Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Một Bữa Ăn Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Canh Riêu Cá Cho Một Bữa Ăn Thường Ngày

Hi mọi người,

Ở Việt Nam chắc hẳn mọi người lại đang rộn rang không khí Tết rồi đấy nhỉ 😀 Còn khoảng một tháng nữa là lại tới Tết rồi. Ngày bé sao mong đến Tết mà mãi chẳng thấy Tết đến. Giờ lớn rồi thì thấy đánh nhoằng một cái Tết lại tới nơi… Cứ ra ngẩn vào ngơ mà vẫn không hiểu sao thời gian trôi nhanh thế 😛

1. Nguyên liệu:

2 khúc cá: nên chọn phần có nhiều xương để nấu nước canh cá được ngọt nước (thường thì phần đầu và đuôi)

2 quả cà chua

Tai chua hoặc dấm

Hành khô (shallot), hành tươi, thì là (dill)

Mắm, dầu ăn, muối

2. Cách nấu:

Đầu tiên rửa sạch cá, để ráo nước hoặc lấy paper towel lau cho ráo nước rồi rắc muối hoặc bột canh lên hai mặt của cá để khoảng 5-10 phút cho thấm.

Tiếp đến bắc chảo cho dầu rồi làm nóng và cho cá vào rán ở lửa to (Med-hi). Rán đều vàng hai mặt cá là được, không cần phải làm cho cá chín. Công đoạn này chủ yếu là để làm cho cá thơm và khi nấu không bị tanh

Trong lúc chuẩn bị rán cá đó thì tranh thủ rửa sạch, cà chua, hành lá và thì là (nếu có). Cà chua thái hình miếng vừa ăn. Hành lá, và thì là thái nhỏ. Nếu dùng tai chua để làm chua nước thì rửa sạch trước.

Cá rán xong thì tận dụng, đổ số dầu ăn còn lại vào một cái nồi rồi cho chút hành khô vào phi thơm, sau đó cho 1/3 số cà chua vào rồi cho chút mắm, chút muối. Xào cà chua chín, rồi lấy thìa dằm cà chua ra. Sau đó cho cá đã rán vào rồi lại nêm chút mắm, chút muối nữa đun lên để cho cá thấm gia vị. Nếu dùng tai chua thì cho tai chua luôn vào lúc này.

Tiếp đến cho nước ấm xâm xấp mặt cá hoặc vừa lượng nước canh mình muốn ăn. Đun sôi rồi nêm nếm lại. Có thể cho chút knorr để nước canh thêm ngọt. Nếu không có tai chua thì cho khoảng 1,2 thìa café dấm vào để tạo độ chua thanh cho canh. Đun ở lửa nhỏ để cá chín mềm khoảng 15-20′ là được.

Cuối cùng nêm nếm lại một lần nữa cho vừa ăn. Một số người thích ăn cay có thể cắt thêm một quả ớt vào nồi canh. Cho nốt số cà chua vào nồi, tắt bếp rồi cho hành và thì là vào là hoàn tất món canh riêu cá rồi đó cả nhà ^^

Vị của canh riêu cá phải đảm bảo vừa, nhẹ nhàng, vị chua không gắt. Tớ thì cực thích ăn canh riêu cá và được gặm đầu cá 😛 Hồi trước ở nhà có hai nửa đầu cá là lúc nào tớ với bố tớ cũng share nhau. Bố tớ biết tớ thích ăn mắt cá, lúc nào cũng nhường mắt cá cho tớ nữa cơ :X Bao lâu rồi mình không được một bát canh riêu cá như vậy nhỉ? Ôi chao là nhớ!

Cách Nấu Một Số Món Ăn Ngon Ngày Tết

Không chỉ để ăn, mà trước hết là để dâng cúng nên những món ăn ngày Tết thường phong phú hơn về loại món, nhiều hơn về số lượng và cầu kỳ hơn trong chế biến. Chính vì vậy, người miền Bắc gọi bữa ăn ngày Tết là bữa cỗ.

Cỗ Tết của người miền Bắc thường gồm 4 bát + 8 đĩa. Mỗi bát, đĩa là một món ăn. Trong đó, bát là những món ăn nóng, gồm măng hầm, bóng nấu, mực nấu, nấm thả; còn đĩa thường là những món ăn nguội, gồm: xôi gấc, nộm xu hào, thịt đông, bánh chưng, dưa hành, thịt gà, giò lụa và giò thủ.

Thịt gà (màu vàng) rắc lá chanh (màu xanh) và xôi gấc đỏ làm cho mâm cỗ Tết của người Bắc nhìn rất hấp dẫn.

1. Măng ninh (hầm) chân giò

Nguyên liệu:

+ 150g măng lưỡi lợn (hay măng vầu)+ 1kg chân giò (giò heo)+ Hành lá+ Nước mắm, muối, đường

Thực hiện:

+ Măng ngâm và xả nước nhiều lần cho đến khi nở, bấm móng tay vào thấy mềm là được. Luộc và thay nước luộc khoảng 3 lần cho hết mùi măng. Vớt ra, xả nước lạnh, cắt miếng vừa ăn.

+ Chân giò lấy nguyên cái, làm sạch, chặt miếng lớn. Chần nước sôi rồi xả nước lạnh.

+ Cho măng và chân giò vào nồi, đổ ngập nước, nấu sôi, hớt bọt.

+ Nêm gia vị vừa ăn, nấu nhỏ lửa cho đến khi măng và thịt mềm.

+ Múc ra tô, trên mặt thả hành lá chần.

2. Bóng nấu

Nguyên liệu:

+ 100g thịt nạc+ 50g bóng (da heo khô)+ 1 củ su hào, 1 củ cà rốt, 5 trái đậu hòa lan, 10 tai nấm hương, 1 củ hành tây nhò, 1 ít ngò+ Nước mắm, muối, đường, rượu trắng+ Nước dùng gà hay heo

Thực hiện:

+ Bóng ngâm mềm, rửa bằng rượu trắng pha loãng, xả lại nước lạnh cho sạch, bóp nhẹ cho ráo nước, cắt hình quả trám (hình thoi)

+ Su hào, cà rốt tỉa hoa, cắt miếng dày khoảng 0,5cm.

+ Nấm hương ngâm nở mềm cắt bỏ chân nấm

+ Đậu hòa lan tước sơ hai bên

+ Thịt nạc luộc chín, cắt miếng mỏng

+ Cho cà rốt, su hào nấm hương vào nồi nước dùng, nêm gia vị vừa ăn, nấu đến khi chín, vớt ra tô (phần này còn gọi là chân tẩy)

+ Cho bóng vào nồi nấu đến khi nước dùng sôi

+ Cho các loại quả củ vào nấu cùng với bóng, chín vớt ra tô (trên phần chân tẩy)

+ Xếp thịt lên trên, rắc ngò, hành tây và chan nước dùng thật nóng.

3. Mực nấu

Nguyên liệu:

– Phần chân tẩy cũng tương tự món bóng nấu.

– Các nguyên liệu khác: 200g mực khô, 2 quả trứng gà, 50g giò lụa, 200g tôm tươi.

Thực hiện:

+ Mực khô ngâm mềm, rửa sạch, để ráo, cắt chỉ, xào giòn

+ Trứng gà tráng mỏng, cắt chỉ

+ Giò lụa cắt chỉ

+ Tôm hấp chín, lột vỏ, xé nhỏ

+ Su hào, cà rốt mỗi thứ một ít, cắt chỉ, xào chín.

Các thứ này bày lên trên phần chân tẩy; khi ăn chan nước dùng nóng.

4. Thịt nấu đông

Nguyên liệu:

+ 200g thịt giò heo lóc xương+ 150g da heo+ Nước mắm, tiêu, muối

Thực hiện:

+ Thịt heo rửa sạch, chần nước sôi cho dễ cắt; cắt miếng mỏng

+ Da heo cũng làm như vậy nhưng cắt sợi

+ Cho ngập nước, nêm nước mắm, muối nấu nhỏ lửa cho đến khi thịt và da heo mềm

+ Cho tiêu, múc ra chén, để nguội, cho vào tủ lạnh. Khi dùng úp ra dĩa.

Có thể pha lẫn ít thịt gà và cho thêm nấm mèo.

Cách Nấu Chè Khoai Sọ Ngon, Ăn Một Lần Đã Ghiền

Hướng dẫn cách chọn khoai sọ để nấu chè ngon

Cách nấu chè khoai sọ thơm ngon, ai ăn cũng ghiền đầu tiên đó là phải lựa chọn những nguyên liệu chất lượng, nhất là khoai sọ.

– Khi lựa chọn khoai sọ để nấu chè, bạn nên chọn loại khoai mán, củ nhỏ, tròn, lớp vỏ xù xì vì loại này có thịt rất thơm, vã lại còn rất mềm.

– Khi bạn dùng tay ấn vào củ khoai sẽ cảm giác chúng không quá cứng. Vì cứng quá đa phần sẽ là những củ khoai bị sượng, thậm chí là gần mọc mầm.

1. Cách nấu chè khoai sọ với nếp

Nguyên liệu

500 gr khoai sọ

150 gr gạo nếp

50 gr đậu phộng

200 gr mật mía

1 củ gừng

2 ống vani và một chút muối

Hướng dẫn nấu chè khoai sọ với nếp

Bước 1: Nấu chín gạo nếp

Với gạo nếp, bạn đem vo sạch, để tráo nước. Sau đó, bạn cho gạo nếp vào nồi, hạ nhỏ lửa và đun đến khi hạt gạo nếp chín nhừ.

Bước 2: Sơ chế khoai sọ

Khoai sọ bạn chọn những củ ngon, không có mùi lạ hoặc chảy nước.

Tiếp đến, bạn gọt vỏ khoai sọ, rửa sạch, cắt miếng vuông chừng 1 cm rồi ngâm khoai vào nước muối loãng để khoai ra hết nhựa và không bị ngứa.

Cho khoai vào nồi, đổ nước lạnh và luộc sơ qua.

Bước 3: Sơ chế gừng, lạc và mật mía

Gừng cạo vỏ, giã nhỏ. Lạc rang tách lớp vỏ lụa bên ngoài. Còn mật mía bạn đem xắt mỏng hoặc giã nhỏ tùy ý.

Bước 4: Tiến hành nấu chè

Gạo nếp chín nhừ, bạn cho khoai sọ vào nồi để nấu.

Sau đó bạn thả gừng vào nồi, tiếp đến bạn thêm mật mía, khoai và 1/2 thìa cafe muối, khuấy đều và đun chừng 20 phút.

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

Cuối cùng bạn thêm vào 2 ống vani để tạo hương hấp dẫn cho món chè.

Tắt bếp, múc chè ra bát và rắc lên trên lạc rang chín là bạn đã có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của món chè rồi đó.

Bạn thấy đấy, chỉ với một loáng thời gian thôi là chúng ta đã hoàn thành xong món chè ngon mê rồi. Sự kết hợp giữa mềm bở của khoai sọ, deo dẻo của gạo nếp, bùi của lạc và thơm thoảng hương gừng mới mê làm sao.

Tuy giản dị và chẳng nhiều màu sắc như những món chè biến tấu mới lạ, chè khoai sọ dân dã – vẫn riêng ta một vị ngon, một nét riêng biệt, chẳng dễ lẫn cũng chẳng khó phai phôi. Chỉ 1 lần thưởng thức thôi là sẽ nhớ mãi.

2. Cách nấu chè khoai sọ nước cốt dừa béo ngậy

Nguyên liệu

300 gr khoai sọ. Các bạn nên chọn loại khoai mán, củ nhỏ. Loại khoai này thường rất thơm và bở.

40 gr trân châu. Nếu không có, bạn có thể thay bằng bột báng.

10 ml nước cốt dừa

50 gr đường cát trắng

Hướng dẫn nấu chè khoai sọ nước cốt dừa

Bước 1: Sơ chế khoai sọ

Đầu tiên, các bạn hãy rửa sạch cả vỏ cho khoai sọ vào luộc cho chín tới. Sau đó, các bạn hãy chút ra rổ để ráo nước gọt vỏ.

Các bạn có thể gọt khoai sọ khô, sau đó xóc qua một chút muối, xả sạch với nước để ra bớt nhựa.

Cho khoai sọ lên hấp nhờ thế khoai sẽ thơm hơn.

Bước 2: Sơ chế trân châu

Tiếp theo, các bạn hãy để riêng khoai ra một bát sạch. Sau đó, các bạn hãy cho trân châu vào nước sôi để luộc.

Khi trân châu chuyển sang màu trong suốt và nổi lên mặt, bạn hãy vớt trân châu ra để ngâm vào bát nước lạnh khuấy đều cho trân châu không dính vào với nhau.

Sau đó, các bạn hãy dùng muôi nghiền nát khoai sọ và trộn đều khoai với nước cốt dừa, sau đó cho thêm khoảng 1l nước sôi vào hòa cùng khoai

Bước 3: Tiến hành nấu chè

Bây giờ, các bạn hãy đổ khoai vào nồi đun và nhỏ lửa cho đến khi sôi, các bạn hãy cho thêm đường và vừa đun vừa khuấy đều để khoai không bị cháy dưới đáy nồi.

Muốn tạo độ dẻo cho món chè khoai, thì khi chè khoai sọ sôi bạn có thể hòa 1 thìa cà phê bột sắn dây vào một bát con nước rồi cho vào cùng chè khoai sọ khuấy đều.

Khi chè khoai sọ sôi, các bạn hãy cho thêm trân châu vào đun cùng thêm một lúc nữa thì bắc xuống.

Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức

Đến bước này thì bạn hãy múc chè khoai ra bát và thưởng thức cùng đá bào lạnh.

Bí quyết nấu chè khoai sọ ngon đúng điệu, ai ăn cũng khen

– Bạn gọt khô khoai sọ, sau đó xóc chúng cùng với muối rồi xả qua nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ chất nhựa bao quanh thịt của chúng.

Cách Nấu Chè Sầu Riêng Thơm Ngon Ăn Một Lần Là Nhớ Mãi

200 ml sữa tươi có đường, có thể chọn loại đã tiệt trùng hay đã thanh trùng đều được. Nhưng bạn nên chọn loại sữa tươi nguyên kem cho món chè béo ngậy và thơm lừng.

500 gram sầu riêng, khoảng 3 múi là đủ, lấy sầu riêng hạt lép, cơm vàng là ngon nhất nha bạn.

20 gram bột rau câu loại giòn hoặc dẻo tùy theo ý thích của bạn

Trút bột rau câu ra một nồi nhỏ, cho thêm khoảng 1/3 đường cát trắng vào. Trộn đều hỗn hợp đường và bột rau câu cho hòa vào nhau.

Cho 0.8 – 1 lít nước vào hòa tan cùng hỗn hợp. Bạn dùng muỗng quậy đều cho các nguyên liệu tan trong nước. Lưu ý rằng nếu hỗn hợp không hòa tan kỹ thì khi nấu lên sẽ bị vón cục, làm thạch rau câu của bạn mất ngon.

Sầu riêng : tách bỏ hạt, lấy cơm để riêng. Sau đó bạn dùng dao nhỏ xắt hoặc dùng tay xé sầu riêng thành những sợi miếng nhỏ. Rồi bạn cho sầu riêng vào máy xay sinh tố, thêm đường, sữa tươi và 1/2 lượng nước cốt dừa đã chuẩn bị.

Chuối : rửa sạch, bỏ vỏ và cắt khoanh tròn, độ dày khoảng 1.5 – 2 cm

Nhãn : rửa sạch, lột sạch vỏ, lấy dao nhỏ tách lấy phần thịt nhãn và bỏ hạt.

Bơ : lột bỏ vỏ, tách bỏ hạt, giữ lại phần thịt bơ. Rồi xắt thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn là được

Xoài tươi : rửa sạch, gọt sạch vỏ, cắt ra từng miếng rồi xắt nhỏ thành miếng vuông nhỏ vừa ăn.

Mít : bỏ đi phần xơ mít, tách múi bỏ hạt lấy phần thịt mít. Sau đó xé mít thành những sợi nhỏ và dài.

Thạch rau câu đã đông, bạn dùng dao cắt dọc thành miếng nhỏ vừa ăn. Hoặc bạn cũng có thể xắt vuông theo ý thích. Đã đầy đủ các món cần chuẩn bị, giờ bạn có thể tiến hành nấu món chè sầu riêng mình ưa thích rồi.

Đầu tiên, bạn cho đã bào vào ly, tiếp theo là các loại trái cây mít, bơ, nhãn, xoài, chuối. Tiếp đến là thạch rau câu và nước cốt dừa, trên cùng sẽ là phần sinh tố sữa sầu riêng đã xay. Bạn trộn đều nguyên liệu để có món chè sầu riêng ngon.

Ngoài những nguyên liệu trái cây trên, bạn cũng có thể làm những loại trái cây khác tùy khẩu vị. Nhưng cần nhớ nguyên liệu chính vẫn là sầu riêng.

Để không mất nhiều thời gian, bạn nên nấu thạch rau câu từ trước đó để món chè tiến hành nhanh hơn.

Trái cây các loại nên chọn loại ngon, tránh bị dập nát hoặc hư.

Bạn xay nhuyễn hỗn hợp sữa tươi, đường và sầu riêng. Khi hỗn hợp đã nhuyễn và hòa quyện, bạn trút hết vào một thố hoặc ly lớn để chuẩn bị bước tiếp theo.

Sau đó bạn đặt nồi rau câu lên bếp, đun sôi, để lửa nhỏ. Trong lúc đun, bạn vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều tay và liên tục. Khi thạch rau câu bắt đầu sôi nhiều thì tắt bếp, nhấc nồi xuống.

Chuẩn bị khuôn đổ thạch rau câu sẵn, ngay khi bắc xuống bạn trút vào khuôn. Chờ cho rau câu nguội hẳn, bạn mới đặt khuôn vào tủ lạnh ngăn mát, để khoảng 2 giờ cho thạch rau câu đông lại.

400 ml nước cốt dừa tươi nguyên chất. Bạn nên mua dừa nạo về để tự tay vắt và tiện lợi gia giảm lượng nước cốt mình muốn. Hơn nữa, ngoài việc có nước cốt dừa, bạn cũng có bã dừa để ăn kèm cùng chè sầu riêng. Còn nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian thì vẫn ưu tiên cho loại nước cốt dừa đóng lon bán tại các cửa hàng.

200 gram đường cát trắng, có thể tăng giảm lượng đường tùy thích.

Chè sầu riêng là sự kết hợp không chỉ sầu riêng và các nguyên liệu trên, mà còn nhiều loại trái cây khác. Có thể nói đến là 100 gram bơ, 2 trái chuối, 100 gram xoài, 150 gram nhãn đã bỏ hạt, 150 gram mít xắt sợi…

Hướng dẫn cách nấu chè sầu riêng nhanh nhất có thể

Bước 1 : Đổ thạch rau câu

Bước 2 : Sơ chế các loại trái cây ăn kèm chè sầu riêng

Các bước sơ chế nguyên liệu trên bạn nên tiến hành trong lúc chờ thạch rau câu đông. Để khi thạch vừa đạt được độ đông nhất định, ta sẽ có thể bắt tay vào làm chè liền luôn.

Bước 3 : Hoàn thanh món chè sầu riêng ngon

Lưu ý cho món chè sầu riêng ngon

Cách nấu chè sầu riêng nhiều nguyên liệu nhưng thật đơn giản. Bạn có thể nấu cho gia đình mình ăn bất cứ khi nào bạn thích. Chỉ cần lưu ý những bước nhỏ ở trên thì việc bạn nấu được chè sầu riêng không có gì phải nghi ngờ nữa rồi.