Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Nước Bí Đao Đường Phèn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Nước Sâm Bí Đao

Nguyên liệu: Bí đao 1 kg Thục địa 6 gram Đường phèn 100 gram Bước 1: Làm bí đao khô Bí đao nên chọn loại quả già thì sẽ tốt hơn. Bí đao rửa sạch, để ráo rồi sắt thành từng lát mỏng để dễ phơi khô. Ruột bí già giữ lại.

Bí đao sau khi sắt mỏng thì đem phơi 2 nắng cho khô. Nếu không tiện phơi nắng thì có thể sấy bằng lo nướng 60 o trong 30 phút.

Khi bí đao đã khô thì sẽ cho vào chảo sao cho vang bí lên.

Bí đao sao vang, khô rồi thì rải đều ra cho nguội rồi bỏ hộp kín cho vào tủ lạnh bảo quản và dung để nấu nước sâm bí đao từ từ.

Lưu ý: 1 trái bí đao sau khi khô còn khoảng 1 tô thành phẩm.

Bước 2: Nấu nước sâm bí đao

Nấu nước cho sôi lên, vặn nhỏ lửa rồi nấu thêm 10 phút rồi cho bí đao khô và thục địa vào ngâm và tắt bếp.

Trà bí đao khi sôi sẽ nở to và phồng lên đầy nồi.

Sau đó cho đường phèn vào tùy khẩu vị.

Cho thêm 1 gói túi trà lọc vào để tạo thêm mùi vị đậm đà hơn mà vẫn không mất mùi bí đao.

BAO BÌ VINAM chuyên cung cấp ống hút các loại:

– Ống hút nước , ống hút trà sữa trân châu , ống hút nghệ thuật, ống hút muỗng … – Ống hút van xịt, van phun sương… – Ống que kẹo – Ruột bút bi – Ống hút đặt theo yêu cầu – Ống hút xuất khẩu

Chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn.

Vui lòng liên hệ : 0902.777.218 – Mr. TRUNG (08) 66.809.799 Email: kinhdoanh@baobivinam.com trung.le@baobivinam.com Website: www.baobivinam.com

Cách Nấu Nước Nha Đam Đường Phèn Không Bị Đắng

Mọi người có thể yên tâm rằng với cách nấu nước nha đam đường phèn, thì nha đam không bị đắng, ít nhớt mà lại rất là ngon. Sự kết hợp nha đam mềm dẻo mát, với đường phèn ngọt thanh có tính mát tạo ra loại nước giải khát tuyệt vời, mà từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể dùng được, rất tốt cho sức khoẻ.

Đây là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất khi nấu nước nha đam đường phèn, nhưng bù lại được thưởng thức chai nước ngọt thanh mát lành.

Phần trắng ở bẹ lá nha đam bạn nên cắt bỏ đi, vì nó sẽ tạo ra vị đắt, cắt một ít ở phần đuôi nha đam bỏ đi. Tiếp đến cắt bỏ gai hai bên bẹ nha đam, rồi cắt nha đam thành từng miếng để để gọt.

Bạn dùng dao hai lưỡi, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài đi, lấy phần gel trong. Sau đó ngâm lát nha đam đã gọt vỏ trong thau nước muối loãng 5-10 phút. Sau đó, vớt nha đam ra và rửa sạch dưới vòi nước.

Sau đó đem miếng nha đam cắt hạt lựu (rất dễ cắt, bạn chỉ việc cắt dọc, rồi cắt ngang lại). Tiếp tục cho nha đam ngâm nước muối trong khoảng 3 phút.

Ngâm xong, rửa nha đam lại với nước, nên đổ nha đam ra rổ sau đó rửa trực tiếp dưới vòi nước, như vậy nha đam ít bị nát do tác động của tay (rửa khoảng 3 lần).

Nấu nước nha đam đường phèn

Bắt nồi lên bếp, tuỳ theo sở thích bạn cho lượng nước vào theo mong muốn của mình. Khi nước sôi cho hết nha đam, đường phèn vào, nấu đến khi đường phèn tan hết tắt bếp. Với nước này không nên nấu quá lâu, nha đam quá chín sẽ không ngon. Sau đó để cho nước nha đam đường phèn nguội, rót vào chai, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Bạn có thể cho thêm lá dứa vào lứa vào khi nấu, như vậy nước nha đam sẽ thơm và hấp dẫn hơn.

Cách Nấu Nước Đường Phèn Để Pha Nước Ép, Trà Tắc, Sinh Tố

Cách 1: nấu nước đường phèn

Theo đầu bếp Trương Vũ Linh

Chuẩn bị nguyên liệu nấu nước đường phèn

500g đường phèn nguyên chất

500 g đường cát vàng (đường cát vàng sẽ cho ra vị ngọt thanh, dễ chịu hơn đường cát trắng).

Nếu bạn mua đường phèn cục thì trước khi nấu bạn phải đập giã nhỏ ra để cho đường mau tan. Khi đập bạn có thể nhìn thấy những sợi chỉ hãy lấy ra. Nhiều người sợ rằng đường phèn có sợi chỉ này bị bẩn, nhưng thật ra không phải vậy. Khi làm đường phèn người ta sẽ treo những sợi chỉ vào vại để nước mật đường khi đổ vào có thể bám đóng đinh thành đường phèn, nên không sao cả, mọi người chỉ việc cẩn thận lấy ra là có thể yên tâm sử dụng.

Sau đó cho 500g đường phèn, 500 gr đường cát và 700 ml nước lọc vào nồi (căn cứ vào tỉ lệ này bạn điều chỉnh tuỳ theo lượng mà mình muốn nấu nhiều hay ít), sau đó bắt lên bếp nấu với lửa vừa.

Khi nấu bạn nhớ dùng vá khuấy để cho đường tan ra. Nấu đến khi nước đường sôi tiến hành vớt bọt. Khi đường sôi nấu thêm khoảng 2-3 phút để nước đường phèn không bị lại đường khi nguội.

Sau đó bạn đổ nước đường phèn qua rây lọc, để có thể bỏ được phần chỉ, cặn bã còn sót lại. Khi đường nguội bạn cho vào hũ thuỷ tinh và khi nào cần lấy ra sử dụng.

Cách 2: nấu nước đường phèn để pha chế

2kg đường phèn, 30ml nước cốt chanh, một chút muối và nước lọc.

Bạn cho nước lọc vào nồi, sau đó cho đường phèn vào và tiến hành nấu sôi để đường tan ra. Trong quá trình nấu nhớ dùng vá hoặc đũa khuấy liên tục.

Khi đường tan hết và nước sôi bạn dùng rây để lọc nước đường (loại bỏ sợi chỉ).

Sau đó bạn cho nước đường vào nồi nấu lại. Nấu đến khi nước đường sôi cho nước cốt chanh vào và khuấy đều liên tục, bạn có thể cho thêm tí muối vào để dằn vị ngọt. Nấu đến khi nước đường có độ sánh và vị ngọt như bạn mong muốn.

Cách 3: nấu nước đường làm bánh

Đường cát: 1kg

Chanh để vắt lấy nước cốt (10ml)

Đổ vào nồi 500 ml nước và 1 kg đường, lưu ý đổ nước trước rồi mới đổ đường vào.

Sau đó nấu cho nước đường sôi lên. Khi nước đường sôi bạn nấu thêm khoảng 30 phút nữa thì cho khoảng 10ml nước cốt chanh vào. Cho thêm vài vỏ chanh mà lúc nảy bạn vắt lấy nước cốt vào.

Vỏ chanh sẽ giúp nước đường thơm và mọi người có thể quan sát vỏ chanh để biết nước đường tới chưa.

Nấu nước đường đến khi vỏ chanh chuyển sang màu nâu đen và đường lên màu đẹp là được. Một cách nữa để biết đường tới chưa là mọi người nhỏ đường vào chén nước. Khi nhỏ đường xuống thấy đọng lại dưới chén là đã tới.

Lưu ý mọi người phải nấu với lửa vừa nếu không nước đường sẽ bị đắng.

Cách 4: nấu nước đường gừng

200g đường

1 củ gừng

200ml nước lọc

Gừng bạn gọt vỏ, sau đó tiến hành thái lát hoặc có thể thái sợi

Bạn đổ vào nồi 50g đường, và tiến hành nấu với với lửa nhỏ cho đến khi đường tan hết có màu vàng là được (không nên để đường có màu vàng đậm).

Sau đó cho 200ml nước lọc vào. Khi cho nước vào bạn sẽ thấy đường hơi đông cứng, bạn nấu một xíu đường sẽ tan ra.

Sau đó cho phần đường còn lại vào và nấu cho đường tan hết thì cho gừng vào. Sau khi cho gừng vào nấu thêm khoảng 2 phút nữa thì tiến hành tắt bếp.

Với nước đường gừng này mọi người có thể sử dụng ăn tàu hũ, làm bánh hay pha chế thức uống.

Cách 5: nấu nước đường thêm muối để dằn vị ngọt

Đường cát: 1 kg

Muối: khoảng hơn 1 phần muỗng cà phê

Nước: 700ml

Bạn chuẩn bị nồi sạch cho vào 1kg đường, 700ml nước, muối vào. Sau đó cho lên bếp nấu và khuấy đều đến khi đường tan hết.

Sau đó bạn để cho đường nguội, cho vào hũ thuỷ tinh sạch để bảo quản dùng dần.

Cách 6: làm nước đường cho món bánh dẻo

Đường: 500gr

Nước: 300ml

Dứa: 1/8 trái

Chanh: 13

Dứa bạn gọt vỏ, bỏ phần gân ở giữa sau đó cắt lát mỏng.

Chanh bạn rửa sạch, sau đó cắt thành từng lát vỏ và bỏ phần hạt để nước đường không bị đắng.

cho đường và nước vào nồi và bắt lên bếp. Bạn đầu bạn bật lửa to, nấu đến khi đường sôi thì vặn nhỏ lửa.

Khi nước đường sôi đều cho chanh và dừa vào. Lưu ý khi nấu không khuấy.

Để biết đường đạt chưa bạn dùng chén nước lọc, sau đó dùng muỗng múc nước đường nhỏ vào chén nước. Nếu nước đường đọng lại đóng thành cục dẻo hơi cứng là được. Thường nồi nước đường chuyển sang màu nâu cánh gián và nổi nhiều bong bóng là được.

Sau đó bạn vớt hết chanh, dứa ra, để cho nguội rồi cho vào lọ để bảo quản.

Nước đường này mọi người nên để 1 tháng sử dụng làm bánh như vậy bánh sẽ ngon và màu bánh đẹp hơn.

Chúc mọi người thành công! nấu nước đường đúng chuẩn thì sẽ giúp mọi người pha chế nước uống, làm bánh được ngon hơn và cũng tiện, nhanh gọn hơn.

Nước đường để được bao lâu? Cách bảo quản nước đường

Thường nước đường mọi người nấu và để sử dụng dần trong một thời gian nên việc bảo quản rất quan trọng.

Nước đường sau khi nấu xong mọi người để cho nguội hoàn toàn, rồi cho vào hũ thuỷ tinh sạch để tránh bị hấp hơi, mọi người cũng hạn chế để trong hũ nhựa.

Sau khi cho đường vào hũ xong mọi người nhớ đậy nắp lại cẩn thận để tránh bụi bẩn và con trùng bám vào. Mọi người chỉ cần để hũ nước đường ở nơi khô ráo, thoáng mát, không cần để trong tủ lạnh.

Vì khi để trong tủ lạnh thì đường có thể bị cô đặc lại việc lấy ra sử dụng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Khi bảo quản mọi người tránh mở ra, mở vào hay khuấy nhiều quá nhiều.

Khi lấy nước đường ra để sử dụng mọi người phải sử dụng dụng cụ sạch.

Nếu bảo quản tốt thì nước đường có thể sử dụng được 3 tháng.

Hotline/Zalo: 0973.89.50.89 (Ms.Nga)

Email: tranngadacssan@gmail.com

Fanpage: facebook.com/dacsanngoncanuoc/

Cách Nấu Nước Bí Đao Thanh Nhiệt, Thơm Ngon

1. Cách nấu nước bí đao lá dứa

Nguyên liệu

Hướng dẫn nấu nước bí đao lá dứa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, đem tất cả các nguyên liệu gồm bí đao, la hán quả, mía lau, lá dứa, thục địa ngâm với nước, rửa sạch rồi để ráo.

Tiếp đến, lấy bí đao nguyên trái thái từng khoanh tròn, thục địa cắt miếng, la hán quả bẻ ra, mía lau chẻ từng thanh nhỏ.

Bước 2: Nấu nước bí đao

Khi các nguyên liệu đã được sơ chế xong, bạn cho tất cả các nguyên liệu gồm bí đao, thực địa, la hán quả, mía lau, lá dứa cùng với tí muối vào nồi cùng với nước rồi bắc lên bếp đun sôi khoảng 60 phút.

Đến khi bí đao chín mềm thì tắt bếp, để nguội. Tuy nhiên, nếu thích dùng ngọt bạn có thể thêm đường phèn vào, đến khi đường phèn tan hết thì tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

Khi nước hơi nguội thì dùng rây lọc lấy phần nước, bỏ phần bã. Sau đó cho vào từng chai, lọ, chờ nguội hẳn thì cho vào tủ lạnh bảo quản và dùng dần trong khoảng 1 tuần.

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành cách chế biến món nước bí đao thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà cùng thưởng thức rồi. Vào những buổi trưa nóng bức oi ả mà được thưởng thức một ly nước bí đao mát lạnh thì còn gì tuyệt vời bằng.

2. Cách nấu nước bí đao hạt chia

Nguyên liệu

Bí đao: 3 kg

Thục địa: 2 khúc, mỗi khúc bằng ngón tay người lớn

Quả la hán: 1,5 quả

Lá dứa: 10 lá

Mía: 1 khúc dài 30 cm

Đường cát vàng: 1,3 kg

Hạt chia

Hướng dẫn nấu nước bí đao hạt chia

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Mía rửa sạch, chẻ đôi chúng ra rồi cắt khúc. Sau đó đem đi đập dập.

Lá dứa rửa sạch rồi buộc thắt rút.

La hán quả mang đi bóp vụn.

Bí đao gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng khoanh dày khoảng 2 cm.

Thục địa thì thái hạt lựu.

Hạt chia đem đi ngâm vào nước sôi để chúng nở ra.

Bước 2: Tiến hành nấu nước bí đao

Bạn cho bí đao, mía, thục địa, la hán quả vào nồi cùng với nước lọc để tiến hành đun sôi chúng.

Khi các nước trong nồi sôi lên, bạn vặn nhỏ lửa xuống để tiếp tục nấu chừng 1,5 tiếng.

Sau khi hầm các nguyên liệu được 1,5 tiếng, bạn mới thả lá dứa vào nồi và nấu thêm chừng 30 phút nữa thì tắt bếp.

Khi đã tắt bếp xong, bạn vớt bí đao ra khỏi nồi ngay và cho đường phèn vào đó để khuấy đều cho đường tan hết ra.

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

Bạn múc nước bí đao có la hán cùng thục địa vào ly. Kế đó là khoảng 1 muỗng hạt chia và khuấy đều.

Vị thanh mát và thơm lừng từ thức uống này chắc chắn sẽ giúp cho mùa hè của bạn sảng khoái hơn và tươi mát hơn tức thì đấy!

Những lưu ý khi nấu nước bí đao

– Đối với cách nấu nước bí đao với hạt chia, bạn hãy đợi đến khi đã nấu chín nước bí đao thì mới ngâm hạt chia vì loại hạt này rất mau nở.

– Các bạn nhớ vớt hết bí đao ra khỏi nồi nấu nước vì chúng sẽ hút không ít lượng nước trở vào trong chúng.

– Bạn không nên nấu nước bí đao lâu hơn thời gian như đã hướng dẫn ở trên vì như thế sẽ làm cho thức uống của bạn bị chua.

– Bí đao dùng để nấu nước uống không nên quá già hoặc quá non. Có như thế mới đảm bảo hương vị thơm ngon của món nước nhà bạn.

Những lưu ý khi uống nước bí đao

– Những ai thường bị lạnh bụng, ăn uống khó tiêu, người già và trẻ em không nên uống nước bí đao quá nhiều.

– Bạn nên hạn chế uống nước bí đao vào buổi tối hoặc sau khi vừa mới sử dụng thực phẩm tươi sống.

– Nước bí đao sau khi nấu xong, bạn hãy tranh thủ dùng hết chúng trong vòng 3-4 ngày.

Hướng dẫn bảo quản nước bí đao

Nước bí đao sau khi nấu xong, đã thưởng thức nhưng không hết, bạn hãy đổ chúng vào những chiếc bình thủy tinh có nắp đậy và đặt trong ngăn mát tủ lạnh.