Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Mỳ Quảng Truyền Thống Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Bí Quyết Cách Nấu Mì Quảng Đậm Vị Truyền Thống

Nhắc đến miền Trung có lẽ không ai có thể không nhớ đến các món đặc sản như: bún bò Huế, mè xửng, bánh bột lọc, mì Quảng,… Và có lẽ rằng, mì quảng là món ăn mà mỗi thực khách đã từng thưởng thức qua đều không thể quên được hương vị của món mì này. Thế nhưng, không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội được đến miền đất này để thưởng thức món đặc sản ấy. Vậy tại sao chúng ta không thử làm mì Quảng tại nhà theo công thức cách nấu mì quảng của chúng tôi sau đây nào.

Nguyên liệu cần có để nấu mì Quảng:

Mì Quảng: Tuỳ theo số lượng người ăn cũng như khẩu phần của mỗi người mà chúng ta chuẩn bị lượng mì cho phù hợp. Thông thường, chúng ta cần chuẩn bị khoảng 1kg mì Quảng cho suất gồm 4 người ăn.

Xương lợn: Xương được ninh để làm nước dùng. Chúng ta nên chọn loại xương ống hay là xương cục vì như thế khi ninh xương nước sẽ ngọt và trong hơn. Với mỗi xuất gồm 4 người ăn chúng ta cần chuẩn bị khoảng 200 gram xương ống

Thịt gà: Với cách nấu mì quảng này, phần thịt gà chúng ta nên chọn phần ức của gà vì phần này có sụn, tuy thịt có hơi khô nhưng khi ăn sẽ có độ giòn và thơm hơn các phần khác. Chúng ta chuẩn bị khoảng 300 gram ức gà cho món ăn.

Thịt lợn: 150 gram. Tốt nhất chúng ta nên chọn thịt ba chỉ, hoặc loại có cả thịt và mỡ thì khi ăn sẽ ngon và béo ngậy hơn

Tôm tươi: 300-400 gram. Chúng ta nên chọn mua tôm sú cỡ vừa (to tầm 1 ngón tay). Không nên chọn những loại quá to vì như thế rất dễ bị ngán và đôi khi có thể không ăn hết do trong mì quảng đã có rất nhiều những nguyên liệu khác.

Trứng cút: Với mỗi bát mì, chúng ta có thể chuẩn bị khoảng 1- 2 quả trứng cút. Nhưng thông thường chúng ta chỉ nên chuẩn bị 1 quả để đỡ bị ngán khi ăn.

Bánh tráng nướng: Bánh tráng dùng để ăn kèm cùng với mì. Chúng ta chuẩn bị khoảng 1 – 2 tấm bánh tráng nướng cỡ vừa.

Rau củ: Hành tây, bột nghệ, tỏi, hành tím, ớt bột

Gia vị: muối, bột nêm, tiêu, nước mắm, dầu hào

Cách nấu mì Quảng ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Mì quảng: Mì mua về chúng ta đem rửa sạch, sau đó đem trần qua nước nóng và để cho ráo nước.

Thịt ức gà: Thịt gà cũng rửa sạch sau đó đem tách riêng phần thịt và xương của gà và để riêng. Phần thịt đã lọc được chúng ta thái thành những miếng vừa ănXương lợn: rửa thật sạch, sau đó chúng ta trần qua nước sôi một lần và rửa lại một lần nữa.

Tôm tươi: Rửa sạch, cắt phần gai tôm và làm sạch phần đen trên đầu tôm, rút chỉ đất ở sống lưng. Để cho món ăn thêm phần đẹp mắt chúng ta có thể bỏ phần đầu tôm và lột hết vỏ tôm.

Thịt ba chỉ: thịt ba chỉ mua về bạn đem rửa sạch sau đó thái thành những miếng vừa ăn

Hành tây: Bóc vỏ già, rửa sạch sau đó bổ hình múi cau

Hành, tỏi ta: Bóc lớp vỏ già rồi rửa sạch sau đó đập dập và băm nhỏ.

Bước 2: Làm nước dùng

Đặt nồi lớn lên bếp, sau đó cho khoảng 1 lít nước lọc vào cùng với phần xương lợn, xương gà đã chuẩn bị ở bước 1 và thêm hành tây đã sơ chế trước đó vào đun sôi. Nêm gia vị cho phần nước dùng: một chút bột nêm, muối, bột ngọt cho thêm vị rồi tiếp tục ninh nhỏ lửa trong khoảng 30 phút.

Bước 3: Làm chín các nguyên liệu khác

Trong khi ninh xương chúng ta chuẩn bị phần thịt và trứng

Cho thịt ba chỉ và thịt gà đã chuẩn bị ở trước đó vào một cái bát, thêm hành tây, bột nghệ và các gia vị khác vào và trộn đều, để ướp thịt trong khoảng 20 phút cho ngấm gia vị.

Trứng chim cút chúng ta luộc chín sau đó đem bóc bỏ vỏ và để riêng

Đặt chảo lên bếp, thêm một muỗng dầu ăn sau đó thêm phần hành + tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến, chúng ta cho toàn bộ phần thịt đã được tẩm ướp vào xào chín. Sau khi thịt đã được xào chín, chúng ta trút phần nước dùng ( đã bỏ lại xương) vào trong chảo đến khi ngập thịt. Tiếp tục cho tôm và trứng cút vào cùng và đun sôi thêm khoảng 20 phút nữa.

Bước 4: Trình bày món mì Quảng

Lấy một lượng mì Quảng cho đủ khẩu phần ăn một người cho vào bát. Tiếp đó chúng ta thêm phần thịt gà, thịt lợn, tôm và trứng cút xếp lên trên bề mặt mì. Sau cùng bạn trút phần nước dùng đã được nấu trước đó cho xâm xấp mặt mì, không nên đổ tràn lên như món mì nấu hay phở ở miền Bắc.

Mì Quảng chúng ta nên ăn kèm bánh tráng nướng, chút lạc răng và rau ăn ghém như xà lách, rau muống thì mới có thể cảm nhận hết được hương vị tinh túy đến tuyệt vời của món ăn này.

Cách Nấu Món Chay Mỳ Quảng

Nguyên liệu làm mỳ quảng nấu chay:

Nấu nước dùng :1 củ cải trắng, 1/4 cây bắp cải, 1/2 cây súp lơ có thể thêm cà rốt hay quả lê

300g nấm bào ngư hoặc nấm rơm

1 quả cà chua nhỏ

2 bìa đậu phụ

Hành ba rô, rau mùi, muối, bột ngọt

Rau ăn kèm: 1 cây xà lách xoăn, giá, rau húng lủi, rau thơm

Sợi mỳ quảng, nếu không có sợi mỳ quảng bạn có thể thay bằng sợi bánh phở lớn, nửa thìa nhỏ bột nghệ để tạo màu

Lạc rang, bánh đa nướng ăn kèm

Dầu điều

Phù trúc (ván đậu hay còn gọi là tàu hũ ky)

Xì dầu hoặc chao trắng ăn kèm.

Chế biến món mỳ quảng nấu chay

Bước 1:

– Nấu nước dùng củ cải, bắp cải, súp lơ rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi, đổ nước ngập mặt, đun sôi lấy nước dùng, nêm vào hai thìa nhỏ muối, đun khoảng từ 30 – 45 phút sau đó vớt bỏ phần rau củ.

Bước 2:

– Nấm bào ngư cắt bỏ chân, rửa sạch, ngâm nấm vào âu nước lạnh có pha một ít muối, ngâm khoảng 15 phút sau đó vớt nấm ra rửa lại cho thật sạch, để nấm lên rổ cho ráo nước.

Bước 3:

– Đậu phụ rửa sạch, cắt quân cờ, đổ dầu vào chảo, rán đậu đến khi vàng đều.

Bước 4:

– Phần hành lá của cây ba rô bạn rửa sạch, thái nhỏ, phần đầu trắng dùng cán dao đập dập. Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.

– Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

– Lạc rang vàng, giã thô.

Bước 5:

– Tiếp theo cắt phù trúc thành từng miếng vừa ăn, đun nóng dầu cho phù trúc vào rán vàng đến khi vàng đều, gắp phù trúc ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

Bước 6:

– Đun nóng ba thìa nhỏ dầu điều, phi đầu hành cây ba rô cho thơm, cho cà chua vào đảo cùng.

Bước 7:

– Tiếp theo cho nấm, đậu phụ vào xào cùng, nêm vào một thìa nhỏ muối, đảo đều.

Bước 8:

– Sau đó châm từ từ nước dùng nấu từ rau củ vào nồi đậu phụ, tuyệt đối bạn không nên nêm xì dầu vào nồi nước dùng vì xì dầu sẽ làm món ăn bị chua.

Bước 9:

– Tiếp tục đun sôi khoảng từ 10-15 phút , nêm vào nửa thìa nhỏ bột ngọt bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, tắt bếp rắc phần hành và rau mùi đã thái nhỏ vào nồi.

Bước 10:

– Rau xà lách, giá, các loại rau thơm nhặt sạch, để lên rổ cho ráo nước.

Bước 11:

– Sợi mỳ chần sơ qua nước sôi, nếu dùng mỳ quảng sợi khô bạn nêm ngâm sợi mỳ quảng vào âu nước lạnh khoảng 15 phút, sau đó đun nồi nước luộc đến khi sợi mỳ mềm, vớt mỳ ra rổ và xả lại dưới vòi nước lạnh để sợi mỳ không bị dính chùm.

Bước 12:

– Khi dùng, bạn xếp một ít rau xà lách, giá, các loại rau thơm xuống dưới đáy bát lớn, thêm một ít sợi mỳ, chan nước dùng kèm với đậu phụ, nấm, nước dùng ăn kèm mỳ quảng chỉ xâm xấp với mặt sợi mỳ, thêm phù trúc bẻ nhỏ, bên trên rắc một ít lạc và bánh đa nướng bẻ nhỏ. Bạn có thể pha thêm xì dầu hay chao trắng, ăn kèm nếu nhạt.

Cách Nấu Trà Sữa Truyền Thống Để Bán

Trà sữa truyền thống luôn là món đồ uống luôn được ưa chuộng nhất trên tất cả các món đồ uống ở thị trường hiện nay, và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ sốt, trà sữa truyền thống luôn được chọn làm món đồ uống bán chạy nhất ở các thương hiệu lớn.

1. Nguyên liệu làm trà sữa truyền thống để bán

a. Trà pha trà sữa

Hiện nay có khá nhiều loại trà để pha trà sữa cũng như cách pha trà sữa khác nhau tùy theo loại trà sữa mà dùng loại trà nào, đối với trà sữa truyền thống để bán ta dùng Hồng trà (Trà đen) để pha thì hương thơm sẻ ngon hơn.

b. Bột sữa

Dòng bột sữa hiện đang được dùng khá phổ biến là bột sữa Tobee dòng bột sữa này làm tôn lên vị trà sữa truyền thống so với các loại bột sữa khác chỉ dùng làm tăng độ ngọt của ly trà sữa thì dòng bột sữa này khi dùng ngoài việc tăng độ ngọt và béo của ly trà sữa thì còn làm tôn lên vị trà sữa, hiện nay các bạn trẻ luôn ưu thích ly trà sữa truyền thống tôn lên vị trà. 

c. Các loại topping trà sữa

Các loại topping khác như: Thạch 3q, bánh plan, các loại thạch trái cây, hay nha đam..

2. Cách làm trà sữa truyền thống để bán như thế nào

a. Chuẩn bị nguyên liệu trà sữa

– Hồng trà đặc biệt Royal 500gr 

– Bột sữa tobee giá tầm 

– Đường cát

b. Dụng cụ pha chế trà sữa

– Túi lọc trà

– Bình ủ trà

– Ly thủy tinh

– Dụng cụ đong định lượng 20-30ml

– Ca nhựa dạng 250ml

– Thìa pha chế

C. Các bước để pha trà sữa truyền thống để bán

Hướng dẫn cách ủ Hồng trà đặc biệt Royal

– Nước 1 : 100gr Hồng trà đặc biệt +2,5 lit nước sôi, ủ 10 phút . Trà sẽ thẩm thấu khoảng 150-200ml , thu khoản 2,25 – 2,3 lit nước cốt trà.

– Nước 2: 2 lit nước sôi , ủ 12 phút.

– Nước 3: 2 lit nước sôi ủ 15 phút. 

Nếu muốn sử dụng nước đầi tiên để pha trà trái cây thì pha theo tỉ lệ 1:1,5 (3lit nước cốt +4,5lit nước ấm)

Cách bước pha

Bước 1: Cho 50gr hồng trà đặc biệt + 1,5 lit nước sôi, bạn ủ trà trong 15 phút.

Cách Nấu Trà Sữa Truyền Thống Để Bán Ngon

Trà sữa là một trong những loại đồ uống được đông đảo các bạn trẻ yêu thích. Bỏ túi ngay cách nấu trà sữa truyền thống để bán sau đây. Chắc chắn sẽ là những công thức độc nhất vô nhị cho người mới bắt đầu, đảm bảo không cần mua công thức trà sữa ở đâu xa xôi

Trà sữa truyền thống là gì? Trà sữa truyền thống là sự kết hợp giữa 3 nguyên liệu cơ bản gồm trà, sữa và các loại topping. Nói về trà sữa thì cũng có rất nhiều hương vị với các cách pha chế khác nhau. Chúng ta có thể nhắc đến những hương vị như: trà sữa trân châu đường đen, trà sữa matcha, … Vậy làm thế nào để có thể pha chế ra được những ly trà sữa thơm ngon và hấp dẫn như thế này? Thực hiện cách nấu trà sữa tại nhà có đơn giản không?

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu trà sữa truyền thống để bán

Để nấu món trà sữa thơm ngon, hẳn nhiên là bạn cần chỉn chu hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu. Nguyên liệu nấu trà sữa có ngon thì hương vị trà sữa mới thực sự hấp dẫn.

Trà

Nên sử dụng trà gì để pha trà sữa? Các bạn có thể lựa chọn loại trà Ô Long, hồng trà, lục trà hoặc trà thiết quan âm. Bên cạnh đó bạn không nên lựa chọn loại trà túi lịc mà nên chọn loại trà tươi và trà khô. Nguyên nhân là bởi trà túi lọc không thể chiết xuất hết thành phần bên trong lá trà.

Tips chọn trà ngon:

– Với trà tươi: chọn lá nhỏ có màu xanh thẫm

– Với trà khô: Chọn trà búp nhỏ, lá sấy cong, khô, không bị dập náy hay ẩm mốc, thơm mùi trà.

Nguyên liệu sữa

Trong cách nấu trà sữa truyền thống, sữa là nguyên liệu không thể thiếu. Tuy nhiên để món trà sữa cân bằng về mặt hương vị bạn nên chọn sữa bột thay vì sữa tươi và sữa đặc. Bởi sữa bột có vị thơm ngậy nhưng không làm lấn át đi vị thơm của trà.

Gợi ý các loại bột sữa pha trà sữa: Bột sữa Kone Thái Lan, Bột sữa Kingsun, bột sữa frima Hàn Quốc, bột kem sữa super Lion

Nguyên liệu topping cho cách nấu trà sữa truyền thống

Toppinh cho cách nấu trà sữa truyền thống thường là trân châu đen. Tuy nhiên các bạn có thể thêm màu sắc và hương vị phong phú cho món trà sữa của mình với :

Trân châu trắng

Trân châu đường đen

Thạch nhiều màu (thạch cá, thạch trứng)

Bánh pudding thơm ngậy

Khúc bạch

Cách bảo quản topping: 

Với trân châu: Đối với trân châu chưa luộc, giữ trong túi, bảo quản nơi khô ráo đồng thời đóng gói. Với trân châu đã luộc có thể bảo quản bằng cách ngâm mật ong và nước đường để không bị cứng.

Topping dùng dở: Đậy kín và bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Ngoài ra nếu bán hàng mang về các ban có thể sử dụng những chiếc xe trà sữa inox có tủ đựng rộng rãi và thêm đá để bảo quản topping cả ngày không lo bị hỏng

Các loại bột

Một số hương liệu cần thiết cho cách nấu trà sữa truyền thống

Các bạn chuẩn bị thêm đường cát, vani hoặc vị nước dừa. Những hương liệu này có thể sẽ giúp cho món trà sữa của bạn có vị thơm hấp dẫn hơn rất nhiều.

TIPS DÀNH CHO BẠN: Lựa chọn một chiếc xe trà sữa đẹp có thiết kế hộc đựng rộng rãi cùng khoang chế biến thông minh sẽ giúp bạn đựng nguyên liệu làm trà sữa ngăn nắp và khoa học hơn. Từ đó đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm và giúp bạn an tâm khi chế biến các món trà sữa để bán.

Thực hiện 3 bước nấu trà sữa truyền thống đơn giản

Về cơ bản, quy trình thực hiện cách nấu trà sữa truyền thống chỉ có 3 bước. Chi tiết các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Làm trân châu:

– Trộn đều bột năng cùng các loại trân châu và đường trắng đã được chuẩn bị sẵn.

– Cho nước sôi vào hỗn hợp bột trên cho đến khi hỗn hợp bột keo lại

– Sử dụng tay để nhào bột và nhào mạnh cho đến khi cảm thấy không còn dính tay.

– Nặn trân châu thành từng hạt nhỏ cỡ hạt đậu. Nặn trân châu nhỏ để đến khi chúng nở lên vừa tầm là đủ.

– Sau khi hoàn thành các bạn chuẩn bị nước luộc trân châu. Luộc trong khoảng thời gian 5 phút. Dấu hiệu nhận biết trân châu chín là khi chúng nổi lên.

Bước 2: Pha trà + sữa chuẩn tỷ lệ cho cách nấu trà sữa truyền thống

Các bạn cho trà vào bình pha cùng nước sôi rồi lắc nhẹ và chắt bỏ nước. Đây là công đoạn rửa trà nhằm thanh lọc phấn trà và những tạp chấy

Pha 2 lít nước nóng nhiệt độ 90 độ C vào bình trà và đậy nắp. Để thời gian ủ trà từ 20 – 30 phút rồi chiết lấy nước cốt. Sau đó lược bỏ bã trà qua túi vải mỏng.

Thêm nước cốt trà vào nồi. Cho thêm bột sữa vào khuấy đều tay để tránh làm cục bị vón cục. Tiếp tục cho thêm đường và khuấy tan.

Bước 3: Hoàn tất và trình bày thành phẩm cách nấu trà sữa truyền thống

Các bạn cho trà ra ly và lắc đều. Sau đó cho thêm đá và trân châu vào ly

Tổng hợp công thức trà sữa ngon

Cách làm trà sữa trân châu đường đen dễ dàng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bột năng, bột gạo mỗi loại 80gram

100gram đường nâu

Bột cacao 5gram

150ml nước

800ml sữa tươi (có đường)

Cách làm như sau:

Bước 1: Làm trân châu bằng cách pha bột năng và bột gạo đã chuẩn bị vào khuấy đều. Sau đó cho thêm đường nước sôi vào đun sôi. Khi nước sôi các bạn trộn đều hỗn hợp rồi cho cho nước vào bột và lấy tay nhào. Khi bột mịn dẻo có thể tiến hành lăn bột, nặn thành từng viên trân châu.

Bước 2: Luộc trân châu bằng cách cho viên trân châu đã nặn vào bên trong nồi nước đường đã được đun sôi. Khi chân trâu chín sẽ nổi trên bề mặt, các bạn có thể vớt ra.

Bước 3: Nấu nước đường, cho 50g đường cùng 50ml nước và đun sôi, sau đó cho nước đường vào phần trân châu đã vớt lên và được ngâm nước lạnh.

Bước 4:Cho đủ lượng trân châu vào cốc ăn và cho thêm một chút sữa tươi, đá. Như vậy các bạn đã hoàn thành xong cách làm trân châu đen

Cách làm trà sữa trân châu trắng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

100gram bơ lạt

20gram đường cát nâu

Whipping cream

Trân châu trắng, trà ô long

Bột sữa nước đường

Cách làm như sau:

Bước 1: Rừa trà ô long với nước sôi.Kết hợp ủ trà với nước sôi trong thời gian từ 5-10 phút

Bước 2: Hòa tan 100gram bột sữa cùng thìa gỗ khuấy đều đến khi bề mặt trà sữa sánh mịn. Pha chế nguyên liệu làm trà sữa trân châu trắng với trà sữa và nước đường

Bước 3: Làm topping cream. Cho 100gram bơ cùng 20gram đường cát. Hòa tan hỗn hợp lại với nhau. Cho thêm 200ml whipping cream đánh với bông cake cream. Sau khi hoàn thành cho vào tủ mát.

Bước 4: Sử dụng muỗng tạo đường viền cakecream mịn màng. Ở công đoạn này các bạn cho phần kem lên trên bề mặt trà sữa.

Bước 5: Cho trân châu trắng và đá viên vào ly rồi đổ trà sữa đầy ly. Cho thêm nhiều topping trân châu trắng.

Cách nấu trà sữa truyền thống Thái (matcha, socola, khoai môn)

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm trà sữa Thái:

Trà lài

Đường cát

Bột sữa Thái

Chuẩn bị thêm bột matcha, socola hay khoai môn tùy thích

Cách làm như sau:

Bước 1: Ngâm trà lài ở nhiệt độ 90 độ C

Bước 2: Cho nước cốt trà vào nồi. Thêm bột sữa và đường cát, sau đó dùng thìa khuấy liên tục. Khi trà sữa nóng các bạn tiếp tục khuấy để bột sữa và đường tan hoàn toàn.

Bước 3: Rót trà sữa vào ly và kết hợp thêm đá viên , thêm trân châu, thạch để thưởng thức

Một số kinh nghiệm pha trà sữa để bán không phải ai cũng biết

Tỷ lệ pha trà sữa

Cân bằng tỷ lệ pha trà sữa là việc làm cần thiết giúp món trà sữa của bạn đảm bảo hương vị hấp dẫn. Về tỷ lệ nguyên liệu các bạn có thể tuân thể áp dụng như sau: 150 nước cốt lục trà : 20g bột sữa kem: 20g đường cát

 Bí quyết giảm vị đắng khi thực hiện cách nấu trà sữa truyền thống

Để loại bỏ vị đắng chát của nguyên liệu trà khi pha.Các bạn nên cho thêm một ít mật ong vào trà. Ngoài ra các bạn cũng có thể cho thêm 1 chút baking soda vào trà để giúp hương vị trà sữa được dung hòa. Đồng thời át được mùi vị đặc trưng của trà. Tuy nhiên các bạn chỉ nên cho 1 lượng nhỏ

Áp dụng công thức ủ trà ngon

Đun sôi trân châu để đảm bảo topping giòn dai

Một trong những bí quyết của cách nấu trà sữa truyền thống là topping phải thật mềm dai. Sau khi đun sôi trân châu các bạn nên vớt ra và cho vào nước lạnh ngay.

Trà ô long kem sữa giúp thơm ngậy đậm vị hơn

Để trà sữa có độ ngậy đậm vị mà không có mùi ngai ngái của trà bạn có thể chọn trà ô long. Trà cũng đảm bảo độ thơm, không giống như sử dụng loại trà túi lọc.