Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Nha Đam Không Bị Đắng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Mẹo Làm Nha Đam Không Bị Đắng

Cách làm nha đam để uống hay làm đẹp cho chị em, chia sẻ kinh nghiệm cách làm nha đam không bị đắng, cách làm nha đam không bị nhớt cho cả nhà cùng tham khảo tự làm nha đam đơn giản tại nhà.

Mẹ nào hay mua nha đam về làm sẽ thấy, dù chịu khó rửa sạch, cạo nhớt, thì khi ăn nha đam cũng sẽ có vị đắng đặc trưng. Điều này không ảnh hưởng gì mấy nhưng cũng khiến món ăn mất ngon. Nhất là khi nấu chè, chè ngọt mà ăn nha đam vào bị đắng thì…trật quẻ. Thế nên nếu các mẹ có ý định mua nha đam về tự làm để ăn sống, nấu chè…, hãy áp dụng cách làm nha đam này để món ăn ngon hơn.

1. Chuẩn bị một ca nước muối loãng có vắt vài miếng chanh. Không nên bỏ quá nhiều muối hoặc quá nhiều chanh vì muối hoặc chanh sẽ ngấm vô miếng nha đam làm nha đam bị mặn/chua.

2. Gọt vỏ nha đam. Gọt thật sạch vỏ xanh và ngâm vào nước chanh muối.

3. Sau khi gọt hết nha đam, dùng tay chà xát nhẹ các miếng nha đam trong thau nước để nha đam sạch nhớt.

Hình ảnh: cách làm nha đam

4. Vớt nha đam ra rổ rồi xả với nước thường. Vừa xả vừa xóc đều.

Sau bước rửa này nha đam đã sạch nhựa, nếu muốn ăn hơi đắng thì có thể làm tiếp từ bước

thứ 7 mà không phải qua bước 6

5. Nếu muốn dùng nha đam dạng hạt lựu hoặc muốn nha đam bớt đắng hơn, pha thêm hỗn hợp nước muối chanh như bước 1, cắt nha đam thành hạt lựu hơi lớn rồi ngâm vào nước lần hai.

6. Khuấy nhẹ thau nước ngâm vài vòng rồi vớt nha đam ra rổ, xả lại bằng nước sạch.

7. Đun nước để trụng nha đam. Đun nước thật sôi rồi tắt bếp, đổ nha đam vào nồi, dùng đũa ngoáy đều vài vòng rồi đổ tất cả ra rổ hoặc dùng muôi có lỗ vớt nha đam ra.

8. Ngay sau khi vớt nha đam khỏi nước nóng, đổ nha đam vào nước thường hoặc nước có pha đá càng tốt. Bước này làm nha đam giòn dai nha các mẹ.

9. Vớt nha đam để ráo nước, các mẹ có thể bảo quản nha đam trong hũ kín dùng dần.

Mẹo: Xóc đều nha đam với chút đường cát rồi bỏ vô hũ có nắp bảo quản trong tủ lạnh. Khi

ăn có thể lấy ra dùng trực tiếp rất ngon vì nha đam sẽ thấm đường và có vị ngọt mát dễ chịu.

Hình là mình tìm trên mạng, sưu tầm cho các mẹ dễ hình dung theo các bước cách làm nha đam nha

Chúc các mẹ thành công :-*

(tổng hợp).

Cách Nấu Chè Nha Đam Ngon, Không Bị Đắng

Chè nha đam đậu xanh vừa ngon lại giúp giải nhiệt rất tốt. Ảnh: Internet

Nha đam (hay còn gọi là lô hội) chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện tình trạng mất nước, hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể và giải độc. Kết hợp nha đam với đậu xanh sẽ tạo ra món ăn thanh mát có tác dụng giải nhiệt rất tốt mà ai cũng nên thưởng thức, nhất là vào những ngày oi bức của mùa hè. Cùng bắt tay vào thực hiện cách nấu chè nha đam đậu xanh thanh mát, bổ dưỡng ngay thôi nào.

Nguyên liệu

Nha đam tươi: 2 nhánh (khoảng 400 – 500g)

Đậu xanh: 300g

Đường phèn: 350g

Phổ tai (rong biển): 20g

Dầu chuối hoặc vani: 1 ống

Muối trắng: 30g

Chanh tươi: 1 quả

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nha đam

Nha đam rửa sạch nhớt vàng và đất cát bám xung quanh vỏ rồi cắt thành từng khúc ngắn. Tiếp đó, gọt bỏ phần gai và vỏ xanh bên ngoài. Lưu ý, phải gọt sạch phần vỏ xanh vì đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra vị đắng của nha đam.

Sau khi gọt vỏ, cho nha đam vào ngâm trong thau nước có pha nước cốt chanh khoảng 10 – 15 phút rồi vớt nha đam ra, xả sạch với nước, dùng tay rửa nhẹ nhàng cho sạch bớt nhớt.

Cắt nhỏ phần thịt trong của nha đam ra thành những miếng hạt lựu vừa ăn, rồi đem xả dưới nước để loại bỏ phần nhớt.

Đem phần nha đam vừa xử lý qua nước sạch ngâm với nước muối pha loãng (có vắt thêm nước cốt chanh). Đây chính là bí quyết loại bỏ hoàn toàn vị đắng và bỏ bớt nhớt có trong nha đam giúp cho món chè nha đam đậu xanh trở nên ngon hơn.

Rửa sạch nha đam nhiều lần với muối và nước cốt chanh để loại bỏ vị đắng và nhớt. Ảnh: Internet

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Đậu xanh hạt vo sạch, sau đó ngâm với nước từ 3 – 4 tiếng hoặc qua đêm cho đậu xanh mềm, khi nấu sẽ nhanh nhừ hơn. Nếu không có thời gian ngâm đậu lâu, bạn có thể ngâm đậu xanh khoảng 1 tiếng với nước nóng. Đậu sau khi ngâm vớt ra, để ráo nước.

Phổ tai ngâm cho nở mềm rồi đem rửa sạch cát, để ráo nước.

Ngâm đậu xanh trước khi nấu để đậu nhanh mềm. Ảnh: Internet

Bước 3: Ướp nha đam với đường phèn

Nha đam sau khi sơ chế để ráo nước, cho 100g đường phèn hạt nhỏ hoặc đập nhuyễn vào ướp, trộn đều để đường phèn tan ra, ngấm vào nha đam.

Ướp nha đam với đường phèn cho nha đam thấm ngọt. Ảnh: Internet

Bước 4: Nấu chè nha đam đậu xanh

Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi cùng với 3 lít nước. Khi nồi đậu sôi hạ nhỏ lửa, vớt hết bọt để nước chè sạch và trong hơn. Nấu cho đến khi đậu xanh mềm nhừ thì cho 250g đường phèn còn lại vào nồi, khuấy đều cho đến khi đường tan hết.

Nấu đậu xanh chín hẳn rồi mới cho nha đam vào. Ảnh: Internet

Sau khi đường tan, tiếp tục cho nha đam vào, khuấy đều. Chờ đến khi chè sôi lại nêm 1/3 muỗng cà phê muối để món chè thêm đậm đà. Cho 1 ống vani hoặc dầu chuối vào để tạo hương thơm cho chè. Cuối cùng, cho phổ tai vào khuấy đều rồi tắt bếp.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

Múc chè ra chén hoặc ly, dùng nóng hay lạnh đều ngon. Để thưởng thức chè nha đam một cách ngon nhất, bạn đợi chè nguội hẳn rồi cho vào ngăn mát làm lạnh, hoặc thêm đá bào trực tiếp vào ăn.

Chè nha đam đậu xanh hấp dẫn người ăn bằng cả hình thức lẫn hương vị. Ảnh: Internet

Yêu cầu thành phẩm

Chè nha đam đậu xanh có màu sắc hấp dẫn, có độ sánh vừa phải, thơm mùi vani hoặc dầu chuối.

Nha đam có màu trắng trong, ăn không bị đắng và thấm đường giòn ngọt.

Đậu xanh chín bở vừa phải, không bị nát hay sượng.

Phổ tai vẫn giữ được vị giòn, hơi ngọt tự nhiên và dai sần sật.

Khi ăn cảm nhận được sự ngọt ngon, thanh mát nhẹ nhàng, ăn tới đâu, mát tới đó.

Nếu yêu thích các món chè Việt, bạn có thể đăng ký Khóa Học Nấu Chè bằng cách điền thông tin vào form bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ. Khóa học nấu chè không chỉ giúp bạn nắm giữ bí quyết, công thức nấu chè ngon phục vụ nhu cầu thưởng thức của gia đình, mà còn tư vấn, hỗ trợ bạn mở quán chè kinh doanh, đem lại thu nhập cao.

Cách Nấu Chè Nha Đam Đậu Xanh Không Bị Đắng

Trong số những nguyên liệu để nấu các món chè thì cách nấu chè nha đam đậu xanh được xem là sự kết hợp của hai nguyên liệu chế biến hàng đầu trong việc tạo nên một món chè ngon. Đối với những chị em muốn chế biến món chè thanh mát, ngon miệng để cả nhà cũng thưởng thức thì cách nấu chè nha đam với đậu xanh hẳn là lựa chọn số một. Ngoài vị mát, hơi sần sật của nha đam, còn có vị bùi thơm của đậu xanh khiến cách nấu chè nha đam và đậu xanh trở nên hài hòa đến khó tả. Đặc biệt hơn, nhờ công hiệu tuyệt vời đối với làn da mà nha đam mang lại, cách nấu món chè đỗ xanh với nha đam càng trở nên nổi bật hơn cả.

Vo sạch đậu xanh rồi ngâm đậu vào nước ấm khoảng 30 phút cho mềm.

Thái nha đam thành hình hạt lựu cỡ khoảng nhỏ vừa phải! Sau đó ngâm nha đam vào nước có pha chanh khoảng 20 phút để nha đam trắng hơn và bớt đắng.

Ngâm nha đam xong thì xả sạch dưới vòi nước chảy mạnh để nha đam không còn nhớt.

Để nha đam ra rổ riêng cho ráo nước.

Ướp nha đam với 100 gam đường trắng cho ngấm đều đường.

Đổ vào nồi 500ml nước, cho đậu xanh vào ninh đến khi đậu chín nhừ thì cho nốt số đường còn lại vào, khuấy đều cho tạn.

Khi đun nên hớt bọt nổi lên để chè trong.

Cho bột sắn dây vào bát cùng chút nước, khuấy tan. Từ từ chế nước sắn dây vào nồi và khuấy đều cho tan và sánh mịn.

Nấu chè sôi lại thì cho nha đam đã ướp vào, khuấy đều, thêm vani, khuấy thêm vài lượt rồi tắt bếp.

Múc chè ra bát, thưởng thức cùng gia đình.

Cách nấu chè nha đam đậu xanh vô cùng đơn giản và nhanh chóng phải không nào, với những tác dụng mà món chè mang lại thì chẳng có lí do gì để không chế biến và thưởng thức cùng gia đình, món chè này có thể dùng nóng, hoặc chờ nguội rồi cho thêm đá bào và dùng lạnh cũng sẽ ngon lắm nha.

Cách Nấu Nha Đam Đường Phèn Lá Dứa Không Bị Đắng

Nha đam có thể chế biến thành các món tráng miệng thơm ngon, hấp dẫn như: chè đậu xanh nha đam, sinh tố nha đam, sữa chua nha đam … và không thể thiếu món nha đam đường phèn.

Nha đam tính hàn nên có tác dụng thông đại tiện, mát huyết và giải nhiệt rất tốt, dùng nha đam nấu nước uống không chỉ ngon mà còn giúp làm mát cơ thể một cách hiệu quả, nhất là trong những ngày hè nóng nực. So với việc đi mua bên ngoài với giá khoảng 5.000đ – 8.000đ/chai nhỏ, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 30.000đ – 40.000đ để mua nguyên liệu là có thể nấu cho cả nhà uống thoải mái.

Nguyên liệu

Nha đam: 2 lá, nặng khoảng 500 – 600g

Lá dứa: 4 – 5 lá

Đường phèn: 250g, mua loại viên nhỏ nấu cho nhanh

Nước cốt chanh tươi: 15ml

Sơ chế nha đam

Bạn chuẩn bị một thau nước sạch pha loãng với chút muối.

Nha đam sau khi mua về bạn rửa sơ dưới vòi nước sạch cho hết đất cát, sau đó gọt bỏ hàng gai hai bên rồi cắt khúc. Dùng dao sắc gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, lưu ý phải gọt sạch phần vỏ xanh thì nha đam mới không bị đắng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên gọt phạm quá sẽ làm hao lượng nha đam.

Sau khi gọt sạch vỏ, bạn cho các miếng nha đam vào ngâm trong thau nước muối khoảng 5 phút, bước này giúp lại bỏ độc tố và giảm nhớt của nha đam.Tiếp đó, rửa lại bằng nước sạch vài lần cho sạch nhớt, đem ngâm xả thêm một lần nữa cho sạch.

Vớt nha đam ra ngoài, để ráo nước.

Cắt nhỏ nha đam

Cho nha đam lên thớt, dùng dao cắt thịt nha đam thành những hạt lựu nhỏ vừa ăn. Lưu ý, cắt nha đam sao cho kích thước đều và đẹp.

Sau khi cắt hết nha đam, bạn cho vào tô lớn rồi đổ 15ml nước cốt chanh vào trộn đều. Ngâm như vậy từ 3 – 5 phút để loại bỏ nhớt rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.

Chần nha đam với nước sôi

Chuẩn bị 1 tô (hoặc thau nhỏ) nước đá lạnh, lượng nước đá chỉ chiếm khoảng ½ diện tích tô.

Bạn bắc nồi nước sạch lên bếp nấu, khi nước sôi thì cho nha đam vào, chần sơ khoảng 30 giây rồi vớt ra ngay. Trút nha đam vào tô nước đá lạnh, ngâm trong khoảng 5 – 10 phút để nha đam trắng và giòn, không còn bị nhớt hay đắng nữa.

Lưu ý, ngâm nha đam vào nước đá lạnh là bí quyết nấu nha đam ngon được nhiều người áp dụng. Với cách này, bạn sẽ có thành phẩm nha đam giòn ngon, hấp dẫn để nấu nước nha đam đường phèn hoặc ăn với sữa chua, trái cây và nhiều món hấp dẫn khác.

Sơ chế lá dứa

Lá dứa đem rửa sạch, rửa kỹ cả hai mặt trước sau của lá dứa để loại bỏ bụi bẩn, đất cát.

Bạn cắt lá dứa thành khúc dài khoảng 10cm, sau đó dùng một phần lá mềm buộc lại để tạo thành bó nhỏ. Làm như vậy để sau khi nấu, bạn chỉ cần một thao tác đơn giản là có thể lấy lá dứa ra ngoài. Nếu để cả lá dài hoặc cắt khúc mà không buộc lại, bạn sẽ phải vớt từng lá ra rất lâu đấy!

Nấu nha đam đường phèn

Bạn chuẩn bị một chiếc nồi lớn. Đầu tiên, bạn cho khoảng 2,5 lít nước vào nồi, sau đó cho đường phèn và lá dứa vào, nấu với lửa lớn. Trong khi nấu, thi thoảng dùng muôi khuấy đều để đường phèn tan nhanh hơn (nếu dùng loại đường phèn viên lớn).

Nêm nếm độ ngọt của nồi nước xem đã vừa vị hay chưa, lưu ý là bạn nên nêm ngọt một chút vì lát nữa còn thêm nha đam vào, nha đam sẽ tiết ra một lượng nước nữa.

Lưu ý khi nấu đường phèn: Nếu bạn sử dụng đường phèn dạng viên lớn để nấu thì khi đường tan, nồi nước có thể sẽ có cặn (cặn và các sợi chỉ nhỏ trong viên đường phèn). Việc cần làm lúc này là tắt bếp, vớt lá dứa ra ngoài, đợi cho cặn lắng xuống thì lọc sang chiếc nồi khác để lấy phần nước trong. Làm như vậy thì khi uống bạn sẽ thấy nước nha đam trong và sạch.

Khi đường phèn tan hết, lá dứa tạo mùi thơm thoang thoảng, bạn nhẹ nhàng trút hết nha đam vào nồi, khuấy nhẹ tay, nấu thêm vài phút cho nồi nước sôi lại thì tắt bếp.

Vớt lá dứa ra ngoài, để nồi nha đam nguội hẳn rồi múc ra thưởng thức.

Yêu cầu thành phẩm

Nước nha đam đường phèn trong, có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa.

Nước nha đam có vị ngọt thanh nhẹ, thơm mát.

Nha đam trắng giòn, không bị đắng hay nhớt.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Thông tin thêm

Thưởng thức nha đam đường phèn như thế nào?

Nha đam sau khi nguội hẳn bạn múc ra ly hoặc chén. Nếu thích, bạn có thể cho thêm một chút vani để tạo độ thơm ngon, hấp dẫn. Khi uống hãy cho thêm đá bào, vài lá bạc hà và miếng chanh tươi, vừa giúp món nước thêm đẹp lại đem đến hương tuyệt vời nhất.

Để bảo quản, bạn hãy cho nước nha đam vào các hũ thủy tinh nhỏ hoăc chai nhựa rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn có thể dùng trực tiếp hoặc đổ ra ly, chén tùy ý. Bằng cách này, bạn có thể bảo quản nước nha đam để dùng trong khoảng 3 – 4 ngày.

Nước nha đam đường phèn nếu uống lần đầu sẽ khó uống nhưng khi quen lại dễ bị nghiện, không chỉ giúp giải thiệt mà còn chăm sóc làn da, vóc dáng một cách hiệu quả. So với các loại nước ngọt thông thường, nước nha đam vừa ngon vừa bổ, an toàn mà lại tiết kiệm nhiều chi phí.

Bạn có thể uống để giải khát, uống để thanh nhiệt hay làm đẹp làn da… thích hợp với tất cả mọi người. Cách nấu nha đam đường phèn với 5 bước thực hiện đơn giản, không tốn nhiều thời gian hay công sức thực hiện, bạn có thể làm cho gia đình thưởng thức hoặc nấu bán tại nhà.