Top 15 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Món Oden Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Giới Thiệu Món Lẩu Oden

Những cơn gió lạnh đầu mùa đông đã bắt đầu tràn về. Và chắc hẳn không ít bạn đã thấy bên vỉa hè, trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi bày bán một món ăn đặc trưng vào mùa đông của người Nhật – Oden.

Oden là món ăn cổ truyền của ẩm thực Nhật Bản, thích hợp khi ăn trong tiết trời rét và là món ăn rất phổ biến tại đất nước Mặt Trời mọc. Khởi đầu cách đây hơn 800 năm với cách chế biến đơn giản, hầm đậu phụ trong nước dùng, trải qua thời gian, công thức chế biến ngày càng phong phú đa dạng, mỗi vùng miền lại mang những đặc trưng riêng biệt. Tùy thuộc vào các vùng miền và các hộ gia đình ở miền bắc Nhật Bản, thành phần của Oden sẽ có sự thay đổi, họ thêm vào các loại sò và rau dại, còn ở vùng Kansai, họ thích cho vào bạch tuộc và những lát gân bò.

Oden được xếp vào loại đồ ninh (hầm), tiếng Nhật gọi là 煮物, đôi khi còn được xếp vào loại lẩu (鍋類). Các thành phần thường thấy ở Oden như sau: củ cải (大根), trứng luộc (ゆで卵), konnyaku (こんにゃく- làm từ khoai tây), thịt lợn hoặc thịt bò xâu lại thành chuỗi, thịt bọc trong đậu phụ… Tùy theo từng vùng mà thành phần có thể thay đổi, thêm bớt tùy khẩu vị người ăn. Các thứ trên được ninh nhiều giờ trong nước có pha tương shouyu, một ít dầu và thêm một số đồ gia vị khác. Nước hầm có vị hơi mặn vừa phải của shouyu, cộng với vị ngọt ra từ các phần ninh, nhất là củ cải. Thành phần chính có trong oden thường là những món được ưa chuộng vào mùa đông, như củ cải, trứng luộc… vì nó làm cho người ăn có cảm giác ấm lên trong tiết trời lạnh giá.

Tìm thấy Oden ở đâu?

Oden thường được bán ở các xe thực phẩm, và hầu hết các cửa hàng tiện lợi Nhật Bản trong mùa đông. Mùa này, rất nhiều loại Oden được bán ra, giá chỉ khoảng 50 ¥ một phần. Ở Nagoya, món này được gọi là Kanto-ni (関東煮) và nước tương được sử dụng như một loại sốt chấm.Ở khu vực Kansai, đôi khi chúng được gọi là Kantodaki (関東煮 hoặc 関東炊き) đậm đà hơn so với các loại ở những địa phương khác. Oden tại Shizuoka sử dụng nước dùng đậm đặc với thịt bò và hắc xì dầu, tất cả các thành phần được nướng xiên. Cá khô bào katsuobushi và bột aonori (từ rong biển) được rắc lên mặt trên trước khi ăn.

Công thức làm món Oden

Nguyên liệu ( 2 – 3 người ăn):

336 g các loại bánh cá và cá viên Nhật Bản 4 chén nước 1 / 4 chén Mizkan 3 miếng kombu (rong biển Nhật Bản), cắt thành mảnh 3x 4,5 cm 3 quả trứng luộc 168 g daikon (củ cải), cắt thành miếng 112 g konnyaku (Bột củ từ miếng), cắt thành miếng. Cách làm:

Rửa sạch bánh cá và cá viên (chủ yếu là chiên) bằng nước, loại bỏ dầu dư thừa từ bánh cá và cá viên. Để ráo nước và đặt sang một bên. Trong 1 cái nồi, cho Mizkan và Kombu vào, đun sôi khoảng 5 phút. Thêm trứng, daikon, và konnyaku vào nồi và đun sôi thêm 10 phút. Thêm cá viên và bánh cá vào món canh và chuyển lửa nhỏ. Đun nhỏ lửa trong 30 phút và phục vụ ngay lập tức với mù tạt của Nhật Bản (karashi) hoặc shichimi togarashi. Lưu ý khi nấu:

Có nhiều loại bánh cá và cá viên của Nhật Bản. Tìm những cái đóng gói sẵn dành cho Oden. Một số loại bánh cá và cá viên mặn và có thể làm cho món canh bị mặn một chút. Cho thêm nước vào và đun sôi lại nếu món Oden của bạn bị mặn. Theo truyền thống, Oden được ninh nhỏ lửa trong 1-2 giờ. Phiên bản của tôi là phiên bản nhanh chóng và dễ dàng.

Theo Món Nhật Bản

Cùng Nấu Món Oden Nhật Bản

Cùng nấu món Oden Nhật Bản

Có thể cho nhiều loại nguyên liệu vào món oden. Loại nguyên liệu phổ biến là củ cải và trứng luộc. Nhưng mỗi địa phương khác nhau lại có cách chế biến khác nhau. Ở miền Bắc nước Nhật, người ta thích thêm các loại sò và sansai (các loại rau dại có thể ăn được).

Cách chế biến

Xắt củ cải thành những miếng hình tròn dày 2cm, sau đó gọt vỏ. Khía 2 đường vuông góc với nhau trên một mặt của miếng củ cải, mỗi đường khía có độ sâu 1cm. Việc này giúp củ cải nhanh chín hơn và dễ ngấm hương vị hơn. Luộc củ cải trong khoảng 20 phút cho đến khi mềm. Cho trứng vào nồi với một chút muối, đun sôi và luộc trong 8 phút. Sau đó cho trứng ra và ngâm ngay trong nước lạnh. Khi trứng nguội thì bóc vỏ. Đặt các miếng chả cá lên một cái rây và đổ nước sôi lên trên để rửa trôi bớt dầu còn bám lại trên bề mặt các miếng chả. Gọt vỏ cà rốt và khoai tây. Cắt thành những miếng tròn dày 2cm. Nấu nước dùng bằng cách đun nóng nước súp dashi và các gia vị trong một chiếc nồi lớn. Khi nước sôi, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên vào, trừ trứng luộc. Đun sôi với lửa nhỏ trong 20 phút. Sau đó, cho trứng vào và nhấc nồi ra khỏi bếp. Để nguội để các hương vị có thể hoà quyện với nhau. Khi dọn ra ăn, cho nồi lên bếp, làm nóng từ từ và múc ra bát, ăn kèm với các gia vị đã chuẩn bị sẵn.

Các kiểu Oden khác nhau ở từng địa phương

Có thể cho nhiều loại nguyên liệu vào món oden. Loại nguyên liệu phổ biến là củ cải và trứng luộc. Nhưng mỗi địa phương khác nhau lại có cách chế biến khác nhau. Ở miền Bắc nước Nhật, người ta thích thêm các loại sò và sansai (các loại rau dại có thể ăn được). Trong khi đó, ở Osaka và một số nơi khác của vùng Kansai, người ta lại thích cho bạch tuộc và những lát gân bò vào. Ở Okinawa, tỉnh nằm ở miền Nam Nhật Bản, người ta lại nấu với chân giò. Đối với nước dùng, người dân ở vùng Kanto có khuynh hướng thích nước dùng có vị đậm trong khi ở vùng Kansai lại thích nước dùng nhạt hơn. Ở vùng Trung bộ đảo Honshu, người dân thường cho hỗn hợp tương miso vào nước dùng. Bên cạnh đó, các vùng còn sử dụng các gia vị khác nhau để ăn kèm với món oden. Thông thường, oden thường được ăn cùng với mù tạt kiểu Nhật. Tuy nhiên, ở một vài nơi, món này được ăn kèm với nước tương miso hoặc là chấm với hỗn hợp gừng nghiền và nước xì dầu. Mỗi vùng ở Nhật Bản lại phát triển những kiểu nấu khác nhau cho món ăn này.

Theo NHK World

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.

Lẩu Oden – Món Ăn Đặc Trưng Cho Tính Cách Người Nhật

Không chỉ là đại diện tiêu biểu cho ẩm thực đường phố Nhật Bản, Oden còn là văn hóa, là hồn quốc túy của “đất nước mặt trời mọc”. Món Oden giống với tính cách của người Nhật: gọn gàng trong sắp xếp, tỉ mỉ trong cách chọn lựa nguyên liệu, kết hợp với cách chọn lựa nguyên liệu và chế biến, đem đến món ăn mỹ vị và tạo cảm giác thỏa mãn cho người thưởng thức. Vậy Oden là gì? Oden Nhật Bản có gì đặc biệt?

1. Oden là gì?

Oden là món ăn cổ truyền của người Nhật, được sử dụng phổ biến vào mùa đông, còn được gọi là miso dengaku hay degaku. Đây là món lẩu kiểu Nhật với cách làm tương tự như món hầm, ninh.

Thành phần cơ bản của Oden là chả cá khoai mỡ hầm, chả cá Kamaboko, chả cá nướng, trứng vịt luộc, thịt bò hoặc thịt heo, khoai từ và nhiều loại rau củ khác. Các nguyên liệu này sẽ được ninh nhiều giờ trong nước được chắt lọc từ dashi shoyu, thêm một chút đường và các loại gia vị khác.

Linh hồn của món Oden chính là thành phần nước lẩu, được nấu từ tảo bẹ kombu, cá bào haha katsui và nước lạt Usukuchi, được cô đọng trong miếng củ cải. Món ăn này là chọn lựa lý tưởng cho mùa đông và những ngày tiết trời lạnh.

2. Lẩu Oden – món ăn thấm đẫm tinh thần nước Nhật

Món Oden được xem là xuất hiện ở Nhật từ 800 năm trước với cách chế biến đơn giản. Trong đó, đậu phụ được hầm làm nước dùng. Món ăn này được cho là có nguồn gốc từ món Tofu- dengaku ở Kyoto. Theo đó, “Dengaku” có nghĩa là chế biến món ăn bằng cách phết tương Miso lên đồ ăn sau đó nướng, Tofu-dengaku là đậu phụ nướng.

Trải qua thời gian, món Oden được biến tấu khá đa dạng. Mỗi vùng miền được biến tấu theo công thức riêng. Chẳng hạn, vùng bắc Nhật Bản sẽ thêm vào Oden các loại sò và rau dại. Tại vùng Kasai, người ta thích thêm vào bạch tuộc và những lát gân bò.

2.1 Giá trị tinh thần nước Nhật

Không chỉ là món ăn, Oden còn là văn hóa, là hồn quốc túy của “xứ Phù Tang”. Khi chế biến món này, đồ ăn phải được sắp xếp gọn gàng như chính tính cách của người Nhật. Mỗi nguyên liệu cũng được tính toán chi ly và cẩn thận như đức tính nổi tiếng của người dân “đất nước mặt trời mọc”.

Đầu tiên, phải kể đến trứng. Nói thì khá đơn giản, rửa sạch, bỏ vào nồi và bật lửa là xong. Tuy nhiên, kỹ thuật nấu Oden khéo léo sẽ khiến cho miếng trứng không bị thâm, và cũng không bị dập.

Củ cải được thái tô và được hầm thật kỹ. Có thể nói, tất cả tinh túy của món Oden được cô đọng trong miếng của cải. Khi cắn ngập miệng, bạn có thể cảm nhận được từng hương vị kết tinh trong nó. Vị ngọt và bùi của nước súp, thơm ngọt từ củ cải, vị béo ngậy trong trứng…đem đến trải nghiệm ẩm thực ấn tượng cho người thưởng thức.

3. Điểm đặc biệt có thể bạn chưa biết về món lẩu Oden Nhật Bản

3.1 Món Oden ra đời từ sự phổ biến của nước tương

Có một vài dị bản về sự chuyển hóa từ “Dengaku” thành món Oden được sử dụng phổ biến ngày nay.

Một trong những giả thuyết đó là vào thời hậu Edo, tại Choshi và Noda (đều thuộc tỉnh Chiba), tương hầm là món ăn được yêu thích và sử dụng phổ biến. Đây chính là lý do món “Oden hầm” ăn với nước tương xuất hiện.

Lúc đầu, Oden được ăn với một ít nước sốt. Đến thời Meiji, lượng nước sốt tăng lên khiến món ăn này phổ biến và lan rộng khắp vùng Kansai vào thời Taiso. Tuy vậy, ở Kasai, món ăn này không được gọi là Oden là được gọi là Kantoni – nghĩa là món ninh từ miền đông Nhật Bản.

3.2 Từ gánh hàng rong cho đến món ăn phổ biến

Vào đầu thời Showa, Oden xuất hiện phổ biến tại các gánh hàng rong hay một số nhà hàng. Người Nhật cũng ít khi nấu món ăn này tại nhà.

Từ khi gia vị sốt Oden xuất hiện và được bán rộng rãi, món ăn này ngày càng được phổ biến, trở thành món ăn quen thuộc được sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Thậm chí, từ những năm 80, loại gia vị này được bán rất nhiều tại cửa hàng tiện lợi và ngày càng được nhiều người biết đến.

3.3 Oden còn có những tên gọi nào?

Tại Nhật Bản, Oden thường được bán ở các xe thực phẩm, các cửa hàng tiện lợi. Tại Nagoya, món Oden được gọi với cái tên khác là Kanto-ni và nước tương được sử dụng như một loại sốt chấm.

Tại Kansai, đôi khi Oden được gọi là Kangaki với phần nước gia vị đậm đà hơn những nơi khác.

4. Cách làm lẩu Oden với công thức đơn giản

Nếu muốn thưởng thức món lẩu Oden tại nhà, bạn có thể tự nấu với công thức chế biến khá đơn giản. Cụ thể:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

336g các loại bánh cá và cá viên Nhật

4 bát nước

¼ bát Mizkan

3 miếng kombu (rong biển Nhật Bản)

3 quả trứng luộc

168g daikon (củ cải trắng) cắt thành miếng

112g konnyaku (bột củ từ miếng).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn có thể bắt đầu chế biến món lẩu Oden với các bước thực hiện như sau:

Bạn rửa sạch bánh cá và cá viên bằng nước, loại bỏ dầu thừa từ bánh cá và cá viên. Sau đó để ráo nước.

Bạn chuẩn bị một cái nồi, cho Mizkan và Kombu vào, đun sôi khoảng 5 phút. Tiếp đó, thêm trứng, daikon và konnyaku vào nồi rồi đun sôi 10 phút. Thêm cá viên và bánh cá vào món canh rồi để nhỏ lửa. Bạn ninh nhỏ lửa khoảng 30 phút và phục vụ nóng với mù tạt hoặc shichimi togarashi.

Lưu ý: Có nhiều loại bánh cá và cá viên khác nhau, bạn nên tìm những gói đóng sẵn sử dụng nấu lẩu Oden. Thêm đó, một số loại bánh cá và cá viên có thể làm cho Oden bị mặn, bạn cần chú ý khi sử dụng hoặc cho thêm nước vào và đun sôi.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Cách Nấu Món Chè Giun

Xuất phát từ món ăn truyền thống của Thái Lan, chè giun (cendol) được gọi là “chong” hoặc còn có tên gọi khác là chè Thái hay chè bánh lọt theo cách gọi của người miền Nam. Có rất nhiều cách để thưởng thức món ăn này, bạn có thể kết hợp cùng đậu xanh, đậu đỏ làm thành ly chè ba màu thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, người dân Hải Phòng chuộng ăn chè giun với nước cốt dừa và đá bào hơn cả.

Để có một bát chè giun thơm ngon bổ mát với màu xanh cốm bắt mắt, đòi hỏi người nấu phải rất tỉ mỉ, cầu kỳ và khéo léo trong việc chọn nguyên liệu.

Bột gạo dùng để làm chè giun là loại gạo hạt trắng mẩy, trước khi đem nghiền thành bột phải ngâm cùng nước vôi trong với tỉ lệ vừa phải để sợi chè không bị bở, dai và trong hơn. Nước dùng để pha bột muốn có màu xanh tự nhiên, người ta dùng lá bồ ngót và lá dứa (lá nếp) xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt để tạo màu.

Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu, trộn hỗn hợp bột gạo cùng một ít bột năng, nước cốt lá dứa hoặc bồ ngót với nước, muối lại với nhau, bắc lên bếp để lửa vừa, khuấy liên tục để bột đặc sánh lại. Khi quấy bột, người nấu thường cho thêm nước cốt dừa vào để sợi chè bóng lên hấp dẫn.

Khâu cuối cùng để có được những “con giun” xinh xắn là múc bột đã nguội bớt vào rổ (hoặc máy ép rice potato chuyên dụng) để ép bột lọt xuống nước đá lạnh bên dưới, đợi cho bột săn lại là có thể đem dùng được.

Giữa trưa hè nóng bức, thưởng thức ly chè thanh mát, mọi giác quan như được thức tỉnh, sảng khoái vô cùng. Từng miếng bột màu xanh dẻo dai, hơi sần sật, lại thơm mùi lá nếp cộng với cái bùi béo, mát lạnh của nước cốt dừa và đá bào, ăn hoài không biết chán.

Các quán bán chè giun còn kết hợp với cả đậu hũ non, sương sa, sương sáo, hạt lựu, thậm chí chuối hay các loại quả làm phong phú thêm cho món ăn và chiều lòng thực khách. Tuy nhiên, không ít người thích ăn tại những gánh chè giun rong ruổi trên phố hay trên vỉa hè, bởi các bà các mẹ thoăn thoắt đôi bàn tay múc thật nhanh chè giun vào bát, chan thêm cốt dừa béo ngậy là đã có ngay để dùng, vừa giải nhiệt nhanh gọn, vừa dân dã, thân thương.