Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Món Kiểm Ngon Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Nguồn Gốc Món Kiểm Chay Và Cách Nấu Kiểm Cho Ngày Rằm

Kiểm hay canh kiểm là một trong những món ăn chay phổ biến có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Bộ. Canh kiểm thường có vị ngọt, hơi béo từ nước cốt, dão dừa, thường được nấu cùng các loại nông sản như: bí đỏ, khoai lang, đậu que, đậu phộng, bột khoai, đậu hũ, cà rốt, nấm mèo, khoai môn cao…

Canh kiểm thường được “đãi” vào các ngày rằm lớn hay giỗ chạp cho các Phật tử đến chùa ăn cơm chay. Nguồn gốc của kiểm cũng thật đặc biệt. Tương truyền rằng món kiểm ra đời do thói quen cúng dường của các Phật tử trong dịp rằm, lễ.

Từ những cây trái, hoa quả được người dân cúng dường cho chùa như: trái bí, miếng khoai, quả mướp, dừa, nải chuối, trái mít… các nhà sư mới nghĩ ra cách gộp tất cả số nguyên liệu lại và nấu thành canh kiểm mời Phật tử ăn. Vì mỗi thứ một ít, khó chế biến món ăn riêng, nên một nồi canh tổng hợp ra đời.

Thế là món kiểm cũng vì thế mà xuất hiện. Cũng chính vì vậy mà tùy theo sở thích hay hoàn cảnh thực tế của mỗi nơi mà nồi kiểm sẽ được chế biến từ những loại nguyên liệu khác nhau như: đậu đũa, bí, mướp, khoai lang, khoai cao, khoai sáp, sa kê, đậu phộng, hạt sen, các loại nấm, tàu hũ ky, bột khoai, bột báng, táo đỏ… Những nồi kiểm thơm ngon, đậm đà, hấp dẫn chắc chắn không thể thiếu thứ nguyên liệu căn bản là dừa.

Một giả thuyết khác cho biết món này có nguồn gốc từ món chè thưng của người Triều Châu cũng được nấu từ canh đậu và được nấu từ đậu xanh, bột báng, tàu hủ ki, khoai lang, thêm vào nước cốt dừa làm nên vị đặc trưng của canh kiểm.

Cách nấu kiểm chay

Nguyên liệu:

200gr bí đỏ

1 củ khoai môn

1 củ khoai lang

Cà rốt, củ sắn, ớt sừng

Đậu hũ trắng, tàu hũ ky cây, đậu que, đậu phộng sống, dầu ăn, bột khoai, nấm mèo, bún tàu, táo đỏ

Muối, tiêu, đường, rau sống, bún

1 chén nước cốt, 2 chén nước dão

Cách làm:

Khoai lang bí gọt vỏ, cắt cọng dài 4-5 cm. Cắt khoai môn cao với kích thước tương tự. Củ sắn cắt cọng. Cà rốt tỉa hoa, cắt lát mỏng. Nấm mèo, bún tàu ngâm nở. Táo đỏ xăm lỗ nhỏ, ngâm với nước cho nở trước khi nấu. Đậu que tước sợi. Bột khoai ngâm mềm.

Tàu hũ ky ngâm nở để khi nấu nở mềm đều.

Chiên sơ khoai môn cao, khoai lang.

Nấu sôi nước dão. Nước dão dừa sôi cho đậu phộng, táo đỏ. Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, dầu nóng cho tàu hũ ky, nấm mèo, cà rốt vào xào, nêm 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường. Trút hỗn hợp vào nồi nước dão, để lửa nhỏ, nấu trong 5 phút. Tiếp theo cho đậu hũ cắt miếng vuông, đậu que, bún tàu, bột khoai vào đảo nhẹ. Nêm thêm 1/2 muỗng cà phê đường, canh châm nước dùng xăm xắp. Thêm vào 1 chén nước cốt dừa vào, nếm vừa vị.

Múc kiểm chay ra tô, dọn kèm bún và rau sống, ăn kèm với muối ớt.

Cách Nấu Chè Kiểm Ăn Là Mê

Chè kiểm là món ăn dân dã được chế biến từ các loại rau củ quen thuộc với người dân Nam Bộ. Chè có vị ngọt thanh, chút bùi của khoai lang, bí đỏ, vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị dai của bột khoai và giòn sần sật của bột báng. Chỉ nghĩ đến thôi đã muốn “ứa nước miếng” đúng không nào?

Trước khi thực hiện cách làm chè kiểm, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món chè này.

Nguyên liệu nấu chè kiểm

– 200g khoai lang

– 200g mít

– 200g bí đỏ

– 6 trái chuối sứ

– 200g dừa khô

– 25g bột báng

– 50g bột khoai

– 150g đường

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Bí đỏ khi mua về, bạn đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.

– Khoai lang bạn đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc. Bạn cần thái khoai lang nhỏ hơn bí đỏ vì bí khi nấu sẽ nhanh chín hơn khoai. Nếu khoai lang to hơn bí thì sẽ khiến bí đỏ chín nhừ, mất ngon.

– Chuối bóc vỏ, cắt khúc

– Bột khoai và bột báng bạn đem ngâm với nước cho nở mềm. Ngâm khoàng 15 phút, bạn vớt ra, để ráo không để bột quá nở món chè sẽ không ngon.

– Mít bạn đem tách múi, bỏ hạt rồi cắt miếng theo chiều dọc.

– Dừa khô bạn đem nạo thành sợi, rồi cho vào nước ấm. Nhào thật mạnh rồi vắt lấy nước cốt để riêng. Tiếp tục, bạn cho nước ấm vào rồi nhào lấy nước dão để nấu chè kiểm.

– Bạn cho phần nước cốt dừa dão cùng nước lọc vào nồi, cho thêm khoai lang và bí đỏ vào nấu cùng. Khi nước sôi, bạn nấu thêm 10 phút thì cho phần chuối vào nấu cùng cuối cùng là chuối.

– Khi các nguyên liệu gần chín, bạn nêm nếm cùng với ít muối, đường sao cho chè có vị mặn ngọt hài hòa, không quá ngấy.

– Cuối cùng, bạn cho mít vào nấu cùng để giúp món chè có mùi thơm hấp dẫn.

Bí quyết để món chè kiểm ngon hơn, là khi tắt bếp, bạn cho thêm nước cốt dừa đặc vào, khuấy nhẹ rồi múc chè ra chén. Làm như thế, khi ăn sẽ cảm nhận được vị cốt dừa béo ngậy, hấp dẫn. Bạn múc chè ra chén, cho thêm đậu phộng răng giã nhỏ vào là thưởng thức đươc rồi đấy! Món chè kiểm có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy thích.

– Cần cắt khoai lang nhỏ hơn bí để đảm bảo hai nguyên liệu chín cùng lúc.

– Mít bạn nên chọn loại mít quê có mùi thơm và mùi vàng, không nên chọn mít Thái. Nếu không thích mít bạn có thể thay thế bằng mùi hương của vani đều được.

– Bột khoai và bột báng nếu luộc, bạn không nên luộc quá kỹ sẽ khiến chúng bị mềm nhũn và khi vớt ra nên chon gay vào nước lạnh.

– Nếu muốn chuối chín mềm hơn, bạn có thể cho chuối vào nấu cùng lúc với khoai lang và bí đỏ.

– Cân chỉnh lượng nước cho vừa phải để món chè không quá đặc hoặc quá nhão.

– Khi nấu chè kiểm, bạn cần điều chỉnh lượng lửa cho vừa phải không để các nguyên liệu bị cháy khét.

– Nếu thích, bạn có thể cho thêm khoai môn vào nấu cùng để tăng hương vị.

Chia Sẻ Cách Nấu Của 2 Món Chè Chay Mè Rang Cốt Dừa Và Chè Kiểm

1. Cách chế biến chè kiểm

Nguyên liệu cần dùng Cách chế biến món chè chay này như sau

Bước 1: Bí ngô, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Sau đó ngâm trân châu với bột khoai vào nước lạnh khoảng 15 phút. Chuối bóc vỏ, thái khúc nhỏ vừa ăn.

Dừa khô bạn cho vào nửa bát nước ấm rồi vắt lần đầu( gọi là nước cốt đầu) để riêng sang một bên. Sau đó cho tiếp nước ấm vào rồi vắt lần hai( nước dão).

Bước 2: Sau khi vớt trân châu và bột khoai rồi cho vào nồi nấu riêng từng loại, để cho chín rồi mang ra xả nước lạnh vào để một bên cho ráo nước.

Để một cái nồi to lên bếp, đầu tiên cho khoai lang vào trước sau rồi cho bí ngô, chuối vào sau và đổ phần nước dão vào sao cho ngập rồi bắt đầu nấu.

Bước 3: Các bạn đun trong khoảng nửa tiếng thì các bạn cho đường vào, tùy theo khẩu vị của bạn để nêm nếm sao cho vừa miệng là được.

Tiếp đó, bạn cho nốt trân châu và bột khoai đã chín vào. Sau đó cho nốt nước cốt dừa đầu vào và đun thêm một lúc thì bạn tắt bếp. Cuối cùng, bạn múc ra bát và cho đậu phộng rang vào ăn cùng.

Chú ý: Khi đang nấu chè kiểm chay thì bạn không nên khuấy quá nhiều và phải khuấy nhẹ tay để tránh không bị nát.

Với món chè chay này, các bạn có thể thưởng thức trong những ngày mùa hè nóng bức. Đặc biệt các bạn còn có thể chế biến vào những ngày rằm, mùng một hay những dịp lễ tết.

2. Cách chế biến món chè chay mè rang cốt dừa

Nguyên liệu cần có: 500g bột nếp( nên chọn bột ướt cho đỡ mất thời gian), bột năng, mè trắng, đường trắng( hay đường hoa mai đều được), nước cốt dừa.

Cách thực hiện món chè chay mè rang cốt dừa:

Bước 1: Đầu tiên, với bột nếp thì bạn cho ra một cái bát lớn, đổ từ từ nước vào rồi khuấy cho đến khi thấy nặng tay và dính thành một khối. Sau đó bạn có thể cho thêm bột khô vào nhào đều cho đến khi bột mịn và dẻo là được.

Bước 2: Mè trắng các bạn cho vào chảo rang chín vàng lên.

Bước 3: Các bạn mang bột đã nhào mịn ra nặn thành từng khúc dài, sau đó các bạn chia thành từng khúc nhỏ đều nhau. Bạn dùng tay vo thành những viên bột tròn, rồi lấy bàn tay ấn xuống cho dẹt lại và dùng ngón tay ấn vào giữa viên bánh cho lõm xuống một chút.

Bước 6: Cuối cùng, các bạn đun sôi thêm độ 1 phút nữa là tắt bếp. Sau đó múc ra bát, tưới nước cốt dừa và rắc một chút mè rang chín lên trên.

Chỉ với các bước trên là các bạn đã có thể thưởng thức một món ăn nhìn vô cùng bắt mắt và thơm ngon rồi.

Kiểm Chứng 10 Quán Súp Cua Sài Gòn Ngon Như Lời Đồn

Trong mỗi chén súp cua Hoa Cúc sẽ có thêm vài mẩu bánh mỳ đen giòn nhỏ rắc lên phía trên. Thực đơn của quán khá phong phú. Bạn có thể chọn súp cua thường, súp cua đặc biệt hay súp cua topping. Ngoài ra, quán còn bán thêm món chân gà luộc chấm muối ớt và thêm một vài món ăn khác.

Chỉ với giá dưới 30.000 đồng, bạn đã có trong tay một bát súp cua nóng hổi. Bát súp khá đặc và đậm vị có nhiều thịt, rau thơm, nấm đông cô, ức gà. Mỗi phần súp đều có thêm 2 quả trứng hoặc có thể là trứng bắc thảo.

Bắc thảo chính là trứng vịt được ủ chín, ngâm với nước vôi đặc nên bên ngoài trứng có màu trắng, bên trong lại màu xám nhìn khá giống thạch nên được gọi là bắc thảo. Vì vậy, chỉ cần mức từng thìa lên thôi là bạn sẽ thấy mùi thơm khó cưỡng. Khi ăn, súp có vị ngọt tự nhiên, thịt cua đậm đà cùng hương thơm của bắc thảo rất hấp dẫn.

Nhắc đến súp cua Sài Gòn, bạn không thể bỏ qua súp cua Hằng. Quán này được lòng thực khách bởi sự chất lượng, ngon và bắt mắt. Ngoài những nguyên liệu như thịt cua, trứng bắc thảo, trứng cút, bát súp còn có bắp Mỹ ngọt thanh nên ăn rất ngon.

Một món ăn gỡ đói cho buổi chiều thì bạn chẳng cần phải suy nghĩ nhiều. Hãy đến ngay súp cua Hằng để thưởng thức ngay thôi nào. Chắc chắn sẽ no nê lắm đấy.

Quán lề đường nhưng sạch sẽ, phục vụ nhanh lẹ, các cô chú bán hàng rất vui vẻ, nhiệt tình nên khách rất có thiện cảm.

Trong tô súp to đầy ứ ự thịt cua, gà xé, nấm tuyết và trứng cút … Khi ăn, bạn chỉ cần cho thêm chút dầu hào, nước tước, rắc một ít tiêu xay là ăn ngon khó cưỡng.

Ảnh: @lanwiththi

Nếu bạn muốn ăn kèm với trứng bắc thảo, thịt cua thì có thể gọi thêm. Quán có diện tích nhỏ nhưng sạch sẽ nên bạn có thể yên tâm. Ngoài ra, súp cua Trang còn phục chân gà, đồ lòng cho các tín đồ hay ăn, chóng đói.

Ảnh: @thon foodie