Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Lẩu Chân Dê Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Lẩu Dê Ngon, Làm Lẩu Xương Dê Khoai Môn Thuốc Bắc

Cách nấu lẩu dê hay lẩu xương dê khoai môn với thuốc bắc là công thức bạn không thể bỏ qua trong những ngày đông lạnh của miền Bắc hay giữa những cơn mưa rào bất chợt của miền Nam. Để nấu lẩu dê ngon, đúng vị chẳng kém các quán ăn sang trọng, bạn thực hiện theo các bước của kênh cẩm nang Mâm Cơm Việt như sau.

Nguyên liệu nấu nước lẩu

Xương dê: 2 kg

Thịt dê: 1 kg

Gói thuốc bắc: 1 gói (bao gồm đinh hồi, quế, táo đỏ, vỏ quýt, nhân sâm, kỳ tử…)

Củ sen: 250 gram

Mộc nhĩ: 3 – 5 tai

Dừa tươi: 2 quả

Gia vị: ngũ vị hương, muối, đường, rượu trắng, gừng, hành khô, tỏi khô, hành tây, sả, hạt nêm…

Nguyên liệu ăn kèm lẩu

Đậu phụ: 4 miếng

Rau ăn kèm: tía tô, rau cải, tần ô, rau má, lá hẹ…

Khoai môn: 1 củ vừa

Bún: 500 gram (hoặc mì, bánh phở…)

Nguyên liệu làm nước chấm lẩu dê

Chao trắng: 5 miếng

Sa tế: ½ bát

Cách nấu lẩu dê, lẩu xương dê ngon như sau

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Củ sen tươi: Rửa sạch bên ngoài, xả mạnh nước vào phần thịt củ để loại bỏ bùn đất bám bên trong. Tiếp đến, dùng dao thái củ sen thành những khoanh tròn có độ dày từ 0,3 – 0,5 cm.

– Khoai môn: Gọt sạch vỏ, rửa qua với nước muối loãng để không còn bẩn, nhớt. Làm xong, bạn xắt khoai thành các miếng vừa ăn.

– Tía tô, mộc nhĩ: Tía tô rửa sạch rồi thái mịn. Mộc nhĩ ngâm nở, cắt chân sau đó thái làm 3 – 4 phần.

– Các loại rau ăn kèm: Rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Cho rau đã sơ chế vào rổ sau đó vẩy cho thật ráo nước.

Bước 2: Làm sạch thịt dê

– Làm sạch thịt: Giã nhuyễn 2 củ gừng sau đó bóp kỹ với khoảng 70 ml rượu trắng để được hỗn hợp rượu gừng. Khi đã có rượu gừng, bạn đem thấm đều lên thịt và xương dê. Bóp kỹ thịt và xương với rượu từ 15 – 20 phút để khử mùi gây, tanh vốn có của dê.

– Sơ chế thịt dê: Sau thời gian bóp với rượu gừng, đem thịt dê rửa sạch với nước muối pha loãng và nước sạch rồi thấm khô. Tiếp theo, bạn dùng dao thái thịt thành các miếng mỏng, nhỏ vừa ăn.

– Thịt dê thái xong, bạn đem ướp thịt cùng với 1 thìa canh hành tỏi băm + ½ thìa cafe muối + 1 thìa cafe bột ngọt + 1 thìa cafe hạt nêm + ½ cafe ngũ vị hương + 1 thìa cafe rượu. Trộn đều cho thịt ngấm và để ướp thịt trong ít nhất 1 tiếng.

Bước 3: Nấu nước lẩu dê

– Chặt xương dê: Tương tự thịt dê, sau khi rửa với nước rượu gừng xong bạn làm sạch với nước muối loãng và nước sạch. Thấm khô xương dê sau đó chặt thành các miếng vừa ăn.

– Ninh xương dê: Cho xương dê vào nồi cùng với hành tây bổ múi cau + sả đập dập. Thêm vào nồi 1,5 lít nước lọc rồi đun với lửa thật to. Nước sôi, bạn vớt kỹ bọt để nồi nước dùng được trong và ngon. Hạ nhỏ lửa và ninh xương.

– Sau khi ninh xương dê được khoảng 30 phút, bạn chặt 2 quả dừa tươi và chắt lấy nước. Cho nước dừa tươi vào nồi lẩu dê và ninh cùng. Tiếp tục ninh với mức lửa nhỏ nhất để xương tiết hết nước ngọt.

– Xương dê bạn ninh chừng 1,5 tiếng thì cho gói thuốc bắc vào ninh cùng. Khi nồi nước sôi trở lại, bạn cho củ sen và khoai môn vào ninh chung cho tới khi củ sen, khoai môn mềm. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.

Bước 4: Làm nước chấm và thưởng thức lẩu

– Làm nước chấm chao: Bắc chảo lên bếp cùng với 2 thìa cafe dầu ăn. Khi dầu ăn đã nóng, bạn cho chao vào đánh nhuyễn cho đến khi tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Cho thêm 2 thìa canh phở nước lọc + 2 thìa cafe sa tế + 1 thìa cafe đường vào chung rồi khuấy đều. Khi chao đã vừa ăn, bạn tắt bếp, để nguội rồi múc ra bát.

– Thưởng thức lẩu dê: Dọn nồi lẩu dê ra cùng với các loại rau, thịt dê đã chuẩn bị. Khi thưởng thức, bạn chỉ cần nhúng rau, thịt vào nồi lẩu đang sôi và thưởng thức cùng với nước chấm chao là được.

2 Cách Nấu Lẩu Dê Miền Nam &Amp; Lẩu Dê Miền Bắc Đúng Kiểu

Lẩu dê là món ăn hầu như mọi người đều đã ăn qua. Nhưng với khẩu vị mỗi người mỗi miền khác nhau. Nên bếp nhà Vinh Hạnh sẽ hướng dẫn bạn 2 cách nẩu lẩu dê miền Nam và lẩu dê miền Bắc. Tùy theo khẩu vị mà lựa chọn cách nấu phù hợp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho lẩu dê miền Nam

Thịt dê tươi: 1,5kg

Nấm: 400g

Khoai môn: 1 củ

Sen: 1 củ

Đậu phụ: 3 bìa

Rượu vang: 1 chén

Váng đậu

Tỏi, hành băm nhuyễn

Gia vị: muối, nước mắm, hạt nêm, đường

Ngũ vị hương

Bột ớt

Hạt tiêu

Nước cốt dừa: 200ml

Bún hoặc mì

Rau nhúng lẩu

Thịt dê mua về rửa sạch. Để lẩu dê không bị hôi khi ăn, bạn ướp thịt dê với rượu vang và gừng đập dập trong 15 phút. Sau đó, đem rửa sạch thịt dê và thái thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Thịt dê sau khi thái xong sẽ ướp với gia vị.

Chuẩn bị công thức ướp gồm

Tất cả hỗn hợp cho vào bát rồi trộn đều với thịt dê. Ướp trong 2 giờ để thịt ngấm gia vị.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác

Trong lúc chờ thịt dê ngấm gia vị. Bạn tiếp tục sơ chế những nguyên liệu khác như sau:

Khoai môn được cạo vỏ, rửa sạch. Sau đó cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Củ sen gọt sạch, rửa và đem thái thành miếng. Với váng đậu, bạn đem rán vàng, 3 bìa đậu phụ cắt miếng vừa ăn.

Rau nhúng lẩu rửa sạch, để ráo.

Tỏi, hành bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn. Sau đó cho vào chảo đã có sẵn dầu, phi thơm tỏi, hành.

Tiếp đó, bạn cho thịt dê vào xào thơm, đổ nước cốt dừa vào đun sôi. Việc đổ nước cốt dừa vào lẩu dê sẽ thơm và ngon hơn.

Sau khi đun sôi 10 phút, bạn tiếp tục cho khoai môn, củ sen vào đun với lửa nhỏ trong 15 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng và tắt bếp.

Nước dùng dê vừa chuẩn bị trút hết vào nồi lẩu. Sau đó, đặt lên bếp hoặc bạn có thể chuẩn bị bếp ga mini hoặc bếp điện để ăn lẩu.

Những nguyên liệu ăn kèm lẩu dê miền Nam gồm rau nhúng, váng đậu, đậu phụ, nấm đã chuẩn bị từ trước. Dọn ra xung quanh nồi lẩu.

Cần lưu ý rằng, khi ăn lẩu bạn đừng quên chuẩn bị bát nước chấm bên cạnh.

Nước chấm lẩu dê miền Nam bạn nên pha theo công thức:

2 muỗng canh đun sôi để nguội

1 thìa đường

1 thìa nước tương

1 thìa sa tế

1 thìa nước cốt chanh

Hòa hỗn hợp và nêm nếm cho vừa miệng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho lẩu dê miền Bắc

Thịt dê tươi: 1.5kg

Tỏi: 20 gram

Hành khô: 20 gram

Nghệ: 20 gram

Sả củ: 20 gram

Gừng: 20 gram

Cà chua: 250 gram

Hành hoa: 20 gram

Hạt mùi: 10 gram

Bún hoặc mì

Rau mùi, tiêu, muối, bột ngọt, nước mắm, mùi tàu, ớt tươi, dầu

Hạt mùi bạn rang vàng rồi giã nhỏ.

Hành khô, gừng, sả băm nhuyễn.

Nghệ tươi gọt vỏ, rửa sạch, giã nhỏ và vắt lấy nước cốt.

Cách nẩu lẩu dê miền Bắc thì ướp thịt dê là khâu quan trọng. Vì nó làm cho thịt dê thấm gia vị, thơm ngon và đặc biệt khử được mùi hôi của dê.

Thịt dê chọn loại dê núi. Khi mua về bạn nên rửa sạch với hỗn hợp rượu trắng và gừng đập dập để khử mùi hôi.

Tiếp đó, bạn cắt thành những miếng mỏng, vừa ăn.

Lưu ý về cách ướp thịt dê:

Trộn tất cả hỗn hợp và ướp trong 30 phút cho thịt dê ngấm gia vị đậm đà.

Bước 3: Chế biến lẩu dê miền Bắc

Cho nồi lên bếp và đun nóng dầu.

Cho hành, tỏi, sả vào phi thơm. Kế tiếp là cho thịt dê vào xào săn lại.

Tiếp đó, bạn đổ nước ngập thịt dê và đun sôi. Để lửa nhỏ trong quá trình đun. Cần nhớ việc vớt bọt để nồi lẩu được trong hơn.

Nước sôi khoảng 15 phút thì bạn cho cà chua vào. Nấu đến khi thịt dê mềm, vừa ăn.

Lúc này, bạn cho một ít gia vị nêm vừa ăn.

Giờ là lúc bạn thưởng thức món ăn tự nấu. Bún hoặc mì phải trần qua nước sôi, để khô và xếp vào đĩa.

Các loại rau thơm, ớt cắt nhỏ, xếp ra một đĩa lớn.

Khi ăn, bạn để nồi lẩu dê lên bếp. Nấu nước sôi trở lại thì bạn cho các loại rau vào.

Thịt dê chín mềm, màu vàng của nghệ, thấm gia vị đậm đà và không còn mùi hôi của dê.

Nếu không đủ thời gian hoặc quá khó với bạn. ĐẶT NGAY của bếp nhà Vinh Hạnh. Giao hàng ngay 2 giờ trong khu vực Hồ Chí Minh.

Cách Nấu Lẩu Dê Ngon Miễn Bàn

Cùng với các món lẩu đã úa quen thuộc thì lẩu dê cũng là món ăn không thể bỏ qua. Giữa cái thời tiết rét mướt của miền Bắc hay những con mưa chợt đến chợt đi của miền Nam, còn gì tuyệt bằng được sum vầy bên người thân và bạn bè thưởng thức nồi lẩu dê nghi ngút khó.

1. Cách nấu lẩu dê ngon chuẩn vị

Nguyên liệu chuẩn bị món lẩu dê

Xương dê (chọn loại nhiều tủy, tủy còn rớm máu): 2 kg

Thịt dê tươi: 1 kg

Thuốc bắc: 1 gói (bao gồm đinh hồi, quế, táo đỏ, vỏ quýt, nhân sâm, kỳ tử…) (mua tại các cửa hàng đồ khô, hiệu thuốc)

Củ sen: 300gr

Mộc nhĩ: 3 – 6 tai

Dừa xiêm : 2 quả

Gia vị ướp, nêm nếm: ngũ vị hương, muối, đường, rượu trắng, gừng, hành tím, tỏi, hành tây, sả, hạt nêm…

Đậu hũ non: 4 thanh

Rau ăn lẩu: tía tô, rau cải, tần ô, rau má, lá hẹ…

Khoai môn: 1 củ (0.5kg)

Bún tươi, bún khô hoặc mỳ tùy ý: 500gr

Chao trắng: 5 miếng

Sa tế Thái: ½ bát

Cách nấu lẩu dê ngon như nhà hàng

– Củ sen tươi mua về để dưới vòi nước và xả nước thật mạnh để bùn đất bám trong thịt củ trôi ra ngoài. Sau đó thái của sen thành từng lát có độ dày chừng 0,5cm. Vừa đủ ngấm gia vị lại vừa thuận miệng khi ăn.

– Khoai môn cần gọt vỏ. Bạn có thể rửa với nước muối pha loãng để hết nhớt nếu cần. Sau đó, cắt khoai thành từng miếng vừa ăn.

– Tía tô nhặt những lá vừa ăn, rửa sạch, thái nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nước cho nở. Sau đó cắt bỏ chân và thái một tai thành 3 tới 4 phần.

Các loại rau ăn cùng lẩu thì nhặt sạch phần héo úa, già. Sau đó rửa sạch và cắt thành từng khúc chừng 2 cm. Vảy rau cho sạch nước.

– Dùng hai củ gừng, cạo vỏ và giã nhuyễn. Sau đó dùng 70ml rượu trắng bóp kỹ để tạo thành hỗn hợp rượu gừng. Dùng hỗn hợp này bóp thật kỹ thịt dê và xương dê. Rượu gừng sẽ giúp xương dê và thịt dê của bạn đỡ mùi hôi và gây đặc trưng.

– Sau khi bóp với hỗn hợp rượu gừng mùi gây của thịt dê đã giảm đi nhiều. Bạn rửa sạch lại với nước muối loãng và dùng giấy thấm khô miếng thịt. Tiếp tục thái thịt thành từng miếng mỏng vừa ăn.

-Tiến hành ướp thịt dê cùng với 1 thìa hành tỏi đã băm nhuyễn, nửa thìa muối, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa hạt nêm cùng nửa thìa ngũ vị hương. Thêm chừng 1 thìa rượu nữa là được. Ướp trong 1 tiếng để từng miếng thịt dê đều thấm gia vị.

Cũng tương tự như khi làm sạch mùi hôi của xương dê. Sau khi bóp với rượu gừng, bạn rửa sạch lại với nước muối loãng sau đó là nước sạch và đem chặt thành từng khúc chừng 3 đốt ngón tay.

Xương dê sau khi chặt từng khúc thì cho vào nồi cùng 1,5l nước sạch. Thêm hành tây đã bổ múi cau (hoặc cắt khoanh tùy sở thích) cùng vài củ sả đã đập dập, rồi đun thật to lửa. Khi thầy nồi nước xương sôi, bạn vớt hết bọt vừa để bớt cặn bẩn vừa giúp nước xương thơm ngon hơn. Vặn lửa nhỏ nhất và tiếp tục đun.

Làm nước chấm chao

Sau khoảng 30p bạn cho thêm nước dừa tươi vào nổi và tiếp tục ninh. Ninh càng lâu thì vị ngọt của xương ra càng nhiều, nước lẩu sẽ càng ngon.

Được chừng 1 tiếng rưỡi thì bạn cho gói thuốc bắc vào ninh cùng. Đợi tới khi nồi nước sôi trở lại thì cho thêm củ sen và khoai môn. Khi thấy khoai môn và củ sen đã mềm thì nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn là được.

Thưởng thức lẩu dê

– Đun sôi 2 thìa dầu ăn trên bếp. Khi thấy dầu ăn sôi thì cho chao vào và đánh nhuyễn. Đánh càng đều tay thì món chao càng ngon.

– Khi thấy chao đã tạo thành hỗn hợp đặc sệt thì bạn cho 2 thìa to nước lọc, thêm chút sa tế (tùy sở thích để điều chỉnh) cùng 1 thìa đường vào rồi khuấy đều tay. Nếm lại một lần nữa cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp. Bạn có thể múc luôn ra bát hoặc để nguội rồi múc cũng không sao.

– Đặt nồi lẩu ở giữa mâm, xung quanh bày thịt dê, rau sống đã chuẩn bị. Khi ăn bạn chỉ cần nhúng rau và thịt dê đã ướp vào nồi lẩu đang sôi. Chờ vài phút rồi gắp ra chấm cùng nước chao thì ngon hết ý.

Lưu ý trong quá trình nấu lẩu dê

Thịt dê rất dễ nấu nhưng không phả nấu trong nồi nào cũng được. Theo Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang (Thọ Xuân Đường), thịt dê nếu nấu cùng đồ đồng sẽ sinh ra chất làm bại thận nếu ăn phải.

Dù rất ngon nhưng những người bị nóng trong, nhiệt độ cơ thể thấp cũng không nên dùng thịt dê. Đặc biệt là phụ nữ có thai. Ăn thịt dê nhiều có thể gây động thai, sảy thai.

2. Lẩu dê nên ăn cùng với rau gì

Từ cách nấu lẩu dê ở trên, cơ bản các bạn đã biết lẩu dê ăn cùng với các loại rau gì để vừa tăng sức hấp dẫn của món lẩu vừa đảm bảo dinh dưỡng rồi đúng không?

Rau muống ngắt bớt lá. Có thể để nguyên cành hoặc nạo nhỏ.

Rau chuối thái sợi nhỏ.

Nấm kim châm.

Rau thơm:rau om, rau ngò,…

Lẩu dê rất kén các loại rau ăn cùng nên khi xác định nấu món lẩu ngon nhưng hơi khó tính này bạn cần chuyển bị một số loại rau nhất định để món lẩu ngon không chê được.

Các loại rau nên chuẩn bị:

Những loại rau này không chỉ giúp nồi lẩu dê của bạn thơm ngon hơn bao giờ hết mà còn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bữa ăn. Những loại rau thường ăn kèm lẩu như rau cải, rau cần,… khi ăn kèm sẽ giảm vị ngon vốn có của món lẩu.

3. Lẩu dê và những điều bạn chưa biết?

Trà xanh dù rất tốt nhưng nếu bạn sử dụng chúng trước, trong hoặc sau khi ăn thịt dê sẽ dẫn tới ngộ độc, gây hại lớn cho đường ruột

Tương tự, dư hấu dù mát, ngon nhưng tráng miệng sau khi ăn thịt dê thì dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Nếu người ăn bị nóng trong thì khi ăn thịt dê không nên dùng kèm bí đỏ, đinh hương hay hồi hương. Và đương nhiên, những gia vị tẩm ướp cay như sa tế, hạt tiêu, ớt bạn chỉ nên cho vừa đủ để tạo thêm hương vị cho món ăn thôi.

Thịt dê không được tẩm ướp với dấm. Ăn thịt dê cũng không nên cho dấm vì sẽ khiến chức năng tỏa nhiệt của cơ thể giảm đi rất nhiều.

Thịt dê không nên ăn cùng với đồ gì?

Thịt dê không hẳn là một loại thịt lành tính. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, khi ăn thịt dê bạn nên tránh những thực phẩm sau:

Món thịt dê ngon và bổ dưỡng hơn là khi bạn nằm lòng những lưu ý này để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình đấy!

Lợi ích sức khỏe của thịt dê

Thịt dê khi được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp 1 lượng lớn dưỡng chất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, nhất là bệnh tiểu đường cấp II.

Muốn tăng cường hệ miễn dịch thì nên bổ dung thịt dê trong bữa ăn hằng ngày. Bởi trong thịt dê có rất nhiều chất cực kỳ tốt cho hệ miễn dịch như vitamin hay acid omega 3… Vì thế, số lần lý tưởng nhất là sử dụng thịt dê 3 lần 1 tuần.

Để ổn định nhịp tim cũng như giảm bớt tình trạng xấu của tim thì thịt dê là một sự lựa chọn lý tưởng. Thậm chí, các nhà khoa học đã chứng minh, sử dụng thịt dê bạn còn hạn chế được nguy cơ xơ vữa động mạch vành. Bởi lẽ lượng chất béo bão hòa trong thịt dê rất ít.

4. Tốt cho sức khỏe nam giới

Đối với nam giới, thịt dê có tác dung vô cùng to lớn. Việc bổ sung thịt dê thường xuyên trong các bữa ăn sẽ giúp tình trạng vô sinh giảm, tăng cường sức khỏe về mặt sinh lý cũng như khả năng sinh sản.

Trung bình cứ 100gr thịt dê sẽ chưa 3mg sắt. Vì thế những người mắc bệnh thiếu máu được khuyến khích sử dụng thịt dê thường xuyên. Ngược lại phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn thịt dê để không ảnh hưởng tới thai nhi mặc dù thịt dê chứa hàm lượng sắt lớn.

Cập nhật 23/06/2020

Mặc dù cách nấu lẩu dê có hơi kỳ công và mất nhiều thời gian, nhưng không thể phủ nhận độ ngon và giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

Cách Nấu Chân Dê Hầm Bổ Dưỡng Tốt Cho Bà Bầu

Bà bầu sau sinh bị ít sữa nên ăn gì? Ngoài những món ăn lợi sữa quen thuộc cho bà bầu như: Cháo chân chó, móng giò hầm đu đủ, cháo chân giò hạt sen, … thì còn một món ăn lợi sữa tuyệt vời mà các mẹ không nên bỏ qua đó là món cháo chân dê. Món ăn được chế biến khá đơn giản, tuy nhiên nếu bạn không chế biến đúng cách sẽ làm món cháo bị hôi, rất khó ăn, khó nuốt.

Thịt dê là thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, phong phú như: Các Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B9, B12), Vitamin K, E, Protein, Acid Amin, các khoáng chất (Canxi, sắt, kẽm, Mangan,…), Axit béo Omega 3, Omega 6 và rất nhiều dưỡng chất có lợi khác cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó mà có nhiều người thường xuyên sử dụng nguyên liệu thực phẩm này để chế biến các món ăn, bồi bổ dinh dưỡng khi mang thai.

Nguyên liệu

Chân dê: 3 – 4 cái Gạo nếp: Khoảng 1/2 bát con Thông thảo: 15g Hạt sen: 25g Ý dĩ: 25g Gừng: 1 củ nhỏ Chanh tươi: 2 quả để khử mùi hôi thịt dê Gia vị đầy đủ: Dầu ăn, mắm, muối,…

Các bước thực hiện

Bước 1: Đầu tiên, để cách nấu cháo chân dê không bị hôi bạn cần phải biết cách sơ chế, khử mùi hôi của chân dê. Bạn có thể làm như sau: – Chân dê bạn đem thui vàng, rồi dùng dao lam (Dao tem) làm sạch lông một lần nữa, chặt bỏ phần móng nhọn rồi rửa sạch. – Sau đó cho chân dê vào bát + 1 thìa dầu ăn, rồi vắt 2 quả chanh vào chung, dùng tay bóp, trộn thật đều và dùng túi nilon bọc kín miệng bát, cho vào tủ lạnh ngăn mát khoảng 3 – 4 tiếng trước khi chế biến.

Các bước nấu cháo chân dê Bước 2: Trong khi đợi khử mùi hôi chân dê, bạn đem gạo vo sạch, rồi cho vào bát ngâm với nước sạch chừng 30 phút cho gạo mềm, nấu sẽ nhanh nhừ hơn.

Bước 5: Hoàn thiện công thức cách nấu cháo chân dê tại nhà cho bà đẻ: – Cuối cùng, khi chân dê chín, bạn cho các nguyên liệu còn lại vào nồi như: Thông thảo + hạt sen + ý dĩ + gạo nếp, vào ninh đến khi tất cả các nguyên liệu chín mềm là xong. Nêm lại gia vị một lần nữa cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp, múc cháo ra bát và thưởng thức thôi nào.

Các cách nấu món này kiểu khác

Không quá phức tạp như cách nấu lẩu dê hay các món cần tỷ mỉ, chi tiết khác… Cách nấu dê hầm thuốc bắc hay cụ thể là cách làm chân dê hầm thuốc bắc chế biến đơn giản, chỉ mất khoảng 30 phút nấu nướng là bạn đã có được một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng cho cả gia đình.

Chân dê hầm thuốc bắc giúp mẹ nhiều sữa hơn

Nguyên liệu hầm:

– Chân dê 4 cái

– Câu kỷ tử,

– Hành tím : 5 củ

– Nước xương 2lit

– Gia Vị: Bột nêm, hành, gừng, muối, bột ngọt, đường

– Rau mồng tơi, cải xanh, mì tôm hay bún

Chân dê cạo sạch, đem trụng qua rồi chặt miếng vừa ăn

Nước xương đun sôi cho gói đồ tiềm, hành tím vào đun lửa nhỏ 5 phút cho chân Dê vào, tiếp tục bỏ gia vị vào nêm hơi nhạt hầm lửa nhỏ 30 phút thấy nước sắt lại còn tầm 1lit là được

Món này ăn kèm rau, chấm chao và bún.

Chúc mẹ có lượng sữa dồi dào nhờ món chân dê!

Chân dê hầm thuốc bắc có thể dùng với cơm hoặc bún và ngon nhất là thưởng thức khi vẫn còn nóng, bỏ lên một vài cọng rau mùi vừa làm tăng tính thẩm mỹ vừa làm dậy lên mùi thơm quện với mùi thuốc bắc thanh mát đặc trưng rất thích hợp cho mùa lạnh, vừa bổ dưỡng mà lại ấm người, khi ăn thịt dê có vị ngọt, săn chắc kết hợp với thuốc bắc sẽ rất tốt cho sức khỏe xương khớp, khí huyết, giúp an thần, tăng cường thể lực và lợi dương.

Nếu ăn liên tục 30 – 40g thịt dê mỗi ngày, cơ thể sẽ nhanh chóng hết gầy gò, ốm yếu, chứng đau lưng, ra nhiều mồ hôi được chữa khỏi. Đây không những là một món ăn ngon mà còn là một bài thuốc rất tốt cho sức khỏe người dùng.

Cách ăn món này

Lưu ý khi bà bầu ăn thịt dê Tuy thịt dê là thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu, nhưng không phải vì thế mà các mẹ ăn một cách lạm dụng. Bởi nếu ăn quá nhiều thịt dê, có thể làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị viêm nhiễm trong cơ thể. Theo các chuyên gia, đối với mẹ bầu, chỉ nên ăn 1 bữa thịt dê/tháng khi mang thai. Bên cạnh đó, khi chế biến cần tránh kết hợp với các thực phẩm như:

Ăn thịt dê xong uống trà dễ tạo ra chất Tannalbin gây táo bón cho mẹ bầu. Thịt dê ăn cùng dưa hấu dễ bị rối loạn tiêu hóa. Bà bầu ăn thịt dê với bí đỏ dễ sinh ra nhiệt, gây nóng bức, khó chịu trong người.

Không ăn thịt dê với dưa hấu. Do dưa hấu có tính hàn, còn thịt dê lại thuộc tính nhiệt. Nếu sau khi ăn thịt dê ăn dưa hấu tráng miệng dễ “sang nguyên khí”, sau khi ăn vào không những giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê mà còn gây trở ngại cho tì vị, dạ dày.

Không nên ăn thịt dê cùng với bí đỏ. Trong sách Đông y từ xưa đã ghi chép: thịt dê không nên ăn cùng với bí đỏ, điều này chủ yếu là do thịt dê và bí đỏ đều là thực phẩm nóng, nếu ăn cùng với nhau dễ bị nóng, nhiệt trong người. Cũng với lý do đó, khi hấp, nấu thịt dê cũng không nên cho nhiều thực phẩm điều vị và tính nóng như ớt cay, hạt tiêu, gừng, đinh hương, hồi hương.

Không nên ăn thịt dê cùng với dấm. Vị chua của dấm có tác dụng thu co, không có lợi cho dương khí trong cơ thể phát tác, khi ăn cùng với dấm sẽ làm cho tác dụng giữ ấm cho cơ thể giảm đi rất nhiều.

Trà với thịt dê là một chất dễ gây ngộ độc. Nước trà là ” khắc tinh” của thịt dê, đó là do hàm lượng protein trong thịt dê rất phong phú, còn trong trà lại hàm chứa khá nhiều chất acid tannic, khi ăn thịt dê uống trà sẽ sinh ra chất protein acid tannic, làm cho nhu động của đường ruột yếu hơn, đi ngoài lượng nước giảm đi, từ đó gây ra táo bón.

Không ăn quá nhiều thịt dê. Thịt dê có tính nóng, ngọt, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt, nếu cơ thể có sẵn một số vùng nhiễm bệnh thì ăn thịt dê sẽ khiến cho bệnh phát triển trầm trọng thêm.

Chân dê hầm ngải cứu: Ngoài tác dụng chữa bệnh liệt dương và xuất tinh sớm (ở nam giới), kinh nguyệt không điều hòa, ham muốn tình dục giảm sút (ở nữ giới), món ăn này còn có công dụng ích tinh, sáng mắt, bổ thận, mạnh gân cốt. Đối với những phụ nữ ít sữa hoặc không có sữa, có thể áp dụng những bài thuốc từ chân dê giúp cải thiện nguồn sữa mẹ: – Chân dê: Lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp cùng 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20gr ý dĩ cho sản phụ dùng. Ngoài ra chân dê hầm ngải cứu hay hầm thuốc bắc cũng là món khoái khẩu để anh em nhậu.

1709 views