Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Cháo Gấc Cho Em Bé Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Chọn Gạo Nấu Cháo Ngon Dinh Dưỡng Cho Em Bé

Cách nấu cháo ngon

Chuẩn bị

Chọn gạo tấm, tẻ loại ngon, hạt phải dẻo và thơm.

Nồi đun

Một bình ủ giữ nhiệt (Không nên dùng phích vì dễ bị vỡ).

Cách nấu

Đun một nồi nước sôi trên bếp, lượng nước nhiều hay ít tùy thuộc và khả năng ăn thô của bé, độ đặc hay loãng của cháo theo ý mẹ. Thông thường là vào khoảng 1 lạng gạo với 700ml nước.

Đợi nước sôi già, mẹ bỏ gạo vào nồi. Lấy cái giá (muôi) khuấy một chút để tránh cho gạo dính đáy nồi, dễ bị cháy.

Tiếp đến để lửa lớn cho sôi lại lần nữa. Lưu ý phần này: các bé ăn cháo nhừ thì nước sôi xong mẹ giảm lửa thật nhỏ để khoảng 5-7 phút rồi bỏ bình ủ. Còn bé ăn cháo hạt thì sôi xong mẹ tắt bếp ngay rồi bỏ vào bình ủ.

Theo tiêu chuẩn gạo nấu cháo ngon , mẹ bỏ gạo và nước sôi vào bình ủ trong khoảng 45 phút là có cháo để nấu cho con ăn rồi. Nếu để qua đêm tới sáng, cháo sẽ nở bung hết cỡ mà vẫn nóng hổi.

Cháo để trong bình giữ nhiệt tốt chỉ cần ngày chia 3 lần nấu. Mỗi khi nấu lấy cháo ra, cho rau củ và thịt vào nấu lại cho chín đồ ăn là được.

Một số lưu ý

Khi bỏ rau củ vào nấu chung cháo cho bé ăn nên nấu lần nào ăn lần đó, không nên hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ mất rất nhiều chất.

Nấu cháo không nên dùng nước hầm xương cho bé dưới 3 tuổi vì nước hầm xương tuy có vị ngọt hơn nhưng không có nghĩa là nhiều canxi, về lâu về dài không tốt cho trẻ nhỏ.

Không nên ninh nấu quá nhừ mà nên tăng dần độ thô, đặc của cháo cho con.

Cung cấp gạo nấu cháo ngon

Gạo nấu cháo ngon cho bé phải chọn loại tốt, sạch, chất lượng để đảm bảo an toàn và sự phát triển của bé. Bé còn nhỏ, sức đề kháng và cơ thể bé bỏng không thể chịu được các loại thực phẩm bẩn. Gạo sạch chính là lựa chọn hàng đầu được các chị, các mẹ quan tâm. Đại lý gạo ngon chúng tôi chuyên cung cấp gạo sạch, gạo ngon thích hợp cho bữa ăn cũng như nấu cháo cho bé. Hãy là người tiêu dùng thông minh để có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.

Liên hệ đặt hàng tại hotline: 0962 337 790

Cách Nấu Cháo Tổ Yến Cho Em Bé Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Tác dụng của tổ yến đối với em bé

Đối với trẻ em, gia đoạn đầu phát triển cần rất nhiều các chất dinh dưỡng để phát triển hệ tiêu hóa, não bộ,… thì việc dùng yến là cực kì hiệu quả và tốt. Đối với tổ yến khi dùng cho em bé và trẻ em thì sẽ mạng lại các tác dụng sau:

1/ Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Trong tổ yến vitamin C nên có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch và chống lại được nhiều bệnh tật cho trẻ, nhất là những bệnh hay gặp do thời tiết như ho, cảm cúm, sốt, nhức đầu…

Canxi (0,76%) là khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé tăng cường chiều cao, cải thiện xương chắc khỏe.

Axit amin Aspartic acid (6,84%) trong yến giúp xây dựng hệ miễn dịch bằng cách sản sinh ra globutin miễn dịch và kháng thể.

Thành phần Threonine (4,74%) tốt cho hoạt động gan, tăng trưởng hệ miễn dịch và thúc đẩy hấp thụ dưỡng chất.

Thành phần Alanine (1,43%) trong tổ yến giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch, đồng thời có tác dụng làm cho gan khỏe, điều hòa lượng đường trong máu tốt.

2/ Chống nhiễm khuẩn – Virut

Tổ yến có chứa hàm lượng axit sialic cao khoảng 9%, axit này điều hành hệ thống miễn dịch, qua ảnh hưởng đến sức đề kháng của dòng chất nhầy và nhờ đó lần lượt đẩy lùi vi khuẩn, virus và các vi khuẩn có hại khác. Nó cũng làm giảm LDL (một loại cholesteron xấu), ngăn ngừa cúm chủng A và B và kiểm soát đông máu.

Ngoài ra tổ yến có nhiều chất đóng vai trò là chất ức chế sự hoạt động của enzym neurominidase (NA) của vi rut cúm làm chúng không thể nhân lên trong cơ thể bị nhiễm cúm như: N-acetyneuraminic axit; N-glyconeuraminic axit, 5-N-acetyl…

Tổ yến cho trẻ em được nhận định là bổ sung hàm lượng phát triển não bộ rất cao, với nhiều thành phần dinh dương đặc thù giúp phát triển hệ thần kinh và trí tuệ ở trẻ em

Bên cạnh đó, Phenylalanine còn làm tăng lượng chất dẫn truyền xung động thần kinh, và tăng tỷ lệ hấp thụ tia UV từ ánh sáng mặt trời, giúp tạo ra vitamin D cần thiết cho trẻ.

Glutamic Acid (4,57%)

Với hàm lượng 4,57% Glutamic Acid, yến sào còn giúp ngăn chặn và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh ở trẻ nhỏ.

Tryptophan (0,7%)

Mặc dù trong yến sào chỉ có 0,7% Tryptophan nhưng lại có tác dụng tốt đối với tinh thần, trí nhớ của trẻ em. Nếu thiếu thành phần này trẻ sẽ bị ảnh hưởng lớn đến tinh thần, trí nhớ suy giảm và rất dễ cáu giận.

Axit Neuraminic

Axit Neuraminic là một chất quan trọng cần thiết để phân bổ và cấu trúc Ganglioside (một loại glycosphingolipid tìm thấy ở não và các mô thần kinh khác) trong não. Vì vậy, nó góp phần phát triển hệ thần kinh và trí tuệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các nguyên tố vi lượng (Mn, Cu, Zn, Br…)

Đây là các nguyên tố rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ cho trẻ. Đặc biệt, đối với lứa tuổi học sinh nếu được dùng tổ yến đều đặn, khoa học thì sẽ giúp tăng cường và phát triển hệ thống trí não, tinh thần ổn định, nhớ lâu hơn.

4/ Tăng cường thể trạng và sức đề kháng.

Các nấu cháo tổ yến cho em bé bổ dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

B1: Bỏ gạo vào nồi đun khoảng 30 phút

B2: Bỏ thịt vào khi nồi đang sôi

B3: Cho rau củvào đun tiếp khoảng 15-20 phút

B4: Cho Yến vào khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Bỏ hành lá, gia vị vào và múc ra cho bé thưởng thức.

Cách Nấu Cháo Gấc Cho Bé, Món Ăn Bổ Dưỡng Cho Đôi Mắt Khỏe Mạnh

Giá trị dinh dưỡng nổi bật của quả gấc

Gấc là loại quả đặc trưng của nước ta. Bạn có biết tên quốc tế của loại quả này cũng chính là “gac”? Gấc có vị dịu nhẹ như quả bơ. 100g gấc cung cấp 17g carb, gần 2g chất xơ, hơn 2g protein, 36mg canxi và chỉ một ít chất béo.

Quả gấc chứa hàm lượng lycopene gấp 70 lần quả cà chua. Đây là một chất chống oxy hóa cực mạnh giúp xương bé chắc khỏe, trí tuệ phát triển, ngăn ngừa cận thị mắt và bảo vệ làn da bé.

Hàm lượng beta-carotene trong gấc nhiều gấp 10 lần cà rốt. Kết hợp với zeaxanthin trong gấc, beta-carotene giúp bảo vệ các mô mắt chống lại tia cực tím, đảm bảo đôi mắt bé đạt thị lực tối ưu.

Các tác dụng của quả gấc đối với sức khỏe trẻ em

♦ Ngăn ngừa thiếu máu: Quả gấc rất giàu chất sắt cũng như vitamin C và axit folic, rất cần thiết để chống lại tình trạng thiếu máu.

♦ Tăng cường hệ miễn dịch: Beta-carotene trong gấc sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi được nạp vào cơ thể. Vitamin A sẽ hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của tế bào bạch cầu, bao gồm các tế bào bạch huyết. Đây là những chiến binh tuyến đầu giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

♦ Ngăn ngừa bệnh thiếu hụt vitamin A: Một nghiên cứu ở trẻ em Việt Nam cho thấy, các trẻ sau khi được tiêu thụ chiết xuất từ gấc thì nồng độ vitamin A trong huyết tương tăng lên đáng kể. Ở các nước đang phát triển, thiếu hụt vitamin A là tình trạng phổ biến, là nguyên nhân gây ra tình trạng quáng gà, thị lực sa sút.

Mẹ đang cho con bú mà thiếu hụt vitamin A cũng khiến trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc. Mẹ bầu thiếu hụt vitamin A cũng khiến thai nhi chậm phát triển. Do đó các mẹ cũng nên ăn quả gấc.

♦ Ngăn ngừa béo phì ở trẻ em: Trẻ em béo phì có hàm lượng cholesterol trong máu thường cao. Cho bé ăn gấc sẽ giúp hạ cholesterol, điều chỉnh cân nặng của bé theo hướng tích cực.

Vì sao trẻ nhỏ cần bổ sung dầu gấc?

Khi nấu ăn cho trẻ, mẹ được khuyên bổ sung các loại dầu ăn dành riêng cho bé, trong đó có dầu gấc.

Loại dầu ăn này cung cấp hàm lượng đáng kể vitamin A và E, đây là hai loại vitamin thiết yếu mà 70% trẻ em bị thiếu. Dầu gấc giúp tăng cường sức khỏe của lá lách và dạ dày, trị tình trạng chán ăn và yếu ớt ở trẻ, đồng thời trị khô mắt.

Dầu gấc cũng có thể cầm tiêu chảy hoặc trị táo bón ở trẻ.

Cách nấu cháo gấc cho bé với đậu xanh

Nguyên liệu

20g đậu xanh bỏ vỏ

6 hạt gấc nếp (bạn có thể dùng dầu gấc thay thế)

50g gạo tẻ

Cách nấu cháo gấc cho bé

Bạn vo sạch gạo tẻ, sau đó ngâm trong nước lạnh khoảng 4 giờ.

Đậu xanh bạn cũng ngâm trong 4 tiếng để khi nấu sẽ nhanh nhừ.

Cho đậu xanh và gạo tẻ vào máy xay, thêm 500ml nước vào xay nhuyễn. Bạn dùng một chiếc rây để chà lọc hỗn hợp này.

Hỗn hợp đậu xanh gạo tẻ thu được, bạn bắc lên bếp ninh nhừ. (Hoặc bạn cũng có thể ninh như gạo tẻ và đậu xanh trước rồi sau đó mới đem xay).

Nếu dùng dầu gấc, thì sau khi cháo chín nhừ, bạn rưới 1 thìa cà phê dầu gấc vào và khuấy đều nồi cháo thêm 2 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau đó tắt bếp và múc cháo cho bé thưởng thức.

Nếu dùng hạt gấc thì bạn tách lớp màng đỏ bao quanh bên ngoài, sau đó thái nhỏ màng này. Bắc chảo lên bếp, cho 1/2 thìa dầu ăn vào đun hơi nóng thì cho màng gấc vào. Xào trong 5 phút thì tắt bếp. Bạn dùng rây lọc lấy dầu gấc và bỏ bã. Rưới dầu vào nồi cháo nhừ, khuấy đều 5 phút, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.

Lưu ý khi cho trẻ ăn gấc

Nếu bạn nấu gấc cho trẻ hoặc dùng dầu gấc, thì trong ngày không nên cho bé ăn cùng các thực phẩm giàu vitamin A khác như cà rốt, bí đỏ, đu đủ… Việc bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu vitamin A trong thời gian dài có thể gây vàng da.

Dầu gấc không dùng để chiên rán, mà bạn nên trộn vào món ăn sau khi đã nấu chín.

Xuân Thảo

Nguồn: https://www.foxnews.com/health/gac-strange-name-powerful-fruit https://www.healthbenefitstimes.com/gac-fruit-facts-and-health-benefits/

Cách Nấu Cháo Trai Ngon Cho Trẻ Em

Cháo trai không chỉ là món ăn dân dã mà còn rất bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Vì thế, hãy học cách món ngon đặc biệt này dành tặng cho con yêu.

Chọn nguyên liệu

Trai: khoảng 1kg

Gạo tẻ: 100g. Nếu bé còn nhỏ chưa ăn được cháo ba njcó thể dùng bột hoặc cháo tấm để thay thế. Bạn nào cẩn thận hơn có thể ngâm gạo rồi xay lên một ít để nấu cháo. Như thế món cháo rất ngon, thơm đúng điệu.

Gạo nếp: 20g, các loại gia vị, hành khô, hành tươi, , gừng, .

Quy trình chế biến

Hãy ngâm trai trong nước để trai nhả đất bẩn bám trong miệng. Sau đó xả nước rồi lại tiếp tục ngâm. Ngâm và xả nước nhiều lần sẽ làm thịt trai sạch sẽ, không bị dính cát. Sau khi trai đã được , bạn cho trai vào nồi, đổ khoảng 1 bát tô nước, .

Khi nồi trai sôi bạn vớt bọt, rồi chờ khoảng 2 phút vớt trai ra rổ để nguội và ráo nước. Còn nồi nước luộc trai thì đậy vung, để yên tĩnh để lắng rồi gạn lấy nước trong.

Khi trai nguội, bạn đem tách lấy phần thịt, bóp phân ở phần rìa của thịt trai, rửa sạch, đem thái nhỏ tùy vào khả năng nhai của bé.

Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch sẽ, cho vào nồi nấu với nước trai luộc, khi cháo sôi, vặn nhỏ lửa đậy kín vung, để sôi lăn tăn. Bạn cũng có thể dùng nồi nấu cháo và chú ý để theo dõi lúc nào cháo trai chín. Khi cháo đã sánh và nhừ, bạn nêm mắm muối cho vừa miệng.

Sau đó, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, phi hành khô cho thật thơm, đổ thịt trai đã thái nhỏ vào xào săn, sau đó đổ vào nồi cháo, tiếp tục đun sôi đều.

Khi cháo chín hẳn, bạn cho hành tươi, rau răm thái trộn cho vào nồi cháo, sau đó bạn chỉ việc bắc xuống, múc ra bát, để ấm và cho bé thưởng thức.

Theo Đời sống Pháp luật