Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Dấm Cá Quả Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Làm Dấm Cá Nấu Dọc Mùng

Số dĩa : Chưa xác định

Khẩu phần: người

Thời gian chuẩn bị : 20 phút

Thời gian nấu : 12 phút

Tổng thời gian : 32 phút

Cá chép

Dọc mùng

Mẻ

Mắm, gia vị, mì chính

Rau ngổ, thì là, hành lá

Hành khô, bột nghệ

Bước 1

Cá cắt khúc rán vàng các mặt.

Bước 2

Hành khô băm nhỏ phi vàng rồi cho nước vào đủ ăn. Sau đó nêm mẻ đã lọc vào và chút mắm. Gia vị. Bạn nêm nếm để dậy lên vị chua dịu trước đã. Đun nước sôi. Sau đó cho bột nghệ và cá đã rán vào. Đun 10p lửa vừa rồi lại nêm gia vị và mắm sau thì sẽ chuẩn hơn. Đấy là kinh nghiệm của mình 🙂

Bước 3

Dọc mùng tước xơ bóp muối. Nhớ đi bao tay nha các bạn. Bóp cho mùng xẹp lép lại rồi vắt kiệt nước đi rồi xả lại dưới nước. Xả bóp xả bóp 2 lần là ổn. Sau đó cho vào canh cá cho sôi trở lại 1 phút thì cho ngổ, thì là và hành lá đã thái nhỏ vào. Ai ăn cay có thể cho vài lát ớt nha.

Bước 4

Múc canh ra bát cho ít tiêu xay lên.

Trời se lạnh làm bát canh cá dọc mùng nóng hổi thật sự là quên luôn cả lạnh. Vị chua chua của mẻ cùng với vị ngọt của cá, thơm của rau ngổ thì là. Tất cả kết hợp với nhau ngon đến lạ kì. Vèo cái 2 bát cơm hết từ khi nào.

Bạn nghĩ Dấm Cá Nấu Dọc Mùng trong bao lâu thì hoàn thành? Cách làm Dấm Cá Nấu Dọc Mùng rất khó khăn? Chỉ cần qua 4 bước xử lý 6 nguyên liệu cần chuẩn bị bên trên bạn sẽ thấy việc nấu Dấm Cá Nấu Dọc Mùng không những không khó mà còn đơn giản ngoài sức tưởng tưởng của bạn.

Món ngon hôm nay:

Mỳ Ý sốt Bò

Món Gà Lá Giang

Thành phần dinh dưỡng

Thông tin trên mỗi khẩu phần.

Đạm

6.60g

50g

Chất béo

50g

Năng lượng

70g

Chất béo bão hòa

90g

Natri

800mg

Carbohydrate

10g

Cholesterol

55.50g

hoccachlam.com chia sẻ cách làm những món ăn chính, ăn phụ, ăn vặt dễ làm, gần gũi trong các bữa ăn gia đình mà ai cũng có thể làm theo ngay tại nhà mà không tốn nhiều thời gian

Cách Nấu Cá Dấm Đậm Vị Thơm Thơm Chua Chua Ngon Lạ Miệng

Các món cá dấm thường có vị chua nên chống ngấy rất tốt, nhất là vào những ngày Lễ Tết bạn đã chán các món ăn dầu mỡ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu cá dấm để cá phát huy tối đa hiệu quả. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, Nấu Ăn Mỗi Ngày sẽ hướng dẫn các bạn nấu món dấm cá đơn giản và ngon nhất.

1. Cách nấu dấm cá quả (chuối) đơn giản

1kg cá quả

80g quả dọc

1 nắm thì là, rau mùi, xà lách

200g dọc mùng

200g rau diếp

2 quả cà chua

Hành khô, nghệ, hành lá

Nước mắm, muối, hạt tiêu

Làm sạch cá, bỏ lòng cá, mang cá, cạo vảy. Sau đó ướp với muối để khử mùi tanh của cá.

Rửa sạch cà chua rồi cắt nhỏ.

Nghệ rửa sạch, cạo vỏ, băm nhỏ.

Ngâm dọc mùng bằng nước muối rồi rửa sạch, sau đó tước sơ, cắt dọc vừa ăn.

Các loại rau khác rửa sạch để ráo nước.

Các món cá dấm thường có vị chua nên chống ngán rất tốt

Rán cá sơ qua đến khi hơi vàng rồi cho ra đĩa.

Cho cá, nghệ, cà chua, quả dọc vào nồi, cho nước ngập thức ăn rồi nấu sôi.

Cho nước mắm, muối hạt tiêu vào nồi vừa ăn.

Nước sôi bật nhỏ lửa lại và nấu đến khi quả dọc mềm, sau đó vớt quả dọc ra dầm cho ra nước chua và cho ngược lại nồi. Nếu không ăn được chua nhiều, bạn có thể giảm số lượng quả dọc.

Cho dọc mùng vào rồi nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.

Cho hành lá, thì là vào bát canh cá để đẹp và thơm hơn.

Canh cá dấm nên ăn kèm với rau sống sẽ ngon hơn.

Với các bước đơn giản như trên bạn đã có bát canh cá dấm cho gia đình thưởng thức. Bên cạnh tác dụng chống ngán canh cá dấm còn rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

2. Cách nấu cá cờ nhúng dấm

Cắt thịt cá thành những lát mỏng để nhúng dấm nhanh chín hơn

500g cá cờ

1 quả dừa

100ml dấm

5 nhánh sả

300g xà lách

200g rau thơm

Nửa quả dứa

2 quả dưa leo

5 quả chuối xanh

1 thìa tỏi băm

Bánh tráng, bún

Nước mắm, đường, tỏi, ớt tươi, dầu ăn, chanh

Bước 1: Sơ chế

Cá cờ rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.

Dứa rửa sạch, bỏ cùi và cắt khúc.

Dưa leo ngâm nước muối rồi rửa sạch, cắt nhỏ và bỏ ruột.

Chuối rửa sạch rồi bào mỏng theo chiều dọc vừa ăn.

Sả đập dập

Làm nước chấm: 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, nửa thìa ớt băm nhỏ, nửa thìa tỏi băm nhỏ, nửa thìa nước cốt chanh cho vào bát rồi trộn đều.

Làm nước dấm: phi thơm tỏi rồi cho nước dừa vào nấu. Chờ đến khi sôi cho dấm và sả đã được đập dập vào. Cho nước mắm, muối hạt tiêu vào nồi vừa ăn.

Cuốn cá cờ cùng các nguyên liệu đi kèm như bún, bánh tráng, chuối rồi nhúng vào nước dấm. Như vậy là bạn đã có một bữa cá cờ nhúng dấm hấp dẫn.

Cá dấm ăn kèm với rau và nước chấm sẽ ngon hơn

Cho cá cờ vào ngăn đá tủ lạnh. Đợi đến khi thịt cá đông thì cắt mỏng vừa ăn.

Ướp thịt cá với muối, hạt tiêu để có vị đậm đà hơn.

Bạn có thể thay nước dừa bằng nước hầm thịt heo, gà sẽ có vị ngọt hơn.

3. Các món dấm cá nên ăn khi nào?

Thông thường các món dấm cá nên ăn vào ngày nắng nóng để thanh nhiệt, làm mát cho cơ thể. Vì trong món dấm cá có vị chua và ngọt thanh có tính làm mát cơ thể.

Bên cạnh đó dấm cá chống ngán, chống ngấy rất tốt. Vào những ngày Lễ Tết hoặc ăn quá nhiều đồ dầu mỡ bạn có thể chọn món dấm cá. Dấm cá sẽ phát huy tác dụng và giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

4. Những người không nên ăn dấm cá

Những người hệ tiêu hóa kém không nên ăn các món cá dấm quá chua

Những người đang có vấn đề về hệ tiêu hóa, đau dạ dày không nên ăn dấm cá. Trong dấm cá có nồng độ axit cao nên không tốt cho những người có vấn đề về dạ dày.

Ngoài ra những người đang uống thuốc, đang ốm nên giảm độ chua của món dấm cá để thuốc không bị mất tác dụng.

Nấu Ăn Mỗi Ngày vừa chia sẻ với các bạn 2 cách nấu cá dấm đơn giản, dễ làm và ăn ngon nhất. Hi vọng các bạn sẽ áp dụng thành công trong thực tế và chế biến món ăn một cách hiệu quả.

Cách Làm Dấm Chuối, Nuôi Dấm Chuối Tự Nhiên Tại Nhà

Cách làm dấm chuối từ những trái chuối chín tự nhiên, không hoá chất tại nhà sẽ giúp bạn có được những hũ giấm thơm, ngon mà không hại sức khoẻ. Để làm dấm chuối, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và tiến hành theo các bước của kênh cẩm nang chúng tôi như sau

Nguyên liệu làm dấm chuối

Cách làm dấm chuối

Bước 1: Làm nước dấm cái

Chuối chín: Bóc vỏ chuối sau đó bổ đôi chuối theo chiều dọc. Trong trường hợp quả chuối không quá lớn, bạn có thể để nguyên cả quả.

Dừa xiêm tươi: Chặt vỏ và chiết lấy nước dão dừa.

Chuẩn bị xong các nguyên liệu trên, bạn bắt đầu xếp chuối vào hũ thuỷ tinh theo chiều dọc của quả. Cách làm này sẽ giúp chuối không bị nổi khi đổ nước ngâm.

Tiếp theo, bạn đổ lần lượt vào hũ ngâm nước dừa tươi + rượu gạo + nước sôi để nguội sao cho nước bằng 8/10 chiều cao của bình. Đổ nước ngâm xong, bạn đậy chặt nắp hũ và để hũ vào nơi khô, thoáng, tránh côn trùng và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Bước 2: Canh nước dấm

Ngâm hũ dấm đã tạo trong thời gian từ 50 – 60 ngày. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy ở trên bề mặt của bình sẽ có lớp váng màu trắng đục. Dân gian gọi lớp váng này là con dấm. Càng để lâu, con dấm này càng lớn và dày thêm lên.

Khi nước dấm cái bắt đầu có con dấm cũng là lúc nước dấm bắt đầu có được vị chua. Con dấm càng lớn, nước dấm càng chua. Do vậy càng gần đến ngày kiểm tra dấm, bạn phải chú ý để đảm bảo nước dấm đạt được độ chua vừa phải.

Bước 3: Chiết dấm và nuôi dấm mới

Sau khi nước dấm đã đạt được độ chua theo ý, bạn tiến hành chiết nước dấm ra một hũ riêng. Khi chiết, cần đảm bảo con dấm vẫn được giữ nguyên trong hũ nuôi cũ, không bị vỡ hay chảy ra ngoài.

Giữ lại xác chuối trong hũ dấm ban đầu. Pha nước lọc đun sôi để nguội với 100 gram đường cát theo tỉ lệ 1 đường: 6 nước. Khuấy tan nước đường rồi lại đổ vào hũ ngâm với lượng nước cũng bằng 8/10 thể tích bình.

Thời gian nuôi dấm mới này sẽ nhanh hơn hũ đầu tiên. Lúc này, nước ngâm mới sẽ tạo ra con dấm mới, kết hợp cùng con dấm cũ nên con dấm sẽ rất lớn. Khi dấm đã đạt được độ chua mong muốn, bạn lại chiết nước dấm riêng ra.

Bước 4: Nuôi dấm lần 3 và bảo quản dấm

Chiết dấm: Chiết lấy nước dấm lần 2 xong, bạn dùng một chiếc thìa nhỏ hớt bớt con dấm ra ngoài để con dấm không chiếm hết diện tích. Tiến hành pha nước đường và đổ vào hũ ngâm tương tự như bước 3.

Trong lần nuôi thứ ba này, dấm sẽ mau hơn rất nhiều hai lần trước. Dấm nuôi xong, bạn chắt lấy nước dấm và bỏ đi phần xác chuối, con dấm đã có.

Bảo quản dấm: Dấm sau khi được tách chiết thành công, bạn cần lọc qua lớp vải mịn sạch để loại bỏ những con dấm còn sót lại. Lọc xong, bạn có thể dùng dấm để sử dụng ngay, trực tiếp mà không phải thông qua thêm một khâu nào nữa.

Trường hợp dấm nhiều và bạn muốn bảo quản, cho dấm đã nuôi vào một chiếc nồi nhỏ rồi đun sôi. Dấm nguội, bạn cho dấm vào chai bảo quản rồi dậy kín nắp lại.

Một số mẹo nhỏ khi làm dấm chuối

Chọn chuối: Nên chọn những quả chuối sứ để làm dấm bởi chuối sứ có được độ ngọt, thơm tự nhiên hơn các giống chuối khác. Chuối để làm dấm cần chín vừa tới, không được xanh nhưng cũng không được nẫu.

Nuôi dấm: Để dấm lên men nhanh thì khi nuôi dấm, nên đậy nắp hũ bằng vải thoáng nhưng vẫn kín để cho không khí lọt vào. Như vậy, con dấm sẽ mau lên hơn và dấm của bạn sẽ sớm được “thu hoạch”.

Làm dấm xong, bạn cần bảo quản dấm tại nơi khô, thoáng. Nên để những hũ dấm đã được vào bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Cách Nấu Lẩu Bò Nhúng Dấm Siêu Ngon Đãi Cả Nhà

Lẩu bò nhúng dấm có hương vị chua chua lạ miệng kích thích hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, món lẩu bò nhúng giấm được rất nhiều người ưu chuộng bởi vị thơm ngon của nó, thịt bò sẽ mềm và ngọt hơn khi chế biến món này.

Nguyên liệu cho 4 người ăn

Nước hầm xương

500 ml dấm, bột nêm

Nước dừa non 1 quả

2 trái chanh

1 quả dứa

Mắm nêm

Bánh tráng cuốn, bún tươi 1kg

Rau sống, Dứa, khế, chuối xanh, sả, xà lách, rau thơm bạc hà, rau mùi, giá, cà rốt, dưa chuột bao tử, chuối xanh, khế tỏi, hành tây, sả, chanh, hành củ, gia vị

Lưu ý chọn thịt bò: Bò dùng để nhúng lẩu nên chọn loại thăn bò nõn hoặc phile bò mềm, dễ ăn.

Chi tiết cách làm

– Bước 1: Chế biến nước lẩu (nước dấm nhúng thịt): xay ¼ quả dứa, chắt lấy nước cốt, đổ vào nồi, thêm khoảng hai bát nước hầm xương hoặc nước lã, một quả dừa tươi, 1 củ hành tây cắt nhỏ, 1/3 bát dấm rồi nêm vào chút bột nêm, đun sôi rồi nếm sao cho chua ngọt vừa đủ.

– Cắt hai cây sả rồi đập dập cho vào nồi nước cho thơm, đun sôi nhẹ cho nước nhúng hòa đều.

– Bước 2: Pha mắm nêm: Dứa gọt vỏ, bỏ sạch mắt mang băm nhỏ rồi để ra một tô lớn. Giã tỏi cùng với dứa, ớt băm nhỏ vào quậy đều. Pha chế với tỉ lệ: 1 phần mắm nêm + 1,5 phần đường + nước cốt chanh cho vừa chua nhẹ + dứa tỏi ớt băm nhỏ trộn đều.

– Bước 3: Thịt bò: Miếng thịt bò cần được xắt lát thật mỏng (cố gắng xắt càng mỏng càng tôt nhưng đừng để cho thịt vụn). Sau đó cần ướp thịt với hành củ xắt mỏng và chút gia vị rồi để cho nó thấm khoảng 30 phút).

– Bước 4: Với xà lách thì cần tách thành từng bẹ, nhặt sách rau thơm bỏ cọng, giá sống rửa sạch chặt bỏ mũi, dưa chuột bao tử chuối xanh và khế cần được xắt lát mỏng, thái khúc dài tầm 5cm để cuốn, ngâm với nước cho trắng. Rửa sạch rau sống rồi vẩy nước cho thật khô để ráo nước.

– Bước 5: Dọn nồi nước nhúng ra bàn ăn trên bếp ga hoặc bếp điện, xung quanh bày thịt bò, rau sống, bún, bánh tráng. Ban đầu để lửa to cho lẩu sôi sau đó vặn nhỏ vừa phải cho nồi lẩu đủ sôi là được, bạn nhúng thịt bò vào nồi để chín gắp ra cuộn ăn cùng với bánh tráng, rau sống, dưa chuột, bún…

Những lưu ý khi làm lẩu bò nhúng dấm

Thịt bò nhúng dấm nên chọn loại thịt thăn bò nõn hoặc phi lê bò mềm. Món lẩu bò nhúng dấm này rất thích hợp với những buổi tụ tập gia đình và bạn bè, các bạn có thể thay đổi lượng nguyên liệu cho vừa đủ.

Trời sắp vào thu nên một nồi lẩu cùng nước lẩu chua chua vị giấm, thơm ngon dai dai của bòn, mặn ngọt của mắm nêm là sự kết hợp hoàn hảo cho bữa cơm gia đình.