Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Lẩu Gà Miền Tây Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Lẩu Cháo Gà Ác Miền Tây

(ĐĐDL Tổng Hợp) Món lẩu cháo nóng nghi ngúc khói nấu cùng đậu xanh với thịt gà ác băm cả xương sần sật, sẽ đem đến cho thực khách món ăn lạ miệng khi đến miền Tây.

Bên cạnh các món ăn nổi tiếng như: lẩu cá kèo, tô cháo cá lóc rau đắng hay đĩa bánh hỏi bò đun, ba khía, canh chua bông điên điển….  thì du khách đến với miền Tây sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua món lẩu cháo gà ác với hương vị đặc sản khó quên của miền sông nước này.

Đầy được xem là một trong những đặc sản nổi tiếng của miền Tây

Chỉ với nguyên liệu đơn giản  là thịt gà ác, và đậu xanh nhưng có thể chế biến nên món ăn hấp dẫn thực  khách. Tuy nhiên, gà ác cho vào lẩu cháo không được để nguyên con mà phải băm nhuyễn cả xương để nấu. Chính vì vậy, để chế biến món này thì phải chọn con gà ác còn nhỏ và mềm thịt. Phần thịt gà sau khi băm sẽ được tẩm ướp gia vị đậm đà rồi để trên đĩa chờ đến khi bắt đầu ăn thì mới cho vào nồi lẩu cháo.

Để có món cháo ngon thì  nấu nhừ gạo cũng không kém phần quan trọng. Gạo sau khi vo sạch sẽ được ninh thật kĩ đến khi bung ra, nhừ và thơm phức. Để ngon hơn thì gạo thường được nấu cùng nước gà để món lẩu có vị ngọt đậm đà. Muốn thêm thơm ngon đặc sắc thì còn cho đậu xanh vào nấu cùng để món ăn thêm ngọt bùi. Cháo sau khi nấu chín thì phải cho thêm hành lá, tiêu đen,…cũng là những thành phần không thể thiếu.

Khi các công đoạn đã được hoàn thành thì  một bếp lửa nhỏ sẽ được đặt giữa bàn, để nồi lẩu cháo lên trên. Bên cạnh nồi lẩu cháo sẽ là một phần gà ác băm nhuyễn . Tùy theo cách chế biến của mỗi người hoặc khẩu vị của  thực khách mà nồi lẩu sẽ có thêm trứng cút hoặc trứng vịt lộn.

Đến khi nồi cháo sôi là thực khách đã có thể bắt đầu thưởng thức. Cũng lên lưu ý là cho rau vào đáy bát rồi múc cháo lên trên. Ăn kèm với lẩu cháo là các loại rau quen thuộc như rau muống, cải xoong, ngải cứu non,…đều có thể ăn kèm. Chỉ vừa ăn thử một miếng, thực khách đã có thể cảm nhận vị ngọt bùi của đậu xanh, đậm đà của thịt gà ác sần sật vì lẫn xương cùng chút vị béo ngậy của trứng cút hoặc vịt lộn.

Lẩu cháo gà ác đậu xanh toả khói nghi ngúc, hấp dẫn thực khách

Món lẩu cháo gà ác là món ăn hấp dẫn rất mà bất kì du khách nào đến với miền Tây đều không thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không có cơ hội trải nghiệm sông nước thì cũng có thể ghé đến đường Cao Thắng, quận 3 hoặc đường Ba Vì, quận 10.

Địa Điểm Du Lịch Tổng hợp / Theo Tuổi Trẻ

Cách Nấu Lẩu Gà Tớt Hiểm Chua Cay, Thấm Vị Miền Tây

Nguyên liệu làm lẩu gà ớt hiểm

Thịt gà 500 gr

Ớt 50 gr (hiểm xanh)

Muối hột 20 gr

Sả 20 gr

Hành tím 10 gr

Hành tây 20 gr

Củ cải trắng 50 gr

Củ cải đỏ 50 gr

Bắp non 50 gr

Nấm đông cô 50 gr

Táo tàu 50 gr

Nước dừa tươi 500 ml

Nước 1 lít

Rau tần ô (cải cúc) 100 gr

Cải thảo 100 gr

Xà lách xoong 100 gr

Mì trứng 100 gr

Cách làm lẩu gà ớt hiểm

Bước 1: Ướp thịt gà

Bạn cho muối hạt và ớt hiểm vào cối, giã nhuyễn rồi chia làm 2 phần, một phần để ướp gà, một phần để làm muối chấm.

Tiếp theo, bạn cho thịt gà ta (khoảng nửa con) mua về rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.

Sau đó, bạn ướp thịt gà với muối ớt, hành tím băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 4 muỗng cà phê nước tương.

Cuối cùng, bạn trộn đều và để khoảng 15 phút cho thịt gà thấm gia vị.

Ướp thịt gà (Nguồn:Internet)

Bước 2: Chiên xơ thịt gà đã ướp

Bạn đun sôi dầu ăn sau đó chiên sơ sả đập dập trong chảo cho thơm rồi vớt ra cho gà đã ướp vào. Chiên gà săn lại cho đến khi thịt chín vàng đều thì vớt ra.

Chiên xơ thịt gà đã ướp (Nguồn:Internet)

Bước 3: Rang ớt hiểm xanh

Bạn rang ớt hiểm xanh trong chảo đến khi ớt xém vàng mặt thì tắt bếp. Bước này để tạo mùi thơm đậm cho ớt khi bỏ vào nước lẩu lúc sau, giúp nước lẩu gà ớt hiểm có vị cay nồng của ớt nhiều hơn.

Rang ớt hiểm xanh (Nguồn:Internet)

Bước 4: Nấu nước lẩu gà

Bắc nồi lên bếp cho vào 1 lít nước. Cho lần lượt hành tím, hành tây, củ cải trắng, củ cải đỏ, bắp non nấu đến khi sôi, sau đó cho gà đã chiên, nấm đông cô, táo đỏ và nước dừa tươi vào đun trong lửa vừa đến khi gà mềm.

Trong quá trình nấu nhớ vớt bọt để nước lẩu được trong. Đến khi nước lẩu gà sôi lần nữa, cho ớt hiểm xanh và kỷ tử vào nồi, nêm nếm gia vị vừa ăn với 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê bột ngọt. Đun lẩu gà ớt hiểm thêm khoảng 10 phút nữa là có thể thưởng thức.

Nấu nước dùng lẩu (Nguồn:Internet)

Bước 5: Thành phẩm

Lẩu gà ớt hiểm là một món ngon dành cho gia đình vào dịp cuối tuần. Cách nấu gà ớt hiểm này sẽ hấp dẫn hơn khi dùng kèm với mì trứng cùng các loại rau như tần ô, cải thảo, xà lách xoong…Vị cay nồng của ớt, vị ngọt của gà, hòa quyện cùng nước lẩu đậm đà với các loại rau củ và nấm sẽ tạo nên hương vị đặc trưng khó tả.

Thưởng thức ngay món lẩu gà ớt hiểm nóng hổi thôi (Nguồn:Internet)

Những lưu ý khi nấu lẩu gà ớt hiểm

Gà ta bạn chọn mua không nên quá già hoặc quá non. Bạn có thể sử dụng nước khoáng trong giai đoạn luộc gà thì thịt mau mềm và sẽ ngọt hơn.

Nếu bạn muốn nồi lẩu của mình đậm vị cay thì băm hoặc thái ớt ra thay vì để nguyên trái. Ngoài ra trong thời gian luộc gà thì nên thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong và ngon hơn.

Cách Nấu Lẩu Mắm Hải Sản Miền Tây

Món lẩu mắm hải sản không mất nhiều thời gian chế biến. Với nguyên liệu chuẩn bị sẵn, chỉ vài thao tác là bạn đã có thành phẩm, đổi vị cho cả nhà vào ngày cuối tuần.

Nguyên liệu (cho 4 người ăn)

– Nước dừa tươi: một lít (nếu có thời gian mua xương heo về hầm lấy nước ngọt) – Mắm cá linh: 200 gram – Mắm cá sặc: 200 gram – Tôm tươi: 300 gram – Mực ống: 300 gram – Ốc giác: 2 con – Sò lụa: 1 kg – Thịt ba chỉ: 200 gram – Gia vị: 3 củ hành tím, một cây sả, 100 gram sả băm, 50 gram bột nêm, 50 gram đường, dầu ăn. – Các loại rau sống: hai trái cà tím, rau nhút, rau đắng, đọt rau muống, bông súng, bông bí, bắp chuối, điên điển, rau má, bồn bồn, kèo nèo… – 1 kg bún, mì, hoặc phở tùy thích

Thực hiện:

Bước 1: Khuấy đều hai loại mắm vào 500 ml nước dùng, nấu sôi một lúc cho tiết hết chất mắm, để lắng, lọc qua rây. Ốc giác luộc khoảng 30 phút cho mềm, lấy thịt ra, thái lát vừa ăn.

Bước 2: Rửa sạch mực, ốc, tôm, thịt heo. Sau đó thái lát mỏng thịt ba chỉ. Cà tím cắt khúc vừa ăn, ngâm sơ vào nước muối. Các loại rau sống nhặt lại cho sạch và rửa sạch lại nhiều lần với nước. Sau đó để vào rổ cho ráo nước.

Bước 3: Sau khi đã chuẩn bị thực phẩm, đặt nồi lên bếp, cho vào 2 thìa dầu, để hành tỏi băm vào, phi vàng, cho tiếp sả băm để tạo thêm hương thơm. Cho thịt ba chỉ vào xào cho đến khi săn lại. Tiếp tục cho nước mắm đã lọc, một lít nước dừa tươi, cà tím cắt khúc, thịt ốc giác cắt lát vào. Nấu nước lẩu sôi, hạ lửa vớt bọt.

Nêm lại gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.

Bước 4: Cho nước lẩu vào một chiếc nồi lẩu điện. Cho tôm, mực, sò lụa vào nồi lẩu. Chờ khi thức ăn trong nồi lẩu chín là bạn có thể dùng được. Vặn lửa vừa, ăn tới đâu nhúng rau tới đó để rau có độ giòn, ngọt.

Bạn có thể ăn kèm lẩu mắm hải sản với mì tôm, phở, hoặc bún tươi. Chấm các nguyên liệu với nước mắm ớt cay.

Lưu ý: Để chế biến món lẩu mắm đậm vị, bạn cần chọn nguyên liệu tươi, sơ chế đúng cách để giữ trọn chất lượng thực phẩm. Chọn loại mắm cá linh và cá sặc sẽ cho hương thơm dìu dịu, có độ ngọt, béo.

Thư Kỳ

Cách Nấu Lẩu Mắm Ngon, Đúng Vị Miền Tây

Sả cây và sả băm

Các loại rau để ăn cùng lẩu như cà tím, rau nhút, rau muống, rau đắng, bông điên điển, rau ngò, bông súng, giá đỗ, nấm rơm …

Lẩu mắm

Xương rửa sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn và đem luộc sơ qua nước nóng để loại bỏ được chất bẩn đồng thời khử mùi hôi.

Thịt rửa sạch rồi thái lát mỏng vừa ăn.

Cá lóc đánh vẩy lọc lấy phần thịt và thái nhỏ thành miếng vừa ăn.

Với tôm bạn chỉ cần cắt bỏ râu và đầu, rửa sạch.

Mực ống bạn đem làm sạch bạn đem cắt mực ống thành những khoanh tròn khoảng 3-4 cm vừa ăn.

Các loại rau ăn kèm bạn đem nhặt rửa sạch, cắt thành từng đoạn vừa ăn và để ráo nước.

Miền Tây là khu vực có những món ăn vô cùng hấp dẫn và đặc trưng. Lẩu mắm là món ăn mà bất kể ai mỗi khi đến miền Tây đều phải dừng chân ghé lại thưởng thức bởi sự hấp dẫn riêng của nó.

Đầu tiên bạn cho dầu vào chảo, cho phần sả băm vào phi thơm, khi xả chuyển sang màu ngà vàng thì phần cà tím vào đảo đều tay trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

Dùng một chiếc chảo khác, phi thơm tỏi rồi cho thịt vào xào đến khi thịt chín thì trút ra đĩa.

Đây là bước vô cùng quan trọng để tạo nên hương vị của món bún mắm này. Để chế biến được phần cá mắm đầu tiên bạn sử dụng mắm cá linh và cá sặc cho vào nồi cùng 400ml nước. Sau đó khuấy đều tay và đặt lên bếp đun liu riu trong khoảng 15 phút. Khi nào cá được mềm dẻo thì tắt bếp lọc lấy phần hỗn hợp đó giữ lại phần nước.

Sau khi đã lọc xong hỗn hợp bạn phi hành tỏi rồi cho phần mắm cá vừa lọc vào đun sôi rồi tắt bếp.

Đầu tiên bạn đập củ sả và cho vào phần nước hầm. Sau đó cho phần nước mắm cá, cà tím, sả băm, thịt ba chỉ đun sôi. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn và đun trong khoảng 10 – 15 phút là có thể thưởng thức.

Sơ chế nguyên liệu

Nấu lẩu mắm

Các loại lẩu mắm khác

Lẩu mắm cá linh

Nguyên liệu làm lẩu mắm cá linh

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm : mắm cá linh 200g, mực tươi 300g, tôm tươi 400g, cá linh tươi 300g, cá viên 300g, xương ống heo 500g, các loại gia vị và các loại rau ăn kèm.

Cách nấu lẩu mắm cá linh

Để nấu được món này đầu tiên bạn cần sơ chế hết tất cả các nguyên liệu, sau đó phi thơm hành tỏi, sả sau đó cho mắm cá linh vào đun sôi đến khi phần thịt cá dẻo thì thì lọc qua rây giữ lại phần nước.

Sau đó bạn cho hỗn hợp phần mắm cá linh vào nồi nước heo đã được hầm nhừ và đun sôi, thêm nếm gia vị cho vừa ăn và để tăng vị thơm ngon cho nước lẩu bạn cho thêm một củ sả đập dập vào.