Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cach Nau Nhung Mon An Viet Nam Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Nhung Mon An Vat De Lam

Phô mai que, bánh tráng trộn, sữa chua đậu đỏ… là những món ăn vặt dễ làm hấp dẫn bạn nên thử trong dịp cuối tuần để tự thưởng cho bản thân hoặc bạn bè người thân.

Những món ă vặt dễ làm khiến cả nhà phải rầm rồ 1. Phô mai que

Phô mai me thơm giòn, béo ngậy, ăn cực thích, đặc biệt là các bé. Để thực hiện món này cũng khá đơn giản.

Chuẩn bị nguyên liệu: phô mai, trứng gà, bột chiên xù, bột chiên giòn.

Bước 1: Cho bột chiên xù vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn thật mịn. Khâu này bạn cũng có thể dùng tay để đánh bột nhưng bột có thể sẽ không dính vào phô mai hay bị vón cục không ngon.

Bước 2: Cắt phô mai dày 3-4 mm, bọc kín cho vào ngăn đá. Pha 1 quả trứng với bột chiên giòn. Lưu ý tỷ lệ vừa phải để được hỗn hợp bột sền sệt.

Bước 3: Nhúng phô mai qua hỗn hợp bột trên, bọc lại, cho vào tủ lạnh lần 2. Nếu còn dư bột thì cho nước vào để được bột lỏng (dùng đũa để thử nếu bột rơi nhanh thành giọt là được). Trường hợp nếu bột hết thì pha bột mới.

Bước 4: Lấy phô mai trong tủ lạnh ra, nhúng vào hỗn hợp bột lỏng để chiên, rồi vớt ra dĩa có giấy thấm dầu.

Phô mai que là một trong những món ăn vặt ngon và dễ làm 2. Bánh tráng trộn

Một trong những món ăn vặt hàng đầu ở Sài Gòn chính là bánh tráng trộn. Vị dai của bánh tráng hòa lẫn với vị chua chua của xoài, đậm đà khô bò, thơm lừng rau râm, … làm nên một đặc sản không lẫn vào đâu được. Nếu một ngày cuối tuần đẹp trời, bạn muốn tự tay mình làm món này để cả nhà nhâm nhi tán gẫu thì vô cùng đơn giản.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bánh tráng, khô bò, tép khô, trứng cút luộc đã bóc vỏ, xoài xanh gọt vỏ, hành khô, rau răm, quất, muối ớt tây ninh, sa tế, xì dầu, đường, nước, đậu phộng.

Bước 2: Dùng kéo cắt bánh tráng thành miếng mỏng vừa ăn cho vào thau, bỏ muối ớt tây ninh, đường, sa tế, hành khô, rau răm, tép khô, khô bò, xoài xanh bào sợi mỏng, rồi rưới dầu và nước đều lên bề mặt. Dù tay trộn đều các gia vị với bánh tráng.

Bước 3: Cho bánh tráng ra dĩa, bỏ đậu phộng, trứng và tắt lên mặt.

Với cách chế biến này tùy theo khẩu vị gia đình, bạn có thể bỏ đi một số nguyên liệu. Điều chỉnh lượng muối, đường, ớt tùy theo sở thích.

Lưu ý: Hãy chọn bánh tráng loại dẻo sẽ ngon hơn.

Bước 1: Nấu ⅓ chén nước mắm và một chén đường cho tan rồi để nguội.

Bước 2: Xoài cắt vừa ăn trộn đều với ớt bột, cho muối tôm vào cùng với nước mắm đường, sóc đều.

Bước 3: Đặt hủ hỗn hợp xoài đã đậy nắp kín vào tủ lạnh trong 2-3 giờ để thấm gia vị

4. Khoai tây chiên

Trong những món ăn vặt dễ làm chắc chắn không thể thiếu xoài lắc, xoài lắc chua chua, mặn mặn, cay cay ăn vào xích xoa giòn rụm đã một thời từng làm điên đảo giới trẻ Sài Gòn. Để làm xoài lắc bạn chỉ cần xoài sống, đường, nước mắm, muối tôm và một vài thao tác đơn giản:

Bước 1: Chuẩn bị khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thanh dài vừa ăn và ngâm trong nước muối pha loãng. Bước này giúp khoai tây không bị thâm và hết nhựa. Tiếp theo, vớt khoai tây ra, trụng sơ qua nước sôi, vớt ra, để ráo nước, cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Bước 2: Chiên khoai tây lần một, để nguội, cho vào tủ lạnh.

Bước 3: Khi nào ăn thì mang khoai tây ra chiên lại, rắc thêm tiêu xay và lắc đều để có được vị cay cay và mùi thơm đặc trưng. Chiên lại lần 2 sẽ giúp khoai tây vàng đẹp mắt và giòn.

5. Chân gà ngâm sả tắc

Không cần phải đến các rạp chiếu phim bạn cũng có thể xem phim và lai rai món khoai tây chiên giòn tại nhà cùng bạn bè, gia đình vào dịp cuối tuần. Có rất nhiều cách để làm khoai tây chiên giòn, trong bài viết này, Bestie sẽ chia sẻ bạn cách truyền thống đơn giản nhất.

Nếu thích ăn chân gà thì đừng bỏ qua món chân gà ngâm sả tắc. Món này mới đưa lên mũi đã thơm lừng, cắn một cái vừa chua chua, cay cay, ngọt ngọt thấm trong chân gà giòn rụm, béo béo thì phải nói quá ngon.

Chế biến chân gà ngâm sả tắc

Chuẩn bị nguyên liệu chế biến chân gà ngâm sả tắc: chân gà, sả, tắc, ớt, gừng, rượu trắng, giấm, lá chanh và gia vị.

Bước 1: Cắt bỏ phần móng gà, sau đó bóp với gừng đập dập, rượu trắng để làm sạch chân gà và khử mùi. Rửa lại với nước sạch, để ráo.

Bỏ lá, lấy tép xả đập dập, cắt khúc 3 cm hoặc bào mỏng.

Ớt cắt đôi, bỏ hạt hoặc để nguyên trái.

Tắt cắt mỏng (có thể bỏ hạt hoặc không)

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 3: Luộc chân gà với gừng và ½ sả đã đập dập. Khi chân gà chín thì vớt ra bỏ vào nước đá lạnh cho nguội, rồi vớt ra để vào ngăn mát tủ lạnh trong 20 phút. Bước này giúp chân gà giòn.

Bước 4: Khuấy tan và đun sôi hỗn hợp gồm 3 muỗng canh giấm, 3 muỗng canh nước mắm, 300 ml nước lọc, 3 muỗng canh đường. Khi sôi, cho sả, ớt, tắc và lá chanh xắt nhuyễn vào, đun sôi lại rồi tắt bếp, để nguội, ta được hỗn hợp để ngâm chân gà.

Món chân gà ngâm sả tắc 6. Sữa chua đậu đỏ

Bước 5: Xếp chân gà vào lọ, dùng vỉ nén bên trên rồi đổ hỗn hợp nước ngâm chân gà vào. Đập nắp và để khoảng 1 ngày là có thể dùng được.

Bước 1: Hòa tan và đun sôi sữa tươi với sữa đặc với nhau, để nguội. Sau đó, trộn sữa chua vào, bắt lên bếp đun khuấy đều để được hỗn hợp sệt, cho vào hủ, ủ trong thùng xốp từ 5-7 tiếng. Lưu ý là hãy rót nước sôi vào để giữ nhiệt cho sữa chua. Ủ xong thì cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Bước 2: Ngâm đậu đỏ với nước nóng trong 3 tiếng rồi bắt lên bếp đun sôi. Đậu mềm thì vớt ra trộn với đường, bắt lên chảo đun tiếp để đường tan và thấm vào hạt đậu, bước này cũng giúp đậu không bị sượng và chắc hạt.

Trời trưa nắng mà có một ly sữa chua đậu đỏ mát lạnh nhâm nhi vừa béo ngọt lại chua chua lạ miệng thì ngon không tả nổi. Để có được món này bạn chỉ cần chuẩn bị đậu đỏ, sữa tươi, sữa đặc, sữa chua và đường.

Bước 3: Vậy là tất cả đã hoàn tất, khi nào dùng thì bạn chỉ cần lấy sữa chua trong tủ lạnh ra cho vào ly, múc đậu đỏ lên trên. Vậy là bạn đã có món sữa chua đậu đỏ mát lạnh tuyệt cú mèo rồi.

Còn phần nước đậu thì cho bột năng vào, tiếp tục đun sôi và khuấy đều để bột không bị vón cục. Bước này cần để lửa riu riu, khuấy đều cho đến khi được nước đậu sền sệt thì đổ hạt đậu vừa rang đường xong vào, đun sôi lần nữa rồi tắt bếp.

Nguồn: https://bestie.vn/2019/10/nhung-mon-an-vat-de-lam-cho-ngay-cuoi-tuan

Cach Nau Xoi La Dua Hat Sen

Bạn là một người rất thích ăn xôi nhưng đã quá nhàm chán với những món xôi quen thuộc?

Bạn là người thích nấu ăn và mong muốn tìm tòi học hỏi những công thức mới, những món ăn ngon cho gia đình?

Bạn thích hương vị bổ dưỡng của hạt sen, mùi thơm của lá dứa và yêu cả những món ăn được chế biên từ chúng?

Bài viết cách nấu xôi lá dứa hạt sen ngon này dành tặng cho những ai đang thích thay đổi khẩu vị ăn, học hỏi những món mới, hay đơn giản chỉ vì thích dứa và hạt sen.

Bắt tay vào chuẩn bị nguyên liệu nào!

Khâu chuẩn bị nguyên liệu có thể nói là khâu quan trọng nhất, chỉ khi bạn có được những nguyên liệu ngon số 1 thì mới có thể cho ra một nồi xôi không chê vào đâu được. Cụ thể những nguyên liệu cần có cho món xôi lá dứa hạt sen gồm:

Nguyên liệu làm xôi lá dứa hạt sen

1 bó lá dứa

1 chút muối

Vụn cơm dừa hoặc dừa bào sợi đều được

Đường

Dụng cụ chuẩn bị gồm có: máy xay sinh tố, xửng hấp

Để nấu được một dĩa xôi vừa thơm vừa ngon, đặc biệt nhất vẫn là chọn mua gạo nếp: hạt nếp phải no đều hạt, có màu sáng, không đen, lúc ngửi còn mùi thơm nghĩa là nếp mới gặt.

Nếp này nấu xôi rất là dẻo thơm và ngon. Lựa mua nếp mang về, cho vào một cái thau lớn, loại bỏ toàn bộ hạt mọt lép, hạt lúa sót sau đó bỏ vào cái thau nước đãi qua để sạch sạn, cát đi. Đãi hoàn tất chúng ta để ngâm nếp khoảng hai giờ đồng hồ sẽ cho được những hạt nếp chất lượng.

Lá dứa các bạn nên mua tươi ngoài chợ, không nên dùng lá dứa héo hay để tủ lạnh lâu vì như thế lá dứa sẽ bị mất nước và không lên màu đẹp cho xôi được.

Cách nấu xôi lá dứa hạt sen ngon như thế nào?

Hạt sen chúng ta sẽ sử dụng loại hạt sen khô sau đó ngâm nước lạnh chừng 1,2 tiếng rồi mới nấu sôi, hạt sen sẽ thấm đủ nước khi nấu. Bạn nên sử dùng hạt sen khô tốt hơn là hạt sen tươi. Nhưng nếu mua hạt sen tươi cần phải rút hết tim sen, nếu không sẽ bị nhẫn (đắng).

Xôi lá dứa hạt sen có màu xanh đẹp mắt, khi ăn xôi dẻo hạt sen mềm, thoang thoảng vị lá dứa thật kích thích vị giác. Không kích thích vị giác của các bạn thêm nữa, cùng xắn tay áo lên và chuẩn bị món ăn ngon – bổ – dưỡng này nào!

Lá dứa: đem rửa sạch rồi cắt thành những đoạn ngắn, cho vào máy xay sinh tố cùng với nước và xay cho đến khi hỗn hợp được xay ra nguyễn mịn. Đổ ra ray, lọc lấy nước lá dứa để dùng.

Xay nhuyễn lá dứa là một công đoạn vô cùng quan trọng

Gạo nếp: đem đi vo sạch và để ráo nước. Sau đó, cho gạo vào tô, đổ nước cốt lá dứa cho ngập phần nếp đó và ngâm từ 6 đến 8 tiếng cho gạo mềm, khi hấp xôi sẽ nhanh chóng chín.

Hạt sen: Cho nước vào nồi đun sôi thì cho hạt sen vào luộc cho đến khi hạt sen chín và vớt ra. Nếu bạn dùng hạt sen khô thì nên ngâm vào nước trước khi mang đi luộc.

Cho gạo vào tô cùng với hạt sen, vụn cơm dừa hoặc dừa bào sợi, một chút muối sau đó trộn đều lên.

Bắc xửng hấp lên bếp, đun cho nước sôi thì đổ gạo vào, tạo một lỗ giữa xửng để hơi nước thoát lên, khi hấp xôi sẽ nhanh chín hơn. Hấp cho đến khi hạt xôi chín mềm.

Khi xôi đã chín mới cho thêm đường vào, xới đều xôi, lượng đường cho vào tùy thuộc vào sở thích của bạn ăn ngọt ít hay nhiều.

Xôi lá dứa hạt sen nấu rất đơn giản và giàu dinh dưỡng

Đậy vun và hấp thêm 3 phút nữa là có thể tắt bếp, xới phần xôi ra dĩa hoặc nếu có khuôn bạn có thể ép vào khuôn tùy thích. Rắc thêm một ít dừa bào sợi lên trên. Thế là với cách nấu xôi lá dứa hạt sen ngon đơn giản bạn đã có một dĩa xôi lá dứa hạt sen ngon không chỗ chê.

Lá dứa cũng như hạt sen thường được sử dụng để làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn mà ít ai biết đến những lợi ích to lớn của chúng trong y tế.

Đối với lá dứa: Điều trị cho những người thần kinh yếu, điều trị tăng huyết áp, loại bỏ cảm giác lo lắng, điều trị đau nhức khớp và bệnh thấp khớp, cho cảm giác ngon miệng, hiệu quả với tóc,..

Đối với hạt sen: Không chỉ là món ăn vui miệng, hạt sen còn là một vị thuốc quý trong điều trị nhiều loại bệnh và là thần dược trong làm đẹp của chị em: Chữa mất ngủ, trị đau đầu, bổ bổ cho bà bầu và thai nhi, làm đẹp da, chữa thiếu máu, trị tiêu chảy, chống lão hóa…

Hạt sen là thực phẩm tuyệt vời cho thần kinh

Cách nấu xôi lá dứa hạt sen ngon này đã được nhiều bạn đọc ứng dụng và đã cho nhiều thành quả tuyệt mĩ, được gia đình và rất nhiều người thân quen khen ngợi.

Nguồn bài viết: xôi chè cô hoa

Cách Nấu Gân Bò Hầm Dưa Chua Cach Nau Gan Bo Ham Dua Chua Doc

Gân bò hầm dưa chua

Cách làm gân bò hầm dưa chua

Nguyên liệu nấu gân bò hầm dưa chua

Nguyên liệu nấu gân bò hầm dưa chua

Hướng dẫn nấu gân bò hầm dưa chua

Sơ chế nguyên liệu nâud gân bò hầm dưa chua

Dưa chua rửa sạch, vắt kiệt nước

để dưa bớt chua rồi để riêng ra bát.

Gân bò mua về rửa sạch, thái thành từng miếng vừa ăn.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ.

Cà chua rửa sạch, thái lát mỏng.

Mùi tàu, hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch, thái khúc ngắn.

Rau sống rửa sạch, vớt ra rổ để ráo nước.

Gân bò mua về rửa sạch, thái thành từng miếng vừa ăn.

Thực hiện làm món gân bò hầm dưa chua

Bước 1: Đầu tiên của hướng dẫn làm gân bò hầm dưa chua , bạn cho gân bò thái miến g cho vào bát to cùng với muối, dầu ăn, gừng thái sợi, hạt nêm rồi dùng đũa trộn đều và ướp khoảng 20 phút cho gân bò ngấm gia vị.

Bước 2: Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng già rồi đổ gân bò vào đảo đều với lửa to và xào khoảng 5-10 phút cho gân bò chín tái thì tắt bếp.

Dưa chua rửa sạch, vắt kiệt nước

Bước 3: Sau đó, bạn cho nước vào nồi, đặt lên bếp, rồi đổ gân bò xào vào đun với lửa to. Khi nước sôi bạn dùng muôi hớt bọt bẩn trên mặt nước đi để nước được ngọt, trong hơn.và tiến hành ninh gân bò khoảng 45-50 phút hoặc ninh đến khi nào gân bò chín mềm là được

Bước 4: Trong khi đợi gân bò chín mềm, bạn dùng chảo xào gân bò cho dầu ăn, dưa chua, cà chua thái múi cau, muối vào rồi đảo đều, xào cho dưa chín mềm, ngấm gia vị.

Thưởng thức gân bò hầm dưa chua

Bước 5: Cuối cùng, để hoàn thành món gân bò hầm dưa chua bạn cho dưa xào vào nồi nước ninh gân thêm sa tế cho món ăn thêm đậm đà hương vị, rồi rắc mùi tàu, hành lá lên trên và tắt bếp. Cho món ăn ra bát và thưởng thức nóng thôi nào.

Lưu ý: Nếu bạn không ăn được cay có thể điều chỉnh liều lượng sa tế cho vừa ăn.

Món Ngon Từ Thịt Cừu, Cách Làm Món Cà Ri Cừu, Cach Lam Mon Cari Cuu,

NGUYÊN LIỆU: 

Thịt Sườn Cừu: 1kg

Bột cà ri: 3 gói nhỏ

Nước cốt dừa + nước dừa

Khoai tây + khoai lang

Sữa tươi: 1 túi

Tỏi + gừng + hành khô + sả

Bột canh + hạt nêm + hạt tiêu

CÁCH THỰC HIỆN:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Hành tỏi bóc vỏ và băm nhỏ.

– Gừng cạo vỏ, băm nhỏ.

– Sả bóc phần vỏ già héo, rửa sạch và băm nhỏ, chừa lại phần ngọn đập dập.

– Sườn Cừu: Rửa sạch, chặt khúc vừa ăn.

– Cho gừng, hành, tỏi băm, hạt nêm, tiêu, bột cà ri vào thịt cừu, bóp đều. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc bát thịt lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh 2 tiếng để thịt ngấm gia vị hơn.

– Khoai các loại gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Vừa thái vừa cho vào chậu nước muối loãng, cách này sẽ giúp khoai không bị thâm. Khi bắt đầu nấu thì vớt khoai ra trước 2 phút cho ráo nước.

Bước 2: Rán qua khoai tây, khoai lang cho hơi sém.

Bước 3: Bắc một chiếc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng già, bạn cho gừng, hành và tỏi vào phi thơm. Tiếp theo bạn cho thịt cừu vào và đảo đều tay cho đến khi thịt săn lại thì tắt bếp.

Bước 4: Cho nước dừa + thịt cừu ở bước 2 vào nồi áp suất và ninh cho đến khi thịt cừu mềm. Cho khoai + sữa vào ninh tiếp cho khoai mềm. Cuối cùng bạn cho nước cốt dừa + bột cà ri vào nồi ninh thêm 10 phút nữa. Nêm nếm lại cho vừa ăn là bạn đã hoàn thành xong món cà ri cừu rồi.

Món này ăn kèm với bánh mì hoặc cơm nóng đều rất ngon.