Top 15 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Món Vịt Hầm Măng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Vịt Hầm Măng Khô: Cách Nấu Như Nào Cho Ngon?

Với những người thích ăn thịt vịt thì không thể bỏ qua món vịt hầm măng khô. Đây không chỉ là món dùng trong các bữa cơm hàng ngày mà còn là món canh không thể thiếu trong các bữa tiệc, mâm cỗ của người Bắc.

Cách nấu vịt hầm măng khô sao cho ngon đúng điệu?

Vịt hầm măng khô là sự kết hợp hoàn chỉnh giữa măng khô và thịt vịt mang lại cho người ăn một cảm giác thích thú vô cùng. Nước canh món vịt hầm măng khô có vị ngọt tự nhiên chứ không phải vị ngọt của một số gia vị tạo ngon, cộng thêm chút béo của nước luộc vịt, phần thịt vịt thì mềm, ngon, có độ dai nhất định và mùi thơm của thịt thì sẽ khiến bạn khó kiềm chế được mà ngồi vào thưởng thức ngay. Đặc biệt măng khô khi hầm với thịt vịt sẽ giòn sần sật, ăn cùng với miến, cơm hay bún đều rất hoàn hảo.

Nguyên liệu cho món vịt hầm măng khô, gồm có:

Vịt sống khoảng 1 đến 1,5 kg; măng khô 500g, 1 củ hành tây, 2 củ gừng, 3 củ hành khô, 2 quả ớt tươi, ½ củ tỏi khô, rau mùi, rau răm 1 bó nhỏ, hành lá 5 cây, bún tươi, rượu trắng 200ml; các gia vị thông thường (đường, hạt nêm, muối, nước mắm…)

Có thể thấy rằng nguyên liệu để làm món vịt hầm măng khô này rất đơn giản, dễ kiếm nên bạn có thể làm tại nhà.

Sơ chế nguyên liệu : Vịt làm sạch lông và rửa sạch bằng nước lã, sau đó lấy muối xát đều lên con vịt cả bên trong và bên ngoài. Lấy hỗn hợp 1 củ gừng hòa với ½ chén rượu trắng lên vịt xát cho thật kỹ, sau đó rửa lại bằng nước lọc, điều này sẽ giúp cho vịt không còn mùi hôi nữa.

Lưu ý, bạn cần nhớ cắt phần tĩ chỗ phao câu và nhặt hết chân lông đen đi, bời vì đây chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi của vịt đấy. Sau đó, bạn đem vịt đi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Nếu vịt hơi béo, nhiều mỡ thì bạn đem áp chảo để vịt bớt mỡ, làm vậy để món vịt hầm măng khô không bị ngấy.

Măng khô thì rửa sạch ngâm qua đêm để măng nở, khi ngâm thì cần chú ý thay nước vài lần để vị đắng của măng còn lại trong măng không còn nữa. Ngâm xong rồi thì luộc măng trong nồi nước sôi thời gian khoảng 2-3 phút để khử độc, măng sẽ sáng màu hơn, mềm hơn. Sau đó, rửa sạch với nước lạnh, để ráo và xé măng thành từng miếng vừa ăn.

Hành khô, gừng, hành tây đem nướng qua cho dậy mùi thơm thì bóc sạch vỏ, trong đó, chỉ có hành khô là được đập dập còn 1 củ hành khô còn lại thì băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ, 1 nhánh gừng để riêng ra để sau làm nước chấm vịt.

Nguyên liệu khác thì rửa sạch, thái nhỏ ra trong đó lấy 1 trái bỏ hạt, thái nhỏ, 1 trái băm nhỏ làm nước chấm và ớt tươi.

: Bắc chảo lên bếp cho 2 muỗng dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì phi thơm hành băm lên và đổ măng vào xào. Sau đó, nêm gia vị muối, đường, hạt nêm, nước mắm đảo đều cho măng thấm. Tiếp tục xào cho đến khi măng chín tới thì tắt bếp.

Còn phần thịt vịt sau khi luộc qua để khử mùi hôi thì bạn chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó đổ vịt vào nồi cùng với nước, măng xào qua hầm khoảng 45 phút thì cả măng và thịt vịt đều mềm ngon. Múc vịt hầm măng khô ra bắt, cho chút tiêu, hành lá, rau mùi rắc lên cho món ăn thêm hấp dẫn.

Như vậy, món vịt hầm măng khô rất đơn giản, dễ làm và không mất nhiều thời gian. Sau khi nấu xong thì món ăn này sẽ có màu hơi nâu, thịt vịt mềm vừa phải, nước dùng đậm đà, trong và rất thơm.

Bật Mí Cách Làm Vịt Hầm Măng Ngon Tuyệt Cú Mèo

Thịt vịt là loại thực phẩm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao. Theo y khoa, trong thịt vịt có rất nhiều protein, canxi, photpho, sắt, các loại vitamin (B1, B2, A, D, E…) cần thiết để duy trì các hoạt động của cơ thể. Việc ăn nhiều thịt vịt sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao và ưng thư. Đặc biệt, thích hợp dùng cho người mới ốm dậy, có thể chất suy nhược hoặc gầy còm ốm yếu, đổ môi ban đêm, phụ nữ có kinh nguyệt

Nguyên liệu cần có cho món vịt hầm măng:

Vịt 1 con đã sơ chế: khoảng 1 kg (Lưu ý: Bạn chỉ nên chọn vịt tơ, vịt không quá non và cũng không quá già thì món ăn làm ra mới có hương vị thơm ngon, hấp dẫn).

Gừng tươi: 2 – 3 củ to (khoảng 200 gram).

Gia vị thông thường: Rượu, nước mắm, muối, đường, mì chính, tiêu…

Ớt sừng: 2 quả. Tỏi: 3 tép. Hành khô: 3 củ.

Hành lá, rau mùi: Mỗi thứ một ít.

Măng khô: 500 gram.

Hướng dẫn cách làm món vịt hầm măng cho 5 người ăn:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

Gửng củ gọt hết vỏ, rửa sạch và đập dập. Sau đó, lấy gừng hòa lẫn với rượu trắng vào chung một bát.

Hành khô + hành tây + 1 củ gừng tươi, tất cả đem đi nướng cho đến khi có mùi thơm. Tiếp theo, bạn đem xuống, bóc vỏ và thái nhỏ.

Măng khô bạn ngâm qua đêm với nước cho nở ra, xé thành sợ nhỏ, cắt bớt những sợ già rồi ngâm chúng vào thau nước lạnh. Bạn cần ngâm măng từ 2 – 3 ngày, mỗi ngày thay nước 2 – 3 lần, điều này giúp măng khi nấu không còn bị giai và hăng.

Các loại rau thơm bạn nhặt sạch phần hỏng, đem đi rửa với nước, sau đó thái nhỏ.

Hành, tỏi bạn bóc vỏ và băm nhuyễn.

Vịt mua về rửa sạch lại với nước, cho vào rổ để ráo nước. Tiếp theo, bạn dùng hỗn hợp gừng pha với rượu để xát lên khắp mình vịt, giúp khử mùi hôi của thịt vịt. Cuối cùng, đem vịt đi rửa sạch lại một lần nữa với nước lạnh.

Bước 2: Các bước nấu món vịt hầm măng:

Đặt chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, đun cho đến khi dầu sôi. Tiếp theo, bạn cho hành, tỏi đã được băm nhỏ vào phi cho thơm.

Đổ măng vào chảo xào chín, bạn cần nêm thêm 1 muỗng café muối + 1 muỗng café hạt nêm + 1 muỗng café nước mắm, sau đó đảo đều tay cho măng ngắm đều gia vị.

Khi thấy măng hơi khô, bạn cho thêm vào chảo một ít nước lọc, đun lửa nhỏ cho đến khi măng thấm đều gia vị.

Sau khi xào măng chín, bạn đậy kín nắp chảo, để qua đêm cho măng nhừ.

Đặt nồi lên bếp, kế tiếp cho nước vào nồi sao cho ngập mặt con vịt. Cuối cùng, bạn sẽ luộc sơ thịt vịt, vớt ra rửa sạch với nước.

Bạn cho thịt vịt và hỗn hợp hành tây + hành khô + củ gừng đã nướng vào chung một nồi nước rồi đun sôi. Bạn hãy luộc vịt cho đến khi nào thịt chín mềm (khoảng 1 giơ). Ngoài ra, trong quá trình nấu, bạn nên thường xuyên vớt bọt ra cho nước canh vịt được trong.

Khi thịt vịt chín, bạn vớt ra khỏi nồi nước dùng. Tiếp theo, thả măng vào và đun sối cho đến khi măng mềm, bạn nêm nếm gia vị lại sao cho vừa ăn.

Thái thịt vịt thành miếng vừa ăn hoặc lọc lấy phần thịt, xé sợi rồi cho vào nồi măng. Cuối cúng, cho thêm hành lá + rau mùi vào nấu chung.

Lưu ý khi nấu món vịt hầm măng: Thông thường, để làm món vịt hầm măng khô, bạn cần ngâm măng với nước trước 2 – 3 ngày. Nếu bạn không có thời gian thì có thể sử dụng măng tươi. Cách sơ chế: Măng tươi bạn thái lát mỏng, cho vào nồi luộc cùng với chút muối. Sau đó, vớt ra để ráo và sử dụng để nấu canh.

Cách Nấu Chân Giò Hầm Măng Khô

Chân giò hầm măng khô vốn là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Nếu chỉ mỗi chân giò hầm bản thân nó rất ngán nhưng khi kết hợp cùng măng khô đã tạo ra một món canh hoàn hảo. Măng khô giòn giòn với miếng chân giò hầm mềm thơm chắc chắn ai ăn cũng phải gật gù khen ngon.

Cách chế biến món măng hầm giò heo Nguyên liệu cần có cho món canh măng

(bạn có thể chọn măng lá, hoặc măng lưỡi lợn. Tôi hay dùng măng nứa và măng lưỡi lợn)

– Gia vị, muối, nước mắm, hành lá, hành củ.

Sử dụng nước mắm nguyên chất để tạo độ thơm cho món ăn. thường hay sử dụng nước mắm Sa Châu.

Các bước thực hiện

– Bạn nên đem măng khô rửa sạch rồi ngâm với nước ấm để qua đêm như vậy để măng nở hết và mềm hơn.

– Sau khi đã ngâm măng bạn xé nhỏ hoặc thái miếng tuỳ theo sở thích chế biến. Nếu bạn dùng loại măng lưỡi lợn ngon, rất dầy thì cần thải ngang thân măng và thái mỏng ở phần gốc dưới. Còn với măng nứa thì chỉ cần xé nhỏ là được.

– Sau khi xé măng bạn nên rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi rồi đổ nước đó đi, làm như vậy khoảng 2-3 lần cho đến khi nước măng luộc trong hơn thì được. (bạn cũng có thể để cả cây măng luộc trước rồi mới xé sau). Rửa sạch lại với nước lạnh, để ráo.

– Làm nóng chảo, cho dầu ăn, phi thơm hành củ thái lát rồi cho măng đã xé vào xào lửa to khoảng 5 phút. Thêm nước mắm, muối cho măng ngấm gia vị.

– Móng giò cạo sạch lông, dùng khò gas khò cho da heo vàng rộm, rồi rửa sạch bằng nước lạnh, chặt miếng vừa ăn. Xương lợn chặt miếng vừa ăn, chần móng giò và xương lợn qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước lạnh cho hết mùi hôi và nước dùng nấu sẽ được trong hơn.

– Sau khi ninh xương và móng giò được 30 phút thì bạn cho lượng măng đã xào ở trên vào để ninh cùng. Đun nhỏ lửa để ninh cho thịt móng giò nhừ, măng mềm ra là được. Cuối cùng bạn cho hành lá cắt ngắn vào rồi bắc xuống, múc ra ăn nóng.

Như vậy cách nấu canh măng khô hầm móng giò không khó khăn một chút nào đúng không bạn, bạn chỉ cần để tâm vào chăm chút cho món ăn một chút là có ngay thành phẩm rất thơm ngon bổ dưỡng. Tôi hy vọng các bạn có thể làm được chuẩn vị để có bữa cơm gia đình thêm phong phú, cả trong ngày thường, hội họp, và trong những ngày lễ tết.

Cách Nấu Món Lẩu Vịt Măng Chua Cực Ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Măng chua: 400 gam.

– Gừng, tỏi, hành tím.

– Đậu phụ non: 2 hộp.

– Váng đậu: 1 túi.

– Bột năng, rượu trắng, ớt.

– Gia vị: Tiêu bột, muối, đường, bột ngọt, sa tế.

– Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa.

– Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc.

– Nấm cắt bỏ chân, rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.

– Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.

– Tỏi và hành tím bóc bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.

– Rau ăn kèm: Tùy theo ý thích và theo mùa mà các bạn có thể lựa chọn các loại rau khác nhau.

– Đậu phụ rửa sạch, thái miếng vuông vừa ăn.

– Vịt khi mua về nhặt sạch lông tơ còn bám lại trên da vịt, sau đó xát lên da vịt muối, rượu trắng và gừng sau đó rửa sạch lại rồi để cho ráo nước. Mục đích của việc sử dụng muối, gừng và rượu trắng xát lên vịt là để khử được hoàn toàn mùi hôi của vịt.

– Khi vịt ráo nước, các bạn chặt thành từng miếng vừa ăn, sau đó ướp vịt với các gia vị gồm tiêu, bột ngọt, tỏi băm, hành băm, muối, nước mắm, ớt trộn đều và ướp trong khoảng 20 phút cho thịt vịt ngấm đều gia vị.

– Măng chua rửa sạch, bóp cho khô, xả nhiều lần với nước cho đỡ chua.

– Các loại rau nhặt, rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 7 phút rồi vớt ra rổ để cho ráo nước.

Cách chế biến:

– Trước tiên, bắc chảσ lên bếp, đợi chảσ nóng cho ít dầu ăn, đợi dầu nóng già thì cho tỏi băm phi vàng rồi cho thịt vịt, cà rốt, khoai môn, nấm vào xào.

– Trong khi xào các bạn nên để lửa vừa và đảσ đều tay liên tục trong 5 phút cho thịt thấm gia vị.

– Tiếp theo bạn trút măng vào nồi vịt chờ măng sôi thì thêm đậu phụ, sa tế và váng đậu rồi đặt nồi lẩu lên bếp từ.