Bật mí cách làm món lẩu vịt om măng
Chuẩn bị nguyên liệu cho món lẩu vịt om măng
Vịt đang sống
Chọn những con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của hai cánh vừa đủ đan chéo vào nhau). Những con vịt này làm lông sẽ nhanh, không tốn thời gian.
Hạn chế chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian để nhổ lông tơ (lông măng). Những con vịt non sẽ có mỏ to và mềm. Còn vịt già có mỏ nhỏ và cứng. Vịt đã đẻ một vài lứa có thịt cũng khá thơm. Loại vịt này thì bụng dưới xệ xuống.
Khác với gà, nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.
Để xem vịt khỏe mạnh hay bệnh, chị em hãy vạch phía sau đuôi xem hậu môn vịt không bị dính phân chảy là vịt không bị bệnh.
Nên chọn vịt mới mổ, nhìn còn có độ tươi ngon, ấn tay vào các phần của vịt thấy chắc.
Quan sát hai bên đùi và lườn vịt, thấy căng bóng, thớ thịt dày thì không nên mua. Khi dốc ngược con vịt, thấy nó bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước.
Dùng tay ấn vào đùi và lườn vịt, thịt bị bơm nước thường bập bùng, nhão.
Măng tươi
Nhìn bằng mắt thường măng có vỏ mỏng, giòn, nhiều nước; vị tươi ngon có mùi thơm đặc trưng
Không nên chọn măng quá trắng, màu măng vàng nâu, sờ vào không bị dính tay, có những đường vân.
Nên lựa chọn củ măng có bắp to, phần ngọn không xanh. Còn nếu phần ngọn trên mà xanh đó là măng đã nhú lên khỏi mặt đất rất dễ bị đắng.
Lưu ý: Trường hợp măng có màu trắng, vàng đậm bất thường và có mùi hôi thì không nên sử dụng.
Khử mùi hôi của vịt bằng chanh
Bạn chỉ cần dùng chanh xát trực tiếp lên vịt, mùi hôi sẽ biến mất ngay. Đây là cách làm đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm.
Khử mùi hôi của vịt bằng giấm
Nếu không có chanh, bạn có thể khử mùi hôi của vịt bằng giấm. Hòa muối và giấm với nhau với một lượng vừa đủ, sau khi đã sơ chế vịt sạch sẽ, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn thấy mùi hôi của vịt nữa.
Khử mùi hôi của vịt bằng gừng
Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc.
Cho một miếng gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.
Bạn bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho vào nồi nước,
Thêm một nắm lá rau ngót vào và bật bếp đun sôi.
Khi măng hơi chín mềm thì bạn tắt bếp và vớt măng ra, rửa sạch dưới nước mát nhiều lần. Cho vào rổ để ráo bớt nước rồi mới chế biến như bình thường.
Với cách làm này sẽ khử được chất độc từ măng và khi ăn sẽ không bị đắng nhưng măng vẫn giữ được độ giòn.
Cách bảo quản nguyên liệu cho món lẩu vịt om măng
Thịt vịt tươi sống
Thịt vịt tươi sống cần được bảo quản ở mức nhiệt độ 2 độ C đối với bảo quản mát
Đối với bảo quản mát thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như bảo quản trong thời gian dài thì cần bao bọc thịt thật kỹ và không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Thường hay sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc để bọc kín thịt.
Măng tươi
Khi mua măng về, nên bóc hết phần bẹ già ở bên ngoài
Sau đó thái măng thành những lát mỏng, to.
Lưu ý: càng thái mỏng càng tốt, măng mới có độ ngọt, ngon và khi chế biến món ăn mới đạt được độ cảm quan.
Trong quá trình thái nên ngâm nước để măng không bị thâm.
Sau đó hòa 1 lít nước sôi để nguội với 300gr muối tương đương 1 kg măng rồi đem muối.
Sau 7 ngày, các bà nội trợ sẽ mang măng ra sử dụng như nấu các món canh chua, om cá hoặc nấu sườn.
Với bí quyết này, bạn sẽ bảo quản được măng trong thời gian hơn 1 tháng. Khi đem ra sử dụng, măng vẫn giữ được hương vị ban đầu
Công dụng lẩu vịt om măng
Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.
Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe
Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít
Phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người
Giúp chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, bị mất ngủ, hay quên
Ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.
Măng tươi
Giúp giảm cân
Kiểm soát Cholesterol
Tốt cho tim
Chống ung thư, tăng cường miễn dịch
Ai không nên ăn lẩu vịt om măng
Phụ nữ đang mang thai
Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ.
Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Trẻ em
Axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa. Nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tráng tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Người bị bệnh thận
Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên.
Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.
Người bị bệnh gút
Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.
Nguồn: Tổng hợp
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
Bước 4:
Bước 5: