngọt thanh.

– Muốn có nồi nước dùng ngon và ngọt thì bạn nên hầm 3 loại xương là xương heo, gà và bò chứ không nên dùng mỗi xương heo bởi xương heo tuy làm nước dùng ngọt nhưng chưa đủ độ và hơi ngấy.

– Cách nấu nước dùng heo ngon nhất là dùng xương đuôi chứ không phải xương ống bởi xương heo sẽ đỡ ngấy và ngọt hơn.

– Sau khi hoàn thành nồi nước dùng, bạn có thể lấy một cái rây to để lọc lại nước dùng và đun thêm 10 phút nữa, đảm bảo nước dùng sẽ cực trong và không có cặn xương.

5. Cách khắc phục nếu nước dùng đục

– Bạn dùng lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng lúc nước dùng đã nguội, đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng. Sau đó lọc lại bằng rây sẽ thấy nước dùng trong hơn.

– Hoặc bạn có thể băm thịt (nước dùng gì thì băm loại thịt ấy) trộn với lòng trắng trứng, nấm hướng cho vào nồi nước dùng để nguội sẽ làm nước dùng trong và ngon hơn.

– Nếu nấu nước dùng gà bị đục, bạn cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong hơn.

Với cách nấu nước dùng ngon này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm chế biến các món bún như bún bò huế hay cách nấu bún cá ngon ngọt, hấp dẫn y như khi được ăn ở ngoài hàng. Cách nấu bún cá cũng rất đơn giản, nước dùng có vị ngọt tự nhiên từ xương cá cùng các nguyên liệu khác sẽ là món ăn rất thú vị cho cả gia đình thưởng thức.

Cách Nấu Hủ Tiếu Chay Ăn Ngon Nhớ Bí Kíp “Nước Lèo” Sau

Để nấu hủ tiếu chay ngon, cần chuẩn bị những nguyên liệu gì?

500g sợi hủ tiếu.

400g mì căn.

3 bìa đậu phụ.

500g bắp cải.

10g nấm rơm tươi hoặc nấm hương.

2 quả táo.

1 quả lê.

1 bắp ngô non.

1 củ cà rốt.

2 củ sả.

20g đường phèn.

Rau ăn kèm: giá đỗ, xà lách xoăn…

Gia vị: muối, xì dầu, đường, hạt nêm chay, 1 thìa canh chao đỏ, 1 thìa canh chao trắng, dầu ăn, ngũ vị hương, nước tương chay…

Các bước nấu hủ tiếu chay ăn ngon, đậm vị nhất

Trước tiên, bạn cần sơ chế các nguyên liệu và áp dụng cách nấu nước lèo hủ tiếu chay đúng mới tạo nên hương vị trọn vẹn, đậm đà tự nhiên cho món ăn. Bạn sơ chế như sau:

Táo, lê bạn rửa sạch rồi bổ đôi.

Ngô bóc vỏ, bỏ râu rồi rửa sạch, sau đó cắt thành khoanh dày khoảng 2 cm.

Bắp cải rửa sạch, thái sợi.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch.

Tiếp theo, bạn cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, thêm vào khoảng 4 lít nước cùng 20g đường phèn, bắc lên bếp ninh lấy nước dùng. Khi nước dùng được bạn lọc bỏ hết các rau củ quả ra và cho nấm hương vào, đun cho tới khi nấm chín thì nêm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Các nguyên liệu còn lại, bạn tiếp tục sơ chế như sau:

Mì căn rửa sạch, thái thành từng lát vừa ăn.

Đậu phụ cắt thành từng miếng vuông hình quân cờ.

Giá đỗ, xà lách bạn nhặt rồi ngâm nước muối loãng, sau đó rửa sạch, để ráo.

Nấm ngâm nở, cắt bỏ rễ, rửa sạch.

Bạn bắn chảo lên bếp, cho 2 thìa canh dầu ăn vào đun sôi, sau đó lần lượt cho đậu phụ và mì vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu. Tiếp theo, bạn đập dập sả, cho vào nồi chung với đậu phụ và mì căn đã chiên vàng, thêm vào hỗn hợp gồm: 1 thìa cà phê muối, 1 thìa canh nước tương chay, 1/2 thìa canh đường rồi xóc nhẹ cho ngấm đều gia vị, để ướp trong khoảng 15 phút. Sau khi ướp, bạn bắc nồi lên bếp, cho thêm khoảng 1 bát con nước và kho trong 20 phút cho ngấm gia vị thì tắt bếp.

Để làm chao ăn kèm, bạn cho 1 thìa canh chao đỏ, 1 thìa canh chao trắng vào bát, thêm và 1 thìa cà phê đường rồi đánh tan.

Xong hết các bước trên, bạn đun sôi một nồi nước để chần hủ tiếu rồi phân ra từng tô, sau đó chia thêm các phần đậu phụ và mì căn đã kho, vớt thêm nấm hương và chan nước dùng vào thưởng thức kèm chao, giá và xà lách khi còn nóng.

Để nấu hủ tiếu chay ngon, khi nấu nước lèo, bạn cho các nguyên liệu củ nấu trước sau đó mới cho rau cải thảo để các nguyên liệu chín vừa ăn, không bị mềm quá; không trụng hủ tiếu trong nồi nước lèo sẽ làm đục nước lèo.

Cách Nấu Hủ Tiếu Nam Vang Ngon Dạng Nước, Khô, Chay Chuẩn Campuchia

1. Hướng dẫn nấu hủ tiếu nam vang ngon của Campuchia

Cách nấu hủ tiếu nam vang Campuchia ngon đúng chuẩn phải đạt độ ngọt tự nhiên từ xương hầm, mực khô, tôm khô,…Hòa quyện với đó là vị ngon từ các loại hải sản như mực tươi, tôm,…Một điểm đặc trưng khác làm nên sức hấp dẫn từ món ngon của người Cam này là tim heo, hoặc gan heo. Bạn vẫn có thể dễ dàng thưởng thức hương vị hủ tiếu nam vang ngon Sài Gòn nhờ tay nghề các đầu bếp người Cam định cư nhiều tại thành phố dễ sống này.

1.1. Nguyên liệu

Các thành phần nguyên liệu chính:

Hủ tiếu nam vang: 1 kg

Gan heo: 400 gram

Tim heo: 400 gram

Tôm sú tươi: 400 gram

Thịt nạc lưng heo: 400 gram

Thịt nạc heo bằm: 280 gram

Mực tươi: 280 gram

Xương ống heo (để nấu nước lèo hủ tiếu): 400 gram

Khô mực, tôm khô: 280 gram

Củ cải muối: 280 gram

Trứng cút: 30 trái

Các loại rau:

Rau tần ô: 600 gram

Giá sống: 400 gram

Rau xà lách: 400 gram

Lá hẹ: 200 gram

Chanh: 6 trái

Hành tây: 6 củ

Tỏi: 150 gram

Cà rốt: 1 củ

Ít rau cần tàu, hành lá xanh (không bắt buộc), gừng

Gia vị: Muối, đường, nước mắm ngon,…

1.2. Cách sơ chế nguyên liệu nấu hủ tiếu nam vang

1.2.1. Sơ chế nguyên liệu rau, củ

Các loại rau quả thì bạn ngâm và xả nước sạch nhiều lần, vớt ra rổ để riêng cho ráo.

Riêng gừng, cần tàu và hành lá thì sau khi sơ chế, đem xắt khúc nhỏ.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ.

Hành tây chia làm 2 phần: 1 phần thái hạt lựu, 1 phần bổ dạng múi cau.

Tỏi gọt vỏ, băm cho nhuyễn. Với tỏi, bạn chia làm 2 phần: 1 phần để phi với thịt bằm, 1 phần cũng phi thơm lên, để riêng.

1.2.2. Sơ chế thực phẩm sống và luộc chín

Các loại thịt, xương, hải sản xát muối, xả nước sạch.

Bắc nồi nước, đun sôi, rồi cho xương ống cùng với thịt nạc lưng, gan và tim heo vào nồi chần chín. Cách nấu hủ tiếu nam vang ngon hơn khi bạn cho thêm các nguyên liệu hành lá, hành tây, gừng và cần tàu vào chần cùng với các nguyên liệu thịt.

Vớt các nguyên liệu thịt, tim và gan heo ra ngâm trong thau nước lạnh (có đá càng tốt). Cách này giúp nguyên liệu săn chắc lại và giữ độ tươi ngon hơn.

Cách nấu hủ tiếu nam vàng này tiếp tục cho trứng cút, tôm, mực vào nồi nước trên, chần sơ và ngâm nước lạnh như thịt. Cuối cùng, vớt hải sản ra, để riêng. Giữ lại nồi nước để làm nước lèo hủ tiếu nam vang.

Với mực khô, bạn bắc bếp nướng cho chín đều bằng cồn. Tương tự, bạn lấy tôm khô nướng chín luôn, để 2 nguyên liệu này ra dĩa sạch.

Bắc chảo, cho tỏi cùng dầu ăn vào phi thơm với hành tây thái hạt lựu. Sau đó, cho thịt nạc heo băm nhuyễn vào đảo đều. Đến khi thịt chín chuyển sang màu vàng đều thì cho ít hành lá vào, nêm bột nêm vừa ăn.

1.3. Cách nấu nước lèo hủ tiếu nam vang

Với nồi nước dùng nấu nguyên liệu ban nãy, bạn hả nhỏ lửa.

Cho phần hành tây thái múi cau, hành lá, cần tàu, cà rốt, hành lá, gừng, mực khô và tôm khô, củ cải muối vào nồi nấu chung.

Cách nấu hủ tiếu nam vang nêm nếm gia vị cho nước dùng vừa ăn. Tiêu chuẩn là 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa bột ngọt, 1/2 thìa muối.

Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi hòa quyện là hoàn tất phần nước lèo.

1.4. Thưởng thức hủ tiếu nam vang Campuchia

Dọn các loại rau ra dĩa riêng.

Lấy phần tỏi phi thơm để riêng ban đầu trộn chung với sợi hủ tiếu đã trụng.

Xếp các nguyên liệu tôm nguyên con, thịt, mực, gan, tim đã thái miếng thái mỏng lên trên cho đẹp mắt.

2. Hướng dẫn cách nấu hủ tiếu nam vang thịt xá xíu

Để nấu món hủ tiếu nam vang ngon, bạn có 2 cách chế biến thịt nạc. Một là luộc chín, xắt mỏng ăn như bình thường, hai là chế biến thành thịt xá xíu cực lạ miệng. Bạn cũng giữ các thành phần nguyên liệu ở trên, nhưng thịt nạc heo thay vì luộc chín, bạn làm thịt xá xíu như sau:

Cách nấu hủ tiếu nam vang ngon hơn nhờ miếng thịt xá xíu mềm, thấm đẫm gia vị. Các bước chế biến còn lại bạn thực hiện như công thức thứ nhất là xong.

3. Cách nấu hủ tiếu nam vang khô

3.1. Nguyên liệu

500 gram xương ống heo

20 gram tôm khô

300 gram thịt nạc heo (thịt thăn)

10 trứng cút luộc chín, bóc sạch vỏ

200 gram hủ tiếu sợi khô

300 gram tôm tươi

200 gram thịt nạc heo băm nhuyễn

1 củ tỏi

1/2 nhánh hành lá

1/2 thìa cà phê hành tím băm nhuyễn

50 gram bắp cải

50 gram xà lách

50 gram giá đỗ

15 gram húng quế

1 củ cải trắng

3 thìa cà phê dầu ăn

Gia vị: 1 muỗng canh nước tương, 2,5 thìa cà phê đường trắng, 1 thìa cà phê tiêu xay, 2 thìa cà phê tương ớt, 2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê sốt tương đen (loại dùng co ăn phở, hủ tiếu,…).

3.2. Hướng dẫn cách nấu món hủ tiếu nam vang khô

3.2.1. Cách sơ chế nguyên liệu nấu hủ tiếu khô

Các nguyên liệu rau củ, thịt heo, xương, tôm sơ chế tương tự cách nấu hủ tiếu nam vang ở trên. Riêng với bắp cải, sau khi rửa sạch, bạn xắt nhỏ và mỏng, để ráo nước.

Chần sợi hủ tiếu cho mềm, rồi vớt ra để riêng.

Với củ cải trắng, bạn gọt vỏ rồi ngâm nước sạch, xả nhiều lần. Sau đó, cắt củ cải trắng thành khoanh tròn nhỏ như hình.

Tôm khô cũng rửa sạch, để ráo nước.

Tỏi bóc sạch vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn. Sau đó, chia tỏi thành 3 phần. Trong đó, 2 phần để phi cùng thịt, tôm, 1 phần để làm nước sốt hủ tiếu nam vang khô.

3.2.2. Cách nấu nước dùng hủ tiếu nam vang khô

Bắc nồi nước, cho xương heo ngập nước, cùng với tôm khô, củ cải trắng vào đun sôi.

Nêm 1 thìa cà phê muối, khuấy đều. Hoặc, bạn nêm nếm lại nước lèo cho vừa ăn thì tắt bếp.

3.2.3. Cách pha nước sốt trộn hủ tiếu nam vang khô

3.2.4. Thưởng thức món hủ tiếu nam vang khô ngon “bá cháy”

4. Cách nấu hủ tiếu nam vang chay

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế

Chả lụa chay: 1 cây

Mì căn: 2 cây (cắt lát, ướp gia vị ít nhất 1 tiếng và xào sơ)

Hủ tiếu sợi dai: 1 gói (trụng sẵn)

Cà rốt: 2 củ (rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ)

Sắn (củ đậu): 1 củ (sơ chế giống cà rốt)

Táo tươi: 1 trái (rửa sạch, gọt vỏ, để nguyên trái)

Cải thảo: 1 cái (rửa nước sạch và xắt nhỏ)

Cải thảo băm: 1 hũ

Hành lá: 1 nhánh (phi sẵn với dầu ăn, để riêng)

Nấm rơm (cắt gốc, rửa nước nhiều lần cho sạch, nêm gia vị và xào sơ): 300 gram

Đậu hủ chiên vàng sẵn với gia vị, cắt miếng vừa ăn: 3 miếng

Tàu hủ ky chiên vàng, thái miếng: 1 miếng (1 lá)

Chân nấm Nhật (đã rửa sạch, băm nhỏ, ướp gia vị, xào với hành lá ở trên): 300 gram

Rau cần tàu: vài nhánh (rửa sạch và xắt nhỏ)

Rau tần ô: vài nhánh (sơ chế như cần tàu)

Ớt xắt lát

Gia vị: bột nêm nấm hương chay, 1 hộp gia vị cho hủ tiếu nam vang chay (có bán ngoài chợ), 1 muỗng canh muối, 1 muỗng bột nêm chay, 2 muỗng canh nước tương, 1/2 thìa cà phê tiêu xay, giấm đỏ.

Chanh, giá đỗ, rau ngò, đậu phộng rang với bột ngũ vị hương.

4.2. Bí quyết cách nấu hủ tiếu nam vang ngon vị chay

4.2.1. Cách nấu nước lèo hủ tiếu nam vang chay

4.2.2. Hoàn thành và thưởng thức hủ tiếu nam vang chay

Rắc hành lá, cần tàu, đậu phộng rang, vắt chanh, ớt, tần ô, rau xà lách,…cho vừa khẩu vị và thưởng thức nào.

Trúc Nguyễn dịch và tổng hợp