Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Hủ Tíu Ngon Tại Nhà Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Hủ Tíu Chay Ngon Đúng Điệu Tại Nhà

Nguyên liệu

500g hủ tíu

1 củ cà rốt

2 củ khoai tây

2 củ cải trắng

200 gr bắp cải tím

100 gr nấm rơm

2 miếng đậu hũ chiên, cắt miếng vuông vừa ăn

1 trái dừa non tươi

Gia vị: Muối, bột ngọt, hạt nêm, dầu hàu, tiêu, hành tím, hành lá, ngò gai

Và một trong những bí quyết quan trọng trong cách nấu hủ tíu chay ngon được “truyền” lại chính lại phải có 1 hũ chao để giúp món ăn thêm hoàn hảo.

Sơ chế

Khoai tây, cà rốt, củ cải gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn

Đậu hũ chiên, bắp cải tím rửa sạch thái miếng

Nấm rơm gọt sơ đất trên đầu, rửa sạch, chẻ đôi

Hành lá, ngò gai, hành tím thái nhỏ

Chế biến

Một trong những cách nấu hủ tíu chay ngon là chúng ta phải xào qua rau, củ, quả để ngấm gia vị hơn.

Dùng 1 cái chảo phi hành tím cho đến khi thơm thì đổ khoai tây, cà rốt vào xào qua. Cho 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng bột ngọt, 4 muỗng hạt nêm, 2 thìa dầu hào vào xào chung khoảng 5 phút thì bắc xuống.

Cho 2 thìa hành tím băm nhỏ đã phi vàng thơm vào nồi để nấu nước lèo, đổ hỗn hợp nước lọc và nước dừa vào nồi với tỷ lệ 1:1. Cho củ cải vào ninh cho ngọt nước khoảng 10 phút. Có thể bạn sẽ đọc thấy nhiều cách nấu hủ tíu chay ngon khác nhau, tuy nhiên dùng thêm nước dừa tươi để nấu nước lèo là một “bí kíp” giúp cho tô hủ tíu chay ngon đậm đà hơn hẳn.

Sau đó cho hỗn hợp khoai tây, cà rốt đã xào vào nồi nước lèo nấu trong 15 phút.

Bước tiếp theo là cho nấm rơm, đậu chiên và bắp cải tím vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn, cho hành lá ngò gai vào rồi tắt bếp.

Trụng hủ tíu qua nước sôi sau đó cho vắt hủ tíu vào tô và thêm nước lèo cùng chút ngò là ta đã hoàn thành xong món ăn thanh đạm và tuyệt ngon này rồi!

Đặc Sắc Hồn Hủ Tíu Sa Đéc

Tô hủ tíu Sa Đéc với nước súp trong, sợi bánh trắng, điểm vài miếng thịt, tim, gan, lòng heo, có khi tôm, thịt nạt bằm, kèm theo hẹ, xà lách, hành, chanh ớt,… bốc mùi thơm phức, ngay phút đầu gợi cho thực khách một bữa ăn ngon miệng.

Thật ra, hủ tíu Sa Đéc không chỉ ngon ở vẻ bề ngoài mà ở chính hương vị của nó không lẫn vào đâu được. Hương vị đó được tạo ra bởi sự hòa quyện của hai thành phần chính trong tô hủ tíu là bánh hủ tíu và nước súp (Dĩ nhiên các thành phần khác như thịt, gan… làm cho hương vị hủ tíu Sa Đéc ngon và đậm đà thêm).

Hủ tíu Sa Đéc được lợi thế là ngay địa phương có nghề làm bột gạo truyền thống trên 100 năm, tập trung nhiều nhất ở xã Tân Phú Đông. Bột gạo Sa Đéc là sản phẩm nổi tiếng của địa phương được dùng làm nguyên liệu sản xuất bánh phở, hủ tíu, bún ăn liền và được xuất khẩu ra nước ngoài từ trước năm 1975 đến nay. Bánh hủ tíu được làm từ bột gạo Sa Đéc đẹp và ngon: trắng mịn, ngọt, mềm mà không bở, không vị chua.

Ưu điểm trên nhờ nơi đây có nguồn nước dồi dào từ sông Tiền, không nhiễm phèn hay lợ, nên rất thuận lợi trong việc sản xuất bột gạo làm bánh hủ tíu. Lợi thế này không phải địa phương nào cũng có được. Để cọng bánh luôn tươi mới, thơm ngon, các chủ quán chỉ dùng bánh hủ tíu trong ngày, không để qua ngày khác; mỗi quán đều đặt mối cung cấp bánh hủ tíu riêng, luôn đáp ứng kịp, đúng yêu cầu.

Cũng như thế, trước năm 1975, bà Năm Sa Đéc – Nghệ sĩ sân khấu, điện ảnh nổi tiếng ở miền Nam, quê Sa Đéc – mở quán bán hủ tiếu Sa Đéc ở Sài Gòn. Quán bà luôn đông khách. Để giữ “hồn” hủ tíu Sa Đéc, hàng ngày, bánh hủ tíu của bà phải được lấy từ làng bột Tân Phú Đông do cánh xe đò Sa Đéc – Sài Gòn chuyển tới.

Nước súp được nấu bằng xương heo, chủ yếu là xương ống và một số gia vị khác có tính “bí quyết riêng” của từng chủ quán, nhưng rất hạn chế dùng hóa chất; thêm vào đó nhờ khéo canh lửa, hớt bọt nên có điểm chung là trong vắt, hương vị thơm, ngọt đậm đà tự nhiên.

Bên cạnh hủ tíu nước, hủ tíu Sa Đéc còn nổi tiếng bởi hủ tíu khô với món nước sốt đặc trưng của người chế biến ra nó. Một tô (dĩa) hủ tiếu khô với bánh hủ tíu đã trụng dai dai mà không lền, điểm theo vài miếng thịt, gan, rưới vào nước sốt chua chua, ngọt ngọt, rắc thêm một ít đường, đậu phộng, giá… và kế bên là chén nước súp bốc khói thì không gì ngon bằng.

Món hủ tíu khô được ông Văn Dĩ mở bán sớm nhất ở Sa Đéc (vào những năm 1965-1966). Chị Nguyễn Thị Tường Vi “hậu duệ” đời thứ ba của ông Văn Dĩ, mở quán hủ tíu tại dốc cầu Cái Xếp, Quốc lộ 80, ấp An Thạnh, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp cho biết, ông ngoại chị (ông Văn Dĩ) khi còn sống thường kể, lúc 14 tuổi ông làm công cho một quán hủ tíu người Trung quốc ở Campuchia, học được cách chế biến hủ tíu khô sau đó về Sa Đéc mở quán bán (số 102, đường Trần Phú, hiện giờ nơi đây không còn bán hủ tíu). Với món nước sốt độc đáo học “lóm” được khi làm công, hủ tíu khô của ông làm cho người ăn nhớ mãi cho đến tận bây giờ.

Chị Tường Vi nói, thỉnh thoảng người nước ngoài, tỉnh ngoài về thăm quê, ghé qua ăn, nói rằng, ăn để tìm lại hương vị của hủ tíu trước đây.

Theo những người lớn tuổi, trước năm 1975, Sa Đéc có nhiều quán hủ tíu nổi tiếng như: quán Chú Cá, Chí Thành, Chí Ký, Lãnh Nam, Văn Dĩ… và bình dân là quán Bà Sẩm. Hiện giờ, phần lớn các chủ quán này do cao tuổi đã “về hưu”, nhưng vẫn truyền lại hương vị tinh túy hủ tíu của họ cho lớp “hậu duệ” sau này. Thêm vào đó, thời gian qua, ở Sa Đéc có nhiều quán hủ tíu mới mọc lên, cao cấp có, bình dân có. Nhưng dù ăn hủ tíu nước hay hủ tíu khô, cao cấp với giá 30.000 đồng – 40.000 đồng/tô hay bình dân như hủ tíu Bà Sẩm (đường Trần Hưng Đạo) giá 6.000 đồng/tô thì thực khách vẫn được thưởng thức hương vị đặc trưng của hủ tíu Sa Đéc.

Đậm Đà Hủ Tíu Cá Sóc Trăng

Hủ tíu cá Sóc Trăng là một món ăn hấp dẫn, mới xuất hiện những năm gần đây và có trong danh sách những món ăn ưa chuộng khác như bún gỏi dà hay bún nước lèo Sóc Trăng. Đây quả là món ngon không thể thiếu khi nói đến ẩm thực của vùng sông nước.

Cách nấu công phu

Để nấu hủ tíu cá, người Sóc Trăng phải nấu nước lèo ninh từ xương heo trong nhiều giờ, vớt hết bọt để nước luôn trong và tuyệt đối không bỏ thêm dầu mỡ. Thông thường, xương heo được ninh rất lâu, có khi suốt cả đêm, theo ấn định của đầu bếp, cứ ninh ba bộ xương heo thì lượng nước lèo chia đều cho 50 tô.

Cá để làm hủ tíu phải là cá chẽm lớn, loại khoảng 2 kg, chỉ lấy phần phi lê. Tùy theo sở thích từng người, từng vùng mà món ăn có thêm mực, tôm, thịt heo hay những loại khác. Tôm, mực của hủ tíu cá phải thật tươi, cật heo phải giòn, ngon nhờ ngâm trong nước đá cho nở. Riêng hủ tíu phải làm từ bột gạo lúa mùa. Để thưởng thức một tô hủ tíu cá đúng nghĩa, thường không thể thiếu các loại rau ăn kèm, gồm có ba loại là rau cần, rau xà lách và giá.

Mỗi công đoạn chế biến hủ tíu cần thực hiện đúng qui trình, đúng thời gian mới cho ra món ăn đúng điệu. Cá chẽm chỉ cần còn sót xương sẽ làm thực khách mất hứng khi ăn. Thời gian ninh xương phải đủ, nếu không nước lèo sẽ kém ngon, bớt vị đậm đà…

Hủ tíu cá Sóc Trăng – món ngon không thể thiếu khi nói đến ẩm thực của vùng sông nước

Phiên bản mới đậm chất miền Tây

Hủ tíu cá Sóc Trăng có vị ngọt thanh tao của nước lèo, vị béo ngọt của cá và giòn sần sật của cật heo cùng tôm, mực, thịt mỗi thứ một vị và cay cay của tiêu xanh càng tăng thêm hương vị cho món ăn. Thưởng thức hủ tíu cá lúc bụng đang đói cồn cào mới thật cảm nhận vị ngon cũng như chất lượng. Khi môi chạm vào muỗng nước lèo, vị ngọt của xương heo nhẹ nhàng chảy xuống thực quản, cắn miếng cật heo vừa bùi vừa béo lại dòn sừn sựt thật khoái khẩu, cho miếng cá chẽm vào nhai, thịt cá chắc, béo ngọt xen lẫn vị cay nhẹ của tiêu. Đó là chưa kể đến vị ngọt bùi của tôm, của mực cùng sợi hủ tíu, ăn dậy mùi thơm khiến thực khách rất vui khi được thưởng thức món ăn ngon.

Không ít người có nhận xét rằng, hủ tíu cá là phiên bản mới bên cạnh những món ăn dân dã, mang đậm chất của người miền Tây. Trong món ăn có sự hài hòa giữa cá, hải sản, phủ tạng động vật và lúa gạo, tất cả tạo nên nét ẩm thực riêng vừa lạ nhưng cũng rất hấp dẫn dù chỉ nếm thử lần đầu.

Còn với người khó tính, thì hủ tíu cá là một món ăn có thể làm mới khẩu vị, mà không ngán khi muốn ăn nhiều hơn, bởi vì nguyên liệu chính là cá của món ăn không sợ mập. Một số thực khách còn chọn hủ tíu cá là món điểm tâm nhanh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn riết thành ghiền, nên mỗi khi có dịp ghé đến Sóc Trăng, món đầu tiên nghĩ đến là ăn ngay một tô hủ tíu cá nóng hổi, sau đó mới đến những đặc sản khác trong vùng.

Mách Bạn Cách Nấu Nước Lèo Ngon Như Đi Ăn Hủ Tíu Gõ Sài Gòn

Ai từng ở Sài Gòn dù ngắn hay dài, lâu hay mau thì cũng không thể không biết đến món hủ tíu gõ. Ăn mỗi sáng, mỗi tối có khi nghiện luôn đó, ăn một tô chẳng thấm vào đâu 😀

Nhiều khi ăn thấy ngon, về bắt chước làm theo mà không có ngon được vậy, có bao giờ bạn thắc mắc tại sao không? Có bí kíp cả đấy! Một phần vì ngày nào họ cũng làm nên quen tay, càng ngày càng ngon, một phần nhiều khi do gia đình có truyền thống nên hủ tíu lại càng đậm chất hơn. Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn bí kíp đảm bảo ngon như đi ăn ngoài xe hủ tíu gõ ngay từ lần đầu thử luôn 😉

Nguyên liệu:

Khoảng 2kg xương ống heo, xương cổ

1 đùi heo chặt nhỏ

500gr thịt nạc vai bằm nhỏ

1 kg sườn heo, cắt miếng vừa ăn

3 con mực khô bằng nửa bàn tay, rang vàng

200gr tôm khô (loại nhỏ) rửa sạch

1 củ cải trắng, 1 củ hành tây, 1 bó hành lá

Chanh, giá, tương ớt, ớt ngâm chua

Sợi hủ tiếu

Tóp mỡ, hành phi

1 sợi củ cải muối loại màu nâu đậm

Đường phèn, bột ngọt, tiêu

Cách nấu nước lèo:

Xương rửa sạch, luộc sơ rồi bỏ ra rửa lại cho sạch. Cho xương vào nồi, nước ngập mặt xương khoảng hơn 2 đốt ngón tay. Cho chút muối vào, đun sôi, hớt bọt rồi để lửa vừa ninh xương.

Sườn heo, giò heo cắt miếng cho vào nồi hầm xương luộc khoảng 1 tiếng cho mềm là có thể vớt ra được. Mẹo để biết sườn đã chín mềm, lấy đũa đẩy nhẹ vào miếng sườn thấy miếng thịt rung nhẹ là được. Thịt giò heo hầm vừa ăn, chín quá mềm ăn mau ngán.

Tôm khô cho vào giỏ kim loại nấu trong nồi nước dùng cho thơm, khoảng 1h vớt ra để ráo, bắc dầu bỏ tôm vào chiên cho tôm vàng rụm, thêm tiêu muối, bột ngọt nêm vừa ăn.

Hành tây bổ múi cau, bỏ củ cải trắng, củ cải muối, khô mực nướng, tôm khô cho vào nồi nước lèo. Đợi sôi trở lại, tiếp tục vớt bọt.

Nêm gia vị muối, đường phèn, bột ngọt, nước mắm. Để lửa riu riu khoảng 3 tiếng, không nên hầm xương quá lâu sẽ có mùi hôi.

Thịt heo xay cho vào xoong nhỏ, thêm chút cải bắc thảo, tiêu, bột ngọt, muối, trộn đều, cho độ khoảng 2 thià muôi canh nấu sôi lên chừng 5 phút là được, đủ cho thịt săn và vừa ăn đừng để lâu quá sẽ bã thịt không ngon.

Bí quyết thắng tóp mỡ giòn béo như đi ăn ngoài hàng:

Mỡ luộc rồi cắt lớn hơn hạt bắp chút, khi thắng mỡ bị tóp lại là vừa, luộc lên cắt cũng dễ hơn là cắt thịt sống. Mỡ đủ nóng cho vài tép tỏi đập dập vào, khi thắng tóp mỡ nhớ để lửa lớn đảo liên tục cho tóp mỡ săn lại (đây chính là bí quyết thắng tóp mỡ giòn béo), sau đó hạ lửa vừa chiên riu riu cho tóp vàng, lúc này rắc xíu muối, trộn đều giúp tóp mỡ ngon hơn, muối làm tóp cứng lại và giòn tan.

Dĩ nhiên là mỡ có cholesterol nhưng ta không ăn hàng ngày mà chỉ đôi khi thôi, tuy nhiên không có mùi tóp mỡ tỏi này món hủ tiếu sẽ mất giá trị thơm ngon đi rất nhiều.

Xong xuôi chỉ cần trụng vắt hủ tíu qua nước sôi cho vắt hủ tíu mềm rồi cho vào tô, rắc tóp mỡ, hành, rau lên rồi chan nước vào. Đặt xương, thịt lên trên và thưởng thức thôi. Có thể thêm chút chanh ớt cho món ăn thêm đậm đà.