Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Giả Cầy Dê Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cầy Và Giả Cầy, Giả Cầy Xứ Nghệ

[ Theo chúng tôi ] – Bàn về thịt chó vốn dĩ xưa nay là chuyện của đàn ông.Nhưng hôm nay xin phép các đấng mày râu cho tôi được ngồi “mâm trên” một bữa, để được tham gia đàm đạo về món giả cầy. Bởi nếu không như thế, thì danh sách các món ngon Xứ nghệ của Phlanhoa sẽ thiếu mất một món khá đặc biệt “Giả cầy Xứ Nghệ”.

Sự ghiền thịt chó của đàn ông Việt đã được đúc kết thành một câu bất hủ: “Chết ba tiếng trống, sống miếng dồi chó!”, khẳng định vị trí của thịt chó trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

May mắn, tôi cũng được biết, ở Hàn Quốc cũng ghiền thịt chó không kém gì ta. Mới rồi, tôi có dịp đến Seoul và được giới thiệu, người Hàn Quốc coi thịt chó như là một món ăn thuốc bổ. Tò mò tôi mới hỏi; “- Vậy chớ ở Hàn Quốc nấu thịt chó như thế nào?”, và tôi được giới thiệu: ” – Ở Hàn Quốc, bạn có thể mua thịt cho tại quầy bán thịt trong chợ như các loại thịt khác vậy”. Thực tế sau đó tôi cũng đã nhìn thấy thịt chó bán tại chợ Nam Đại Môn (Namdeamun). Tôi cũng hỏi về phương pháp chế biến thịt chó của nước bạn, và được biết họ chỉ có khoảng ba món. Phần thịt ngon, người Hàn dụng vào món nướng hoặc luộc, còn lại cho hết vào một nồi hầm thập cẩm na ná như món thắng cố của người Mông.

Với người Trung Quốc thì món giả cầy nặng về hầm rượu và thuốc bắc. Cho nên công bằng mà nói thì món thịt chó của Việt Nam đa dạng và thi vị hơn nhiều. Bởi vì thịt chó Việt Nam không chỉ ngon, mà còn có chút ít dính dáng đến cả “văn hóa rượu” của cha ông chúng ta nữa. Phát biểu một cách chủ quan thì tôi thấy, từ cổ chí kim, hầu như chẳng có nhà thơ, nhà văn nam giới nào của Việt Namđã thành danh mà chưa qua cái đận gật gù bên mâm rượu thịt chó. Hay là tôi chưa nhìn thấu đáo không biết nữa, nhưng đúng là tôi chỉ mới thấy có mỗi thế thật.

“Con cầy hương có tên khoa học là Viverricula Indica, họ Cầy (Viverrida), thuộc bộ ăn thịt, có chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cầy hương sống phân bổ hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du. Làm tổ trong hang tự đào hoặc các hốc cây, hang động nhỏ. Cầy hương nặng khoảng 2 – 5 kg mỗi con. Con đực có tuyến xạ nằm giữa hậu môn và tinh hoàn. Xạ hương là một loài dược liệu quý hiếm có vị cay, tính ấm. Với y học dân tộc nó có vai trò khai khiếu, trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh. Đặc biệt, xạ hương còn là một dược liệu quan trọng trong công nghệ chế biến nước hoa trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á cầy hương giúp cho ngành công nghệ chế biến cà phê tạo ra một loại cà phê chồn chất lượng hảo hạng với giá thành khoảng 6 – 10.000 USD/kg. Thịt cầy hương mềm, thơm, ngọt, da dòn và ngon, dùng làm thực phẩm dưới dạng món ăn bài thuốc bổ cường dương cho nam giới. Thịt cầy hầm riệu là món ăn đã được liệt vào hàng đặc sản trong lịch sử ẩm thực của người Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.”

Do có nhiều yếu tố đặc biệt trên, nên cầy hương từ xa xưa đã trở thành đối tượng săn lùng ráo riết của con người mà gần tuyệt chủng giống. Sự hớ hênh của con cầy đực khi quyến rũ con cái, nó đi đến đâu là vương vãi hương thơm đến đó, đã vô tình để lại dấu vết cho con người lần tìm đến hang ổ của cầy hương để săn bắt. Ngày nay, nhân dân đã có tổ chức nuôi cầy hương thành công, nhưng xạ hương của cầy nuôi không thơm được như cầy hương tự nhiên, thịt cầy nuôi cũng khôngthơm ngon bằng.”

Có lẽ do cầy ngày càng khan hiếm trước sự lùng sục của con người, thịt cầy không đủ để cung cấp cho thực khách, nên món giả cầy ra đời để đáp ứng. Giả cầy có thể sử dụng thịt chó, thịt mèo, thịt heo và gần đây là thịt ngan cũng được sử dụng. Nhưng thịt chó làm giả cầy có lẽ là ngon và phổ biến hơn, nên con chó đã được nhân dân gọi thành con cầy.

Thịt chó có thể chế biến đến cả chục món, nhưng món gọi là “giả cầy” chỉ có món riệu mận mà thôi. Món này ở Xứ Nghệ công thức nấu có khác so với các địa phương khác trong cả nước. Ngoài riềng, sả, mắm tôm, thì ở xứ Nghệ còn tra thêm vỏ quýt, mật mía và đặc biệt là cay hơn, riềng có nhiều vùng không giã mà thái lát để ăn cả miếng. Người xứ Nghệ xưa còn phát minh ra một công thức bảo quản giả cầy rất đặc biệt, đó là đem giả cầy đã nấu chín gói vào nhiều lớp lá chuối rồi bỏ vào trong một cái hộp bằng đất sét, trát thật kín cho không khí không vào được, sau đó đem chôn xuống đất, thì có thể để dành được cả tháng mà không bị thiu.

Vâng tôi chỉ dám ba hoa một chút về nguồn gốc món giả cầy. Còn như hương vị tinh túy của giả cầy tuyệt đỉnh đến đâu lại phải cậy nhờ các anh em bàn tiếp, vì tôi là nữ giới, giỏi lắm chỉ ăn được vài miếng riệu mận chứ không nhắm với rượu được…

Giả cầy Xứ Nghệ

Nguyên liệu: · Thịt chó : 01 kg · Riềng : 500 gr · Sả : 5 củ · Vỏ quýt tắt khô : 01 cái · Nghệ tươi : 01 nhánh · Rượu gạo: 01 đọi · Mắm tôm: 02 thìa canh · Cơm rượu : 04 thìa canh (hoặc giấm bỗng) · Mật mía : 02 thìa canh · Gia vị khác: Lá mơ lông, ngò gai, ớt bột, dầu ăn, nước hàng, húng lìuCách làm: · Thịt chó đã thui vàng đem thái miếng quân cờ; · Riềng: Cạo sạch vỏ, rửa sạch. Chọn khúc non thái lát rồi đem luộc vài lần cho bớt cay; phần riềng già đem giã nát cùng với sả, nghệ tươi, rồi đổ rượu vào, thêm nửa thìa cà phê bột húng lìu, quậy đều rồi vắt lấy nước bỏ bã; · Mắm tôm và giấm bỗng: Nghiền nát, lọc qua rây cho mịn; · Vỏ quýt tắt thái chỉ; · Uớp thịt với mắm tôm, mật mía, vỏ quýt, 2/3 hỗn hợp rượu đã pha chế trên. Ớt bột cho theo khẩu vị cay của người ăn, để chừng 20 phút cho thấm. · Đập dập vài tép hành tỏi cho vào chảo phi thơm, cho thịt vào xào săn sau đó cho riềng thái lát vào đảo đều, cho thêm một thìa nước hàng để nồi thịt có màu mận, đổ nước sâm sấp và ninh vừa lửa khoảng chừng một giờ, khi thịt chín mềm, nước cạn vừa sít và sánh lại thì giảm lửa, cho 1/3 hỗn hợprượu còn lại vào đảo đều, đậy vung chừng 01 phút để ủ hương thơm; · Khi giả cầy đã nguội bớt đến khoảng 80°C mới thái ngò gai và lá mơ lông cho vào; · Yêu cầu Kỹ thuật: Giả cầy phải có màu mận chín, lát riềng mềm và dòn thơm, bùi, miếng thịt bóng vàng, cay ngọt đậm đà; · Bà con cũng có thể sử dụng giò heo và thịt ngan, thịt mèo, thịt heo rừng để nấu giả cầy. Trình tự và công thức nấu cũng như trên.

#1 Thịt Dê Làm Món Gì Ngon? Cách Chế Biến Thịt Dê Giả Cầy, Hấp, Hầm

Thịt dê làm món gì ngon? Cách làm món thịt dê hấp, thịt dê giả cầy, bún thịt dê, thịt dê hầm… Cách chế biến thịt dê không bị hôi kiểu thịt dê Ninh Bình.

Thịt dê là loại thực phẩm quan trọng và phổ biến ở một số đất nước ở châu Á như Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Pakistan, Ấn Độ…

Ở Việt Nam, nhắc đến thịt dê là người ta nghĩ ngay đến thịt dê Ninh Bình. Đây là địa phương nuôi nhiều dê, có món dê núi Ninh Bình rất nổi tiếng!

Thịt dê có mùi vị thơm ngon, bổ dưỡng, giữ ấm rất tốt. Có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, tăng thân nhiệt, có ích trong chữa trị bệnh lao, viêm phế quản, hen suyễn.

Thịt dê không độc, có tác dụng trợ dương, bổ huyết, chữa lao phổi, người gầy yếu. Đặc biệt tốt cho phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau khi sinh nở.

Ngoài ra, còn những lời đồn đại về tác dụng của thịt dê với đàn ông. Người ta cho rằng, ăn thịt dê giúp đàn ông tăng cường sức khỏe sinh lý.

Thịt dê được chế biến thành nhiều món ngon như xào lăn, hầm, hấp, nấu giả cầy, tái chanh… Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu một số món thịt dê phổ biến.

Cách chế biến thịt dê không bị hôi

Cách đơn giản nhất để loại bỏ mùi hôi của dê là khi rửa nên bóp thịt dê với một ít rượu trắng có trộn với gừng băm rồi xả lại với nước sạch.

Với người kỹ tính, nên ngâm thịt dê trong nước chè đặc, sau đó, cho thịt dê cùng nước chè vào xào khô. Đến khi nước cạn cho tiếp nước chè đặc vào.

Việc làm này giúp mùi hôi của dê sẽ biến mất và miếng thịt cũng giòn ngon hơn. Bởi nếu không làm kỹ thì sẽ có 1 chút mùi hôi, làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

Hoặc, dùng nước nóng rửa sạch thịt rồi cắt thành những miếng to. Tiếp theo, cho quế, hoa hồi, tiêu vào cùng với nước rồi luộc. Khi nước sôi thì vớt ra, rửa lại với nước sạch là được.

Ngoài ra khi nấu có thể cho vào nồi một gói bao nguyên liệu bọc trong túm vải. Gồm có sa nhân, đinh hương, sơn trà, tía tô đập dập và thái nhỏ

– Thịt dê tươi 300 gr

– Hành củ tươi, rau ngổ, mùi

– Hành, tỏi khô, sả, hạt vừng.

– Dầu ăn, muối, mì chính, tiêu, xì dầu

Băm nhỏ hành khô và tỏi khô, sả đập dập đầu rồi băm nhỏ. Vừng rang chín hoặc có thể mua loại bán sẵn. Nhặt và rửa sạch hành khô rồi cắt khúc.

Thịt dê thái thành miếng to bản, mỏng và thái ngang thớ để thịt không bị dai. Sau đó ướp với dầu ăn, bột đao, tiêu, muối, mì chính, củ sả…

Chờ dầu ăn sôi già thì cho hành tỏi vào phi thơm, thả thịt vào đảo nhanh tay cho thịt chín rồi cho hành củ vào. Cho thêm chút dầu ăn, hạt tiêu.

Bày món ăn lên đĩa, rắc vừng và trang trí thêm rau mùi và rau ngổ là hoàn thành.

– Thịt dê tươi 500 gr

– Tía tô, sả, ớt sừng, gừng

– Bột ngọt, muối, tiêu xay, đường, sa tế…

Nước chấm: 1 muỗng chao + 1 muỗng canh đường + 1/4 muỗng canh bột ngọt + 1/2 muỗng ớt sa tế.

Rửa sạch thịt dê rồi thái thành miếng bản to, mỏng vừa phải. Ướp chung với chút bột ngọt + hạt nêm + tiêu + sa tế + đường trong khoảng 30 phút cho ngấm.

Tía tô, sả và gừng thái nhỏ. Lót sả bên dưới đáy nồi rồi xếp thịt dê lên trên, tiếp theo đến lá tía tô và bắc lên bếp hấp cách thủy.

Khi hấp thịt chín thì rưới thêm chút mỡ tỏi lên trên thịt để thịt dậy hương hơn. Pha chao cùng chút đường + bột ngọt + dầu hào + nước chao, khuấy đều để làm nước chấm.

Thịt dê giả cầy

– Thịt dê thui 1kg

– Riềng, nghệ, sả, mẻ

– Mắm tôm, hành tỏi khô

– Mỡ nước, xì dầu, muối, hạt tiêu, hành hoa, rau ngổ, rau thơm, lá chanh

Thịt dê chọn phần bụng, thủ, cổ, lấy cả bì. Thái quân cờ ướp khoảng 2 giờ với muối, xì dầu, hạt tiêu, riềng, nghệ, sả, mẻ, mắm tôm và mỡ nước.

Hành hoa, rau ngổ, rau thơm nhặt rửa sạch để ráo, sắp vào đĩa để ăn kèm.

Cho mỡ đun nóng già, phi thơm hành tỏi băm, bỏ thịt vào đảo kỹ, đun đều lửa. Khi thấy thịt săn lại thì cho nước xăm xắp thịt đun sôi.

Đậy vung đun đều lửa, thỉnh thoảng đảo lên cho thịt chín đều. Khoảng 1 giờ sau thịt nhừ, nước cạn bớt và hơi keo sánh là được.

Bắc ra múc vào đĩa sâu, rắc hạt tiêu và lá chanh thái nhỏ lên trên. Ăn nóng ăn kèm với hành hoa và các thứ rau thơm.

– Thịt dê nạc 500gr

– Khoai tây, cà rốt, gừng

– Xì dầu, ngũ vị hương, tiêu

– Muối, dầu ăn, rượu trắng.

Khoai tây và cà rốt nạo sạch vỏ, cắt bằng đầu ngón tay út sau đó chiên tới khi chín vàng đều. Vớt ra rổ có lót giấy thấm dầu để cho bớt lượng dầu thừa.

Thịt dê sơ chế và rửa sạch, thái thành miếng vừa ăn. Cho vào bát ướp cùng với xì dầu, ngũ vị hương, hạt tiêu, muối cùng với gừng khoảng 20 phút.

Xào thịt dê cho săn vàng đều hai mặt, thêm một ít nước sôi vào cùng rượu trắng. Khuấy đều thịt trong nồi rồi đun ở mức lửa nhỏ cho thịt nhừ dần.

Khi thịt dê chín, cho tiếp cà rốt vào đun thêm chừng 2 phút nữa. Cho thịt ra đĩa và trang trí. Món ăn ngon hơn khi được dùng nóng

Ngoài ra, còn món bún thịt dê, tuy nhiên cách làm đơn giản nên chúng tôi không hướng dẫn trong bài viết này.

Cách Nấu Giả Cầy Heo Ngon

Giả cầy là món ăn dân dã đặc trưng của người Việt. Đây là món ăn thường được làm từ chân giò heo (lợn) với các nguyên liệu và gia vị tẩm ướp để món ăn có hương vị tương tự thịt cầy, đó cũng là lý do món ăn có tên gọi này. Ở mỗi vùng miền người ta lại có cách nấu heo giả cầy khác nhau, nhưng thưởng thức món ngon này theo kiểu miền Bắc mới đúng điệu. Vào những ngày mưa hay tiết trời se lạnh, bạn có thể nấu món này để bữa cơm thêm ấm cúng.

Cách nấu giả cầy chân giò heo ngon

Chân giò heo: 1,5kg

Riềng: 1 củ (khoảng 40g)

Sả: 2 cây

Nghệ tươi: 1 củ nhỏ

Hành khô: 3 củ

Mẻ: 2 muỗng canh

Mắm tôm: 1 muỗng canh

Gia vị: dầu ăn, nước mắm, đường, ớt

Các loại rau ăn kèm: ngò gai, ngò om, húng quế, húng lủi, hành lá

Các bước nấu giả cầy giò heo

Bước 1: Sơ chế giò heo

Chân giò mua về cạo lông, rửa sạch. Dùng rơm khô hay bã mía thui cho cháy xém và có mùi thơm. Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến hương vị món ăn nên phải thực hiện thật khéo léo.

Nếu không có rơm hay bã mía, dùng giấy gói chân giò lại rồi đốt sao cho lớp bì cứng và ngả màu nâu vàng. Hoặc bạn có thể nướng chân giò trực tiếp trên bếp gas cũng được.

Chân giò sau khi thui vàng dùng dao cạo bỏ lớp cháy đen, xát muối bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch. Chặt chân giò thành miếng vừa ăn.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Riềng và nghệ cạo rửa sạch, giã nhuyễn hoặc cho vào cối xay nát.

Sả rửa sạch, cắt khoanh tròn nhỏ.

Hành khô lột vỏ, băm nhỏ.

Mẻ nghiền nhuyễn với 3 muỗng canh nước lọc, bỏ bã.

Các loại rau thơm rửa sạch, để ráo.

Bước 3: Ướp chân giò

Cho chân giò vào tô lớn, ướp cùng với riềng, nghệ, sả, 1/2 phần hành khô băm nhỏ, mắm tôm, mẻ, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu ăn. Nếu thích ăn cay, cho thêm vài lát ớt. Trộn đều tất cả nguyên liệu và ướp khoảng 1 tiếng cho thịt ngấm gia vị.

Bước 4: Nấu giò heo

Bắc nồi lên bếp, cho vào một chút dầu ăn rồi cho phần hành khô còn lại vào phi thơm. Trút chân giò đã ướp vào nồi, xào săn. Sau đó, thêm nước vào nồi sao cho lượng nước xâm xấp bề mặt chân giò. Đun từ 30 – 40 phút cho thịt mềm nhừ và ngấm đều gia vị, khi nước bắt đầu sệt lại thì nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Bước 5: Hoàn thành, trình bày và thưởng thức

Múc giả cầy ra tô, thêm ngò om, húng lủi lên trên. Dùng nóng với cơm, bún hay bánh mì đều ngon.

Yêu cầu thành phẩm: là thịt chân giò chín nhừ nhưng không nát, ngấm gia vị, có chút chua của mẻ, thơm nồng đặc trưng của mắm tôm, ăn kèm các loại rau thơm lại càng thêm ngon miệng.

Heo nấu giả cầy có hương vị đậm đà, rất hấp dẫn

Món giả cầy sẽ ngon hơn nếu dùng thịt chân giò trước để nấu. Phần thịt này nhiều bắp gân, thịt chắc và ngọt.

Cho một chút dầu ăn vào khi ướp chân giò, thịt sẽ mềm hơn.

Khi nấu giả cầy, nên dùng nồi đất để nấu thay vì nồi kim loại. Nếu sử dụng nồi áp suất thì không cho nước và nấu nhanh khoảng 15 phút để thịt không bị nát nhừ.

Trong trường hợp không có thời gian để nấu lâu, bạn có thể cho một chút baking soda vào nồi, nấu khoảng 20 phút là thịt chín.

Giả cầy ăn với rau gì?

Thường được ăn kèm với các loại rau như: ngò gai (mùi tàu), ngò om (rau ngổ), húng quế, hành lá, rau răm, tía tô, kinh giới, lá mơ lông.

Giả cầy ăn với gì?

Món này thường được ăn với cơm trắng, bánh mì hoặc bún tươi kèm các loại rau thơm đều rất ngon.

Cách khử mùi chân giò

Nguyên liệu chính trong món giả cầy là chân giò heo, do đó, để món ăn được thơm ngon, đậm đà, chân giò phải được làm sạch để khử mùi hôi đặc trưng.

Chân giò sau khi mua về rửa sạch với nước muối pha loãng, nướng xém phần bì, sau đó chặt miếng vừa ăn. Cho chân giò vào nồi luộc với một củ hành khô đập dập trong khoảng 3 phút, sau đó rửa lại lần nữa cho sạch mùi hôi là có thể chế biến món ăn.

Một số cách nấu giả cầy ngon

Cách nấu thịt chồn giả cầy

Thịt chồn mua về rửa sạch rồi đem thui rơm hoặc dùng đèn khò, khò cho phần da thơm vàng, sau đó cạo bỏ lớp cháy đen. Chặt thịt chồn thành miếng vừa ăn, cho riềng xay nhuyễn, sả băm, tỏi băm, ớt, mẻ, mắm tôm, bột ngọt, muối vào trộn đều và ướp khoảng 15 phút.

Cho thịt chồn đã ướp vào nồi, bắc lên bếp xào. Khi thịt săn lại thêm nước lọc vào, nấu đến khi thịt chín mềm là hoàn thành.

Món dúi nấu giả cầy thơm ngon và có hương vị đặc trưng. Thịt dúi mềm dẻo, ngon ngọt, lớp da thơm giòn, càng ăn càng mê. Thịt dúi sau khi sơ chế cho riềng, sả, một chút mắm tôm, bột ngọt vào trộn đều và ướp cho ngấm gia vị. Cho thịt dúi đã ướp vào nồi, đun nhỏ lửa, đảo đều. Khi nồi thịt sôi, cho một chút rượu trắng và đun khoảng 30 phút nữa là được.

Thịt ngỗng sau khi mua về dùng muối chà xát rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch để loại bỏ mùi hôi. Bọc thịt vào giấy rồi thui cho lớp da thơm vàng, sau đó rửa sạch muội than. Chặt thịt thành miếng vừa ăn rồi ướp với mắm tôm, mẻ, riềng, sả và các loại gia vị khác sao cho vừa ăn.

Thịt đã ngấm gia vị cho lên bếp xào đến khi thịt săn lại. Tiếp đến, cho nước vào đun sôi, trong qua trình nấu nhớ đậy nắp nồi để thịt nhanh chín. Khi thấy nước cạn và bắt đầu sánh lại thì tắt bếp.

Cách nấu vịt giả cầy miền Trung

Vịt làm sạch, chặt miếng to. Ướp vịt với gia vị gồm 25g tương hột, 2 muỗng cà phê cà ri, 2 muỗng muối, 3 muỗng đường, 4 muỗng hạt nêm, một chút dầu điều rồi trộn đều.

Phi thơm tỏi, cho vịt vào xào cho săn lại, thêm 1 chén nước dão dừa và 1 quả dừa tươi vào nấu cho vịt mềm. Khi nước bắt đầu sệt lại cho tiếp 1/2 chén nước cốt dừa vào nấu thêm 5 phút nữa là được.

Cách làm gà giả cầy miền Nam

Gà để làm là gà chọi hoặc gà ta. Gà sau khi làm sạch dùng rơm thui hoặc nướng sơ trên bếp gas cho cháy xém phần da. Sau đó dùng muối và chanh chà xát để làm sạch da gà. Chặt gà thành miếng vừa ăn, ướp thịt gà với hành khô, tỏi và sả băm, cùng 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, 1 chút sa tế tôm,1 gói ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng mắm tôm rồi trộn đều.

Cho gừng, nghệ, riềng băm nhuyễn vào chảo phi thơm, trút thịt gà vào xào cho săn lại. Thêm nước dừa tươi và đậu phộng luộc vào nấu cùng gà trong khoảng 30 – 40 phút là gà chín, tắt bếp.

Cách nấu thịt ngan giả cầy ngon

Ngan làm sạch, có thể thui sơ cho xém da. Chặt thịt ngan thành miếng vừa ăn rồi ướp với sả, riềng băm nhỏ, 1 muỗng mắm tôm, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng mật mía, 1 muỗng màu dầu điều và ớt tươi khoảng 1 tiếng. Bắc nồi thịt ngan lên bếp, bật lửa vừa, đảo thịt cho chín tái sau đó cho thêm nước lọc vào nồi sao cho ngang với mặt thịt. Đậy vung, nấu với lửa nhỏ cho tới khi thịt chín mềm thì tắt bếp.

Thịt dê chọn phần bụng, thủ, cổ có cả da. Cắt thịt thành những miếng vuông kích thước khoảng 2cm. Ướp thịt với muối, xì dầu, hạt tiêu, riềng, nghệ, sả, mẻ, mắm tôm, hạt mùi giã nhỏ và mỡ nước.

Bắc nồi lên bếp, cho vào một chút dầu ăn, phi thơm hành tỏi băm nhỏ rồi cho thịt vào đảo kỹ. Khi thấy thịt săn lại mới cho nước vào xâm xấp thịt. Đậy vung lại rồi đun với lửa vừa, thỉnh thoảng dùng đũa đảo lên cho thịt chín đều. Đun khoảng 1 tiếng là thịt nhừ, nước cạn bớt và hơi sánh là được. Múc thịt ra đĩa, rắc chút tiêu xay và lá chanh thái nhỏ lên trên, ăn kèm với các loại rau thơm.

Cách Gà Chọi Nấu Giả Cầy Ngon Nhất Cách Gà Chọi Nấu Giả Cầy Ngon Nhất

Nguyên liệu làm gà chọi nấu giả cầy

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

Một con gà chọi khoảng 1,5kg, làm sạch lông, bỏ nội tạng.

Khoảng 3 thìa mẻ

1 củ nghệ, riềng và gừng

Nước trong 1 quả dừa tươi

Một chút tỏi, hành và các loại gia vị khác như mắm, muối, tỏi, mắm tôm.

Cách làm gà chọi nấu giả cày

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn có thể bắt tay vào nấu món ăn thơm ngoan này theo các bước sau:

Trước tiên cần sơ chế gia vị. Nghệ, gừng, riềng đem rửa sạch sau đó giã nhuyễn, vắt lấy phần nước cốt. Để riêng nước cốt và bã gừng, riềng, nghệ ra 2 bát.

Rửa sạch thị gà, sau đó lọc lấy phần thịt gà. Trong con gà, bạn chỉ nên lấy phần thịt đầu, cổ, cánh và đùi gà để làm thịt giả cày. Bạn cũng có thể chặt nhỏ xương gà ở các bộ phận này để nấu cùng món giả cày. Những phần thịt nạc khác bạn nên sử dụng để chế biến món ăn khác.

Sau khi lọc thịt và chặt xương gà bạn cho tất cả phần thịt, xương này vào một chiếc bát to. Đổ nước cốt gừng, nghệ, riềng đã lọc ở bước 1 vào, cho thêm hành tỏi, nêm thêm 1 chút mắm, mì chính, mắm tôm cho vừa ăn. Sau đó, dùng tay trộn đều để nguyên liệu tiếp xúc đều với miếng thịt gà.

Sau khoảng 15 – 20 phút ướp để thịt ngấm gia vị bạn hãy bật bếp và bắt đầu nấu. Trước tiên cho một chút dầu vào chảo nóng, thả tỏi băm nhỏ vào để phi đến thơm. Tiếp theo cho gà đã ướp vào đảo đều, đảo nhỏ lửa để thịt gà chín đều và săn chắc. Khi thấy thịt gà hơi cháy cạnh, bạn hãy đổ thịt gà cùng nước dừa đã chuẩn bị vào một chiếc nồi để hầm.

3 cách trị gà ăn không tiêu hiệu quả