Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Cháo Lòng Bò Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Đến Huế, “Phải Lòng” Cháo Bò Đập Đá

Đêm Huế không sôi động như Sài Gòn, Hà Nội, đồ ăn khuya cũng kém đa dạng hơn nhiều. Thế nhưng trong một lần đến Huế chuyến muộn, tôi được bác xích lô đưa đến quán cháo bò Đập Đá và ngay lập tức “phải lòng” món cháo bò nơi đây.Đập Đá là một địa danh ẩm thực nổi tiếng xứ Huế, ở đây có nhiều món ngon nhưng đặc sắc nhất là cháo bò. Giữa tiết trời se lạnh, được thưởng thức một tô cháo đang bốc khói thì không gì thú vị bằng.

Khi bát cháo mới đưa ra quả cũng không thật hấp dẫn nhưng mùi thơm lại rất khó cưỡng. Nếm thử thìa cháo mọi quan điểm về hình thức và nội dung của tôi về món ăn lập tức đều bị xóa bỏ bởi món cháo quá ngon, “vừa đến môi đã trôi xuống ruột”. Đặc biệt, từng miếng thịt bò sao thật mềm mà không nát, mặn mà và dai vừa phải, thấm đẫm gia vị thật hài hòa với những gạo ngon nở bung.

Vừa ăn, vừa nói chuyện với bác chủ quán mới biết để nấu cháo bò ngon rất công phu. Trước tiên chọn xương ống bò tươi, rửa sạch và hầm với ít muối. Đợi sôi bùng lên thì hạ lửa nhỏ và hớt bọt. Hớt bọt đến khi nước thật trong thì tắt bếp rồi chuyển sang hầm ở nồi áp suất với gân bò. Thịt bò để nấu cháo đều phải chọn các phần thịt ngon như gồm nạm, bắp, gầu… Mỗi thứ đều thái mỏng, ướp với gia vị gồm nước mắm, tiêu, hành… cho tới khi nồi nước dùng hoàn tất mới trút vào.

Gạo nấu cháo là gạo mới, ngâm khoảng 1 giờ, để ráo nước. Xong đem xào lên cho thơm nhưng không để cháy. Trút vào nồi nước dùng đã hoàn tất, cho lửa vừa, khi gạo đã nở bung thì hạ lửa còn liu riu. Nêm thêm chút nước ruốc (loại dùng nấu bún bò, lọc kỹ bỏ cái) cho vừa miệng. Cuối cùng khi có khách ăn thì rắc hành phi và các loại rau thơm. Thật không ngoa khi nói rằng, cháo bò là đặc sản chỉ riêng có của xứ Huế, ai có lỡ “phải lòng” thì phải cất công đến tận Huế, chứ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.

Học Cách Nấu Cháo Lòng

Cháo lòng là món ăn đã hình thành từ rất lâu đời, góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam.

được nấu theo phương thức nấu cháo thông thường, kết hợp với nước dùng ngọt được ninh từ xương lợn (có thể lấy thêm từ nước luộc lòng lợn) và thứ nguyên liệu khiến tô cháo trở nên đặc biệt chính là các món phủ tạng lợn luộc.

có vị thơm ngon của gạo nếp, sánh đặc và có vị ngọt của nước hầm xương. Để thưởng thức , bạn múc phần cháo ra bát và ăn kèm với phần phủ tạng luộc chín, thái nhỏ cùng các loại rau thơm đã chuẩn bị. Phần cháo này nên được ăn khi nóng, có rắc kèm một chút hạt tiêu đen và dấm tỏi sẽ rất thơm ngon.

Nếu bạn đã quyết định bỏ ra một số vốn đầu tư mở quán cháo lòng, thì yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thương hiệu là cực ngon và vượt trội so với các cửa hàng đối thủ khác. Để làm được điều đó, bạn không nên bỏ qua lớp Chuyên đề học cách nấu Cháo Lòng.

Học phí chưa bao gồm nguyên liệu

Tham gia lớp Chuyên đề học cách nấu Cháo Lòng , bạn sẽ được học các bí quyết:

Cách lựa chọn nguyên liệu sao cho ngon nhất, phù hợp với món ăn như: đồ lòng, má heo, huyết,…

Kỹ thuật sơ chế loại bỏ mùi hôi của bộ đồ lòng.Ở công đoạn này nếu làm không kỹ đảm bảo món sẽ mất ngon

Kỹ thuật ướp gia vị để làm biến mất mùi hôi, tăng hương vị thơm ngon, hấp dẫn

Hướng dẫn kỹ thuật nhồi dồi heo không bị bể

Hướng dẫn kỹ thuật đánh (hãm) tiết canh

Hướng dẫn kỹ thuật hấp óc heo

Hướng dẫn kỹ thuật chế biết huyết heo

Kỹ thuật ra món và trang trí bắt mắt

Các giảng viên đều là những đầu bếp dày dạn kinh nghiệm sẽ hướng dẫn các bạn từ những bước cơ bản nhất đến việc lên thực đơn, định mức giá, set up một quán ăn chuyên về đúng chuẩn.

Khi học xong Rosa đảm bảo bạn sẽ có thể vững tay nghề mở quán kinh doanh cháo lòng và lên được thực đơn như sau

​​

ROSA luôn không ngừng đổi mới & tạo ra chương trình đào tạo phù hợp nhất với thị trường, với đội ngũ giáo viên, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm & tâm huyết với nghề sẽ giúp học viên thực sự tự tin & tìm được nghề nghiệp vững chắc cho tương lai…

Miễn 100% học phí CHO BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN, TRẺ EM MỒ CÔI

Đảm bảo học viên ra trường vững tay nghề. Học về là làm được ngay. Có thể mở tiệm, mở quán kinh doanh.

Không xét tuyển, thi tuyển đầu vào

Có bằng cấp quốc gia. Chứng chỉ do Tổng Cục Dạy Nghề Quốc Gia cấp có giá trị toàn quốc

Giá cả học phí và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Học 1 nghề được tặng thêm nhiều nghề – Học nghề được bảo hành

Giáo viên, chuyên gia, nhiệt tình giàu kinh nghiệm. Học trực tiếp với Bếp Trưởng, Chuyên Gia Ẩm Thực, Chủ Salon,…

Phòng học thoáng mát, tiện nghi, trang thiết bị hiện đại. Được mượn phòng thực hành miễn phí

Luôn cập nhật chương trình, giáo trình mới phù hợp với thị trường.

Tập thể công ty dạy nghề Rosa luôn ra sức làm việc và học tập nâng cao chất lượng dịch vụ; cải tiến giáo trình, phương pháp giảng dạy nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, học viên.

Dạy nghề Rosa luôn là người bạn đồng hành với mọi người trong việc đào tạo nghề, định hướng việc làm, nâng cao tay nghề. Nâng niu hạnh phúc từng gia đình thông qua các kỹ năng nghề.

Cạnh đó Dạy nghề Rosa còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Hàng năm, công ty đào tạo một số lượng lớn học viên thuộc diện đối tượng chính sách như Bộ đội xuất ngũ, lao động là người khuyết tật, trẻ mồ côi, lao động nông thôn.

<

Cách Nấu Món Cháo Lòng Ngon

Xương lợn: Xương sẽ được dùng để ninh lấy nước nấu cháo, giúp nồi cháo được ngọt và ngon hơn. Phần xương lợn bạn có thể chuẩn bị xương cục hoặc xương ống với khối lượng khoảng nửa cân, không cần quá nhiều.

Phủ tạng lợn: Để nấu cháo lòng, phần phủ tạng lợn là nguyên liệu quan trọng nhất. Phần phủ tạng này bạn cần chuẩn bị bao gồm: Lưỡi lợn (1/2 cái), tiết lợn (2 lạng), tim, gan, lòng non, lòng già, dạ dày, lá lách…Rau gia vị: Rau để cho vào nồi cháo lòng cũng là phần nguyên liệu bạn cần chuẩn bị kỹ để đảm bảo được mùi vị của món ăn. Các loại rau bạn cần chuẩn bị để nấu cháo bao gồm: hành lá, hành tím, rau răm, mùi tàu, mùi thơm, rau húng quế…

Bước 1: Ngâm gạo và làm nước nấu cháo

Rửa sạch và chặt nhỏ phần xương lợn sau đo cho vào trần qua trong nước sôi để xương hết bọt bẩn rồi đổ ra rửa kỹ xương lại một lần nữa. Tiếp đến, bạn cho xương vào ninh kỹ với khoảng 3 lít nước lọc hoặc tuỳ theo lượng cháo bạn muốn nấu đặc hay loãng và 2 củ hành tím nướng vàng thơm. Trong lúc chờ ninh xương, bạn vo lẫn gạo tẻ và gạo nếp rồi sau đó cho gạo vào ngâm. Bạn cũng có thể giã dập hột gạo trước khi ngâm để khi nấu cháo gạo được nở bung nhanh hơn và nồi cháo sánh hơn.

Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

Phần lưỡi lợn, bạn đem rửa sạch và bóp kỹ với chanh, dấm, muối cho sạch mùi hôi. Phần lòng lợn và các phần phủ tạng khác, bạn cũng thực hiện tương tự. Làm sạch xong, bạn cho hết các phần nguyên liệu này vào luộc chín. Riêng với phần lòng già, bạn sẽ tiến hành dồi với phần tiết + mỡ + đỗ + rau gia vị + lạc rang giã nhỏ rồi sau đó mới luộc chín sau. Chia phần tiết lợn đã chuẩn bị làm hai phần. Một phần, bạn để cho tiết đông lại rồi đem luộc chín cùng với phần phủ tạng. Phần thứ hai, bạn cho một chút gia vị + hành răm đánh đều rồi để nguyên, khi nào cháo gần được sẽ cho vào nồi cháo.

Bước 3: Hoàn thiện món cháo lòng

Khi xương đã ninh được, bạn cho phần gạo đã ngâm vào nấu cháo. Nên nấu ở mức lửa vừa phải để hạt cháo chín đều và nở bung. Trong quá trình nấu, thỉnh thoảng bạn khuấy đều tay và khuấy nhẹ để cháo không bị khê. Khi nồi cháo ninh với nước xương gần được, bạn cho tiếp phần nước luộc lòng vào khuấy đều và tiếp tục ninh cháo như bình thường. Cứ đun nhỏ lửa như vậy cho tới khi nồi cháo chuẩn bị được thì bạn trút phần tiết đã pha vào, khuấy đều và đun sôi cháo khoảng 3 – 5 phút nữa thì rắc phần rau thơm gia vị thái nhỏ vào nồi.

Cách Nấu Món Cháo Lòng Đơn Giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Xương lợn: 1 kg.

– Gạo nếp: ¼ bát.

– Tim lợn, dạ dày, dồi lợn luộc, gan, cổ hũ, lòng non .

– Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, nước mắm.

Gừng, hành lá, giá đỗ, chanh, ớt và rau thơm rửa sạch.

– Khi mua tiết và lòng, chúng ta nhớ xin chủ quán một chút nước luộc lòng. Bởi đây chính là điểm mấu chốt để món cháo lòng dẻo, thơm và ngon đấy các bạn.

– Xương lợn mua về rửa sạch, chặt nhỏ và chần qua với nước sôi cho bớt mùi hôi.

– Tiết lợn đem chia làm 2 phần. một phần để cho vào nồi cháo, một phần đem đánh tan với nước lọc, bột ngọt, nước mắm, hạt nêm, tiêu rồi để đông.

– Tim lợn, dạ dày, dồi lợn luộc, gan, cổ hũ, lòng non mua về chần qua nước sôi một lượt rồi luộc chín. Khi luộc nhớ cho cho gừng, dấm và muối để cho đậm đà và bớt mùi hôi. Phần này cũng chia làm hai, một phần để cho vào nấu chung với cháo lòng một phần để ăn thêm bên ngoài.

Cách chế biến:

– Đầu tiên, chúng ta cho vào chảo rang sơ qua với một ít hành khô và 1 thìa nước mắm ngon, làm như vậy sẽ giúp nồi nước dùng trong, ngọt, ít bọt và không bị hôi.

– Khi xương se lại và chuyển sang màu hơi vàng thì cho vào nồi hầm khoảng 4 tiếng đồng hồ và phải nhớ vớt bọt để nước dùng được trong và đề phòng cạn nước.

– Sau đó, cho gạo nếp và gạo tẻ đã xay nhỏ vào nồi nước dùng, có thể vớt xương ra hoặc để hầm cùng gạo cho nước dùng được ngọt thêm.

– Lúc này, chúng ta cho phần nước luộc lòng đã xin khi đi mua nguyên liệu và một phần tiết để nguyên miếng đã chuẩn bị vào hầm cháo.

– Cuối cùng, múc cháo ra bát và trang trí là món cháo lòng của chúng ta đã được hoanf thành.

Yêu cầu hoàn thành món ăn:

– Cháo có vị ngọt, lòng giòn và thơm.

– Tiết nóng ngọt mát, rau thơm tăng thêm vị ngon cho món cháo.