Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Nui Nước Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Nui Chay Thơm Ngon Ngọt Nước Thanh Mát Nhất

Nguyên liệu nấu nui chay

Nui gạo

1 củ cà rốt

1 quả su su

1 củ khoai tây

5 lát chả chay bán sẵn

1 củ khoai lang

1 viên đường phèn, xì dầu (nước tương), đường, muối, hạt tiêu

500 g nấm bao tử

Tỏi tây (barô), dầu ăn

Đậu phụ

Cách nấu nui gạo chay thơm ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gọt sạch vỏ cà rốt, khoai tây, khoai lang, su su.

Nấm đem cắt bỏ chân, ngâm chung vào âu nước muỗi pha loãng.

Bước 2: Làm chả chay

Chả chay cắt lát mỏng, rán sơ.

Bước 3: Xào nấm

Nấm sau khi rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng.

Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu vào đun nóng.

Cho tỏi tây vào chảo phi thơm, thả nấm vào xào, thêm vào hai thìa canh xì dầu, một ít muối, đường, một ít hat tiêu, đậy kín nắp khoảng 6 – 8 phút.

Bước 4: Xào nấm và chả chay

Cho đậu phụ, chả chay vào xào cùng với nấm, tiếp tục đậy kín nắp, đun lửa nhỏ để nguyên liệu thấm gia vị.

Xào khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Bước 5: Nấu rau củ

Cà rốt, khoai tây, khoai lang, su su sau khi rửa sạch, để ráo, cắt khúc vừa ăn.

Cho tất cả rau củ vào nồi, chế nước lạnh ngập mặt, đặt lên bếp đun sôi, thêm chút đường phèn, một ít muối.

Đun đến khi dùng đũa xiên nhẹ qua thấy cà rốt mềm là được.

Bước 6: Cho đậu phụ vào nấu với rau củ

Thả đậu phụ, nấm đã xào ở bước 4 vào nồi, tiếp tục đun sôi khoảng 5 phút nữa thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, tắt bếp.

Bước 7: Xào tỏi tây

Bắc chảo lên bếp, thêm vào ít dầu điều, thả tỏi tây vào xào thơm.

Đổ tỏi tây xào vào nồi súp ở bước 6, nấu tiếp chừng 2 phút thì tắt bếp.

Bước 8: Chế biến nui gạo

Bắc nồi nước lên bếp nấu sôi thì thả nui gạo vào luộc chín.

Luộc nui xong thì vớt ra rổ, để ráo nước.

Bước 9: Trình bày

Múc nui gạo vừa luộc ra bát.

Đổ nước súp, rau củ, thêm đậu phụ, nấm và chả chay lên và dùng khi còn nóng.

Giới Thiệu Các Loại Nui, Nui Nào Nấu Món Gì Là Ngon Nhất

Trên thị trường hiện nay có vô vàn loại nui khác nhau. Vậy loại nào thích hợp để dùng cho bé ăn dặm. Bài viết này sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc đó.

Khi bé trong giai đoạn từ 8 đến 10 tháng tuổi thì thực đơn ăn dặm của bé sẽ đa dạng hơn về lượng thực phẩm. Ngoài bột ăn dặm, bé có thể ăn thêm các loại trái cây, rau xanh cũng như bổ sung thêm dinh dưỡng từ các loại thịt cá khác nhau. Ngoài ra, trong giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ có dạng đặc hơn so với giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi để bé có thể phát triển kỹ năng nhai của mình. Và nui là một món ăn dặm được nhiều bà mẹ lựa chọn bởi cách chế biến không chỉ đa dạng mà giá trị dinh dưỡng của nó cũng dồi dào không kém.

Các mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé tại: Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi của viện dinh dưỡng

Nói về nui thì trên thị trường có vô số loại khác nhau, mỗi loại đều có nhãn hiệu và đặc điểm riêng biệt. Sự đa dạng đó đã khiến các bà nội trợ không khỏi đắn đo trong việc chọn mua loại thích hợp cho thực đơn ăn dặm cho con.

Nói về nui ống thì có đến hàng chục nhãn hiệu khác nhau sản xuất loại nui này. Nhưng nhìn chung thì có 2 loại nui ống thường thấy là nui ống dài thân trơn và nui ống dài có lằn giữa, cả 2 loại này đều bán phổ biến tại thị trường Việt Nam.

Nui ống dài thân trơn có hình dáng tựa như cái ống nước với 2 phía đầu tròn, thân ống thẳng và không có lằn ở giữa. Còn loại nui ống dài có lằn giữa thì phần đầu dẹt hoặc cắt chéo sang một bên. Cả 2 loại nui này đều có thể làm nguyên liệu chính để chế biến món nui ăn cùng với nước lèo hoặc bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng cách làm món nui xào bò, xào thập cẩm,.. Với loại nui ống này, bạn có thể dùng cho bé ăn dặm nhưng nên cắt đôi nui ra để bé có thể ăn dễ dàng hơn trong giai đoạn tập nhai.

Tham khảo cách chế biến món nui ống này tại: Cách nấu nui giò heo nước dùng đậm đà ngon tuyệt, cực đơn giản tại nhà.

Như chính cái tên của mình, loại nui này có hình dáng nhỏ và cong lại như một chú sò, ở nhiều nơi khác, người ta còn gọi là nui ống cong nhưng phổ biến nhất vẫn là tên nui sò. Nui sò khá nhỏ nên nó rất phù hợp để làm nguyên liệu chính trong thực đơn ăn dặm của bé. Ngoài loại nui màu vàng hoặc trắng truyền thống, hiện nay còn có nui sò rau củ với nhiều màu sắc khác nhau để món ăn của bé thêm đa dạng và màu sắc hơn. Đối với loại nui này, bạn có thể dùng để chế biến món súp nui nấu với tôm, nui sốt cà chua thịt bằm hoặc món nui phô maiđang phổ biến hiện nay.

Ngoài nui ống, nui sò thì nui xoắn cũng là một loại nui khá phổ biến trong các món ăn Việt Nam, đặc biệt là trong thực đơn ăn dặm của bé. Loại này có dạng xoắn lại như lò xò, ngoài màu vàng truyền thống thì loại nui xoắn rau củ còn có nhiều màu sắc khác như màu cam của cà rốt, màu đỏ từ củ dền và màu xanh của rau cải. Đặc tính của nui xoắn là chính nhanh và mềm hơn so với các loại khác nên ít thấy trong các món nước súp mà nó thường được dùng để làm món xào, các món ăn cùng với nước sốt,..

Trong số các loại đã kể trên thì nui nơ là loại ít phổ biến nhất. Tuy nhiên, đây lại là loại thích hợp nhất để làm bữa ăn dặm cho bé. Không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng tương đương mà loại nui này còn có hình dáng khá lạ mắt và độc đáo nên sẽ khiến các bé thích thú hơn khi thưởng thức. Bạn có thể dùng nui nơ để làm món canh nui hoặc nấu nui xốt phô mai, xốt cà chua thịt bằm,.. đều rất ngon và hợp khẩu vị các bé.

5Nui ngôi sao

Với hình dáng ngôi sao lạ mắt, loại nui này có kích thước khá nhỏ nên bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng nó để chế biến các món ăn dặm cho bé. Thông thường, nui ngôi sao được dùng phổ biến để làm các món súp hầm xương heo, súp thịt bằm,… người ta hầu như không dùng loại nui này để xào vì nó khá nhỏ nên trong quá trình làm có thể bị bể nát. Vậy nên, loại nui ngôi sao này cũng không phổ biến lắm tại thị trường Việt Nam.

Tham khảo đặt mua các loại nui đang có bán tại Bách hoá XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Nui Là Gì? Nguyên Liệu Làm Nui Và Cách Làm Các Món Nui Ngon Bổ Dưỡng

1. Nui là gì? Nguyên liệu làm nui

Nui là danh từ tiếng việt dùng để nói về các loại mì đến từ Châu Âu. Nguồn gốc xuất xử của các loại mì này chủ đạo đến từ nước Ý. Khác với hình dạng sợi dài quen thuộc như mỳ Việt Nam, nui có hình dạng khá phong phú. Nui có thể có hình tròn, xoắn hay dạng sợi xoắn với nhiều màu sắc khác nhau.

2. Ăn nui có tốt không?

Sau khi hiểu được nui là gì, nhiều bạn đọc thắc mắc ăn nui có tốt hay không?

Trước tiên, phải xét đến thành phần dinh dưỡng có trong nui. Nui chủ yếu làm từ bột mỳ nên có hàm lượng calo khá cao. Chế biến nui cùng với các loại rau củ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó các món nui xào, chiên dầu lại không tốt do quá nhiều dầu mỡ.

Nui được xem như là một thực phẩm khô không chứa hàn the, an toàn cho người dùng.

Nui được sản xuất bằng quy trình khép kín, hiện đại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thành phần chính là bột mì giúp cung cấp hàm lượng calo hợp lý.

3. Cách chế biến các món nui ngon bỗ dưỡng

Có rất nhiều cách để chế biến nui như nui chiên, canh nui, nui xào thịt bò….

3.1. Nui chiên trứng

Để làm nui chiên trứng, bạn cần có:

Cách làm:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

– Củ cải, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.

– Hành lá thái nhỏ.

Bước 2: Nui được luộc cùng với nước sôi khoảng 15 phút cho mềm. Vớt ra, rửa lại với nước sạch, để ráo.

Bước 4: Lấy nui ra đĩa và thưởng thức. Có thể ăn kèm dưa góp để gia tăng hương vị.

3.2. Nui xào bò

Nguyên liệu cần có:

Thịt bò: 200 gram

Nui tròn, nui xoắn (tùy thích): 400 gram

Cần tây: 2 nhánh

Tỏi

Gia vị: Hạt tiêu, hạt nêm…

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái thành miếng móng, ướp cùng gia vị.

Bước 2: Cần tây rửa sạch, thái khúc. Tỏi được bỏ vỏ và băm nhỏ.

Bước 3: Nui được rửa sạch và đun cùng nước sôi đến khi nui chín. Vớt ra, rửa lại với nước và để ráo.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp, thêm vào một ít dầu ăn. Cho tỏi vào phi thơm, thêm thịt bò vào và xào đều tay đến khi thịt chín. Tắt bếp, múc thịt bò ra bát.

3.3. Canh nui thịt bằm

Ngoài việc chế biến thành món xào, món chiên, nui còn có thể dùng để nấu canh.

Để nấu canh nui, bạn cần chuẩn bị:

Các bước nấu canh nui:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

– Cà rốt gọt vỏ, cắt thành miếng vừa ăn.

– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

– Nui cho vào nồi nấu với nước sôi khoảng 5 – 10 phút cho mềm. Thêm ít hạt nêm để nui có vị vừa ăn. Vớt nui ra rửa lại, để ráo nước.

Bước 2: Thêm vào nồi một ít dầu ăn cùng với thịt băm, xào đều. Cho nước, cà rốt vào nồi và đun đến khi cà rốt mềm.

Cuối Tuần Bỏ Cơm Nấu Phở, Mì, Nui

Không chỉ có ra tiệm, để thay đổi khẩu vị, bạn có thể thay bữa cơm thường nhật bằng những món phở, mì, nui. Và phải tin, nó còn ngon hơn ở hàng quán nếu bạn khéo nấu.

Phở bò

– Xương bò, thịt nạm: rửa sạch, để ráo.

– Luộc qua trong nước sôi, vớt ra, bỏ nước, rửa sạch xương.

– Thịt philê: rửa sạch, dùng khăn lau khô cho vào tủ lạnh.

– Củ gừng, củ hành tây, hành tím: nướng chín vừa, cạo sạch lớp cháy.

– Quế, hồi, đinh hương rang thơm, rễ ngò, cho tất cả vào túi gia vị.

– Đun nóng nước, cho xương bò, nạm vào nấu lúc đầu lửa to, khi sôi bùng lên, hớt bọt, để lửa vừa, nấu khoảng 4 giờ, thêm túi gia vị nấu 1 giờ cho đủ mùi thơm, hớt bọt thường xuyên cho nước trong.

– Khi thịt nạm chín vớt ra để ráo nước, cắt lát. Nấu đủ 6 – 8 tiếng cho nước dùng phở ngọt, nêm gia vị lại cho vừa ăn.

– Thịt bò philê: thái mỏng, dần sơ.

– Đầu hành lá cắt dài 6cm, chần tái trong nước phở.

– Đặt giá, bánh phở vào vợt, trụng sơ qua nước sôi, cho vào tô.

– Thêm thịt nạm, thịt philê, hành tây bào, đầu hành, hành ngò rí cắt nhỏ, tiêu, múc nước phở thật nóng giội lên ngay phần thịt philê.

Dọn kèm rau om, ngò gai, húng quế, tương ớt xay, chanh, ớt cắt lát

Phở gà

– Gà làm sạch, ướp muối, tiêu xay, hành tím băm.

– Gừng, hành tím, sá sùng đem nướng, rửa sạch, đập giập, thêm rễ ngò rí, gói lại làm túi gia vị.

– Xương gà chần qua nước sôi, rửa sạch, cho vào nồi nấu từ lúc nước lạnh cùng với gà, khi sôi hớt bọt kỹ, giảm lửa nhỏ; cho túi gia vị, hành tây, củ cải trắng vào.

– Gà chín vớt ra ngâm qua nước đá, gỡ thịt cắt miếng, xương gà cho lại vào nước dùng, nấu 1 giờ.

– Sau đó nước dùng lược sang nồi khác nêm: muối, bột ngọt, đường phèn, nước mắm cho ngon, ngọt đậm.

– Đầu hành chần, phần lá cắt nhỏ, trộn đều với hành tây bào, ngò ri.

– Lá chanh thái chỉ.

– Chần bánh phở vào nước ấm 60 – 700C, vớt ra để ráo cho vào tô.

– Xếp thịt gà, hành tây, hành lá, ngò rí, hành chần.

– Chan nước dùng, vài sợi lá chanh lên trên.

Ăn kèm với nước mắm, chanh và tương ớt

Nui nấu thịt băm

– Nui luộc chín với chút muối, dầu ăn, trút ra để ráo, xóc với chút dầu.

– Thịt nạc dăm ướp với hành tỏi băm, hạt nêm, tiêu, nước mắm.

– Xào vừa chín thịt, trút ra.

– Nấu sôi nước dùng, thêm càrốt tỉa hoa cắt lát vào nấu.

– Nấm sơ chế sạch, xào với chút gia vị, dầu mè, trút vào nước dùng.

– Nêm nước dùng vừa ăn.

– Hành tỏi băm phi vàng.

– Cho nui vào tô, thịt xào, chan nước dùng, thêm nấm, hành ngò cắt nhỏ, hành phi, tiêu.

Dọn với nước mắm nguyên, ớt cắt lát

Mì quảng

– Thịt chân giò rút xương ướp muối, hạt nêm.

– Dùng chỉ quấn tròn cho vào nước dùng nấu chín, cắt khoanh.

– Tôm lột vỏ chừa đầu đuôi, làm sạch chỉ đen và bao tử.

– Ướp hành tỏi băm, muối, tiêu.

– Phi thơm dầu điều với hành tỏi, củ nén, cho tôm vào rim săn; cho tiếp đường, nước mắm, tương ớt Quảng Nam.

– Nấu nước nhưn (nước lèo) với xương heo cùng củ hành tím nướng.

– Nêm đường, muối, bột ngọt vừa ăn.

– Sườn non chặt miếng vừa, ướp muối, hạt nêm, hành tím, xào săn.

– Cho vào nước nhưn nấu mềm.

– Trụng mì cho vào tô, bày trên mặt vài lát thịt giò, vài miếng sườn, vài con tôm.

– Chan nước nhưn vừa xâm xấp, rắc đậu phộng.

Dọn kèm bánh tráng mè nướng, rau húng, cải con, ớt, tương ớt, nước mắm