Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Cháo Với Nước Dashi Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Nước Dashi Dùng Để Làm Gì? Cách Nấu Nước Dùng Dashi Cho Bé

Chị Vũ Thùy An (Đồng Tháp) lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con bởi những ưu điểm như có thể tập cho bé ăn thô mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngoài ra mỗi giai đoạn phát triển sẽ có món ăn phù hợp với con.

Ví dụ:

Bé 5-6 tháng được bổ sung cá thịt trắng.

Bé 7-8 tháng bổ sung thêm thịt đậu phụ, trứng gà.

Bé 9-11 tháng bổ sung thêm cá thịt đỏ như cá hồi…

Bé 12-18 tháng ăn được cơm nát

Trong khi ăn dặm truyền thống thì chỉ hầm xương với rau củ quả với cháo, dẫn đến việc nhiều bé lớn vẫn ăn cháo, không tự xúc ăn, ăn thô kém, món nào cũng phải cắt nhỏ hoặc ninh mềm, thì ăn dặm kiểu Nhật khắc phục được mọi hạn chế đó.

Tuy chọn phương pháp ăn dặm khoa học cho con, nhưng chị Thùy An cho biết chị cũng vấp phải sự phản đối của gia đình, nhất là từ phía các bà. Vì các bà quen với việc bắt đầu ăn dặm thì phải cho ăn bột, nên khi thấy chị nấu cháo loãng cho con ăn thì thắc mắc rất nhiều. Ngoài ra khi chị nấu cháo thêm nước dùng dashi cho con thì bảo “cháo nhạt thế, sao nó ăn được, phải thêm mắm muối hoặc thêm đường vào”. Chưa hết, khi chị trữ đông đồ ăn cho con, các bà cũng phản đối gay gắt, khuyên rằng phải cho con ăn đồ nóng, nấu ngày nào ăn ngày đó. Cũng may mắn sau một thời gian giải thích và gia đình cũng thấy bé hào hứng với món ăn, ăn hết những món mẹ nấu, thì chị Thùy An không gặp bất cứ áp lực gì nữa.

Nhiều người cho rằng ăn dặm kiểu Nhật không phù hợp với những mẹ đi làm và bận rộn, nhưng chị Thùy An lại nghĩ khác. “Với ăn dặm kiểu Nhật, bạn chỉ mất một ngày cuối tuần làm đồ ăn cho cả tuần sau đó của bé. Khi đến bữa ăn chỉ việc rã đông rồi thêm vào cháo để người nhà bón cho bé ăn. Ngoài ra các mẹ cũng không phải đau đầu suy nghĩ cho con ăn gì hôm nay, vì chỉ cần mở tủ lạnh ra là có đồ ăn. Phương pháp này cũng hợp với nhu cầu của bé, bé ăn được nhiều món, đa dạng hơn”, chị Thùy An chia sẻ.

Điểm nổi bật nhất trong ăn dặm kiểu Nhật là dùng nước dùng dashi trộn vào cháo và các món khác cho bé. Nước dùng dashi ngoài tác dụng điều chỉnh độ đặc loãng cho món ăn, còn rất bổ dưỡng và đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé. Nước dùng dashi có hai loại, loại nấu từ cá bào, rong biển và loại nấu từ rau củ quả. Các mẹ đang cho con ăn theo ăn dặm kiểu Nhật, có thể tham khảo cách nấu nước dùng dashi từ rau củ quả theo như chia sẻ của chị Thùy An sau đây.

Chuẩn bị nguyên liệu

Rau củ quả mua về rửa sạch, cắt khúc (tuỳ theo sở thích các bé mà mua rau củ quả, ví dụ: bí rợ, mướp, bắp ngô, bắp non, cà rốt, khoai tây, mía, su su, củ sắn…)

Cách nấu

– 250g rau củ quả tương ứng 800ml nước, cứ thế bao nhiêu rau củ quả thì nhân với lượng nước cần nấu.

– Bỏ rau củ lâu mềm (như mía, bắp ngô, cà rốt…) vào nấu trong 20 phút, sau đó bỏ rau củ còn lại vào (khoai tây, su su, khoai lang, mướp, bắp cải….) nấu tiếp 10 phút.

– Tắt bếp, lấy rau củ từng loại ra nghiền hoặc rây (rây khi còn nóng sẽ mịn và không bị lợn cợn).

– Nước nấu xong để nguội, lọc qua rây, đổ vào khay trữ đông

Tất cả rau củ quả nghiền và nước dashi dùng trong 1 tuần.

Cách dùng nước dashi

– Cho thêm vào cháo từ 15ml-30ml tuỳ độ đặc loãng của cháo để tăng khẩu vị cho bé.

– Cho vào rau củ nghiền khi chế biến món ăn cho bé.

Tổng hợp công thức món ngon từ sữa mẹ cho bé

Những món ăn ngon như sữa chua, caramen, bánh pancake, bánh bí đỏ, thậm chí cả thịt viên, rau củ đều có thể nấu cùng …

Cách Nấu Nước Dashi Cho Con Ăn Dặm

Nước dashi là tên gọi chung của các loại nước dùng trong ẩm thực Nhật, gồm rất nhiều loại như: nước dashi làm từ rong biển kombu, nước dashi làm từ rau củ, nước dashi làm từ cá khô, xương gà, nấm hương…

Trong chế biến nước dashi cho bé ăn dặm, nhất là ở thời kỳ đầu khi chưa nên dùng muối hay các gia vị khác để nêm cho món ăn của trẻ, thì việc sử dụng nước dùng dashi là một lựa chọn rất an toàn, vừa giúp bổ sung khoáng chất, vừa đem lại sự thơm ngon hấp dẫn cho món ăn.

Tuy nhiên, cần lưu ý trong giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng nước dashi quá đậm đặc để đảm bảo không gây hại cho bộ máy tiêu hóa của trẻ.

1. Cách làm nước Dashi với rong biển kombu và cá ngừ(hoặc cá thu) bào khô

Nguyên liệu

Rong biển kombu: 20g (rong biển chứa nhiều chất xơ, sắt và canxi nên rất tốt cho cơ thể)

Cá ngừ bào khô: 40g

Nước: 2 lít

Cách làm

Bước 1: Dùng khăn đã vắt cạn nước để lau qua miếng rong biển kombu. Sau đó, cho rong biển kombu vào nước ngâm khoảng 30 phút.

Bước 2: Cho rong biển vào nồi, đổ thêm 2 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút thì vớt rong biển ra. Lưu ý, tránh đun lâu vì sẽ làm nước dashi bị đắng.

Bước 3: Cho cá ngừ bào khô vào nồi nước đang sôi, nấu cho đến khi cá ngừ chìm hết xuống đáy nồi thì tắt bếp. Chú ý, không đảo cá để tránh làm nước dùng bị đục, mất ngon.

Bước 4: Chuẩn bị một rây lọc để lọc nước dashi. Khi lọc, để nước chảy xuống tự nhiên, không nên vắt vì có thể làm cho nước dùng bị đắng và bị lẫn những mảnh vụn nhỏ rong biển hoặc cá bào.

2. Cách làm nước dùng Dashi rau củ

Chỉ cần là các loại rau củ không tạo vị đắng, chát thì loại nào cũng có thể làm nước dùng dashi cho bé được. Thậm chí, có thể tận dụng nước luộc rau củ (các loại rau cải ngọt, cải thảo, cà rốt, su su…) của gia đình làm nước dùng nấu món ăn cho trẻ.

Trong nước dùng có vị ngọt tự nhiên tiết ra từ rau củ nên sẽ góp phần tạo thêm sự ngon miệng và hương vị mới cho món ăn của bé.

Cách làm

Có thể sử dụng các loại rau củ như: củ cải, bắp cải, cà rốt…. Sau khi rửa sạch, thái nhỏ, bỏ tất cả vào nồi, đun chín mềm cho ra nước ngọt. Sau đó lọc riêng lấy nước là xong.

Nước dùng dashi thông thường sẽ được cho vào nấu cùng với cháo ăn dặm của các con. Đối với các bé trên 1 tuổi đã có thể ăn cơm cứng thì có thể nấu nước dùng dashi chung với rau củ hoặc thịt/ cá và cho dùng kèm với cơm.

Tất cả các loại nước dùng dashi kombu rong biển cá ngừ bào khô hay nước dùng rau củ sau khi làm xong có thể cho vào khay đá, để đông lạnh và dùng dần. Tuy nhiên, cần nhớ một điều, càng để lâu nước dashi sẽ càng bị mất vị thơm ngon. Vì thế, mẹ nên canh nấu làm sao dùng vừa đủ trong vòng một tuần để đảm bảo hương vị chất dinh dưỡng cho món ăn của bé.

Tài liệu: Sách Ăn dặm không nước mắt – Nguyễn Thị Ninh

Cách Nấu Và Bảo Quản Nước Dùng Dashi

Trong bài viết trước ( Sức mạnh ẩn chứa trong nước dùng “Dashi“), chúng tôi đã giới thiệu về công dụng của loại nước dùng truyền thống Nhật Bản ” Dashi” và nhận được rất nhiều phản hồi từ độc giả hỏi về loại nguyên liệu này. Đặc biệt là có khá nhiều bà mẹ hỏi về cách nấu lấy nước dùng và cách sử dụng nước dùng , bởi vậy trong bài viết lần này chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn với các bạn về cách nấu lấy nước dùng dashi.

Lớp bột trắng trên bề mặt rong biển kombu là gì?

Khi chọn rong biển kombu, bạn nên chọn loại kombu dày, rộng bản và có bề mặt nhẵn. Khoảng 90% các loại kombu được bán ở Nhật là kombu của vùng Hokkaido, có rất nhiều loại kombu tùy vào địa phương sản xuất như ” Ma kombu (真昆布)”, ” Rausu kombu (羅臼昆布)”, ” Rishiri kombu (利尻昆布)”, ” Hidaka kombu (日高昆布)”… Các bạn chỉ cần chọn loại kombu chuyên dùng để nấu lấy nước dùng dashi là được. Trên bề mặt kombu có thể có lớp phấn trắng hay các hạt trong suốt, đây là thành phần tự nhiên giúp tạo nên độ ngon và ngọt nên các bạn không cần phải lo lắng. Trước khi đun lấy nước dùng dashi, nếu các bạn rửa kombu qua nước thì sẽ làm trôi mất thành phần tạo độ ngon ngọt này, do đó chỉ nên lấy khăn sạch đã vắt ráo nước lau nhẹ trên bề mặt kombu là được.

Cách tạo nước dùng dashi đơn giản

Nước dùng dashi thường được các gia đình Nhật sử dụng chia làm 2 loại chính, đó là ” Kombu dashi” sử dụng duy nhất kombu để tạo ra nước dùng và ” Awase dashi” kết hợp kombu và cá ngừ bào ( katsuobushi)để tạo ra nước dùng. Kombu dashi có hương vị rất thanh nhẹ nên thích hợp để nấu canh, nước súp hoặc các món lẩu. Còn Awase dashi có thêm vị đậm đà của cá ngừ bào nên thích hợp để pha nước dùng khi nấu mỳ udon hay soba, hoặc dùng để nấu canh miso, các món ninh hầm hay các món nấu. Loại dashi có cách nấu đơn giản nhất chính là “Kombu dashi”.

Cho 1 lít nước vào nồi, rồi cho khoảng 10 – 20g kombu đã lau qua bề mặt vào và ngâm khoảng 30 phút, sau đó đem đun. Trước khi nồi nước sôi bùng lên, bạn vớt kombu ra là xong. Bí quyết ở đây là không đun sôi sùng sục. Nếu đun quá kỹ, thành phần tạo keo rất đặc biệt có trong kombu sẽ bị tan mất và làm giảm đột ngon của nước dùng, bởi vậy bạn cần để ý kỹ khi đun. Để nấu “Awase dashi”, ban đầu lặp lại các bước giống như nấu kombu ở phần trên.

Tiếp đến, sau khi vớt kombu ra, bạn cho khoảng 30g cá ngừ bào vào nồi khi nước đã sôi hẳn. Cũng giống cách nấu kombu dashi, chú ý không được đun sôi sùng sục vì vị sẽ tạp và không thanh. Ngay khi thấy nước sôi bùng lên lần nữa thì lập tức tắt bếp, chờ cho cá ngừ bào lắng xuống đáy nồi. Khi cá ngừ bào chìm hẳn, dùng khăn sạch hoặc rổ hay giá đựng có mắt lưới nhỏ để lọc lấy nước dùng là xong. Các bạn thử làm xem, sẽ thấy rất dễ đấy. Nếu không có thời gian đun lấy nước dùng dashi, bạn có thể cắt nhỏ kombu ra, rồi bỏ vào bình rỗng như bình đựng thức ăn của bé chẳng hạn, sau đó đổ nước vào, đậy nắp lại và bỏ vào tủ lạnh. Để trong tủ lạnh khoảng vài giờ là bạn đã có “nước dùng dashi ăn liền” sử dụng được ngay với hương vị ngon ngọt tự nhiên của kombu.

Nếu nấu nhiều nước dùng, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh, thời hạn sử dụng là vào khoảng 2 ngày.

Vào cuối tuần hay khi bạn có thời gian hãy làm sẵn, khi muốn nấu canh miso, nước dùng, cà ri… thì chỉ việc bỏ ra dùng là được. Nếu không dùng hết nước dùng dashi trong vòng 2 ngày, bạn có thể đông lạnh phần còn thừa bằng cách cho vào khay đá và để vào ngăn đá tủ lạnh. Làm theo cách này khiến bạn dễ dàng điều chỉnh lượng nước dùng dashi sử dụng cho một bữa ăn dặm của bé, nhờ vậy mà bạn sẽ trở nên nhàn nhã hơn đấy.

Ngoài lề một chút, trong tiếng Nhật, người Nhật nói “chiết lấy nước dùng” chứ không nói “nấu lấy nước dùng”. Cách nói này được cho là xuất phát từ ý nghĩa “chiết xuất” dưỡng chất và độ ngon ngọt từ nguyên liệu làm nên dashi.

Làm gì với bã kombu và cá ngừ bào sau khi đã chiết lấy nước dùng?

Kombu và cá ngừ bào sau khi đã lấy nước được gọi là ” dashi gara” (bã dashi). Trong các bã dashi này có vô số dưỡng chất như chất xơ, các axit amin… Sẽ rất lãng phí nếu vứt bỏ bã dashi này, do đó bạn có thể tận dụng chúng để làm nguyên liệu cho các món ăn. Chẳng hạn như với rong biển, bạn có thể cho vào nấu cơm, hoặc cắt nhỏ ra rồi xào với các loại khác như cà rốt để làm món ăn vặt. Vừa sần sật lại vừa có độ mềm, trơn nhất định nên trẻ nhỏ ở Nhật rất thích ăn món này.

Canh Miso Hay Là Cách Làm Nước Dùng Dashi

Chào cả nhà,

Vậy là từ khi chuyển đến vùng đất mới này, cuối cùng tớ cũng đã được gặp lại tuyết vốn được coi là của hiếm của chỗ này 😉 Có người bảo tớ vì bọn tớ từ WY tới nên mang tới mùa đông có tuyết cho nơi này hehe… Mặc kệ vì cái gì nhưng buổi sáng thức dậy nhìn ra ngoài trời tuyết trắng phủ đầy rừng thông đã khiến tớ có cảm giác quen thuộc và thấy yêu thương nơi này hơn rất nhiều…

Trời lạnh thì ăn uống luôn là vấn đề lớn vì cái gì cũng thèm nhưng chỗ này tuyết dù phủ không dày nhưng vì mọi người không quen xử lý khi trời tuyết (hiếm mà lại :D) nên mọi thứ đều bị đóng cửa. Thư viện, trường học, cửa hàng cũng đóng cửa vì không ai muốn ra đường khi trời vừa tuyết xong, đường rất trơn và dễ xảy ra tai nạn. Lại nhớ tới Laradise của bọn tớ khi xưa dù có – 30 độ C thì mọi người vẫn ra đường (tất nhiên là cũng hạn chế ra đường) nhưng tuyết như thế này thì thường được coi là “muỗi” thôi vì xe ủi tuyết làm việc rất chăm chỉ và miệt mài. Tuyết sau, sáng hôm sau nắng lên thì đường lại đẹp, tuyết chỉ còn lại bên vệ đường mà từ từ tan hay là những đống tuyết đã được dọn gọn gàng thôi.

Có lẽ đấy là điều khác biết khi mình quen làm việc gì và không quen làm việc gì. Nếu đã quen thì dù có khó hơn cũng thành dễ mà đã không quen thì dù có dễ mấy cũng thành khó 😛 … Cuộc đời vẫn cứ xoay vần như vậy và vì con người là nô lệ của thói quen mà.

Hôm nay tớ đến với cả nhà một món ăn rất quen nhưng lại lạ với Candy Can Cook. Đó là món canh miso (Miso soup) – một món ăn rất nổi tiếng và quen thuộc của ẩm thực Nhật Bản. Nói lạ là vì quả thật tớ rất ít nấu món Nhật, ngoại trừ mê bánh Mô – chi (Mochi) đã thử làm ra thì có lẽ đây là món mặn đầu tiên tớ nấu. Không phải vì không thích ẩm thực Nhật mà có lẽ vì chưa có cơ hội.

Số là bé con nhà tớ rất mê canh Miso. Thế là tớ liền bắt tay tìm hiểu thử xem canh Miso là thế nào. Tớ đi từ hết bất ngờ này tới bất ngờ khác. Canh Miso hoá ra có thể chế tác rất nhiều kiểu và quan trọng nhất vẫn là các loại miso dùng để nấu canh. Vậy Miso là gì? Miso là một loại tương đậu nành rất phổ biến trong nấu ăn của Nhật. Có rất nhiều loại miso với màu sắc khác nhau và các nguyên liệu để muối tương khác nhau. Có lẽ xin dành một bài khác để nói thêm chi tiết hơn về miso.

Canh Miso rất tốt cho sức khoẻ và tiêu hoá. Có thể nói, người Nhật uống canh Miso hàng ngày như người Việt mình ăn canh rau hehe… So sánh thế hơi khập khiễng nhưng tóm lại để thấy canh Miso là rất phổ biến và là một món ăn rất đơn giản (với người Nhật). Tuy vậy, để nấu ra một bát canh ngon đúng điệu làm từ những bước ban đầu quả cũng không phải đơn giản. Trước hết phải có nước dùng dashi. Nước dùng dashi nói thật là tớ mới được nghe tới từ lúc đọc cuốn sách “Ăn dặm kiểu Nhật” nhưng tớ cũng không quan tâm nhiều vì không có điều kiện và cũng không cho con ăn hoàn toàn theo kiểu gì cả. Dashi là một loại nước dùng phổ biến của Nhật và có rất nhiều cách để làm ra loại nước dùng này. Cách dễ nhất là mua gói bột về pha với nước ra (chắc là giống kiểu dùng hạt nêm từ thịt sẵn ý :D). Cũng có thể tự nấu với cách phổ biến mà tớ chọn nấu với kombu (tảo bẹ khô – dried kelp) và katsuobushi (bonito flake s hay tạm dịch là cá ngừ bào khô và hun khói).

Vấn đề mà tớ muốn nói với cả nhà là món canh miso vốn rất bình dị (có thể nói tớ cũng ít khi để ý nhiều khi ra ngoài ăn) nếu bạn tự nấu thử một lần thì sẽ nghĩ khác ngay về nó. Lần đầu nấu thử canh miso ra ăn xong tớ kết luận: “Từ giờ sẽ chỉ ăn canh miso tự nấu!” Vì nó quá ngon cả nhà ạ! Vị ngọt và thơm của nước dùng dashi được tự nấu từ A à Z cộng với miso, thêm chút đậu và tảo biển (wakame seaweed) vào là ngon cơm tuyệt vời luôn. Đặc biệt, vì tớ làm nước dùng Dashi từ bước ban đầu nên sẽ có cả tảo bẹ và katuobushi còn lại, tớ sẽ nấu lại và tạo ra một món ăn kèm ngon tuyệt. Một công đôi việc và chỉ cần nấu một món là ra cả bữa cơm ngon rồi 😉 Còn chần chừ gì nữa mà không cùng tớ thử nấu ngay canh Miso nào.

Múc canh ra bát rồi rắc thêm chút hành tươi lên. Lấy thêm phần tảo bẹ và katsuobushi ra là có một bữa cơm ngon hoàn chỉnh rồi đó cả nhà ơi. Canh Miso thật ra nấu rất nhanh nếu có sẵn nước dùng dashi. Nếu ai muốn thử tự làm dashi như tớ chỉ thì có thể làm trước và để tủ lạnh. Khi nào nấu canh thì mang ra đun sôi nóng lên là được.

Tớ rất thích mùi canh miso tự nấu vì nó đậm đà gấp cả trăm lần thứ súp tớ vẫn được ăn ở ngoài tiệm. Có lẽ một phần vì tự làm cả nước dùng dashi nữa. Mùi cá ngừ hun khói thơm nhẹ nhàng kết hợp với miso thơm khiên ai ngửi cũng đã muốn ăn ngay rồi. Tớ tin rằng món canh miso quen thuộc nếu được tự tay mình nấu ra cũng sẽ khác biệt hoàn toàn so với món canh mình vẫn hay ăn.

Tóm tắt cách làm nhanh gọn tại kênh youtube của Candy Can Cook: