Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Món Hủ Tiếu Khô Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Làm Hủ Tiếu Khô Sa Đéc – Hủ Tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu khô hay còn gọi là hủ tiếu trộn (đặt theo món phở trộn miền Bắc) hoặc hủ tiếu hai tô (lúc nào cũng có tô nước súp đi kèm) là một trong các món ăn tạo nên tên tuổi cho văn hóa ẩm thực bên dòng Sa Giang.

Ngoài Sa Đéc, hủ tíu khô Nam Vang và hủ tíu khô Mỹ Tho cũng nổi tiếng không kém bởi bí quyết nấu của từng vùng. Thế nhưng, hủ tíu khô Sa Đéc có những đặc trưng khiến người mới ăn lần đầu cứ thấy ngồ ngộ trong lòng.

Ấn tượng đầu tiên khi thưởng thức món hủ tíu khô Sa Đéc là món ăn được bày trên dĩa tròn thay vì tô như những nơi khác. Đi kèm với dĩa hủ tíu là chén nước súp hầm từ xương ống heo đậm đà.

Hủ tíu khô Sa Đéc lần đầu xuất hiện vào lúc nào? 

Ở Sa Đéc, hủ tíu khô được ông Văn Dĩ bán sớm nhất (1965-1966). Chị Nguyễn Thị Tường Vi là con cháu đời thứ ba của ông. Quán hủ tíu của chị nằm tại dốc cầu Cái Xếp, Quốc lộ 80, ấp An Thạnh, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp.

Cách nấu hủ tíu khô Sa Đéc

Nhìn chung, hủ tíu khô không quá cầu kỳ về nguyên liệu và cách chế biến tuy nhiên để nấu được đúng hương vị phải nắm được bí quyết. Hủ tíu khô khó có thể ngon đúng điệu nếu thiếu độ dai dai, mềm mềm của sợi hủ tiếu Sa Đéc và vị đậm đà đặc trưng của “nước tương chùa”.

Nguyên liệu nấu hủ tíu khô có thể dễ dàng tìm mua ở các chợ, siêu thị. Với bữa sáng dành cho gia đình 4 người bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu như sau:

1 kg hủ tíu tươi Sa Đéc (hoặc khô đều được)

500gr xương ống

300gr thịt nạc

300gr gan heo

300gr phèo non

50gr tôm khô

1-2 khô mực

1 củ cải trắng

1 củ sắn

1 củ hành tây

Hành lá

4-5 trái ớt hiểm xanh

Hẹ, rau cần, giá, xà lách

Hành phi (giữ lại nước mỡ)

Tóp mỡ

Nước tương chùa, đường cát.

2. Thực hiện

Nấu nước lèo

– Ngâm tôm khô trong nước lọc khoảng 30 phút cho mềm

– Nướng khô mực cho săn lại

– Đun sôi 0.5 lít nước trong nồi, bỏ thêm nửa muối bọt, ớt hiểm.

– Hầm xương ống và thịt nạc trong 30 phút trên lửa vừa, vớt bọt liên tục.

– Cuối cùng cho thêm khô mực, tôm khô, củ sắn, củ cải trắng, gốc hành lá đã cắt miếng vừa ăn, hành tây bóc vỏ để nguyên củ vào nồi, chờ nước sôi lại rồi tắt bếp.

3. Cách trình bày dĩa hủ tíu khô Sa Đéc

Để chuẩn bị phần ăn cho một người, bạn lấy một vắt hủ tíu và giá vừa đủ trụng qua nước sôi cho sợi bánh chín mềm rồi vớt ra dĩa, cho thêm một muỗng cà phê mỡ hành phi rồi trộn đều cho sợi bánh không bị dính. Tiếp theo, bạn rưới nước tương chùa, rắc thêm đường cát lên mặt.

Muốn thưởng thức hủ tíu khô đúng điệu bạn chớ quên xịt nước tương ra chén nhỏ rồi dầm vào đó một chút ớt xanh, thêm chút tóp mỡ. Trong lúc ăn thỉnh thoảng lại gắp miếng gan heo, thịt nạc chấm nhẹ vào chén tương để cảm nhận vị mặn thơm đậm đà của nước tương, vị cay the của ớt xanh và thơm béo của tóp mỡ.

Cách Nấu Hủ Tiếu Khô Nhìn Phát Thèm

Món hủ tiếu khô lạ miệng với từng sợi hủ tiếu ướp trong nước sốt đậm đà hương vị. Những lát thịt mềm cùng nước dùng thanh ngọt là những thứ bạn có thể tượng tượng ra ở một tô hủ tiếu khô ngon nhất. Cùng học bí quyết cách nấu hủ tiêu khô để xuất chiêu ngay hôm nay chinh phục mọi cái bao tử khó tính nhất.

Nguyên liệu nấu hủ tiếu khô

500g thịt nạc heo hoặc sườn heo

1 củ hành trắng

3 củ cà rốt

300g thịt heo băm

3 củ tỏi

Ruốc sấy

Trứng cút luộc chín, lột vỏ

Hành láTim, gan, cật (tùy sở thích)

Đường phèn, hắc xì dầu, xì dầu, giấm, đường trắng, muối, tiêu

Sợi hủ tiếu

Hẹ, rau tần ô, giá đỗ, cần, chanh

Cách nấu hủ tiếu khô

Hầm thịt, tim, gan, cật vào chung một nồi cùng củ hành trắng.

Để lửa vừa, khi nước sôi thường xuyên vớt bọt để nước dùng trong. Hầm khoảng 1 tiếng thì cho thêm 1 muỗng con ruốc sấy vào nồi.

Hẹ, rau tần ô rửa sạch, xắt khúc. Giá đỗ cũng rửa sạch để ráo nước, hành lá xắt nhỏ để đó

Tỏi băm nhuyễn. Bắc nồi nóng cùng dầu ăn, cho tỏi băm vào phi cho thơm, đảo đều đến khi tỏi vàng tươi. Tắt bếp nhưng vẫn tiếp tục đảo đều tỏi, nồi nguội cũng là khi tỏi hơi sậm màu, giòn, thơm phức.

Làm nước sốt bằng cách trộn 5 muỗng đường, 3 muỗng hắc xì dầu, 1 muỗng dấm cùng 8 muỗng xì dầu, trộn đều cho tan đường. Nêm nếm lại thử xem vừa ăn chưa. Rồi sau đó chia nước sốt ra tô, múc thêm ít tỏi phi cho vào tô.

Kiểm tra thịt trong nồi đã chín chưa, vớt thịt chín hầm trong nồi ra tô nước lạnh, xắt thành lát mỏng.

Nước dùng trong nồi nêm thêm muối, đường phèn, bỏ thêm trứng cút luộc đã lột sạch vỏ vào. Bỏ thêm 1 muỗng tỏi phi cho thơm.

Thịt heo băm cho ra chảo xào sơ. Múc 2 vá nước dùng đổ vào chung, để lửa vừa xào đến khi thịt chín hẳn.

Hủ tiếu khô đem trụng qua với nước sôi.

cho hủ tiếu vào tô đã chuẩn bị nước sốt ở trên. Trộn đều cho sợi hủ tiếu ngấm đều nước sốt. Cho thêm tỏi phi vào tô cho thơm.

Xắp thịt lát, hẹ, hành lá, trứng cút, thịt băm, ít con ruốc sấy vào tô hủ tiếu.

Chén nước dùng bỏ ít hành lá, hẹ, con ruốc sấy rồi chan nước dùng nóng vào.

Dọn hủ tiếu cùng nước dùng ra, vậy là bạn đã có thể thưởng thức.

Món khoái khẩu hủ tiếu xào đã hoàn thành với sợi hủ tiếu thấm đều sốt gia vị kèm nước dùng nóng hổi, ngọt thanh, thơm phức trông hấp dẫn vô cùng. Cách nấu hủ tiếu khô ngon đúng điệu sẵn sàng phục vụ bửa ăn ngon lành cho gia đình bạn.

Chúc các bạn vui và thành công với công thức cách nấu hủ tiếu kho vừa rồi.

Cách Nấu Hủ Tiếu Khô Mực Thơm Ngon Hút Khách

Hủ tiếu khô mực là một trong những món ăn hấp dẫn và rất giàu dinh dưỡng. Món ăn này không chỉ được cư dân miền Nam yêu thích. Mà ở miền Bắc cũng được người dân yêu thích đặc biệt. Đây cũng chính là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người hiện nay.

Để nấu được phủ tiếu khô mực không đơn giản chút nào. Bởi hủ tiếu khô mực khác hoàn toàn với cách nấu các loại hủ tiếu thông thường. Đặc biệt các thành phần hủ tiếu rất đa dạng. Đòi hỏi quá trình nấu rất cầu kỳ và đặc biệt trong khâu sơ chế khéo léo. Mới có thể tạo ra những nguyên liệu tươi ngon.

Làm thế nào để nấu hủ tiếu mực hút khách, nồi nấu nước lèo hủ tiếu thơm ngon?

Cách lựa chọn nguyên liệu nấu hủ tiếu khô mực, nước lèo hủ tiếu thơm ngon

Lựa chọn nguyên liệu nấu hủ tiếu mực khô rất đơn giản bởi món này. Cũng không đòi hỏi quá nhiều các nguyên liệu. Như các món bún thang hay ở thập cẩm của người Hà Nội.

Nguyên liệu chính để nấu hủ tiếu mực khô, nước lèo hủ tiếu ngon đó là:

Xương ống lợn.

Mực khô.

Bánh phở.

Trứng cút.

Hành tỏi, hẹ, rau thơm,…

Chanh ớt và một số các gia vị khác…

Nguyên liệu chính để nấu hủ tiếu mực khô, nước lèo hủ tiếu ngon.

Lựa chọn nguyên liệu cần chú ý gì để món hủ tiếu mực khô thơm ngon, nước lèo ngọt thanh

Khi lựa chọn nguyên liệu để nấu hủ tiếu mực khô các bạn chỉ cần lưu ý nhất ở công đoạn chọn xương. Để nấu nước lèo và chọn mực khô để chế biến. Bởi đây là một trong hai thành phần quan trọng nhất xương lợ. Dùng để nấu nước lèo tạo độ ngọt dậy mùi và hương vị đậm đà.

Mực khô là linh hồn của món hủ tiếu này giúp cho người ăn. Cảm nhận được vị mặn mòi của biển và tình cảm dạt dào của người nấu. Cũng như bát hủ tiếu mực khô giàu chất dinh dưỡng.

Mỗi người khác nhau, mỗi quán hủ tiếu khác nhau sẽ có kinh nghiệm khác nhau. Trong việc lựa chọn nguyên liệu và cách chế biến. Tuy nhiên để có bát hủ tiếu mực khô thơm ngon ưng ý.

Thì các bạn chú ý lựa chọn những nguyên liệu sao cho ngon, sạch. Đảm bảo nguồn gốc và chất lượng. Các bạn cũng đừng quên sở sử dụng một chiếc nồi nấu phở điện. Sẽ là một trong những bí kíp quan trọng. Để có những tô hủ tiếu mực khô, những bát nước phở ngon nhất.

Bí quyết nấu hủ tiếu mực thơm ngon, nồi nấu nước lèo hủ tiếu hút khách.

Cách nấu hủ tiếu khô mực, nước lèo hủ tiếu như thế nào là ngon?

Hủ tiếu mực cô là một trong những món hủ tiếu khác xa với các món hủ tiếu khác. Bởi thành phần của món hủ tiếu này có rất nhiều những nguyên liệu khác nhau. Đặc biệt là sự xuất hiện của những chú mực khô. Khi ăn rất giòn có vị hơi dai và lại rất ngọt thịt. Sơ chế hủ tiếu mực khô cũng đòi hỏi tay nghề người nấu cao thủ. Mới có thể sơ chế và nấu được bát thủ tiếu mực khô đậm đà.

Nước lèo nấu hủ tiếu mực phải là nước lèo nấu từ xương lợn. Đó là những khúc xương sống thơm ngon ngọt thịt. Trước khi nấu cần phải rửa thật sạch và trần qua nước sôi. Thêm một chút muối để loại bỏ mùi hôi tạp khuẩn bám dính trên xương.

Sau đó cho xương vào nồi hầm xương nấu nước lèo cùng với nước các gia vị. Nêm nếm vừa ăn và hầm xong rồi từ 30 đến 45 phút. Có như vậy vị ngọt và vị đậm đà của xương. mới dần dần chiết xuất và ngấm vào nước lèo.

Các bạn cũng đừng quên chuẩn bị hành khô, tỏi ớt, tôm nõn, trứng cú. Và các rau thơm tương ớt chanh tỏi để ăn kèm với món hủ tiếu mực khô này. Tất cả các gia vị này đều phải lựa chọn từ những gia vị sạch. Đảm bảo nguồn gốc không chứa các chất bảo quản cũng như chất tạo màu tạo mùi….. Có như vậy bát hủ tiếu sẽ thơm ngon dậy mùi thực khách sẽ hết ý khen ngợi quán ăn của bạn.

Cách nấu hủ tiếu khô mực thơm ngon hút khách.

Những lưu ý khi nấu hủ tiếu khô mực, nước lèo hủ tiếu mực thơm ngon hơn

Dù là bạn nấu hủ tiếu khô mực tại nhà hoặc nấu hủ tiếu khô mực để kinh doanh. Để có mát hủ tiếu mực thơm ngon cần hết sức chú ý trong quá trình sơ chế. Và nấu hủ tiếu đặc biệt là nấu nước lèo. Bởi nồi nước lèo ngọt thanh, thơm ngon. Thì mới có mát hủ tiếu khu vực như ý.

Thứ nhất cần phải chọn những nguyên liệu nấu hủ tiếu đảm bảo tươi ngon. Đảm bảo sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, khô mực các bạn cần mua ở những địa chỉ uy tín. Tránh trường hợp mua phải những khu vực bị nấm mốc lên men vi khuẩn rất có hại cho sức khỏe.

Thứ hai trong quá trình sơ chế cần phải nướng qua khô mực. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng. Giúp cho khô mực chín dậy mùi và khi ăn không có mùi hôi.

Cách nấu hủ tiếu mực thơm ngon chuẩn vị.

Khi nấu nước lèo để đảm bảo dậy mùi thơm ngon nhất thiết cần phải phi hành khô. Hoặc nếu không khi được hành khô. Thì các bạn phải chú ý chuẩn bị tôm nõn đã phi thơm để cho vào nồi nước lèo.

Trong quá trình bình đun nước lèo có thể sẽ xuất hiện một vài những mặt đen. Hoặc những tạp chất bán lên trên bề mặt. Cần chú ý dùng thìa hớt những bọt này ra để đảm bảo nước lèo được trong mát và ngon.

Để nấu hủ tiếu khu vực khô thơm ngon thì không thể bỏ qua siêu phẩm nồi nấu phở điện. Đây là một trong những sản phẩm nồi điện công nghiệp tiện dụng giúp các bạn. Có thể nhanh chóng hoàn tất công đoạn nấu nước lèo.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua địa chỉ thương hiệu Nồi Phở Sài Gòn. Địa chỉ website: https://noiphosaigon.vn/, rất sẵn sàng phục vụ các bạn.

Cách Nấu Món Hủ Tiếu Chay Siêu Ngon

Đều là hủ tiếu chay nhưng bạn có thể biến tấu theo nhiều cách khác nhau để tạo sự phong phú, đa dạng cho bữa ăn.

Hủ tiếu là món ăn vừa ngon vừa rẻ ai cũng thích, không cần phải có thịt, cá, hải sản… hủ tiếu chay vẫn có sức hấp dẫn với nhiều người. Bạn có thể tự vào bếp nấu hủ tiếu chay cho bữa sáng thanh đạm hay những ngày ăn chay.

Tô hủ tiếu chay hấp dẫn với các loại nhân rau củ

Cách nấu hủ tiếu chay thơm ngon giàu chất đạm thực vật

Hủ tiếu gạo lứt: 500g

Nước dùng rau củ chay: 1 lít

Cà rốt: 1 củ

Nấm rơm: 50g

Nấm linh chi: 30g

Nấm đùi gà: 30g

Nấm kim châm: 30g

Hành lá : 4 – 6 cây

Mùi tàu: 1 bó nhỏ

Gia vị chay: hạt nêm, hạt tiêu, bột canh..

– Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, khía các đường dài trên củ để tỉa hoa rồi cắt ngang thành những lát mỏng đẹp mắt.

– Các loại nấm cắt gốc, rửa sạch, để ráo nước. Nấm đùi gà bạn cắt lát xéo mỏng vừa ăn. Nấm rơm bổ đôi, nếu nấm nhỏ thì giữ nguyên.

– Hành lá, mùi tàu nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 1. Nấu nước dùng

– Cho nước dùng chay đã chuẩn bị vào một cái nồi lớn, đun sôi, nêm nếm gia vị rồi cho cà rốt, các loại nấm vào nấu tới khi cà rốt, nấm chín mềm.

Bước 2. Thành phẩm

– Khi ăn, trụng hủ tiếu qua nước sôi rồi cho vào tô với lượng vừa đủ, chan nước dùng nóng, múc thêm cà rốt, nấm. Cuối cùng, rắc hành lá, mùi tàu lên trên rồi thưởng thức.

Cách nấu hủ tiếu bò kho chay ngon

Hủ tiếu bò kho chay hấp dẫn người ăn từ cái nhìn đầu tiên

Hủ tiếu dai: 500g

Nước hầm rau củ chay: 1,2 lít

Đậu hũ ki khô: tùy ý

Đạm chay: tùy ý

Đậu hũ chiên : 2 miếng cắt nhỏ

Cà rốt: 2 củ

Nấm: 200g, các loại nấm tùy ý

Sả: 5 cây

Bột cà chua: 1 muỗng

Hoa hồi khô: 10 tai

Quế khô: 2 miếng

Hạt điều màu: 1 muỗng

Bột năng/bột bắp: 1 muỗng

Ớt bột: 1 muỗng

Các gia vị chay: dầu ăn, hạt nêm, hạt tiêu, đường…

Rau ăn kèm: ngò gai, giá đậu rau quế,chanh…

Các bước nấu nấu hủ tiếu bò kho chay ngon

Sơ chế nguyên liệu

– Đậu hũ ki đem ngâm nước cho mềm rồi vớtra để ráo, sau đó chiên giòn, để riêng.

– Sả làm sạch, cắt khúc, đập dập 4 cây, cây cònlại đem băm nhỏ.

– Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, tỉa hoa rồi cắt miếng vừa ăn.

– Nấm làm sạch, thái nhỏ hoặc cắt đôi tùy loại.

– Các loại rau ăn kèm, rau thơm rửa sạch, đểráo nước. Ngò gai thái nhỏ.

Bước 1. Nấu nước dùng

– Đun chút dầu ăn trong một cáinồi lớn, cho hạt điều màu vào để tạo màu, sau đó lấy hạt ra, cho sả băm, ớt bột vào xào khoảng 2 phút. Tiếp đó cho hoa hồi, quế, sả cắt khúc vào xào.

– Đổ nước dùng rau củ vào nồi, đun lửa nhỏ 20 – 30 phút để các hương liệu tỏa mùi thơm rồi cho cà rốt vào.

– Khi cà rốt chín mềm, bạn cho nấm, đạm chay, đậu hủ chiên vào đun thêm vài phút. Nêm nếm giavị vừa ăn, thêm bột cà chua tạo màu, bột năng/bột bắp pha chút nước cho vào luôn để tạo độ sánh. Nấu thêm 1 – 2 phút thì tắt bếp.

Bước 2. Thành phẩm

– Trụng hủ tiếu qua nước sôi rồi cho vào tô. Chan nước dùng nóng, múc đậu hũ, cà rốt, nấm và xếp đậu hũ ki lên trên, rắc thêm ngò gai thái nhỏ, hạt tiêu rồi ăn cùng các loại rau sống.