Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Cháo Lòng Bánh Hỏi Ngon Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Làm Món Bánh Hỏi Cháo Lòng

Với các tín đồ ẩm thực thích khám phá vùng miền thì chắc hẳn không còn lạ lẫm với món bánh hỏi lòng heo và cháo lòng đâu nhỉ.

Theo chúng tôi

Món ăn gây thương nhớ khi đến vùng đất “hoa vàng trên cỏ xanh”

Bánh hỏi lòng heo, mắt cá ngừ đại dương, cơm gà Phú Yên là những món ăn dễ gây thương nhớ cho du khách khi đến vùng đất “hoa vàng trên cỏ xanh”

Bánh hỏi lòng heo

Bánh hỏi lòng heo dường như mang đậm hương vị của đất võ, vừa đặc sắc nhưng cũng không kém phần dung dị, mộc mạc. Người dân địa phương thường ăn món này bất kể thời gian trong ngày.

Món ăn này gồm 2 phần rõ rệt là bánh hỏi và lòng heo. Bánh hỏi được làm từ bột gạo, có thể xem như một biến tấu khác của bún tươi nhưng nhiều sợi xếp chằng chịt lên nhau, rưới lên trên một chút dầu có lá hẹ xắt nhỏ để điểm màu xanh và hương vị. Khi gọi món, người bán sẽ đem ra dĩa bánh cùng với lòng heo gồm tim, gan, cật, dồi, phèo…

Món ăn này gồm 2 phần rõ rệt là bánh hỏi và lòng heo. Ảnh: I.T

Thực khách chỉ việc lấy một miếng bánh hỏi kẹp thêm lòng heo chấm chút nước mắm pha ớt và cho vào miệng thưởng thức, ăn kèm rau để cảm nhận được trọn vẹn cái hồn của món ăn. Một phần bánh hỏi đầy đủ không thể thiếu chén cháo lỏng sóng sánh. Cháo thường được nấu bằng huyết ninh với thịt nạc băm, vừa ngọt lại loãng thơm. Bạn có thể ăn song song cả hai hoặc dùng xong bánh hỏi sẽ húp chén cháo cho nóng. Giá món này trung bình chỉ 20.000 đến 30.000 đồng/phần.

Mắt cá ngừ đại dương

Mắt cá ngừ là một trong những đặc sản nổi bật của Phú Yên. Đúng như cái tên, món này chỉ là một cầu mắt của cá ngừ được làm sạch rồi nấu cùng rau củ quả, gia vị như táo tàu, kỳ tử… Mắt cá ngừ đại dương béo ngậy, xung quanh khá nhiều thịt. Khi ăn bạn có thể cảm nhận vị ngọt ngọt ngọt thơm thơm đọng trên lưỡi. Một hũ mắt cá ngừ khoảng 40 ngàn, không đắt cho một đặc sản địa phương thú vị.

Cơm gà Phú Yên

Một món ăn Phú Yên rất nên thử khi đến xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh chính là cơm gà. Cơm gà Phú Yên chế biến công phu, gà là gà ta, gạo được nấu từ nước luộc gà nên màu vàng óng vừa thơm, vừa đủ độ béo. Ăn cơm gà Phú Yên không thể không kể đến các loại rau ăn kèm: dưa chuột thái lát, ngò, rau răm, hành tím muối. Trong đó món hành tím được là đặc trưng riêng của cơm gà Phú Yên. Củ hành vừa chua, vừa ngọt góp phần trung hòa vị béo của gà khiến mỗi khi ăn tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Giá trung bình của món này là từ 30.000 đồng. Ảnh: foody

Ngoài ra cơm gà Phú Yên còn ghi điểm ở món nước chấm. Ngoài những nguyên liệu chính là nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt được xay nhuyễn, trộn đều thì một số quán còn thêm vào đó chút thịt gà xay, tạo nên độ béo ngậy, độ ngọt. Chan mắm vào cơm và từ từ thưởng thức, bạn sẽ chẳng chịu nổi cái mùi vị thơm nồng của cơm, của gà và của nước mắm hòa quyện vào nhau. Giá trung bình của món này là từ 30.000 đồng.

Bánh xèo tôm mực

Chiếc bánh nhỏ, bên trong là nhân tôm, mực tươi rói, nóng hổi chấm ăn cùng nước mắm pha hoặc cuốn cùng bánh tráng, rau sống đều ngon miễn bàn. Quan trọng, giá bánh xèo ở đây siêu rẻ, thường chỉ 3.000 đồng. Thế nên đã đến khu vực sở hữu vùng biển đẹp nhất Nam Trung Bộ này, bạn đừng quên ăn thử bánh xèo tôm mực.

Bún chả cá

Nếu ai đã từng đến Phú Yên và thưởng thức những món bún ngon ở đây, chắc chắn sẽ nhớ mãi không bao giờ quên bún chả cá. Vì ở vùng đất này cá nhiều, tươi ngon nên món bún chả cá ở đây ngon xuất sắc.

Nhìn bát bún thì có vẻ không có gì đặc biệt song ăn vào miệng thì cảm thấy vị ngon vô cùng. Có lát chả cá rán vàng, có vài lát chả quế, có bún sợi… nhưng trong bát bún chứa đựng những bí quyết chế biến riêng.

Để có được những tô bún chả cá ngon, chất lượng, chủ quán rất chú trọng đến vấn đề nguyên liệu và quá trình chế biến. Cá được lựa mua từ sáng sớm ở bến, phần xương được lọc ra nấu nước dùng. Công đoạn hầm kéo dài vài tiếng cho đến khi phần ngọt trong xương cá đã ra hết, lọc lấy nước trong, bỏ thêm thơm, cà, măng, dưa chua là có một nồi nước dùng ngọt thanh mát.

Và không chỉ có chả cá, người dân Tuy Hòa còn có thêm những lựa chọn khác như cá dầm – với những miếng thịt cá dày, thơm, đã miệng. Giá bún trung bình từ 20.000 đến 35.000 đồng/tô.

Theo Dân Việt

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm Vợ chồng cô Dung ngày ngày vẫn cần mẫn bán cháo lòng hơn 30 năm ở con phố Trần Khát Chân. Cháo lòng Hà Nội được xem là một trong những món ăn quen thuộc mà người dân cực kỳ mê thích, không chỉ có đấng mày râu,…

Cách Làm Món Bánh Hỏi Cháo Lòng Quy Nhơn

Ai đã từng đặt chân đế Bình Định nhớ ghé qua thành phố Quy Nhơn thưởng thức món ở đây. Món Bánh hỏi cháo lòng Quy Nhơn kết hợp giữa món bánh hỏi và cháo lòng đem lại hương vị và cảm giác vừa ngon vừa lạ miệng

Giống như các địa phương khác trong cả nước món bánh hỏi và cháo lòng là 2 món ăn phổ biến ở Việt Nam .Hôm nay Món Ngon Ba Miền sẽ giới thiệu đến các bạn món ăn đặc sắc của người dân Bình Định khi họ kết hợp tài tình 2 món bánh hỏi và cháo lòng thành một, để giới thiệu món ăn này chúng tôi xin giới thiệu từng món trước để các bạn tham khảo

Bánh hỏi là món ăn không thể thiếu thường xuất hiện trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của địa phương.

Còn Cháo lòng cũng thế xuất hiện gần như mọi nơi trên đất nước hình chữ S này, nó vừa bình dân, vừa giản dị , thậm chí là cao sang khi xuất hiện trong các nhà hàng sang trọng, tùy vùng miền tùy sở thích mà có thể chế biến khác nhau để phù hợp với gu ẩm thực & thị hiếu của từng vùng.

Nhưng khi đến với Quy Nhơn – Bình Định thì 2 món ăn này kết hợp làm một tạo nên 1 tên mới đó là Bánh Hỏi Cháo Lòng.

Sở dĩ có cái tên bánh hỏi cháo lòng vì bạn chỉ cần vào 1 quán ăn nào đó ở Quy Nhơn – Bình Định khi bạn gọi món Bánh Hỏi bạn cũng sẽ được thưởng thức thêm hai món nữa, đó là cháo và lòng heo. Nên người dân địa phương thường hay gọi “bánh hỏi cháo lòng”.

Ngoài bánh hỏi, cháo lòng là một thành phần quan trọng làm nên sự ngon miệng cho món ăn. Đĩa lòng phải có đủ tim, cật, gan, phèo non… Luộc lòng rất đơn giản nhưng để có miếng lòng giòn, ngon ngọt thì phải biết cách. Lòng sau khi làm sạch được cho vào luộc. Khi vừa chín đến, vớt lòng ra và cho ngay vào thau nước đá lạnh. Chính cái lạnh của đá làm cho bề mặt lòng săn lại, miếng lòng trắng và giòn khi ăn.

Khi dọn lên món bánh hỏi đươc làm từ bột gạo được trang trí 1 ít mở hành và rau, Cháo lòng nấu bằng huyết và thịt nạc băm khi ăn tạo cảm giác vừa ngọt lại vừa thơm kèm theo đĩa lòng heo với tim, gan, dồi, ruột non … nước chấm cũng chẳn cần gì cầu kỳ chỉ cần nước mắm ngon và chút ớt thôi là đủ tạo nên món ăn hấp dẫn.

Món ăn tuy đơn giản, bình dị nhưng lại có sức quyến rũ rất lạ kỳ với những người đã một lần thưởng thức và làm xao lòng những người con xa xứ khi có ai đó nhắc đến tên bánh hỏi cháo lòng.

Hiện tại thì món Bánh Hỏi cháo lòng Quy Nhơn cũng du nhập xuất hiện ở nhiều địa phương tuy mỗi nơi có cách chế biến khác nhau cho phù hợp với ẩm thực bản địa nhưng nhìn chung vẫn giữ được hương vị chung chỉ có khác là khác ở nước chấm & rau có sự thay đổi theo sở thích của từng vùng miền.

Cách Làm Bánh Hỏi Heo Quay

Cách làm bánh hỏi heo quay

Cách làm món Bánh hỏi thịt heo quay

Bánh hỏi là món ăn được làm từ bột gạo, được ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm và chấm nước mắm, nước tương chua cay ngọt. Người miền Nam ăn bánh hỏi có trét mỡ hành. Người dân miền Trung ăn bánh hỏi thoa dầu phộng hoặc dầu dừa, trộn với lá hẹ xắt nhỏ.

Nguyên Liệu: Cách làm

1. Ngâm bánh hỏi trong nước ấm cho mềm

2. Để bánh vào rổ cho ráo nước, sau đấy rắc đều bột năng vào bánh. Ko rắc nhiều quá làm cho bánh bị dai ăn ko ngon.

3. Nấu nước thật sôi, phết dầu lên vỉ hấp. rải một lớp mỏng bánh khô lên rồi bỏ lên nồi hấp. Nhớ đậy nắp kín. Khi thấy bánh trong là được

4. Dỡ bánh ra đĩa hoặc thớt, cắt thành băng dài. Rồi quấn chặt tay lại.

5. Hành lá thái nhỏ, chưng với dầu ăn, rồi rắc đều lên mặt bánh.

Ăn với thịt nướng, hoặc quay, nước mắm chua ngọt, tùy vị.

Bánh hỏi cuộn thịt nướng

Bánh hỏi gồm có nhiều loại: bánh hỏi cuộn bò kim tiền, bánh hỏi heo quay, bánh hỏi cuốn tôm, bánh hỏi lòng heo. Nhưng hôm nay mình sẽ cuốn bánh hỏi thịt nướng. Món này tuy là món bình dân nhưng cũng góp phần vào những bữa tiệc đó các bạn.

Nguyên liệu làm bánh hỏi cuộn thịt nướng:

Bánh hỏi 600g

Thịt nạc dăm 200g

Nước mắm

Dầu ăn

Dầu mè, đậu phộng rang vàng, hành phi, tỏi, đường, sả, hành lá, cà rốt, dưa leo, xà lách.

Cách bước làm bánh hỏi cuộn thịt nướng:

-Bánh hỏi khô ngâm cho mềm 5 phút, rồi đem hấp cách thủy. Khi thấy bánh trong là đã chín. Đem xuống bếp, tưới dầu hành lên bánh.

– Thịt nạc dăm lọc hết mỡ xung quanh, ướp với sả, ớt, đường, dầu mè 15 phút.

– Nướng thịt chín vàng. Cắt nhỏ thành miếng vừa ăn.

-Trải bánh hỏi cho thịt vào cuốn, rưới hành và đậu phộng lên trên.

-Cà rốt, dưa leo bào xợi, ngâm trong dấm đường. Chờ vài phút vớt ra.

-Pha mắm ớt tỏi (mắm, đường, nước cốt chanh, nước đun xôi để nguội)

-Có thể ăn kèm với xà lách.

Cách Nấu Món Cháo Lòng Ngon

Xương lợn: Xương sẽ được dùng để ninh lấy nước nấu cháo, giúp nồi cháo được ngọt và ngon hơn. Phần xương lợn bạn có thể chuẩn bị xương cục hoặc xương ống với khối lượng khoảng nửa cân, không cần quá nhiều.

Phủ tạng lợn: Để nấu cháo lòng, phần phủ tạng lợn là nguyên liệu quan trọng nhất. Phần phủ tạng này bạn cần chuẩn bị bao gồm: Lưỡi lợn (1/2 cái), tiết lợn (2 lạng), tim, gan, lòng non, lòng già, dạ dày, lá lách…Rau gia vị: Rau để cho vào nồi cháo lòng cũng là phần nguyên liệu bạn cần chuẩn bị kỹ để đảm bảo được mùi vị của món ăn. Các loại rau bạn cần chuẩn bị để nấu cháo bao gồm: hành lá, hành tím, rau răm, mùi tàu, mùi thơm, rau húng quế…

Bước 1: Ngâm gạo và làm nước nấu cháo

Rửa sạch và chặt nhỏ phần xương lợn sau đo cho vào trần qua trong nước sôi để xương hết bọt bẩn rồi đổ ra rửa kỹ xương lại một lần nữa. Tiếp đến, bạn cho xương vào ninh kỹ với khoảng 3 lít nước lọc hoặc tuỳ theo lượng cháo bạn muốn nấu đặc hay loãng và 2 củ hành tím nướng vàng thơm. Trong lúc chờ ninh xương, bạn vo lẫn gạo tẻ và gạo nếp rồi sau đó cho gạo vào ngâm. Bạn cũng có thể giã dập hột gạo trước khi ngâm để khi nấu cháo gạo được nở bung nhanh hơn và nồi cháo sánh hơn.

Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

Phần lưỡi lợn, bạn đem rửa sạch và bóp kỹ với chanh, dấm, muối cho sạch mùi hôi. Phần lòng lợn và các phần phủ tạng khác, bạn cũng thực hiện tương tự. Làm sạch xong, bạn cho hết các phần nguyên liệu này vào luộc chín. Riêng với phần lòng già, bạn sẽ tiến hành dồi với phần tiết + mỡ + đỗ + rau gia vị + lạc rang giã nhỏ rồi sau đó mới luộc chín sau. Chia phần tiết lợn đã chuẩn bị làm hai phần. Một phần, bạn để cho tiết đông lại rồi đem luộc chín cùng với phần phủ tạng. Phần thứ hai, bạn cho một chút gia vị + hành răm đánh đều rồi để nguyên, khi nào cháo gần được sẽ cho vào nồi cháo.

Bước 3: Hoàn thiện món cháo lòng

Khi xương đã ninh được, bạn cho phần gạo đã ngâm vào nấu cháo. Nên nấu ở mức lửa vừa phải để hạt cháo chín đều và nở bung. Trong quá trình nấu, thỉnh thoảng bạn khuấy đều tay và khuấy nhẹ để cháo không bị khê. Khi nồi cháo ninh với nước xương gần được, bạn cho tiếp phần nước luộc lòng vào khuấy đều và tiếp tục ninh cháo như bình thường. Cứ đun nhỏ lửa như vậy cho tới khi nồi cháo chuẩn bị được thì bạn trút phần tiết đã pha vào, khuấy đều và đun sôi cháo khoảng 3 – 5 phút nữa thì rắc phần rau thơm gia vị thái nhỏ vào nồi.