Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Cháo Xương Mèo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Hủ Tiếu Xương Ngon Tuyệt Cú Mèo Đãi Chồng Bữa Sáng

Cách nấu hủ tiếu xương heo

Hủ tiếu là một món ăn vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là một món ăn được nhiều người yêu thích mà món hủ tiếu còn là món ăn có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao. Tuy nhiên, với độ an toàn thực phẩm ngày càng đi xuống như hiện nay thì việc đến các quán xá để thưởng thức các tô hủ tiếu nóng hổi là điều khiến cho nhiều người lo ngại. Chính vì vậy, JAMJA’s BLOG sẽ hướng dẫn mọi người cách làm hủ tiếu xương tại nhà dành cho 4 người ăn với các bước làm vô cùng đơn giản như sau.

Cách chế biến.

Bước 1. Sơ chế sườn

Bước 2. Chế biến nguyên liệu.

Bước 3. Chế biến hủ tiếu.

Cho dầu ăn vào chảo rồi đun đến khi dầu già thì cho thịt heo xay vào chảo. Dùng đũa đảo đều đến khi thịt chín vàng thì tắt bếp. Cho thịt ra đĩa rồi để nguội.

Lưu ý: Khi chế biến thịt, các bạn không nên chế biến thịt quá cháy để khi ăn hủ tiếu, các bạn sẽ thấy khô và ăn không được ngon. Ngoài ra, khi làm hủ tiếu, các bạn cũng có thể tùy vào khẩu vị mà cho thêm các nguyên liệu khác như nấm hương, mộc nhĩ… đều được.

Bước 4. Thưởng thức hủ tiếu.

Cách làm hủ tiếu đuôi heo

Ngoài cách làm hủ tiểu xương mà JAMJA’s BLOG vừa hướng dẫn ở trên, các bạn cũng có thể học cách làm hủ tiếu ninh xương đuôi heo với cách làm vô cùng đơn giản như sau.

Nguyên liệu cần chuẩn bị.

Xương đuôi heo (600 gram)

Thịt heo xay (320 gram)

Hủ tiếu tươi (500 gram)

Củ cải trắng(200 gram)

Cà rốt (200 gram)

Hành tây (1 củ)

Hánh tím (3-4 củ)

Nước cốt dừa (1 lít)

Rau giá

Hành lá.

Xà lách.

Bạc hà.

Gia vị: Hạt nêm, đường, muối, hạt tiêu.

Cách chế biến.

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.

Bước 2. Chế biến nguyên liệu.

Cho sương đuôi heo vào nồi nước sạch rồi ninh 30 phút để lấy nước dùng rồi cho cà rốt,củ cải và hành tây và hành tìm vào nồi. Cho thêm chút đường vào rồi ninh tiếp khoảng 1 tiếng để nước dùng được ngọt.

Lưu ý: Để thịt heo xay ngấm đều các gia vị, các bạn nên trộn thật đều các gia vị ướp trước khi cho vào thịt sau đó dùng đũa trộn thật đều thịt để gia vị ngấm đều, thịt sau khi nấu xong sẽ ngon hơn.

Bước 3. Làm hủ tiếu.

Khi nước dùng đun sôi, xương đuôi heo nhừ thì cho lại gia vị rồi cho thêm chút hành lá và hạt tiêu vào. Tiếp tục đun sôi khoảng 1 phút sau đó cho hủ tiếu tươi vào nồi rồi tắt bếp.

Lưu ý: Khi cho hủ tiếu vào nồi, các bạn chỉ nên cho trước khi ăn để tránh tình trạng hủ tiếu nở ra. Ngoài ra, khi nấu hủ tiếu, các bạn nên làm thật nhanh để hủ tiếu không bị nát, khi ăn không được ngon.

Bước 4. Thưởng thức.

Cho hủ tiếu ra bát rồi cho gía đỗ, xương đuôi heo và cà rốt, các loại rau ăn kèm vào là có thể thưởng thức.

Comments

Cách Làm Món Chân Vịt Rút Xương Xào Chua Ngọt Ngon Tuyệt Cú Mèo

(Cách xào chân vịt rút xương chua ngọt)

Nguyên liệu làm món chân vịt rút xương xào chua ngọt

(Chuẩn bị chân vịt rút xương)

15 phần chân vịt đã được rút xương

Cà rốt: 2-3 củ

Ớt chuông: 2-3 quả

Cà chua chín: 2-3 quả

Nước tương 2 muỗng

Dầu hào: 3 muỗng

Tương cà: 2 muỗng

Sả: 2 cây

Hành tím khô, tỏi

2 thìa cà phê hạt tiêu

Chi tiết cách xào chân vịt rút xương chua ngọt

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bạn có thể tiến hành làm món chân vịt rút xương xào chua ngọt theo quy trình như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chân vịt rút xương rửa sạch với nước và một chút dấm để khử sạch mùi hôi, tanh của chân vịt. Tiếp đó, bạn ngâm chân vịt trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút, rồi vớt ra, rửa lại một lần nữa với nước.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái thật mỏng đẹp.

Cà chua rửa sạch, thái múi cau.

Ớt chuông rửa sạch, thái múi cau.

Sả bóc bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ.

Hành tím, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ.

Bước 2: Ướp chân vịt rút xương

Cho chân vịt rút xương vào tô, ướp cùng một chút muối, mắm, sả băm từ 5-10 phút để ngấm đều gia vị.

Bước 3: Xào chân vịt

Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào đun nóng, cho hành tỏi và sả băm vào phi thơm, sau đó cho chân vịt rút xương vào xào cho săn lại rồi trút ra một đĩa để riêng.

Chú ý: Không nên xào quá lâu và đảo quá nhiều sẽ khiến cho chân vịt rút xương bị dai và cứng hơn.

Bước 4: Xào cà chua, cà rốt, ớt chuông

Tiếp tục cho chút dầu ăn vào chảo đun nóng, cho hành tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho cà rốt và ớt chuông vào xào cùng. Khi ớt và cà rốt mềm thì đổ một chút nước xăm xắp mặt, nêm nếm gia vị vừa ăn, đậy nắp đun 5-10 phút.

Tiếp tục cho cà chua vào đun, thêm 1-2 thìa tương cà để nước xào thêm sánh mịn.

(Hoàn thành món chân vịt rút xương xào chua ngọt)

Bước 5: Cho chân vịt rút xương đã xào vào

Cho phần chân vịt rút xương đã xào từ trước vào, đảo qua, đậy nắp đun từ 2-3 phút. Mở nắp ra và đảo qua thêm một chút nữa rồi rắc hành lá, rau răm thái nhỏ vào rồi tắt bếp.

Chân vịt rút xương xào chua ngọt nên thưởng thức ngay khi còn nóng sẽ rất ngon, bạn có thể trang trí thêm vài lát cà chua, ớt và dưa chuột lên trên để món ăn thêm phần bắt mắt.

Như vậy, chỉ cần bỏ ra chút thời gian và những nguyên liệu đơn giản là bạn có thể tự tay làm món chân vịt rút xương xào chua ngọt đầy bổ dưỡng và thơm ngon cho cả gia đình rồi.

Ngoài ra, nếu Quý khách hàng có nhu cầu về các sản phẩm máy vặt lông gà vịt, lò quay vịt, bếp chiên công nghiệp,… hãy liên hệ ngay tới Hotline để được tư vấn nhanh chóng, chi tiết nhất.

Nguồn: https://dienmaynewsun.com/

Cách Nấu Cháo Cua Cho Bé Yêu Chắc Xương, Ngon Miệng

– Hải sản chứa hàm lượng đạm và canxi cần thiết cho sức khỏe của trẻ, do vậy khi bé ăn dặm, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn hải sản.

– Thời điểm cho trẻ ăn dặm hải sản phù hợp nhất là tháng thứ hai sau khi bé học ăn dặm. Ví dụ, 6 tháng tuổi bé mới ăn dặm thì 7 tháng tuổi mẹ mới nên cho con ăn hải sản.

– Hải sản dễ gây dị ứng nên chỉ cho bé ăn từ từ, từng chút một và quan sát trẻ có phản ứng dị ứng không.

– Ban đầu chỉ cho trẻ ăn hải sản là các loại cá đã nghiền nhuyễn. Tốt nhất là cá đồng.Tiếp đến mới đến các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò…

2. Cho trẻ ăn cháo cua bao nhiêu là đủ?

– Trước khi trẻ bắt đầu ăn cháo cua, mẹ cần cho bé làm quen với thịt cua liên tục trong 3 ngày đầu tiên. Lượng ăn chỉ 1-2 thìa cà phê thịt cua. Điều này giúp đánh giá trẻ có bị dị ứng với thịt cua hay không.

– Nếu trẻ ăn được thịt cua, mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn 1-2 bữa cháo cua/ tuần là phù hợp, vì cua có hàm lượng đạm cao. Trẻ ăn quá nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.

3. Cách chế biến cua để nấu cháo cua cho bé ăn dặm

– Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, cháo cua cho bé 7 tháng – 12 tháng nên sử dụng cua đồng vì ít gây dị ứng cho trẻ hơn. Ngược lại, khi nấu cháo cua cho trẻ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể dùng thịt cua biển, vì lúc này sức đề kháng của trẻ đã tốt hơn giai đoạn trước.

– Cách nấu cháo cua cho bé không bị tanh phụ thuộc nhiều vào cách các mẹ làm sạch cua ban đầu. Mẹ có thể chế biến cua theo các bước sau:

* Đối với cua đồng

– Bước 1: Rửa sạch cua, tốt nhất nên ngâm cua trước khi chế biến 10-15 phút. Sau khi cua được rửa sạch, tách bỏ mai cua.

– Bước 2: Đem ngâm phần thịt cua đã được bỏ mai vào nước sạch. Đổ 1 thìa cà phê muối ăn vào chậu cua. Ngâm 15 phút để làm sạch hết đất bẩn, giun sán.

– Bước 3: Vớt phần thịt cua này ra rổ cho ráo nước. Gạch cua trong mai cua cậy để riêng vào bát.

– Bước 4: Bỏ phần thịt cua vào máy xay xay nhuyễn. Đổ chút nước vào thịt cua đã xay, bóp đều. Lọc kỹ lấy phần nước cốt, bỏ bã cua.

– Bước 5: Phi thơm hành khô, cho gạch cua vào đảo đều.

*Đối với cua biển:

– Bước 1: Làm cua chết: Lật cua lên, dùng vật sắc nhọn đâm vào cái lỗ bé ở phần ức cua (phần ức ở dưới yếm cua). Cua co càng, giãy giục 1 lúc rồi lịm đi để bạn dễ làm sạch.

– Bước 2: Làm sạch cua: Cua biển rất bẩn, bám nhiều rêu đất. Mẹ cần dùng bàn chải cọ sạch thân cua, càng, mai cua dưới vòi nước chảy.

– Bước 3: Cách hấp cua biển cho bé thơm ngon để nấu cháo cua cho bé như sau:

+ Chuẩn bị 1 nồi hấp to rộng, để vừa con cua biển

+ Phần dưới nồi đổ nước, phần giá hấp đặt cua biển. Xung quanh cua rắc thêm chút hành tây, gừng để cua thêm thơm ngon.

+ Vặn lửa to để bếp sôi rồi lại hạ về mức thấp. Hấp trong 10-15 phút đến khi cả con cua đã chuyển sang màu cam.

+ Vớt cua ra, để nguội rồi dùng dụng cụ kẹp cua, bóc tách thịt cua.

+ Trong mai cua biển có nhiều gạch, mẹ tách riêng phần gạch này để gia đình ăn. Cháo cua cho trẻ chỉ cần dùng phần thịt cua biển là thích hợp.

4. Một vài món cháo cua cho bé ăn dặm rất thơm ngon

* Cháo cua biển bí đỏ cho bé

– Nguyên liệu: 50 gram bí đỏ, gạch cua đồng, nước cua đồng đã lọc kỹ, 100 gram cháo trắng.

+ Thái nhỏ bí đỏ rồi đem hấp hoặc luộc chín. Sau đó xay nhuyễn bí đỏ hoặc các mẹ dùng thìa miết kỹ bí đỏ đã luộc sao cho mịn.

+ Cho nước cốt cua đã lọc vào nồi, đun sôi. Lưu ý tránh để quá lửa nước cua sôi trào bếp. Đổ nước cua ra bát.

+ Cho cháo trắng và gạch cua vào nồi. Tiếp đến đổ nước cua vào. Chú ý phần nước cua cho vừa phải để hỗn hợp cháo sền sệt, tránh bị loãng. Đun sôi cháo rồi cho bí đỏ vào đảo đều đến khi cháo chín thơm.

+ Cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào cháo. Múc cháo ra bát. Nếu trẻ ăn được hành lá và thì lá, mẹ có thể nêm chút ít để món cháo dậy mùi hơn.

* Cháo cua khoai mỡ

– Nguyên liệu

+ 30gr thịt cua tươi,10gr mỡ lợn,10gr thịt lợn nạc,100gr khoai mỡ

+ Hành lá, nước mắm.

+ Khoai mỡ gọt vỏ, ngâm nước thật sạch rồi xay nhuyễn.

+ Mỡ lợn và thịt lợn thái nhỏ cho vào cối xay mịn cùng thịt cua. Nêm 1 thìa cà phê nước mắm vào hỗn hợp này. Trộn đều hỗn hợp thịt rồi vê thành viên chả nhỏ.

+ Đun sôi 200 ml nước, thả dần các viên chả cua vào nồi. Chờ khi chả cua chín, vớt ra để ngoài.

+ Đổ khoai mỡ vào nồi nước dùng, nấu khoai thành cháo sệt. Đổ tiếp chả cua vào nồi cháo nấu cùng đến khi sôi thì bắc ra.

+ Mẹ có thể nêm thêm chút hành lá, rau mùi cho món cháo của bé thơm ngon.

* Cháo cua biển rau ngót

– Nguyên liệu:

+ Thịt cua biển đã được gỡ sạch.

+ Cháo trắng

+ Rau ngót 1 nắm to

+ Nước mắm, dầu ăn

– Cách làm:

+ Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, vẩy cho ráo nước rồi thái thật nhỏ.

+ Cho cháo vào nồi đun sôi. Tiếp tục đổ 1 phần thịt cua và rau ngót vào quấy đều. Chú ý miết nhỏ thịt cua hòa lẫn vào cháo, tránh bị vón cục quá to. Nêm chút nước mắm vừa ăn và 1 thìa cà phê dầu ăn trước khi tắt bếp.

+ Rau ngót chứa nhiều chất xơ, vitamin, có tính mát. Khi kết hợp nấu cháo cua với rau ngót sẽ phù hợp cho bữa ăn mùa hè của trẻ.

* Cháo cua biển rau chùm ngây

Trong số các loại rau để nấu cháo ăn dặm cho bé, không thể thiếu món rau chùm ngây vô cùng bổ dưỡng. Loại rau này có chứa đến hơn 90 loại chất dinh dưỡng tổng hợp khác nhau, rất phù hợp với trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng hoặc trẻ mới ốm dậy cần phục hồi thể lực. Rau chùm ngây kết hợp với cua biển để nấu cháo ăn dặm cho trẻ trên 1 tuổi sẽ rất phù hợp

– Nguyên liệu:

+ Thịt cua đã được bóc sạch

+ 3 thìa rau chùm ngây xay nhuyễn

+ Cháo trắng

+ 1 viên phô mai

+ Dầu ăn, nước mắm

+ Băm thật nhỏ thịt cua, đổ vào nồi cháo trắng. Đun đến khi cháo sôi, tiếp tục cho rau chùm ngây và phô mai vào đảo đều.

+ Miết kỹ thịt cua và phô mai trong nồi cháo để tránh vón cục, hỗn hợp cháo sánh mịn.

+ Khi cháo chín tới, cho nước mắm và dầu ăn đảo đều lần cuối rồi tắt bếp.

* Cháo cua đồng nấu với rau mồng tơi

– Nguyên liệu:

+ Nước cua đồng đã lọc kỹ

+ Gạch cua đã phi thơm

+ Cháo trắng

+ Rau mồng tơi 1 nắm to

+ Nước mắm, dầu ăn

+ Rau mồng tơi chỉ lấy lá, rửa sạch, vẩy cho ráo nước rồi thái thật nhỏ.

+ Cho cháo trắng vào nồi, tiếp đó đổ nước cua đồng vào cháo, đun chín cháo ở dạng sền sệt. Đổ gạch cua và rau mồng tơi vào nấu cùng đến khi rau chín.

+ Nêm chút nước mắm vừa ăn và 1 thìa cà phê dầu ăn trước khi tắt bếp.

+Rau mồng tơi rất tốt cho trẻ nhỏ bị táo bón vì tính thanh mát, nhuận tràng. Đây là món cháo ngon, giàu canxi lại tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

* Nấu cháo cua cho bé 1 tuổi với rau muống

Nếu bé yêu đã trên 1 tuổi, mẹ có thể kết hợp nấu cháo cua cùng rau muống cho con đổi vị. Rau muống không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều loại khoáng chất, vitamin rất tốt cho bé.

– Nguyên liệu:

+ Nước cua đồng đã lọc kỹ

+ Gạch cua đã phi thơm

+ Cháo trắng

+ Rau muống 1 nắm to

+ Nước mắm, dầu ăn

+ Rau muống nhặt lá, rửa sạch, vẩy ráo nước rồi thái nhỏ.

+ Đổ nước cua vào cháo đun sôi, khi cháo gần cạn nước, cho gạch cua và rau muống vào đảo đều tay đến khi rau chín.

+ Nêm 1 thìa nước mắm, dầu ăn rồi múc cháo ra bát, vừa thổi nguội vừa cho trẻ ăn dần.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/cach-nau-chao-cua-cho-be-yeu-chac-xuong-ngon-mieng-c32a71868…

Lan Hương (Tổng hợp) (905)

Cách Nấu Cháo Xương Heo Ngon Ai Cũng Nên Thử Một Lần

Cháo xương heo không chỉ thơm ngon mà còn rất dễ tiêu hóa nữa. Với chi phí nguyên liệu hợp lý, sao bạn không thử nấu cháo xương heo để thử và chiêu đãi cả nhà một lần nhỉ?

Nguyên liệu nấu cháo xương heo

Khi mua xương heo, bạn nên chọn mua phần xương cổ vì đó là phần xương ít bị mỡ, đồng thời khi nấu cũng cho nước ngọt hơn rất nhiều.

Cách nấu cháo xương heo ngon cho cả nhà thưởng thức

Bước 1: Sơ chế xương heo

Sau khi chọn mua được phần xương heo tươi ngon về, bạn cần sơ chế ngay, tránh để lâu sẽ sinh mùi hôi không còn ngon nữa. Trước tiên, bạn rửa sạch xương heo rồi chặt nhỏ ra. Sau đó, bạn cho tất cả xương heo vào nồi, thêm nước vừa ngập mặt xương rồi đun sôi trong khoảng 1 – 2 phút cho xương ra hết các chất bẩn bên trong. Cuối cùng, bạn lấy xương heo ra và rửa lại một lần nữa với nước sạch.

Bước 2: Sơ chế gạo

Với gạo nếp và gạo tẻ, bạn trộn đều với nhau, vo vài lần nước cho sạch rồi ngâm trong nước vài tiếng để hạt gạo nở mềm hơn. Dùng gạo ngâm nấu cháo sẽ nhanh nhừ hơn, từ đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiết kiệm ga nữa đấy.

Bước 3: Ninh xương heo

Trong thời gian đợi gạo ngâm, bạn cho xương heo đã sơ chế sạch sẽ vào nồi, thêm nước ngập xương vào, thêm cả 1 củ hành tím nữa cho thơm. Sau đó, bạn bật bếp lên, đun sôi, khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, ninh xương liu riu trong khoảng 30 – 40 phút cho ngọt nước.

Bước 4: Xử lý xương heo sau khi ninh

Với phần xương heo sau khi ninh xong, bạn gắp hết xương ra một chiếc bát tô, sau đó lọc phần nước ninh qua rây lọc để loại bỏ cặn và xương dăm. Tiếp đến, bạn gỡ hết phần thịt dính trên xương, cho ra một chiếc bát rồi dầm nhuyễn hết mức có thể. Cuối cùng, bạn cho lại phần thịt dằm nhuyễn này vào chung với nước ninh xương.

Bước 5: Ninh cháo

Bạn cho nước ninh xương cùng với thịt dằm vào một chiếc nồi, đun sôi lên. Khi nước sôi, bạn cho gạo đã ngâm vào và ninh đến khi hạt gạo chín nhừ, đồng thời món cháo đạt được độ đặc mong muốn thì tắt bếp.