Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Chân Gà Hầm Thuốc Bắc Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Chân Gà Đông Tảo Hầm Thuốc Bắc Bổ Dưỡng

Nguyên liệu chế biến chân gà đông tảo hầm thuốc bắc

Chân gà Đông Tảo : 2 cái (khoảng 400 g)

Thuốc bắc: 1 gói

Hạt sen: 100g

Lá tần thủ ô: 1 nắm nhỏ

Các gia vị đi kèm: muối, hạt nêm, tiêu, gừng

Cách làm chân gà đông tảo hầm thuốc bắc

Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên bạn nhặt sạch chân gà, sau đó bạn xát qua với gừng rồi đem đi nướng qua cho chân gà ngả màu và da gà được dai và thơm hơn khi hầm. Hơn nữa, đây là cách sơ chế cho chân gà được ngon, sạch sẽ, đảm bảo chất lượng cho món ăn của bạn.

Hạt sen bạn đem rửa sạch, rồi ngâm nước ấm cho nở, ngâm khoảng 20 phút là được. Như vậy đến khi hầm, hạt sen sẽ được bở ra.

Chân gà sau khi nướng qua rồi bạn chặt miếng vừa ăn.

Hầm chân gà với thuốc bắc

Bạn trộn đều các vị thuốc bắc lại với nhau sau đó xếp vào nồi hầm, thêm gia vị vừa đủ, tiếp tục cho hạt sen vào cùng với thuốc bắc

Tiếp đến chân gà bạn đem ướp với một chút tiêu cho thơm khoảng 5 phút, sau đó cho vào nồi hầm cùng với thuốc bắc và bạn lắc đều cho chân gà ngấm gia vị.

Tiếp tục bạn cho một nồi nước to lên trên, đun sôi.

Sau đó bạn xếp lá tần thủ ô lên trên sau đó cho nồi gà vào trong nồi nước sôi hầm cách thủy khoảng 60 đến 90 phút hoặc với 30 phút nếu hầm bằng nồi áp suất. Cho đến khi chân gà mềm để bạn có thể dễ dàng ăn, hương vị sẽ ngấm vào được chân gà. Sau đó bạn nêm nếm gia vị lại một lần nữa rồi tắt bếp.

Hoàn thành

Vậy là đã hoàn thành xong món chân gà hầm rồi. Cuối cùng bạn chỉ cần lấy chân gà ra đĩa cùng với các gia vị thuốc bắc và hạt sen, ăn nóng sẽ rất ngon đấy. Bạn có thể ăn kèm với cơm nóng, bún hoặc ăn như một món nhậu cũng rất phù hợp.

Hãy đóng góp công thức nấu ăn qua Fanpage của chúng tôi : https://www.facebook.com/cuahang3mien/

Tuyệt Chiêu Nấu Chân Giò Hầm Thuốc Bắc Bổ Dưỡng

Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn được nhiều người lựa chọn khi muốn bồi bổ, nạp thêm năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, cách làm món chân giò hầm cần đến nhiều tuyệt chiêu để món ăn này trở nên thơm ngon và phát huy tối đa được giá trị dinh dưỡng vốn có.

Chân giò hầm thuốc bắc – món ăn thích hợp để bồi bổ cho cơ thể

Chân giò hầm thuốc bắc có tác dụng gì?

Với những người vừa khỏi bệnh hoặc trong quá trình điều trị bệnh, chân giò hầm thuốc bắc có lẽ là gợi ý hoàn hảo. Đây là một trong các món ăn người Hoa có khả năng giúp nhanh chóng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể sau một thời gian dài suy kiệt. Ngoài ra, với phụ nữ sau sinh, tác dụng của chân giò hầm thuốc bắc giúp chị em có được lượng sữa tốt cho con trẻ.

Nguyên liệu làm chân giò hầm thuốc bắc

600g chân giò heo

1 gói thuốc bắc (bạn có thể tìm mua ở các tiệm bán thuốc bắc, siêu thị, chợ đều có)

100g nấm hương

150g củ năng

100g hạt sen tươi

50g bạch quả tươi

Lá quế, ngò rí

3 củ hành tím

1 trái dừa tươi

2 muỗng canh nước cốt hành tím

Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, muối, dầu ăn, nước tương

Cách chọn chân giò ngon cho món hầm

Bạn nên chọn chân giò đoạn có nhiều gân cho món hầm thuốc bắc sẽ ngon hơn.

Bạn có thể chọn chân giò trước vì phần này xương ống nhỏ, nhiều thịt, ít mỡ.

Để món ăn ngon hơn, bạn nên chú ý chọn phần chân có nạc mỡ xen lẫn vừa phải.

Thịt phải còn tươi ngon, không có dấu hiệu bốc mùi.

Cách làm món chân giò hầm thuốc bắc

Bước 1: Sơ chế giò heo

Giò heo sau khi mua về, bạn cạo sạch lông và biểu bì còn dính trên da. Sau đó, đem đi rửa với nước muối loãng và chú ý cọ thật sạch phần móng. Nước muối sẽ giúp cho chân giò trắng sạch và khử mùi hôi hiệu quả.

Tiếp đó, bạn có thể dùng rơm nướng cháy sém phần da chân giò hoặc dùng đèn khò ga hay bọc chân giò vào giấy bạc rồi nướng trên bếp ga.

Sau đó, bạn đem chân giò đi rửa sạch dưới vòi nước, chà cho thật sạch lớp muội than còn dính trên chân giò nếu nướng bằng rơm hay khò ga.

Để chân giò ráo nước rồi chặt thành các miếng nhỏ vừa ăn.

Bạn ướp vào chân giò 2 muỗng canh nước cốt hành tím, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê muối và ướp trong thời gian 10 phút.

Thui chân giò heo trên bếp lửa. Ảnh: Internet

Bước 2: Sơ chế phần thuốc bắc và nguyên liệu khác

Bạn ngâm thuốc bắc vào nước cho nở rồi rửa sạch lại, để ráo.

Phần củ năng gọt vỏ, rửa sạch, cắt làm đôi.

Nấm hương bỏ gốc, rửa sạch, để ráo.

Hạt sen bỏ tim, rửa sạch, để ráo.

Bạch quả rửa sạch, để ráo.

Hành tím đem nướng cho thơm, rửa sạch lại.

Thuốc bắc ngâm và rửa sạch. Ảnh: Internet

Bước 3: Cách hầm chân giò cùng thuốc bắc

Cho vào nồi áp suất nước của 1 quả dừa tươi, thuốc bắc, nấm hương, củ hành tím nướng và chân giò vào. Tiếp theo, bạn nêm vào nồi ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt. Bạn đậy nắp và hầm trên mức lửa vừa trong thời gian 15 phút.

Sau khi đã hầm được 15 phút, bạn tắt bếp, mở nắp và thêm vào 800ml nước, cho tất cả các loại rau củ còn lại vào. Tiếp theo, bạn nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước tương. Sau đó, bạn tiếp tục hầm cho đến khi các nguyên liệu rau củ chín mềm là được.

Cho giò heo và các nguyên liệu vào nồi áp suất hầm. Ảnh: Internet

Bước 4: Thưởng thức và trình bày

Khi đã hầm chín chân giò, bạn cho ra tô và cho lên trên một ít ngò rí và lá quế.

Bạn có thể dùng công thức này để chế biến món chân giò hầm thuốc bắc cho bà bầu sẽ rất bổ dưỡng. Các món hầm thuốc bắc có nguồn gốc từ người Hoa và luôn chứa đựng hương vị thơm ngon cùng những giá trị về dinh dưỡng. Với các bước hướng dẫn như trên, hy vọng bạn đã có thể tự chế biến được món chân giò hầm thuốc bắc bổ dưỡng cho bản thân và gia đình.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Cách Làm Chân Giò Hầm Thuốc Bắc Đơn Giản Nhất

Chân giò hầm thuốc bắc là một trong những món ăn quen thuộc và khá bổ dưỡng, đặc biệt là đối với những người vừa ốm dậy hay đối với các bà bầu. Để làm thành công món ngon bổ dưỡng này, ngoài việc chuẩn bị các nguyên liệu thật chuẩn, thật kỹ thì công thức thực hiện cũng là điều bạn cần quan tâm.

Nguyên liệu làm chân giò hầm thuốc bắc gồm:

Chân giò lợn: Khi chọn chân giò lợn bạn nên chọn chân giò trước vì chân trước thường có đoạn xương ống ngắn, nhiều thịt và thịt ngon hơn. Nên chọn chân giò còn tươi, màu trắng hồng tự nhiên và không cần quá to.

Thuốc bắc: Thuốc bắc bạn có thể mua ở những cửa hàng thuốc Đông y hoặc những cửa hàng bán thực phẩm chuyên dụng. Thuốc bắc dùng cho món chân giò hầm thường bao gồm táo tàu, hoài sơn, cao kỷ tử, hạt sen, nhãn nhục, kim châm, thục địa.

Các nguyên liệu phụ trợ đi kèm: Ngoài hai thành phần chính là chân giò và các vị thuốc bắc thì để làm được món này, bạn sẽ cần phải chuẩn bị các nguyên liệu khác đi kèm như sau:

1 củ sắn nhỏ, 1 củ cà rốt nhỏ

Nấm Đông cô (khoảng 50 gram), 1 quả dừa xiêm

Các gia vị cần thiết như bột ngọt, hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm…

Cách làm chân giò hầm thuốc bắc như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chân giò: Chân giò làm sạch lông, móng sau đó xát muối vào phần móng cho sạch và bớt mùi hôi. Rửa sạch chân giò và để ráo nước. Sau khi chân giò đã ráo nước, bạn cho chân giò vào nướng vàng. Bạn có thể nướng theo cách truyền thống là dùng rơm hoặc nếu không có điều kiện, bạn có thể bọc báo vào và nướng trên ngọn lửa của bếp gas.

Sau khi nướng vàng chân giò bạn đem rửa sạch một lần nữa và chặt thành các miếng vừa ăn. Bạn không nên chặt thành các miếng quá to hoặc quá nhỏ vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn.

Thuốc bắc: Rửa sạch và để ráo nước.

Cà rốt, sắn: Rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành những miếng vừa ăn. Bạn không nên cắt thành miếng nhỏ quá vì nếu nhỏ quá thì quá trình hầm lâu có thể làm các nguyên liệu này bị nát.

Dừa xiêm: Chặt và lấy phần nước dão dừa.

Bước 2: Thực hiện hầm chân giò với thuốc bắc

Chuẩn bị nước hầm: Bạn cho toàn bộ phần nước dừa xiêm đã lấy được với khoảng 1 lít nước lọc vào trong nồi hầm. Tiếp đó bạn cho phần thuốc bắc đã rửa sạch vào đun cho đến khi nước sôi và chuyển sang màu nâu đỏ.

Hầm chân giò: Sau khi nước sôi và chuyển sang màu nâu đỏ, bạn cho toàn bộ phần chân giò đã chặt với một chút bột nêm, mắm vào và hầm cho đến khi thịt chín mềm

Sau khi thịt đã chín mềm, bạn tiếp tục cho phần cà rốt, sắn, nấm đông cô vào đun tiếp tục cho đến khi chỉ còn một chút nước. Nêm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.

Chân giò hầm thuốc bắc thường được ăn khi còn nóng. Món ăn này rất hợp với những người đang cần bồi bổ cơ thể hoặc sau khi ốm dậy, phụ nữ có thai.

4 Cách Nấu Gà Hầm Thuốc Bắc Hạt Sen Cho Bà Bầu, Gà Hầm Thuốc Bắc Lá Ngải Cứu Bằng Nồi Cơm Điện

Gà hầm thuốc bắc hạt sen là một trong những món ăn vô cùng giàu dinh dưỡng và bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai. Chính vì thế, nhiều người đã “săn” tìm công thức chuẩn để chế biến món ăn này. Bài viết chia sẻ cách nấu gà hầm thuốc Bắc đơn giản, giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng của các nguyên liệu.

Gà kết hợp với các vị thuốc bắc và hạt sen đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho mẹ bầu. Món gà hầm thuốc bắc hạt sen có tác dụng cải thiện giấc ngủ, bổ trí não, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

1 con gà ác

1 nắm ngải cứu

10g hạt sen

1 gói thuốc Bắc (loại dành cho bà bầu)

1 nhánh gừng

Các loại gia vị cần thiết khác: nước mắm, hạt nêm, tiêu xay, muổi

Cách nấu gà hầm thuốc bắc hạt sen tại nhà

Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch ngải cứu và các vị thuốc Bắc, để trên rổ cho ráo nước. Cạo bỏ vỏ, rửa sạch và thái gừng thành lát mỏng.

Bước 2: Tiếp theo, dùng muối chà xát vào thịt gà để làm sạch và loại bỏ mùi tanh của thịt sống. Sau đó, bạn loại bỏ phần nội tạng và chỉ lấy phần mình gà.

Bước 3: Kế đó, ướp gà bằng một ít gia vị như tiêu xay và muối, hạt nêm. Cách nấu gà ác hầm hạt sen ngon hơn là bạn dùng tay trực tiếp chà hỗn hợp gia vị bên ngoài lẫn bên trong của gà. Để yên trong khoảng 30 phút để gà ngấm gia vị và hương vị món ăn thêm phần đậm đà hơn.

Bước 4: Sau đó, cho hạt sen vào bát trong nước để loại bỏ những hạt hư, hạt lép.

Bước 5: Kế tiếp, cho gà vào nồi, cho lần lượt các loại vị thuốc Bắc, gừng, hạt sen, ngải cứu vào nồi, đổ nước xấp mặt gà và tiến hành hầm trong khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Bước 6: Để có món gà ác hầm hạt sen cho bà bầu thơm ngon, bạn nên thường xuyên mở nắp kiểm tra gà. Cách kiểm tra tốt nhất là dùng đũa xiên qua gà. Trong quá trình hầm, bạn nên chú ý châm thêm nước nếu nước trong nồi cạn.

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành món gà hầm thuốc bắc hạt sen bổ dưỡng dành cho bà bầu. Khi chế biến món ăn này, các bạn nên lựa chọn gà ác nguyên con. Vì gà ác hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sao với gà thường.

Theo Đông y, hàm lượng sắt có trong gà ác chiếm tỷ lệ rất cao. Không chỉ thế, sử dụng gà ác còn giúp cho món gà hầm có hương vị thơm ngon. Đây quả đúng là lựa chọn tuyệt vời để giúp các bà bầu thay đổi thực đơn hằng ngày. Hi vọng rằng, những thông tin cũng như công thức chế biến trên có thể giúp bạn có thêm một món ngon dành cho phụ nữ mang thai trong thực đơn.

B. Cách nấu gà hầm thuốc bắc lá ngải cứu bổi bổ cơ thể người bệnh, ốm

Gà hầm thuốc bắc ngải cứu, món ăn bổ dưỡng với cách làm vô cùng đơn giản mà Massageishealthy hướng dẫn trong bài viết này chắc chắn sẽ là bí quyết nấu ăn tuyệt vời để các chị em trổ tài nấu ăn với chồng con mình. Không chỉ là món ăn ngon, lạ miệng mà gà hầm thuốc bắc ngải cứu là bài thuốc hữu hiệu để chữa các bệnh lạ và tăng cường sức khỏe cho mọi người trong những ngày thời tiết giao mùa.

Giá trị dinh dưỡng của món gà hầm thuốc bắc ngải cứu

Món gà hầm thuốc bắc ngải cứu là một trong những món vừa ngon, vừa bổ dưỡng. Món này có nguồn gốc từ Trung Quốc, đất nước nổi tiếng với các món ăn được chế biến từ các vị thuốc đông y. Ngày nay, món gà hầm không những là món ngon được nhiều người yêu thích mà nó còn là một trong những bài thuốc chưa bệnh dân gian rất tốt cho sức khỏe của những người mới ốm dậy.

Tuy được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời nhưng thật ra gà gầm với thuốc bắc và ngải cứu có tác dụng gì? Thực chất món này có công hiệu ra sao thì rất ít người biết.

Món gà hầm ngải cứu và thuốc bắc là món được nấu từ gà, đặc biệt là gà ác với các loại thuốc đông y và rau ngải cứu. Chính vì vậy, món này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, các nguyên tố vi lượng, các chất khoáng, chất béo… có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, làm tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Tùy vào loại thuốc bắc mà các bạn dùng để hầm với gà, món gà hầm ngải cứu thuốc bắc sẽ có công hiệu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bài thuốc nấu cùng với gà đều có công dụng điều hòa kinh nguyệt, an thần, tăng cường sức khỏe.

Theo như một nghiên cứu của một trường đại học tại Mỹ, món gà hầm có tác dụng đánh tan máu tụ, phù nè hay làm lãng dịch tiết, làm giảm tình trạng tác mũi, chữa cảm cúm, cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy, món gà hầm thuốc bắc và rau ngải cứu thường nấu cho người mới ốm dậy, người bị các bệnh về tim và đặc biệt là phụ nữ có bầu hay cho con bú.

Để giúp cho các bạn hiểu thêm về cách nấu món gà hầm thuốc bắc ngải cứu, Massageishealthy sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món này với các cách vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.

Món gà hầm thuốc bắc với tác dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt

Cách hầm gà với thuốc bắc để điều hòa kinh nguyệt và bổ khí huyết dành cho những người thiếu máu, mất máu. Chuẩn bị những nguyên liệu sau và học cách làm cùng với Massageishealthy thôi nào.

Nguyên liệu Cách chế biến

– Bước 1. Gà sau khi mua về, rửa sạch rồi ngâm qua rượu trộn gừng khoảng 2 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch để gà không bị hôi.

– Bước 2. Chặt gà thành từng miếng hoặc để nguyên con nếu bạn dùng gà nhỏ vào nồi.

– Bước 3. Ngải cứu bỏ rễ rồi nhặt sạch. Rửa lại ngải cứu rồi để vào rổ cho ráo nước. Gừng cạo sạch vỏ rồi đập dập.

– Bước 4. Cho các củ niễng, đậu đen, đương quy, ký tử, thục địa và gừng tươi vào nồi thịt gà. Cho thêm 2 thìa hạt nêm rồi ướt khoảng 1 tiếng.

– Bước 5. Cho nồi lên bếp rồi đun với lửa liu riu đến khi thấy thịt gà mềm thơm thì cho rau ngải cứu vào nồi. Đậy nắp rồi đun tiếp 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp.

– Bước 6. Cho gà hầm cùng với các loại thuốc bắc và rau ngải cứu ra bát sau đó dùng khi còn nóng.

Lưu ý: Sau khi cho rau ngải cứu vào nồi, các bạn không nên dùng đũa đảo rau nhiều lần để tránh tình trạng rau nát. Khi ăn nhìn món gà hầm không được thơm ngon và đẹp mắt.

Món gà hầm bạch nhược, liên tử có tác dụng an thần

Nguyên liệu cần chuẩn bị Cách chế biến

– Bước 1. Gà sau khi mua về, sơ chế lại sau đó rửa sạch gà. Rau ngải vứu bỏ rễ, rửa qua với nước sạch sau đó để ráo nước.

– Bước 2. Chặt gà thành các miếng hoặc để nguyên con nếu bạn mua gà nhỏ. Cho gà vào bát rồi cho hạt nêm, nước mắm vào. Ướp gà khoảng 30 phút để thịt gà ngấm đều các gia vị.

– Bước 3. Cho gà vào nồi cùng với táo hồng, bạch nhược, liên tử rồi ướp khoảng 1 tiếng.

– Bước 4. Cho chút nước sôi vào nồi rồi bắc lên bếp, đun đến khi nước gần cạn thì cho rau ngải cứu vào. Đun thêm 5 – 10 phút sau đó tắt bếp.

– Bước 5. Cho món gà hầm ra bát rồi thưởng thức khi còn nóng.

Lưu ý khi nấu món gà hầm ngải cứu thuốc bắc

Như chúng ta đã biết, món gà hầm thuốc bắc ngải cứu là món rất bổ dưỡng. Nếu bạn bị các bệnh về huyết áp hay thiếu máu, viêm nhiễm… thì món gà hầm sẽ là phương thuốc chữa bệnh dân gian tuyệt vời. Tuy nhiên, khi nấu và dùng món này, các bạn cần phải đặc biệt chú ý những điều sau.

– Món gà hầm thuốc bắc và ngải cứu có rất nhiều chất dinh dưỡng nên các bạn không nên dùng quá nhiều và thường xuyên. Thường thì chúng ta nên ăn 2 lần trong 1 tuần đối với người lớn và 1 lần trong 1 tuần đối với trẻ con.

– Khi nấu món gà hầm với thuốc bắc ngải cứu. Các phương thuốc hầm cùng phải theo một liều lượng nhất định và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn là người bị bệnh.

– Không nên cho rau ngải cứu hầm cùng với gà và thuốc bắc mà chỉ khi gà gần chín mới cho vào. Như vậy rau ngải cứu sẽ không bị nát và thịt gà không bị đắng.

C. Cách nấu canh gà tần thuốc bắc ngải cứu siêu đơn giản

Gà tần thuốc bắc là một món ăn bổ dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể con người và đặc biệt tốt cho bà bầu, người ốm và giúp phòng tránh các bệnh do giao mùa. Hơn thế, gà tần thuốc bắc vô cùng thơm ngon với mùi thơm và vị ngọt của thuốc bắc hòa cùng với nước cốt gà đậm đà.

Những tác dụng của cây ngải cứu luôn vô cùng rộng rãi, theo như sách y học cổ truyền thì đây là một cây thuốc nam rất thân thiện với sức khỏe, nó giúp hỗ trợ chữa các bệnh như: điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, an thai, mụn nhọt, lưu thông máu lên não… Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng sự đa năng của ngải cứ để chữa rất nhiều bệnh. Công thức nấu món này lại vô cùng đơn giản, vậy sao bạn lại không tự tay bồi bổ cho gia đình mình nhỉ?

Nguyên liệu làm cho 4 người

Cách nấu canh gà thuốc bắc tại nhà

– Bước 1: Gà mua về làm sạch, chặt miếng to. Nghệ bỏ vỏ, đập dập. Cho các miếng gà vào nồi ướp cùng gói gia vị thuốc bắc, nghệ và 2 thìa hạt nêm trong khoảng 1 tiếng. Củ sen gọt vỏ ngoài ngâm với nước có pha ít chanh sau đó cắt khoanh tròn nhỏ. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch và tỉa hoa.

– Bước 2: Sau một tiếng, bạn gắp gà ra bát. Cho rau ngải cứu đã nhặt rửa sạch vào nồi vừa ướp gà, thêm chút hạt nêm, dầu ăn và đảo đều lên rồi gắp từng miếng gà vào xếp xen kẽ với rau ngải cứu, để thêm 30 phút nữa cho gia vị thấm đều.

– Bước 3: Sau khi ướp xong xuôi bạn đổ khoảng 1-2 bát nước tùy theo lượng nước muốn nhiều hay ít rồi đặt nồi lên bếp to lửa đun đến khi sôi thì giảm xuống lửa vừa đun trong 5 phút rồi tắt bếp, để nguội và lặp lại quy trình đun thêm 2 lần nữa là xong.

Lưu ý khi làm món gà tần thuốc bắc lá ngải cứu

– Chú ý rằng trong quá trình đun bạn không nên cho đũa vào đảo khiến rau bị nát, mất ngon. Món gà tần ăn thơm mềm, rau quyện với nước gà và dầu ăn không hề đắng mà lại có vị béo, mềm không nhũn.

Múc canh gà hầm thuốc bắc ra tô và dùng lúc nóng với cơm. Hương vị thuốc bắc sẽ hoàn quyện với gà thơm béo mang đến món ăn ngon hơn. Bạn có tìm thuốc bắc tại các nhà thuốc bắc hoặc siêu thị.

D. Cách nấu gà hầm thuốc bắc bằng nồi cơm điện đơn giản

Gà hầm thuốc Bắc là món ngon có xuất xứ từ ẩm thực Trung Hoa. Món gà hầm này giàu dinh dưỡng, chứa nhiều loại vitamin A, B1, B2… và các nguyên tố vi lượng Ca, Na, K, Fe, Mg…

Theo Đông y, món gà hầm thuốc Bắc có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Chính vì thế, nhiều người xem món ăn này là một bài thuốc hữu hiệu không quá tốn kém.

Cách 1: Nấu gà hầm thuốc Bắc bằng thố đất

NGUYÊN LIỆU

500g thịt gà

1 gói thuốc Bắc (dùng trong nấu ăn)

1 nắm ngải cứu

Các loại gia vị cần thiết: muối, hạt nêm, tiêu xay, bột ngọt.

HƯỚNG DẪN

Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch các vị thuốc Bắc trong gói gia vị để trên rổ cho ráo nước. Đồng thời, rửa sạch ngải cứu, để ráo nước.

Bước 2: Tiếp theo, bạn rửa sạch gà mua về, sau đó nướng sơ trên lửa. Cách này giúp gà thêm dai, không bị rách nát khi hầm nhừ. Để món ăn thêm thơm ngon và bổ dưỡng, bạn cần lựa chọn gà tre hoặc gà ác.

Bước 3: Sau đó, cho gà vào thố đất cùng các vị thuốc Bắc đã rửa sạch. Cho thêm chút gia vị lên trên bề mặt gà, cuối cùng cho lên thêm một ít ngải cứu.

Bước 4: Tiến hành thực hiện gà hầm cách thủy bằng cách cho nồi gà vào nồi nước lớn hơn để đun sôi. Thông thường, quá trình hầm gà kéo dài khoảng từ 1 đến 1,5 tiếng đồng hồ. Bạn có thể dùng đũa để kiểm tra, nếu gà mềm thì tắt bếp và đem ra dùng nóng. Sau đó, bạn nêm nếm các loại gia vị cần thiết để vừa với khẩu vị của mình.

Cách 2: Nấu gà hầm thuốc bắc bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu

1 con gà ác

1 gói vị thuốc Bắc

Túi gia vị thuốc Bắc (có thể mua sẵn ở chợ, siêu thị)

1 nắm rau ngải cứu

Các loại gia vị cần thiết: hạt nêm, bột nghệ, muối, tiêu xay, bột ngọt.

Cách thực hiện

Bước 1: Rửa sạch gà với nước muối pha loãng. Cho gà vào nồi và ướp với hạt nêm, ít bột nghệ và các gia vị trong túi. Tuy nhiên, bạn cần loại bỏ bớt hạt ý dĩ trong túi gia vị, bởi những hạt này có khả năng hút nước cao, chúng sẽ hút hết phần nước ngọt từ gà hầm làm cho món gà kém ngon.

Bước 2: Rửa sạch và nhồi ngải cứu vào ruột gà. Sau đó, bạn cho các vị thuốc Bắc hầm gà cùng rau ngải cứu vào nồi cơm điện và đặt gà lên trên. Đổ xấp nước so với bề mặt gà. Đậy vung và hầm như nấu cơm thông thường.

Bước 3: Bạn canh khoảng chừng 45 phút thì mở vung kiểm tra gà. Như vậy là ta đã hoàn thành món gà hầm thuốc Bắc nhanh chóng. Nêm lại món ăn một lần nữa để món gà có hương vị thơm ngon hơn.

Trên là cách nấu gà hầm thuốc Bắc bằng thố đất và nồi cơm điện. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình cũng như thời gian của mình mà bạn có thể lựa chọn cách chế biến phù hợp. Chính hương vị ngọt thanh, phảng phất mùi thơm của các vị thuốc Bắc hòa cùng vị thịt gà đậm đà sẽ làm cho bữa ăn trở nên thú vị hơn.