Nguyên liệu nấu lẩu thập cẩm cần những gì
Cách nấu lẩu thập cẩm thơm ngon như sau
– Bước 1: Gà khi mua về bạn làm thật sạch để cho ráo nước, sau đó bạn chặt phần cổ, cánh gà, xương sống gà, xương bụng gà để sang một bên, phần thịt gà bạn chặt miếng vừa ăn rồi ướp cùng với xả, gừng và một ít gia vị.
– Lưu ý: Khi mua bạn nên chọn gà mái đẻ vì khi nấu thịt gà sẽ giòn và dai rất ngon.
– Bước 2: Bạn bắt một nồi nước lên bếp đun cho thật sôi sau đó bạn cho phần xương gà vừa chặt vào + 300g xương heo nữa nấu lấy nước dùng. Bạn nấu phần xương gà và xương ống heo này khoảng 30 đến 45 phút khi nấu bạn cho một ít gừng vào nồi.
– Bước 3: Trong lúc chờ đợi phần nước dùng, bạn lấy thịt bò rửa cho sạch thái thành từng lát thật mỏng để ra một bát riêng, tôm bạn đem rửa sạch để ráo nước. Nghêu bạn đem rửa thật sạch cũng để ráo nước. Sau khi đã ráo nước hoàn toàn, bạn cho tất cả các nguyên liệu vào chung 1 cái đĩa, để sẵn chuẩn bị ăn lẩu.
– Lưu ý: Phần nghêu khi mua về bạn phải ngâm với nước cho thêm ớt vào khoảng 1 tiếng cho nghêu nhả hết cát và chất bẩn ra.
– Bước 4: Rửa sạch rau ăn lẩu, để ráo nước, sau đó sắp theo từng loại rau bài trí ra 1 cái đĩa lớn.
– Bước 5: Quay lại với nồi nước dùng, khi đã ninh được khoảng 30 đến 45 phút rồi, bạn nêm nếm cho nồi nước dùng vừa ăn. Tiếp đến, bạn bắt một cái chảo lên, phi hành, tỏi xả, ớt băm nhuyễn cho thơm và vàng đều, tiếp đến bạn cho cà chua vào xào cho mềm ra, tiếp đến cho hết hỗn hợp này vào nước dùng.
– Cuối cùng bạn cho thêm sa tế vào nêm nếm lại sao cho vừa ăn là được. Cuối cùng bạn cho thêm một ít rau mùi…vào sau đó bạn tắt bếp.
– Bước 6: Bạn cho phần nước lẩu này qua một cái nồi lẩu nhỏ, bắt lên bếp ăn lẩu, đun sôi, tiếp đến cho gà vào nấu, tiếp đến cho nghêu, tôm, nấm….vào nồi khi nước lẩu sôi bùng lên chúng ta cho thêm rau vào là chúng ta có thể dùng được.
– Thịt bò bạn không nên bỏ vào nếu bỏ vào nấu quá lâu sẽ làm cho thịt bò dai, khô ăn không ngon, khi nào chúng ta ăn chúng ta sẽ nhúng vào nồi lẩu.
II – Nguyên liệu cho nồi lẩu thập cẩm gồm những gì để ngon, hấp dẫn?
Trong các món lẩu thì lẩu thập cẩm được nhiều yêu thích bởi vì nó là sự tổng hòa của nhiều loại thực phẩm, mà những món lẩu khác thì chỉ có món ăn riêng theo tên của loại lẩu ấy. Món lẩu thập cẩm gồm nhiều nguyên liệu tùy theo sử thích cũng như số lượng người ăn mà được chuẩn bị cho phù hợp. Nên đôi khi làm lúng túng cho người mua không biết lẩu thập cẩm gồm những gì.
Lẩu thập cẩm thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu. Tuy nhiên, có 2 loại lẩu thập cẩm mà mọi người hay sử dụng.
Loại thứ nhất sử dụng nguyên liệu chính là thịt gà, thịt bò hoặc có thêm lòng lợn, tim heo
Loại lẩu thập cẩm thứ hai sử dụng nguyên liệu nghiêng về hải sản, ví dụ như mực ống kết hợp với tôm, ngao và tim heo.
Nếu bạn chọn nguyên liệu chính là thịt gà thì bạn có thể sử dụng xương gà để đun trong khoảng 2-3 tiếng để có được nồi nước dùng ngọt. Nếu không thì bạn có thể chọn xương lợn (xương ống hoặc xương sườn) để ninh lấy nước dùng.
Như vậy là xong phần chọn nguyên liệu chính cho nồi lẩu thập cẩm. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm đậu phụ trắng, váng đậu, khoai môn, cà rốt, hành tây, ngô bao tử với mục đích làm cho nước lẩu được ngọt và giàu dinh dưỡng
Nguyên liệu để nước dùng
Nước dùng ăn lẩu chính là cái hồn của món lẩu. Món lẩu ngon phải có nước dùng ngon. Nước dùng thường dùng ăn lẩu lấy từ nước hầm xương. Vậy để có món lẩu ngon bạn phải chuẩn bị các nguyên liệu để nấu nước dùng. Đó là đáp ăn án đầu tiên của câu hỏi lẩu thập cẩm gồm những gì.
Nguyên liệu để nấu nước dùng thường là xương heo hoặc nước luộc gà. Xương heo bạn phải chọn mua phần xương ống hoặ xương cục khi hầm sẽ ra vị ngọt của xương và tủy không nên chọn xương sườn vì xương xườn có ít xương hầm không ngọt bằng. Xương các bạn đã mua về rửa sạch sau đó luộc qua nước sôi cho hết mùi hôi và chất bẩn. Sau đó vớt ra cho vào nồi hầm trong 60 phút. Và cuối cùng cho ra xong và nêm gia vị cho lên bếp ăn lẩu.
Còn nếu bạn dùng nước gà thì bạn lọc thịt gà để nhúng lẩu còn xương gà bạn cho vào xông hầm cùng vài lát gừng khoảng 60 phút sau đó cho lên bếp lẩu. Ngoài ra còn có thể có chọn các nguyên liệu để hầm nước lẩu như đuôi bò, xương bò, sụn bò…
Các loại thịt và hải sản
Ăn lẩu thì không thể thiếu các món nhúng, lẩu thập cẩm gồm những gì thì trong đó phải có các món từ thịt hoặc hải sản để nhúng lẩu. Bạn nên chọn mua các loại thịt cùng một số loại hải sản thì khi ăn sẽ đa dạng và tăng độ phong phú của món lẩu thâp cẩm.
Với các đồ nhứng từ thịt thì bạn có thể chuẩn bị thịt lợn, thịt bò, thịt gà… đó là những nguyên liệu phổ biến. Bạn nên chọn mua thịt ba chỉ hoặc phần thịt sườn sụn thái lát và ướp cùng ít gừng tỏi cho thơm để làm món nhúng. Thịt bò bạn nên chọn phần thịt còn dính ít bì thái mỏng và cũng ướp với gừng và tỏi khi ăn thịt sẽ mềm và thơm. Nếu bạn chọn thịt dà thì có thể chặt ra thành các khúc nhỏ hay lọc lấy thịt và thái miếng ướp gừng cho thơm.
Đối với các nguyên liệu hải sản thì bạn có thể chọn mực, tôm, bạch tuộc, cua biển, ngao, sò…. Những nguyên liệu này cần được làm sạch sẽ và ướp cùng gừng, sả cho hết mùi tanh. Khi chọn hải sản nên chọn đồ còn tươi sống thì khi ăn sẽ ngọt và thơm hơn.
Các loại rau ăn lẩu thập cẩm
Món lẩu thập cẩm ngon không thể thiếu rau nhúng lẩu. Trước hết là các loại rau ăn lẩu thì có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn như cải thảo, cải chip, cải ngọt, cải bắp, rau muống, rau mồng tơi, rau cần, rau ngải,… Tiếp đến là các loại nấm tươi như nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm đông cô, nấm rơm… Các loại rau và nấm các bạn mua về rửa sạch cho ráo nước sau đó chẻ các khúc cho vừa ăn.
Ngoài ra bạn có thể chọn mua thêm 1 số của quả nữa như ngô ngọt, khoai lang, khoai sọ, cà rốt, cà chua,… Tiếp nữa là phải chuẩn bị các loại rau thơm như rau mùi, húng, rau răm, ớt quả,… Và cũng không quên chuẩn bị sả, gừng, hành khô, tỏi để ướp đồ ăn.
Gia vị cho nước lẩu hải sản chua cay
Để nước lẩu đậm đà ta còn phải chuẩn bị các gia vị cho nồi nước lẩu thập cẩm. Các gia vị không thể thiếu như nước mắm, bột nêm, mì chính, bột canh, hạt tiêu, sa tế, ngũ vị hương.
Bạn cũng có thể chuẩn bị các gia vị lẩu có sẵn như gia vị lẩu thái, lẩu hải sản, lẩu thập cẩm, lẩu chua cay, lẩu kim chi… nếu bạn thích ăn cay có thể cho thêm kim chi và nước lẩu.
Các loại đồ ăn, thịt ăn kèm lẩu thập cẩm khác
Lẩu thập cẩm gồm những gì thì với các nguyên liệu trên đã khá đầy đủ. Ngoài ra bạn có thể chuẩn bị các đồ ăn kèm với lẩu như các loại viên bò, viêm tôm, thanh cua… thả vào nồi lẩu. Còn nữa như đậu phụ, váng đậu và các loại đồ ăn kèm như bún, mì tôm, bánh đa…
Ngoài ra bạn nên chuẩn bị thêm đồ chấm lẩu. Bạn có thể dùng bột canh trộn cùng sa tế và 1 chút nước lẩu và vắt chanh để làm đồ chấm các món nhứng lẩu.
Gói gia vị nấu lẩu thập cẩm Aji – Quick
Thành phần và công dụng:
– Thành phần nguyên liệu: Muối, đường, chất điều vị, me, ớt, chất điều chỉnh độ chua, riềng, dầu ăn, hương tôm Yum tổng hợp, chất chiết từ men, tiêu, dầu ớt, chất tạo ngọt và hương nước mắm tổng hợp.
– Nguyên liệu được chọn lọc kĩ càng, sản xuất theo quy trình chế biến khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh và không gây hại với sức khỏe người tiêu dùng.
– Công thức đặc biệt đem tới hương vị thơm ngon hấp dẫn của món lẩu Thái, vị chua và ngọt hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo, đem lại món ăn phù hợp khẩu vị của tất cả thành viên trong gia đình.
Hướng dẫn sử dụng:
– 55g bột dùng để nấu khoảng 1,5l nước dùng.
– Cho bột gia vị Lẩu Thái vào nồi lẩu sau khi các nguyên liệu khác đã chín, khuấy đều tay.
Bảo quản:
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
III – Công thức chế biến món lẩu thập cẩm ngon như nhà hàng
Lẩu thập cẩm là món ăn thường xuất hiện trên menu của các nhà hàng cũng như các quán ăn lớn nhỏ. Bây giờ, bạn không cần phải đi đâu xa để thưởng thức mà có thể tự trổ tài làm món lẩu thập cẩm đãi gia đình với công thức vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu
1kg gà ta. 500g tôm sú. 300g xương heo.
500g bún.
300g thịt bò. 500g nghêu.
3 trái cà chua. 3 miếng đậu phụ. 200g nấm tươi.
Sả, ớt, gừng. Hành tím, tỏi.
Các loại rau ăn lẩu như mồng tơi, cải xoong, cải bẹ xanh, rau ngò…
Sa tế, dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt…
Cách chế biến
– Sả rửa sạch, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, thái sợi. Xương heo rửa sạch, chặt khúc.
– Gà làm thật sạch, để cho ráo nước. Sau đó chặt phần cổ, cánh gà, xương sống gà, xương bụng gà để sang một bên. Phần thịt gà bạn chặt miếng vừa ăn rồi ướp cùng với sả, gừng và một ít gia vị.
– Cho 1 lít nước lên bếp đun sôi, trút phần xương gà, xương heo, gừng ninh từ 30 – 45 phút lấy nước dùng.
– Thịt bò rửa sạch, thái mỏng (nhớ thái đúng thớ không thịt sẽ bị dai). Tôm rửa sạch, để ráo. Nghêu ngâm với ớt đập dập khoảng 1 tiếng rồi rửa thật sạch, để ráo nước.
– Cách loại rau rửa sạch, để ráo. Nấm rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa ăn. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn. Hành tím, tỏi lột vỏ, băm nhỏ. Rau ngò rửa sạch, thái nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ cuống, băm nhỏ.
– Cho dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm hành tím, tỏi, sả, ớt băm cho vàng và thơm đều. Tiếp đến cho cà chua vào xào mềm. Trút hết hỗn hợp này vào nồi nước dùng. Nêm sa tế, gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, cho thêm ít rau ngò.
– Cho phần nước lẩu này qua một cái nồi lẩu nhỏ, bắc lên bếp ăn lẩu, đun sôi, tiếp đến cho gà vào nấu, tiếp đến cho nghêu, tôm, nấm, thịt bò, đậu phụ, rau… vào nồi khi nước lẩu sôi.
IV – Cách nấu lẩu hải sản thập cẩm chua cay đúng vị miền Nam
Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu hải sản ngon
Trước khi bắt tay vào bếp nấu ngay nồi lẩu thơm ngon cho cả gia đình, bạn cần đi chợ hoặc siêu thị để mua những nguyên liệu cần thiết. Cụ thể là:
Tôm tươi (nên là tôm to, tươi, còn nguyên con, không bị dập): 300g
Mực tươi: 300g. Ngao: 1kg
Cá trắm (có thể thay thế bằng cá vược, cá hồng hoặc cá khác): 300g
Nấm ăn kèm bao gồm nấm kim châm, nấm hương, nấm hải sản: mỗi loại 300g
Xương ống hoặc sườn heo: 1kg
Gia vị: hạt nêm, nước mắm, sa tế, chanh tươi
Cà chua: 2 quả, 1/2 quả dứa. Hành, sả, tỏi. Bún tươi: 1kg
– Lưu ý: Tùy thuộc vào nhu cầu ăn uống và số lượng người ăn mà bạn có thể tính toán để mua lượng nguyên liệu thích hợp.
Bước 1: Ninh xương
Bạn rửa sạch xương ống hoặc sườn heo, cho vào nồi cùng với một ít nước, đun sôi trong khoảng 2 phút. Sau đó, xương được đưa ra ngoài, đổ nước trong nồi ra, rửa lại xương với nước sạch, thêm lượng nước vừa ăn lẩu, bắc lên bếp và ninh với lửa vừa. Thời gian ninh xương thường là 1 tiếng đồng hồ. Mọi người nhớ hớt bỏ phần bọt nổi để nước dùng trong hơn.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Bạn tranh thủ sơ chế các nguyên liệu khác trong thời gian ninh xương. Tôm, cá đã cắt khúc được rửa sạch, để ráo trong đĩa. Ngao ngâm với nước muối cùng vài lát ớt trong một khoảng thời gian nhất định để đất bên trong được nhả ra hết, rửa lại với nước, vớt ra để cạnh tôm. Mực được rửa sạch, bỏ những phần không ăn được, thái lát hoặc cắt khoanh tròn, cho vào đĩa. Các loại nấm và rau được nhặt sạch, rửa với nước.
Bước 3: Nấu nước dùng
Mọi người bóc vỏ hành, tỏi. Riêng sả thì bóc tách phần già, giữ lại gốc non, rửa sơ với nước. Sau đó, các nguyên liệu này được băm nhỏ. Nồi được bắc lên bếp, thêm 3 muỗng dầu ăn, cho hỗn hợp vừa chuẩn bị vào xào đến khi mùi thơm lan tỏa thì thêm 2 thìa sa tế, đảo đều tay.
Cà chua đã cắt múi cau được cho vào xào đến khi chín nhừ thì gạn đổ nước xương đã ninh vào, nêm nếm lại cho vừa ăn, thêm dứa đã cắt thành miếng vừa ăn vào nồi rồi tắt bếp.
Bước 4: Chuẩn bị lẩu hải sản để thưởng thức
Lúc này, nồi lẩu lan tỏa hương thơm của sả và các nguyên liệu có mùi khác, màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon vừa chua cay lại ngọt dịu. Bạn đặt nồi nước dùng lên một bếp nhỏ ở ngay giữa bàn, bày thêm các đĩa tôm, mực, ngao, rau, nấm ăn kèm ở xung quanh.
Cách ăn lẩu hải sản chua cay rất đơn giản, bạn chỉ cần cho tôm, mực, ngao, rau, nấm vào nồi nước lẩu đang sôi. Đợi khi các nguyên liệu đã chín thì cho một lượng bún nhỏ vào bát, gắp đồ ăn, chan thêm nước dùng và bắt đầu thưởng thức.
Những điều cần lưu ý khi nấu lẩu hải sản thập cẩm
Một số mẹo khi nấu bếp có thể giúp bạn nấu được món lẩu hải sản thơm ngon, hấp dẫn. Đó là:
– Bạn cần chọn hải sản tươi ngon, tốt nhất là còn nguyên con, không bị dập nát hay có mùi khó chịu. Trong quá trình sơ chế nếu thấy con nào bị hỏng thì cần vứt bỏ ngay, không để vào nấu chung khiến cả nồi lẩu mất ngon.
– Trong khi ninh xương, chú ý hớt bọt nổi để nước dùng trong và món ăn sau khi hoàn thành đẹp mắt hơn.
– Nêm nếm gia vị vừa ăn, đừng quá mặn vì sau một lúc nồi lẩu được bắc trên bếp, nước dùng sẽ cạn xuống và có vị đậm hơn so với lúc ban đầu.
– Ngoài các loại nấm đã kể trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại rau ăn kèm khác như rau muống, rau nhút, rau cải ngồng, rau cần…
– Bạn có thể chuẩn bị thêm một chén nước mắm pha hoặc mắm mặn để ăn kèm với lẩu. Tùy thuộc vào khẩu vị của gia đình mà có thể làm cay, cay ít hoặc không cay.