Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Chè Bắp Thơm Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

3 Cách Nấu Chè Bắp Thơm Ngon Chuẩn Vị

Cách nấu chè bắp truyền thống

Nguyên liệu cần chuẩn bị

2 bắp ngô (ngô non và ngọt)

300ml nước cốt dừa

200g đường

150g bột sắn dây

Dụng cụ: Nồi inox, bát tô, thìa…

Cách thực hiện

Ngô đem rửa sạch, tách hạt ngô ra khỏi lõi.

Cho hạt ngô và lõi ngô vào nồi cùng 2 bát nước lọc, bật nhỏ lửa, đun sôi.

Hòa tan bột sắn dây với nước nguội, khuấy đều để hỗn hợp không bị vón cục.

Sau khi nước sôi thì vớt bỏ lõi ngô ra ngoài, thêm đường và hỗn hợp bột sắn dây vào nồi nước luộc ngô, khuấy đều đến khi hỗn hợp đặc sánh lại, có màu trong suốt thì tắt bếp.

Cuối cùng, bạn chỉ cần múc chè ra cốc, thêm chút nước cốt dừa và thưởng thức thành quả của mình.

Chè sẽ ngon hơn khi ăn lạnh, bạn hãy để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ hoặc ăn kèm với đá.

Cách nấu chè bắp đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị

150g đậu xanh (đã bỏ vỏ)

30g bột năng

2 bắp ngô

300ml nước cốt dừa

200g đường

2 ống vani

Dụng cụ: Nồi inox, máy xay sinh tố, bát tô, thìa…

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh đem rửa sạch, ngâm khoảng 6 tiếng với nước lạnh cho hạt đậu nở đều (có thể ngâm qua đêm hoặc ngâm bằng nước ấm khoảng 2 giờ).

Khi ngâm đủ thời gian thì bạn vớt ra, để ráo nước.

Ngô đem lột vỏ ngoài và loại bỏ râu, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín.

Sau khi ngô chín thì vớt ra ngoài cho nguội và giữ lại phần nước luộc.

Ngô đem tách hạt ra khỏi lõi rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Bước 2: Nấu chè bắp đậu xanh

Cho đậu xanh vào nồi nước luộc ngô, bật nhỏ lửa và đun cho tới khi đậu chín mềm là được (có thể cho vào nồi áp suất để ninh).

Sau khi đậu xanh đã chín, đổ phần ngô đã xay vào đun cùng.

Đợi hỗn hợp sôi thì cho đường vào đun sôi khoảng 3 phút, khuấy đều để hỗn hợp không bị vón cục.

Cuối cùng, bạn cho 2 ống vani vào nồi chè, đảo đều khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

Sau khi đã thực hiện xong các bước làm chè bắp trên, bạn chỉ cần múc chè ra cốc, thêm một chút nước cốt dừa để chè thơm và đậm vị hơn.

Chè sẽ ngon hơn khi ăn lạnh, bạn có thể đặt vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 2 giờ hoặc thêm đá để thưởng thức.

Cách nấu chè bắp lá dứa với thạch

Nguyên liệu cần chuẩn bị

3 bắp ngô (chọn ngô còn non và ngọt)

300ml nước cốt dừa

5 thìa cà phê bột năng

6 lá dứa

1 gói thạch rau câu

100g đường

Dụng cụ: Nồi inox, máy xay sinh tố, bát tô, thìa…

Cách thực hiện

Bước 1: Làm chè bắp

Ngô đem rửa sạch, tách hạt ra khỏi lõi rồi cho vào nồi luộc.

Đợi nước luộc ngô sôi thì cho 3 lá dứa vào đun cùng trong khoảng 20 phút.

Sau 20 phút, vớt lõi ngô và lá dứa ra ngoài, cho 4 thìa đường vào nồi và đun sôi tiếp khoảng 10 phút với lửa nhỏ.

Tiếp tục cho 5 thìa bột năng vào bát, đổ 1 bát nước vào khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan.

Đổ bát bột năng vừa hòa tan với nước vào nồi, khuấy đều đến khi hỗn hợp chè sánh lại thì tắt bếp.

Bước 2: Làm thạch lá dứa

Cho 3 lá dứa cùng một chút nước lọc vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Sau khi xay xong thì lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước.

Cho 3 thìa bột rau câu và phần nước lá dứa vào nồi, bật nhỏ lửa, khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan với nhau.

Đợi nước sôi thì thêm 4 thìa đường vào khuấy đều rồi đổ nước thạch ra khay cho nguội và đông thạch lại.

Sau khi thạch đã đông thì đổ ra đĩa, dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ để ăn cùng với chè bắp.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

Chè bắp thạch lá dứa sẽ ngon hơn khi ăn lạnh, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm một chút đá vào.

Cách Nấu Chè Ngô (Chè Bắp) Thơm Ngon Dẻo Mát Tại Nhà

Chè bắp hay còn gọi chè ngô, là một món ăn bổ dưỡng, mát lành cho ngày hè. Vào những dịp cuối tuần mà có món ăn này cho cả gia đình cùng thưởng thức thì quả không còn gì tuyệt vời bằng.

Cách nấu chè ngô thơm ngon dẻo mát tại nhà

Nguyên liệu nấu chè ngô tại nhà:

⦁ 3-4 bắp ngô không quá già (có thể là ngô tẻ hoặc càng tốt nếu là nếp).

⦁ 200g đường trắng

⦁ 50g bột năng (hoặc 25g bột năng, 25g bột sắn thì càng tốt)

⦁ Dầu hoa bưởi (hoặc lá nếp hay còn gọi là lá dứa).

⦁ 1/4 thìa con muối

⦁ 250 ml nước cốt dừa đóng hộp

⦁ Có thể chuẩn bị thêm: 200ml sữa tươi có đường, 100g hạt vừng hoặc đậu phộng (lạc) rang.

Các bước nấu chè ngô chè bắp tại nhà

Bước 1:

Ngô nếp lột vỏ chỉ để lại một lớp mỏng rồi rửa sạch, bỏ ngô vào nồi luộc với 2 lít nước cho nhừ rồi vớt ra chờ ngô ráo nước và nguội.

Bước 2:

Lấy dao sắc và mảnh để gọt ngô, tách riêng phần hạt ngô và phần lõi. Sau đó, sử dụng nước luộc ngô lúc trước (có bỏ đi phần cặn ở dưới đáy, chỉ lấy phần nước trong) để cho phần lõi ngô, lá ngô cùng lá dứa vào. Tiếp tục đun cho đến khi bạn cảm thấy nước đủ ngọt và đủ thơm thì hãy vớt hết lõi, lá ngô và lá dứa ra, bỏ hạt ngô vào đun với nước này.

Bước 3:

Cho thêm đường và muối để ngô được nhừ và mềm. Từ lúc này trở đi, bạn nhớ quấy đều ngô liên tục để cho bắp ngô chín và không bị dính nồi.

Bước 4:

Bột sắn dây (hoặc hỗn hợp sắn dây và bột năng) cho vào một cái bát con và khuấy đều với nước theo tỉ lệ 1 phần bột thì 3 phần nước. Chờ cho bột tan hết thì đổ vào nồi ngô đang ninh. Nhớ vừa đổ vừa dùng tay khuấy đều, đun tiếp trong khoảng từ 5 – 10 phút nữa để cho ngô dậy mùi và mềm, nồi chè sánh vừa phải thì có thể tắt bếp.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn muốn ăn chè loãng hay đặc thì ta có thể điều chỉnh lượng bột sắn ít đi hoặc nhiều hơn.

Bổ sung thêm:

Bạn có thể bỏ 200ml sữa tươi vào đun cùng với một hộp nước cốt dừa cho sôi rồi tắt bếp, để nguội, làm thành hỗn hợp “nước cốt dừa mới” để ăn kèm với chè ngô bên trên thì sẽ thơm và ngon hơn.

Chè ngô có vị thanh mát, rất dễ ăn trong những ngày hè. Chuẩn vị của chè ngô là mùi thơm đặc trưng, vị ngọt dịu của ngô và sữa kết hợp cùng với vị béo của nước cốt dừa, vị bùi của đậu phộng và vừng tạo nên thứ hương vị hấp dẫn không thể kìm lòng.

Nếu bạn đang muốn học tập để trở thành một người phụ nữ đảm đang, còn chần chờ gì nữa mà không trổ tài vào bếp cùng Ẩm thực năm châu! Chỉ cần bạn bỏ ra chút công sức, chè ngô bạn làm thậm chí có thể ngon hơn ngoài hàng, vừa bổ dưỡng lại an toàn nữa.

Ngọt Thơm Chè Bắp Hội An

Chè bắp non là một trong những món quà vặt dân dã, rẻ tiền, không kén chọn theo mùa hay độ tuổi và khá quen thuộc của người phố Hội.

Có dịp đến thăm Hội An, bạn chỉ cần đi dạo trong khu phố cổ, bạn sẽ không khó để tìm cho mình một món ăn từ gánh hàng rong, trong đó có món chè bắp non. Thế nên, nhiều người thường nói, khi đến với Hội An, thăm những ngôi nhà cổ, dãy phố lồng đèn, thưởng thức những đặc sản “thương hiệu” như cao lầu, bánh bao – bánh vạc, hoành thánh … nhưng chưa ghé vào hàng quán ven hẻm phố để thưởng thức món chè bắp thì coi như chưa cảm nhận hết cái hồn của phố cổ.

Dường như ở Hội An, chè bắp có bán ở gần khắp các ngõ phố. Không riêng gì ngày nóng bức, mà cả khi những đợt gió lạnh tràn về se se trên đầu môi, chén chè bắp nhỏ bé, giản dị sẽ đem lại cho người phố Hội và cả những vị khách phương xa một cảm giác thật ấm áp, thân thương.

Thật ra cách nấu chè bắp không phức tạp, nhưng đòi hỏi bàn tay tỉ mỉ, khéo léo và phải có kinh nghiệm từ khâu chọn nguyên liệu. Nếu như bắp gạo, trái nhỏ, hạt vàng nhạt dùng làm món xào, chiên… Để có trái bắp nướng ngon thì phải chọn bắp không già quá và cũng không quá non như vậy bắp mới dẻo. Riêng nồi bắp luộc hay xôi bắp phải chọn bằng được bắp nếp phổng phao, hạt trắng, dẻo thơm.

Đặc biệt với món chè nhất thiết hạt bắp phải còn non, mới vào kỳ đong sữa, căng mọng, khi bóc lớp vỏ lụa bên ngoài ra thấy hạt bắp có màu trắng mờ đục. Bên cạnh đó, muốn chè bắp ngon có được vị ngọt tinh khiết, người đi bẻ bắp canh lúc trời gần sáng, màn sương còn dày đặc chính là thời điểm trái bắp được hấp thụ mọi dinh dưỡng và nước nhiều nhất.

Bắp vừa hái về, bóc vỏ xong, dùng dao sắc gọt bắp thật mỏng, lấy lõi bắp hầm nước nấu chè. Tiếp tục cho bắp vào nấu khoảng mười lăm phút. Trong quá trình nấu món chè bắp cần luôn tay khuấy thật đều để chè không bị vón cục. Khi chè gần chín cho đường và một ít gừng giã nhỏ vào. Điều đặc biệt, nấu chè bắp chỉ cần bỏ ít đường vì trong chè đã có vị ngọt của bắp non.

Nhìn những chén chè bắp trắng tinh, nóng hổi là đã không thể chần chừ hơn nữa. Hương vị ngọt ngào của bắp non, cay cay của gừng pha lẫn hương thanh nhẹ của đường còn đọng mãi trong lòng thực khách.

Cách Nấu Chè Bắp Khoai Lang Ngon

Món chè bắp khoai lang nhìn thật hấp dẫn, lôi cuốn.

1. Nguyên liệu nấu món chè bắp khoai lang

– 1 củ khoai lang vàng loại lớn

– 1/4 bát con nhỏ gạo nếp ( có thể thay thành bột sắn dây nếu muốn )

– Đường trắng: Tuỳ thuộc vào khẩu vị của bạn.

– Nếu muốn ăn chè có vị béo hơn thì bạn có thể thêm nước cốt dừa vào đun cùng.

Hạt bắp trắng để nấu chè được ngon hơn

2. Cách nấu món chè bắp khoai lang thơm ngon.

ầu tiên với khoai lang, bạn gọt vỏ và bổ miếng vuông, sau đó ngâm vào thố nước lạnh có pha một ít muối để khỏi thâm và bớt nhựa. Sau khi ngâm khoảng 15 phút thì bạn vớt ra và đem thái hạt lựu lớn.

– Với bắp mua về bạn tước bỏ lá, nhặt bỏ hết râu ngô rồi dùng dao tách lấy hạt ngô để riêng và để lõi sang một bên.

– Gạo nếp bạn đãi nhiều lần cho thật sạch. Sau đó ngâm gạo nếp vào nước lạnh khoảng 2 tiếng rồi vớt ra, rửa sạch và cho gạo nếp vào nồi, thêm khoảng hai bát con nước lọc, cho lõi bắp vào đun cùng đến khi gạo nếp nở thì bạn vớt bỏ lõi bắp đi.

– Sau đó thêm hạt bắp, khoai lang vào đun cùng với lửa nhỏ. Bạn đun đến khi ăn thử thấy hạt ngô mềm rồi thêm từ từ đường vào, sau đó đun sôi và dùng muôi khuấy nhẹ để chè không bị dính đáy nồi rồi thêm cốt dừa vào đun cùng.

– Nêm nếm lại gia vị một lần nữa tùy theo khẩu vị của bạn rồi tắt bếp và múc ra bát ăn ngay hoặc để vào tủ lạnh.

Khoai lang màu vàng đẹp mắt dẻo dẻo có vị bùi bùi kết hợp với bắp ngọt ngọt hòa trộn trong vị ngậy ngậy của nước cốt dừa, khoai lang thơm ngon được xem như là một bữa ăn nhẹ rất lý tưởng cho gia đình bạn.

Còn chờ gì nữa, hãy bắt tay vào chế biến món chè bắp khoai lang thơm ngon, bổ béo này ngay thôi. Chắc hẳn các thành viên trong gia đình bạn sẽ rất thích, đặc biệt các em nhỏ sẽ đòi mẹ nấu thêm lần nữa cho xem. Nghe thật thích thú phải không nào các bạn !