Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Dấm Cá Chuối Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Làm Dấm Chuối, Nuôi Dấm Chuối Tự Nhiên Tại Nhà

Cách làm dấm chuối từ những trái chuối chín tự nhiên, không hoá chất tại nhà sẽ giúp bạn có được những hũ giấm thơm, ngon mà không hại sức khoẻ. Để làm dấm chuối, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và tiến hành theo các bước của kênh cẩm nang chúng tôi như sau

Nguyên liệu làm dấm chuối

Cách làm dấm chuối

Bước 1: Làm nước dấm cái

Chuối chín: Bóc vỏ chuối sau đó bổ đôi chuối theo chiều dọc. Trong trường hợp quả chuối không quá lớn, bạn có thể để nguyên cả quả.

Dừa xiêm tươi: Chặt vỏ và chiết lấy nước dão dừa.

Chuẩn bị xong các nguyên liệu trên, bạn bắt đầu xếp chuối vào hũ thuỷ tinh theo chiều dọc của quả. Cách làm này sẽ giúp chuối không bị nổi khi đổ nước ngâm.

Tiếp theo, bạn đổ lần lượt vào hũ ngâm nước dừa tươi + rượu gạo + nước sôi để nguội sao cho nước bằng 8/10 chiều cao của bình. Đổ nước ngâm xong, bạn đậy chặt nắp hũ và để hũ vào nơi khô, thoáng, tránh côn trùng và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Bước 2: Canh nước dấm

Ngâm hũ dấm đã tạo trong thời gian từ 50 – 60 ngày. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy ở trên bề mặt của bình sẽ có lớp váng màu trắng đục. Dân gian gọi lớp váng này là con dấm. Càng để lâu, con dấm này càng lớn và dày thêm lên.

Khi nước dấm cái bắt đầu có con dấm cũng là lúc nước dấm bắt đầu có được vị chua. Con dấm càng lớn, nước dấm càng chua. Do vậy càng gần đến ngày kiểm tra dấm, bạn phải chú ý để đảm bảo nước dấm đạt được độ chua vừa phải.

Bước 3: Chiết dấm và nuôi dấm mới

Sau khi nước dấm đã đạt được độ chua theo ý, bạn tiến hành chiết nước dấm ra một hũ riêng. Khi chiết, cần đảm bảo con dấm vẫn được giữ nguyên trong hũ nuôi cũ, không bị vỡ hay chảy ra ngoài.

Giữ lại xác chuối trong hũ dấm ban đầu. Pha nước lọc đun sôi để nguội với 100 gram đường cát theo tỉ lệ 1 đường: 6 nước. Khuấy tan nước đường rồi lại đổ vào hũ ngâm với lượng nước cũng bằng 8/10 thể tích bình.

Thời gian nuôi dấm mới này sẽ nhanh hơn hũ đầu tiên. Lúc này, nước ngâm mới sẽ tạo ra con dấm mới, kết hợp cùng con dấm cũ nên con dấm sẽ rất lớn. Khi dấm đã đạt được độ chua mong muốn, bạn lại chiết nước dấm riêng ra.

Bước 4: Nuôi dấm lần 3 và bảo quản dấm

Chiết dấm: Chiết lấy nước dấm lần 2 xong, bạn dùng một chiếc thìa nhỏ hớt bớt con dấm ra ngoài để con dấm không chiếm hết diện tích. Tiến hành pha nước đường và đổ vào hũ ngâm tương tự như bước 3.

Trong lần nuôi thứ ba này, dấm sẽ mau hơn rất nhiều hai lần trước. Dấm nuôi xong, bạn chắt lấy nước dấm và bỏ đi phần xác chuối, con dấm đã có.

Bảo quản dấm: Dấm sau khi được tách chiết thành công, bạn cần lọc qua lớp vải mịn sạch để loại bỏ những con dấm còn sót lại. Lọc xong, bạn có thể dùng dấm để sử dụng ngay, trực tiếp mà không phải thông qua thêm một khâu nào nữa.

Trường hợp dấm nhiều và bạn muốn bảo quản, cho dấm đã nuôi vào một chiếc nồi nhỏ rồi đun sôi. Dấm nguội, bạn cho dấm vào chai bảo quản rồi dậy kín nắp lại.

Một số mẹo nhỏ khi làm dấm chuối

Chọn chuối: Nên chọn những quả chuối sứ để làm dấm bởi chuối sứ có được độ ngọt, thơm tự nhiên hơn các giống chuối khác. Chuối để làm dấm cần chín vừa tới, không được xanh nhưng cũng không được nẫu.

Nuôi dấm: Để dấm lên men nhanh thì khi nuôi dấm, nên đậy nắp hũ bằng vải thoáng nhưng vẫn kín để cho không khí lọt vào. Như vậy, con dấm sẽ mau lên hơn và dấm của bạn sẽ sớm được “thu hoạch”.

Làm dấm xong, bạn cần bảo quản dấm tại nơi khô, thoáng. Nên để những hũ dấm đã được vào bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Cách Nấu Dấm Cá Với Mẻ Cực Ngon

Chuẩn bị nguyên liệu làm cá nấu mẻ cho 5 người ăn:

– Cá tươi: 500g

– Mẻ: 1 muỗng canh

– Cà chua: 2 quả

– Hành lá, thì là, nghệ, hành, ớt

– Gia vị: mắm. muối, hạt tiêu, hạt nêm

Cách nấu cá mẻ:

Sơ chế nguyên liệu nấu cá mẻ:

– Làm sạch cá: mổ bụng cá, moi hết phần ruột bẩn, cạo sạch màng đen trong bụng cá cho đỡ tanh, rửa sạch mang cá.

– Cà chua bổ cau

– Hành lá, thì là cắt khúc

– Hành băm nhỏ

– ớt cắt lát nhỏ

– nghệ cạo vỏ, giã lấy nước cốt

– lọc lấy 1 bát tô nước mẻ

các bước làm cá nấu mẻ:

bước 1: cho dầu vào chảo, đun nóng, rán sơ cá, rồi vớt ra để ráo dầu

bước 2: phi thơm hành, cho thêm lượng nước vừa ăn, nêm gia vị mắm muối, hạt nêm vừa đủ rồi cho nước ép nghệ vào.

Bước 3:cho cá vào đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng 15-20 phút

Bước 4: thả cà chua, hành tươi, rau thì là vào, đun sôi, đổ thêm nước mẻ vào, đun sôi lần nữa rồi tắt bếp.

Những lưu ý khi làm cá nấu mẻ:

– Khi làm cá chú ý tránh để vỡ mật cá sẽ rất đắng.

– Khi cho nước chú ý cho vừa phải vì còn một lượng nước mẻ đã lọc.

Cách Nấu Cá Dấm Đậm Vị Thơm Thơm Chua Chua Ngon Lạ Miệng

Các món cá dấm thường có vị chua nên chống ngấy rất tốt, nhất là vào những ngày Lễ Tết bạn đã chán các món ăn dầu mỡ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu cá dấm để cá phát huy tối đa hiệu quả. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, Nấu Ăn Mỗi Ngày sẽ hướng dẫn các bạn nấu món dấm cá đơn giản và ngon nhất.

1. Cách nấu dấm cá quả (chuối) đơn giản

1kg cá quả

80g quả dọc

1 nắm thì là, rau mùi, xà lách

200g dọc mùng

200g rau diếp

2 quả cà chua

Hành khô, nghệ, hành lá

Nước mắm, muối, hạt tiêu

Làm sạch cá, bỏ lòng cá, mang cá, cạo vảy. Sau đó ướp với muối để khử mùi tanh của cá.

Rửa sạch cà chua rồi cắt nhỏ.

Nghệ rửa sạch, cạo vỏ, băm nhỏ.

Ngâm dọc mùng bằng nước muối rồi rửa sạch, sau đó tước sơ, cắt dọc vừa ăn.

Các loại rau khác rửa sạch để ráo nước.

Các món cá dấm thường có vị chua nên chống ngán rất tốt

Rán cá sơ qua đến khi hơi vàng rồi cho ra đĩa.

Cho cá, nghệ, cà chua, quả dọc vào nồi, cho nước ngập thức ăn rồi nấu sôi.

Cho nước mắm, muối hạt tiêu vào nồi vừa ăn.

Nước sôi bật nhỏ lửa lại và nấu đến khi quả dọc mềm, sau đó vớt quả dọc ra dầm cho ra nước chua và cho ngược lại nồi. Nếu không ăn được chua nhiều, bạn có thể giảm số lượng quả dọc.

Cho dọc mùng vào rồi nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.

Cho hành lá, thì là vào bát canh cá để đẹp và thơm hơn.

Canh cá dấm nên ăn kèm với rau sống sẽ ngon hơn.

Với các bước đơn giản như trên bạn đã có bát canh cá dấm cho gia đình thưởng thức. Bên cạnh tác dụng chống ngán canh cá dấm còn rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

2. Cách nấu cá cờ nhúng dấm

Cắt thịt cá thành những lát mỏng để nhúng dấm nhanh chín hơn

500g cá cờ

1 quả dừa

100ml dấm

5 nhánh sả

300g xà lách

200g rau thơm

Nửa quả dứa

2 quả dưa leo

5 quả chuối xanh

1 thìa tỏi băm

Bánh tráng, bún

Nước mắm, đường, tỏi, ớt tươi, dầu ăn, chanh

Bước 1: Sơ chế

Cá cờ rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.

Dứa rửa sạch, bỏ cùi và cắt khúc.

Dưa leo ngâm nước muối rồi rửa sạch, cắt nhỏ và bỏ ruột.

Chuối rửa sạch rồi bào mỏng theo chiều dọc vừa ăn.

Sả đập dập

Làm nước chấm: 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, nửa thìa ớt băm nhỏ, nửa thìa tỏi băm nhỏ, nửa thìa nước cốt chanh cho vào bát rồi trộn đều.

Làm nước dấm: phi thơm tỏi rồi cho nước dừa vào nấu. Chờ đến khi sôi cho dấm và sả đã được đập dập vào. Cho nước mắm, muối hạt tiêu vào nồi vừa ăn.

Cuốn cá cờ cùng các nguyên liệu đi kèm như bún, bánh tráng, chuối rồi nhúng vào nước dấm. Như vậy là bạn đã có một bữa cá cờ nhúng dấm hấp dẫn.

Cá dấm ăn kèm với rau và nước chấm sẽ ngon hơn

Cho cá cờ vào ngăn đá tủ lạnh. Đợi đến khi thịt cá đông thì cắt mỏng vừa ăn.

Ướp thịt cá với muối, hạt tiêu để có vị đậm đà hơn.

Bạn có thể thay nước dừa bằng nước hầm thịt heo, gà sẽ có vị ngọt hơn.

3. Các món dấm cá nên ăn khi nào?

Thông thường các món dấm cá nên ăn vào ngày nắng nóng để thanh nhiệt, làm mát cho cơ thể. Vì trong món dấm cá có vị chua và ngọt thanh có tính làm mát cơ thể.

Bên cạnh đó dấm cá chống ngán, chống ngấy rất tốt. Vào những ngày Lễ Tết hoặc ăn quá nhiều đồ dầu mỡ bạn có thể chọn món dấm cá. Dấm cá sẽ phát huy tác dụng và giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

4. Những người không nên ăn dấm cá

Những người hệ tiêu hóa kém không nên ăn các món cá dấm quá chua

Những người đang có vấn đề về hệ tiêu hóa, đau dạ dày không nên ăn dấm cá. Trong dấm cá có nồng độ axit cao nên không tốt cho những người có vấn đề về dạ dày.

Ngoài ra những người đang uống thuốc, đang ốm nên giảm độ chua của món dấm cá để thuốc không bị mất tác dụng.

Nấu Ăn Mỗi Ngày vừa chia sẻ với các bạn 2 cách nấu cá dấm đơn giản, dễ làm và ăn ngon nhất. Hi vọng các bạn sẽ áp dụng thành công trong thực tế và chế biến món ăn một cách hiệu quả.

Cách Nấu Cá Lóc Um Chuối Cho Ngày Mưa

Những món ăn không thể thiếu cho ngày Tết Đoan Ngọ

Cách làm bánh dày giò cực ngon

Canh chua cá lóc miền nam

Lươn om chuối đậu – món ngon cho những ngày se lạnh

Cá lóc nướng ống tre – Đặc sản Nam bộ

Cách luộc gà ngon, da giòn và đẹp mắt

Cách muối củ kiệu ngon đón Tết

Học cách làm mứt dừa lá cẩm lãng mạn làm sáng không gian bữa tiệc Xuân

Hướng dẫn làm mứt dừa sầu riêng thơm nức đón Xuân về

Cách làm bánh dày nhân đậu xanh

Cách gói bánh chưng không cần khuôn- cách thức cải tiến

Cách làm mứt dừa ngũ sắc từ sữa hoa quả cực hay đón Tết

Hướng dẫn cách làm mứt dừa gấc đỏ cho cả năm may mắn

Hướng dẫn bạn cách làm mứt dừa hương lá dứa ngon mê ly

Thanh dịu món canh chua cá lóc miền Bắc

Bánh ít lá gai Bình Định ngon đúng vị

Đến với An Giang học cách làm bánh bò thốt nốt thơm lừng

Cách làm bánh gối nhân thịt tuyệt ngon cho ngày se lạnh

Cách làm bánh bèo nhân thịt đơn giản mà cả nhà vẫn thích mê

Cách làm bánh bèo nghệ an ăn một lần nhớ mãi

Bánh trôi ngũ sắc cho ngày Tết Hàn thực của gia đình thêm trọn vị

Tuyển tập các công thức bánh trôi ngon, lạ cho tết Hàn Thực

Cách mắm kho quẹt chấm bầu luộc giản dị cho bữa cơm ngày hè oi nóng

Cách làm bánh tét Nam Bộ không hề phức tạp

Đậm đà hương vị quê hương cùng cách làm canh cá quỳnh côi

Bữa tối hoàn hảo với cách nấu súp lươn Nghệ An cay nồng. hấp dẫn

Nét độc đáo trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Chân giò hầm măng thơm ngon

10 món ngon trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Bánh tét chay- ngon và bổ dưỡng

Bánh tét ngũ sắc- thêm sắc cho ngày Tết

Cách làm giò gà cho thực đơn ngày Tết

Cách làm giò thủ- đổi vị cho ngày Tết

Bắp bò ngâm giấm mới lạ cho ngày Tết

Cách làm bánh chưng gấc mang may mắn cho năm mới

Cách làm bánh chưng xanh cho ngày Tết sum vầy

Cách làm bánh tét miền tây đậm chất người miền Tây

Cách làm bánh tét lá cẩm như người dân đồng bằng sông Cửu Long

Cách muối cà pháo ngon và giòn

Cách muối cà pháo chua ngọt hấp dẫn

Cách làm chả giò giòn lâu thơm ngon

Cách làm chả giò miền Nam cực chuẩn

Chả giò rế tôm cua – món ngon cho ngày cuối tuần

Hướng dẫn cách làm bánh trôi ngày Tết Hàn thực

Cách làm nem hải sản sốt mayonnaise

Cách làm xôi chè cho ngày rằm

Cách nấu xôi gấc nước dừa vừa dẻo vừa ngon

Tự tay làm chả mực Hạ Long nổi tiếng ngon chuẩn vị nhất

Bánh đa kê dân dã ngon khó tả

Cách làm bánh bạc đầu – Món ăn đặc trưng của người Sán Dìu

Cách làm thịt bò khô miếng ngon tuyệt

Cách làm cá chép om dưa chua ngon hấp dẫn

Cách nấu vịt om sấu ngon đậm đà

Cách nấu món thịt kho tàu miền nam

Cá lóc nấu chuối xanh dân dã

Bún cá lóc miền Tây dân dã thơm ngon

Khô cá lóc kho thơm đậm đà ngon cơm

Cá lóc kho chuối xanh dân dã tình quê

Dân dã hương vị miền Tây với món cá lóc nướng trui

Cách nấu mì Quảng cá lóc

Đậm đà hấp dẫn với món cá lóc om dưa

Mắm cá lóc chưng thịt đậm đà ngon cơm

Cá lóc kho tộ kiểu miền Nam đậm đà đưa cơm

Hướng dẫn làm món bánh canh cá lóc Huế

Cách nấu cá lóc um chuối cho ngày mưa

Cá lóc kho tiêu đưa cơm cho ngày lạnh

Nguyên liệu cho món cá lóc um chuối

Một con cá lóc khoảng 700 gam

Chuối xanh 4-5 qủa

Rau ngổ, hành lá, bún

Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, muối, nghệ , hành khô, ớt

Cách nấu cá lóc um chuối

Cá lóc đánh vẩy làm sạch nhớt cá bằng cách chà cá với chanh sau đó rửa sạch để ráo nước. Cắt cá thành từng khúc nhỏ rồi ướp cá với một ít nước mắm, hành khô băm nhỏ, hạt tiêu, nghệ tươi dã nhuyễn để khoảng 15 – 20 phút cho cá ngấm gia vị

Rau ngổ, hành lá rửa sạch thái nhỏ

Chuối tước vỏ, cắt khúc ngâm với nước chanh cho bớt thâm

Bắc bếp phi thơm hành, cho cá đã ướp vào xào, đun nhỏ lửa sau đó cho chuối vào. Chế thêm nước sôi đủ dùng vào đun, nên đổ nước sôi vào cho cá không bị tanh. Cho thêm vài quả ớt nhỏ vào để có vị cay nồng, sau đó nêm lại gia vị ăn cho vừa miệng đậy nắp um kỹ đến khi chuối chín mềm là được. Cuối cùng cho rau ngổ, hành lá đã thái nhỏ vào tắt bếp. Múc cá ra bát trang trí thêm vào cọng ngổ cho đẹp mắt. Thể là bạn đã làm thành công móncá lóc um chuối xanh hương vị miền Trung.