Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Nui Với Trứng Gà Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Nấu Cháo Trứng Gà Với Rau Gì, Cách Nấu Cháo Trứng Gà Cho Bé Ăn Dặm

Chúng ta đều biết trứng là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn ăn dặm, mẹ cần bổ sung trứng gà vào thực đơn ăn dặm để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Các mẹ lưu ý trứng gà chỉ được dùng trong thực đơn cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi vì trứng gà dễ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu và đặc biệt là dễ gây dị ứng cho trẻ. Mẹ có thể kết hợp trứng gà với các loại rau củ để đa dạng món cháo trứng bổ dưỡng cho bé, làm phong phú thực đơn ăn dặm của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Website máy đưa võng của chúng tôi giới thiệu đến các mẹ bài viết nấu cháo trứng gà với rau gì, cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm sau đây để tự tay chế biến món cháo trứng gà bổ dưỡng, thơm ngon cho bé yêu thưởng thức nhé.

>> Xem thêm: cách nấu cháo cá chép cho bé – cách nấu cháo trai cho bé – cháo cua biển nấu với rau gì

Cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm

Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng). Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, viatmin A, kẽm,…

Trứng gà bổ dưỡng cho trẻ là vậy, tuy nhiên mẹ cần cho trẻ ăn đúng liều lượng, cho trẻ ăn quá nhiều cũng không tốt. Tùy theo tháng tuổi của trẻ mà thực đơn cho bé ăn dặm với trứng có số lượng khác nhau, cụ thể như sau:

Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.

Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trong 1 tuần.

Trẻ 1 – 2 tuổi: nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, có thể ăn cả lòng trắng.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể cho trẻ ăn 1 trứng/ngày nếu bé thích.

Mẹ có thể kết hợp trứng với các loại thịt, rau củ như đậu đỏ, bắp cải, thịt bò, nấm hương, hạt sen, cà rốt, đậu nành,… để nấu các món cháo trứng đa dạng thực đơn ăn dặm của bé. Sau đây là cách nấu các món cháo trứng gà thơm ngon, bổ dưỡng cho bé, các mẹ tham khảo nhé!

Cách nấu cháo trứng với đậu đỏ cho bé

Nguyên liệu gồm:

2 muỗng gạo lứt giã nát.

1 lòng đỏ trứng.

1 muỗng đậu đỏ ngâm mềm.

Hơn 2 chén nước.

Nước mắm, đường.

Cách nấu cháo trứng với đậu đỏ cho bé như sau:

– Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm với nước sôi 1 giờ, chờ gạo hơi mềm vớt ra để ráo.

– Bước 2: Đậu đỏ xay nhuyễn, tán đều với 1/2 chén nước, lược lấy nước.

– Bước 3: Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn.

– Bước 4: Bắc gạo với 2 chén nước lên bếp, nấu tới lúc cháo nhừ, sau đó cho nước đậu và trứng vào, khuấy đều. Đun tiếp khoảng 5 phút.

– Bước 5: Mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn, nhấc xuống. Múc cháo ra tô nhỏ, cho bé ăn nóng.

Cách nấu cháo trứng gà với bắp cải cho bé ăn

Nguyên liệu (cho 1 chén bột khoảng 250 ml) gồm:

4 muỗng canh (40g) bột gạo.

1 quả (40g) trứng gà ta.

10g lá bắp cải. Mẹ lưu ý chọn phần lá mềm, cắt nhỏ.

Chén nước vừa đủ (250ml).

1 muỗng cà phê nhỏ (khoảng 5ml) dầu ăn loại tốt cho bé.

Cách nấu cháo trứng gà với bắp cải cho bé ăn như sau:

– Bước 1: Trứng gà đập ra bát rồi đánh tan.

– Bước 2: Bắp cải hấp (luộc) chín rồi xay nhuyễn.

– Bước 3: Nấu bột hoặc cháo.

– Bước 4: Cho cháo/bột với bắp cải (đã được hấp chín, xay nhuyễn) vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều. Khi cháo/bột sôi thì mẹ cho trứng vào từ từ, vừa cho trứng vào vừa dùng đũa khuấy cho đều để trứng chín và mịn. – Bước 5: Cháo/bột sôi trở lại thì mẹ tắt bếp, cho dầu ăn vào trộn đều, nhắc xuống để bột nguội bớt mới đút bé ăn.

Cách nấu cháo trứng đậu nành, rau củ cho bé

Nguyên liệu gồm: Bột ngũ cốc đậu nành rau củ, trứng, rau mùng tơi, dầu ăn.

Cách nấu cháo trứng đậu nành, rau củ cho bé như sau:

– Bước 1: Cho cháo vào nồi đun sôi, cho rau mùng tơi vào đun chín.

– Bước 2: Cho trứng và bột ngũ cốc đậu nành rau củ vào khuấy đều.

– Bước 3: Cho dầu ăn vào sau khi cháo được bắc ra.

Cách nấu cháo trứng với thịt bò, nấm hương cho bé

Nguyên liệu gồm: Thịt bò, trứng, nấm hương, dầu ăn.

Cách nấu cháo trứng với thịt bò, nấm hương cho bé như sau:

– Bước 1: Thịt bò thái lát mỏng, nấm ngâm rửa, hành lá thái nhỏ.

– Bước 2: Cho cháo vào nồi đun sôi, nấm hương tươi thái nhỏ vào, nêm chút hạt nêm. Mở lửa vừa cho cháo sôi lục bục, thêm thịt bò.

– Bước 3: Dùng muỗng khuấy cho cháo khỏi cháy đáy nồi. Nêm nếm lại vừa miệng, đập trứng ra bát, lấy lòng đỏ cho vào cháo.

Cách nấu cháo trứng hạt sen, cà rốt cho bé

Nguyên liệu gồm: Hạt sen, cà rốt, trứng, dầu ăn.

Cách nấu cháo trứng hạt sen, cà rốt cho bé như sau:

– Bước 1: Hạt sen nấu chín tán nhuyễn, nấu chín cà rốt đã cắt nhỏ.

– Bước 2: Cho cháo vào nồi đun sôi, từ từ cho trứng vào, đánh nhanh tay để trứng tan không bị vón lại. Cho hạt sen và cà rốt vào, sau cùng cho dầu ăn.

Những lưu ý cho trẻ ăn trứng gà đúng cách

Các mẹ nên cho bé ăn cháo trứng dinh dưỡng vào buổi sáng.

Mẹ không nên cho đường vào trứng vì cách làm này khiến protein trong trứng kết hợp với axit amoni trong đường glucozo tạo thành hợp chất khó hấp thu khiến trẻ bị ợ chua, khó tiêu và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Các mẹ lưu ý không cho con ăn trứng sống hoặc chín tái vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.

Uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng khiến trẻ bị đầy bụng và khó chịu vì trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng. Vì vậy, mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn trứng thì hạn chế cho con uống sữa đậu nành nhé.

Các món cháo trứng dinh dưỡng đem lại hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc nấu cháo trứng gà với rau gì cũng như cách nấu cháo trứng gà thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu ăn dặm. Qua bài viết, các mẹ cũng biết được số lượng trứng gà hợp lý mẹ cho trẻ ăn theo từng lứa tuổi, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ trứng gà cho trẻ. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những kiến thức hữu ích trong việc cho trẻ ăn trứng gà khoa học, đúng cách cũng như thực đơn ăn dặm với món cháo trứng gà thơm ngon cho bé.

Cách Nấu Súp Gà Với Trứng Và Ngô Đơn Giản

Vào những ngày trời lạnh, được xì sụp cùng bát súp gà nấu trứng ngô thì còn gì ngon bằng, với những nguyên liệu sẵn có và cách nấu đơn giản.

– 120 gr thịt lườn gà, thái nhỏ

– 1 thìa canh nước

– 1 thìa con bột ngô

– 1 thìa con dầu hào

– 1,5 bát con ngô ngọt tươi hoặc ngô đông lạnh.

Với công thức nấu súp gà này, bạn có thể sử dụng nhiều loại ngô, tùy theo sở thích và tận dụng nguyên liệu sẵn có.

– 5 bát con nước luộc gà

– 1/2 thìa con bột nghệ

– 1/2 thìa con dầu mè

– 1/2 thìa con gia vị muối

– 1 nhúm hạt tiêu

– Liều lượng pha bột ngô: 1/4 bát con bột ngô pha với 1/2 bát con nước luộc gà.

– 2 quả trứng. Chỉ sử dụng lòng trắng, đánh đều; hoặc cho vào cùng cả lòng đỏ nếu muốn.

– Hành lá thái nhỏ

– 1 thìa rau mùi, thái nhỏ

– Hạt tiêu đen xay (có thể bỏ qua)

Bước 2: Băm nhỏ 1/2 bát con ngô. Cho nước luộc gà, ngô đã cắt nhỏ và ngô nguyên hạt, cùng bột nghệ vào nồi, đun sôi. Sau đó, giảm lửa, đun liu riu thêm 10 phút.

Bước 3: Tiếp theo, cho dầu mè, gia vị và hạt tiêu vào nồi, cho to lửa lên một chút. Cho thịt gà vào nồi canh, dùng thìa để tách thịt gà khỏi dính vào nhau, và khuấy đều khoảng 1 phút.

Bước 4:Pha nốt phần bột ngô còn lại với nước luộc gà. Vừa dùng thìa khuấy súp, vừa từ từ đổ hỗn hợp bột ngô vào nồi súp. Khi bắt đầu sánh lại, khuấy thêm khoảng 30 giây. Nếu súp quá đặc, nên cho thêm nước luộc gà. Nếu súp chưa đủ sánh, cho thêm bột ngô. Sau đó, dùng thìa lớn khuấy súp theo một chiều, đồng thời đổ từ từ trứng vào nồi; khuấy tiếp khi trứng chín.

Bước 5:Cho một nửa số hành đã thái vào súp, phần còn lại để trang trí. Múc súp ra bát. Cho thêm dầu mè và rau mùi và hạt tiêu lên trên để tăng hương vị thêm hấp dẫn, và thưởng thức.

Nấu Bột Trứng Gà Thơm Ngon Với Rau Gì Cho Bé?

Cách nấu bột trứng gà với rau củ cho bé

1. Nấu bột trứng gà với rau bắp cải

Nguyên liệu:

4 muỗng canh bột gạo (40g)

Lá bắp cải chọn phần lá mềm, cắt nhỏ (10g)

1 quả trứng gà ta (40g)

1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé (khoảng 5ml).

Chén nước vừa đủ (250ml)

Cách chế biến:

– Lấy trứng gà đập ra bát rồi dùng thìa đánh tan.

– Tiếp theo, bạn lấy bắp cải vừa đủ đem đi rửa với nước sạch. Đợi ráo nước bạn đem phần bắp cải làm sạch đi hấp (luộc) chín rồi xay nhuyễn.

2. Nấu bột trứng gà với rau dền

Nguyên liệu:

Bột gạo 20g (4 muỗng canh gạt)

Trứng 30g (1 lòng đỏ hột gà)

Rau dền 30g (3 muỗng canh)

Dầu ăn 2,5g (1/2 muỗng cà phê dầu ăn)

Nước 200ml (lưng 1 chén)

Muối i ốt 1 ít

– Trứng gà: dùng thìa đánh đều lòng đỏ.

– Bột gạo: hòa với ít nước cho tan. Mẹ có máy xay sinh tố thì ngoài cách nấu bột, cũng có thể nấu cháo rồi xay cho trẻ ăn cũng được.

– Bạn cho phần rau dền với ít nước đun sôi khoảng 5 phút cho chín. Cho bột và trứng vào khuấy đều, cho ra chén thêm 1/2 muỗng cà phê dầu ăn. Nêm nhạt.

3. Nấu bột trứng gà với đậu nành rau mồng tơi

Nguyên liệu: Cách chế biến:

– Trứng gà: dùng thìa đánh đều lòng đỏ.

– Rau mồng tơi bạn lựa những cọng non rồi đem đi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó vớt ráo rồi cho vào cối xay nhuyễn.

– Đậu xanh bạn cho vào nước ngâm nước khoảng 4 tiếng, đợi đậu nở to ra thì rửa sạch với nước rồi cho vào nồi hấp chín. Dùng máy sinh tố xay nhuyễn hoặc dùng muỗng tán nhịn đậu xanh.

– Bột gạo: hòa với ít nước cho tan. Mẹ có máy xay sinh tố thì ngoài cách nấu bột, cũng có thể nấu cháo rồi xay cho trẻ ăn cũng được.

– Bạn cho phần rau mồng tơi + đậu xanh xay nhuyễn với ít nước đun sôi khoảng 5 phút cho chín. Cho bột và trứng vào khuấy đều, cho ra chén thêm 1/2 muỗng cà phê dầu ăn. Nêm nhạt.

4. Nấu bột đậu đỏ với trứng

Nguyên liệu:

1 lòng đỏ trứng.

1 muỗng đậu đỏ ngâm mềm.

2 muỗng bột gạo lứt

Hơn 2 chén nước.

Gia vị: nước

Cách chế biến:

– Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn.

– Đậu đỏ bạn cho vào nước ngâm nước khoảng 4 tiếng, đợi đậu nở to ra thì rửa sạch với nước rồi cho vào nồi hấp chín. Dùng máy sinh tố xay nhuyễn hoặc dùng muỗng tán mịn đậu đỏ.

– Bột gạo: hòa với ít nước cho tan. Mẹ có máy xay sinh tố thì ngoài cách nấu bột, cũng có thể nấu cháo rồi xay cho trẻ ăn cũng được.

– Cho bột gạo lức hòa với ít nước cho tan, sau đó cho vào nồi đun sôi sau đó cho nước đậu + trứng vào, khuấy đều. Đun tiếp khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, nhấc xuống. Múc cháo ra tô, cho bé ăn nóng.

5. Nấu bột trứng với hạt sen cà rốt

– Cho cháo vào nồi đun sôi, từ từ cho trứng vào, đánh nhanh tay để trứng tan không bị vón lại.

– Cho hạt sen và cà rốt vào, sau cùng cho dầu ăn. Cho bé ăn nóng.

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc nấu bột trứng gà với rau gì thì ngon cũng như cách chế biến nấu các món cháo trứng gà thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Trứng gà tốt và bổ dưỡng cho bé là vậy, tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ ăn trứng gà đúng cách và khoa học để đảm bảo trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và tốt nhất từ trứng gà, giúp trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

Nên Nấu Cháo Trứng Gà Với Rau Gì Cho Bé Ăn Dặm?

Cháo nấu với trứng gà vừa ngon vừa bổ dưỡng cho sức khỏe không chỉ cho người lớn mà cả trẻ em. Vậy nấu cháo trứng gà với rau củ gì vừa ngon vừa bổ?

1Trứng gà tốt cho sức khỏe như thế nào?

Trứng là thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm và dễ hấp thu. Trong trứng gà có chứa canxi, magie, sắt, kẽm và một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,… rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu.

2Cháo trứng gà nấu với rau gì vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe của bé?

1. Cháo trứng gà cà chua

Cà chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe trẻ em, trong 100g cà chua chứa khoảng 94.78g nước, 1.16g protein, 3.18g carbohydrate, 5mg canxi, 0.9g chất xơ và16 kcal năng lượng. Bên cạnh đó, nhờ lượng alpha-carotene và beta-carotene dồi dào nên đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thị lực của bé. Vitamin K giúp xương chắc khỏe, vitamin C giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại bệnh tật.

2. Cháo trứng gà thịt bò nấm hương

3. Cháo trứng gà bắp cải

Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4.5 lần so với cà rốt và 3.6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn.

4. Cháo trứng gà hạt sen cà rốt

Lượng beta-carotene cao trong cà rốt sẽ giúp mắt trẻ sáng tinh anh. Ngoài ra, ăn nhiều cà rốt còn hỗ trợ giảm táo bón. Ngoài công dụng giúp cho bé có một giấc ngủ ngon sâu hơn, hạt sen còn hỗ trợ cho bé phát triển tốt về hệ xương khớp.

5. Cháo đậu đỏ trứng gà

Đậu đỏ là một trong những loại hạt giàu dinh dưỡng hàng đầu rất có lợi cho sức khỏe con người và đặc biệt cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Với 1 chén đậu đỏ nấu chín, bé sẽ nhận được gần 1/2 nhu cầu chất xơ hàng ngày giúp hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn.

3Lưu ý khi cho trẻ ăn cháo trứng gà

Các mẹ có thể cho trẻ ăn trứng gà từ khoảng 6 tháng tuổi nhưng cần phải ăn đúng liều lượng. Tùy theo độ tuổi mà mẹ cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau:

– Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: ăn 2 – 3 bữa/tuần, ăn 1/2 lòng đỏ/bữa.

– Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 3 – 4 bữa/tuần, ăn 1 lòng đỏ/bữa.

– Trẻ 1 – 2 tuổi: ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn đuợc cả lòng trắng.

– Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn 1 quả trứng/ngày.

Với những bé dưới 1 tuổi thì chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng gà vì chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé. Còn lòng trắng trứng gà có hàm lượng cao protein tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng nên các mẹ lưu ý nên tránh cho bé ăn lòng trắng trứng gà đến khi bé được khoảng 1 tuổi.

Với những bé thừa cân, các mẹ thường kiêng trứng cho bé – đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì với những bé dưới 2 tuổi, bé cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để phát triển, bao gồm cả chất béo và cholesterol. Vì vậy, các loại thực phẩm chứa chất béo và cholesterol là hữu ích cho bé, kể cả các bé thừa cân.

Đối với những bé có các bệnh về tim mạch như bệnh tim bẩm sinh, hở van tim,… các mẹ nên hạn chế cho con ăn trứng bởi trong trứng có hàm lượng cholesterol cao dễ ảnh hưởng đến bệnh của trẻ.