Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Canh Gà Tiềm Thuốc Bắc Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Làm Gà Ác Tiềm Thuốc Bắc Ngon

Cách làm gà ác tiềm thuốc Bắc là một trong những cách chế biến món ăn khá đơn giản. Gà tiềm thuốc bắc vừa là một món ngon vừa là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tại nhiều nhà hàng ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy món gà này. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng nấu đúng cách, bởi phải chế biến đúng cách làm gà ác tiềm thuốc bắc thì mới ngon, an toàn và chữa được nhiều bệnh.

CÁCH NẤU GÀ ÁC TIỀM THUỐC BẮC

Để làm gà ác tiềm thuốc bắc bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu sau: (4 người)

Gà ác: 4 con

Thuốc bắc: 2 gói

Cốm nếp xanh: 100g

Dừa: 2 trái (Bạn nên sử dụng dừa xiêm để nước canh ngọt vị tự nhiên).

Cách làm gà ác tiềm thuốc bắc bổ dưỡng:

Bước 1:

Bạn đem thuốc bắc đi ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút để thuốc nở ra rồi rửa sạch.

Lưu ý: Hiện nay, thuốc bắc được bán tràn lan trên thị trường và có tẩm nhiều chất bảo quản chống nấm mốc. Vì thế, bạn nên tìm đến các nhà thuốc lớn và trại đường uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc.

Bước 2: Rửa sạch gà bằng rượu có cho vài lát gừng tươi vào để khử mùi tanh của gà.

Bước 3: Ướp gà cùng đường, muối, tiêu, bột nêm, nếu có thể, bạn nên cho thêm một ít mật ong chúa vào để thịt gà thêm đậm đà.

Bước 4: Cho thịt gà vào thố. Bỏ cốm xanh và thuốc bắc xung quanh. Ướp khoảng 15 – 20 phút rồi đổ nước dừa xiêm vào.

Bước 5: Nấu sôi nữa nồi nước rồi đặt thố gà vào cách mặt nước khoảng 5 cm. Bạn hấp cách thủy khoảng 1 giờ rồi kiểm tra lại, nếu nước cạn, bạn cho thêm nước dừa vào. Tiếp tục hầm thêm 30 phút nữa là được.

Luôn đảm bảo nước dừa ngập xâm sấp mặt gà để gà không bị khô.

Bạn có thể hầm trực tiếp gà mà không cần hấp cách thủy sẽ mau chín hơn. Tuy nhiên, nếu đem hấp, thịt gà sẽ sẽ mềm nhưng không bở mà vẫn giữ được độ dai của thịt gà.

Mách bạn

Gà Ác Tiềm Thuốc Bắc Có Tác Dụng Gì?

Trong y học cổ truyền, thịt gà ác được dùng với tên thuốc là Ô kê nhục. Ô kê nhục có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh, phụ nữ sau khi sinh.

Y học cổ truyền còn cho rằng gà ác rất bổ và tốt cho phổi, thận. Đặc biệt, thịt gà ác là loại thịt không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xương. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương, người vừa bệnh một thời gian dài… nên ăn các món gà ác (gà 4 – 5 tuần tuổi) tiềm thuốc bắc, gà ác hầm nhân sâm hoặc tiềm với nấm linh chi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là gà ác rất giàu chất đạm, nên người lớn mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 con (mỗi con 200g), trẻ em 1 tuần ăn 1 lần (mỗi lần nửa con).

Nhóm gà thịt đen, xương đen, thường được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, kích thích tình dục mạnh. Lượng cholesteron thấp trong khi acid linoleic cao nên có giá trị làm thuốc, đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà ác có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, còn được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiểu đường, đi tả lâu ngày do tỳ hư, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, ra mồ hôi trộn, kinh nguyệt không đều…

Để nâng cao công dụng của gà ác, người xưa thường phối hợp với một số vị thuốc như: Nhân sâm, kỷ tử, thục địa, táo tàu; hoặc tam thất, đông trùng hạ thảo, linh chi… tuỳ theo từng mục đích bồi bổ để chế biến thành những món ăn – bài thuốc dễ dùng.

Tiềm cách thủy: các nguyên liệu được cho vào trong thố sành, có thể thêm gừng, rượu và nước dùng, rồi dán kín nắp thố, đặt vào giữa nồi, đậy nắp kín. Sau đó đun sôi ở lửa to trong 3 giờ thì hoàn tất.

Tiềm không cách thủy: nguyên liệu được cho vào nồi sành, thêm một số điều vị như gừng, rượu và nước, đậy nắp nồi lại rồi đun trực tiếp trên bếp. Đầu tiên là đun ở lửa mạnh khoảng 30 phút, rồi chuyển sang lửa liu riu tiềm đến khi thịt nhừ đều khoảng 2-3 giờ là được.

Bài thuốc dùng gà ác

Bổ huyết điều kinh: Gà ác 1 con, ngải cứu tươi 20g, củ niễng 20g, đậu đen 20g, đương quy 8g, kỷ tử 16g, thục địa 20g, gừng tươi 3 lát. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, đổ nước cho ngập trên bề mặt trong một cái thố. Sau đó tiềm không cách thủy 2 – 3 giờ.

Công dụng bổ huyết, kiện tỳ, ích khí, sinh tinh, tăng thể lực, thuận lợi cho sức khỏe sinh sản cả nam và nữ. Giúp phụ nữ kinh nguyệt đều, đẹp da. Hàng tháng chị em có thể dùng món ăn này trước kỳ kinh khoảng 7 – 10 ngày, dùng liền trong 3 – 4 ngày, chống thoái hóa cột sống, ổn định huyết áp (cho người huyết áp thấp), đỡ đau lưng mỏi gối, đau đầu chóng mặt (do huyết kém dẫn đến tuần hoàn máu não kém).

Bổ dưỡng, an thần: Gà ác 1 con, táo hồng 20g, bạch thược 12g, liên tử 30g. Nguyên liệu được cho vào nồi hầm cho đến khi nhừ thịt. Công dụng an thần, dưỡng can tư bổ thận. Dùng để trị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, giúp ngủ ngon hơn. Mặt khác, phụ nữ tiền mãn kinh, hậu mãn kinh tránh được các biến động sức khoẻ bất lợi.

Cần lưu ý là gà ác rất giàu chất đạm, người lớn mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 con (mỗi con 200g), trẻ em mỗi tuần ăn 1 lần (mỗi lần nửa con). Khi cần điều trị bệnh thì người lớn có thể ăn một con chia thành 1 – 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn. Liệu trình là 4-5 ngày và 10-12 liệu trình/năm.

Top 5 loại thuốc fucoidan trị ung thư hiệu quả nhất thị trường :

Cách Làm Vịt Tiềm Thuốc Bắc

Cách làm vịt tiềm thuốc bắc

Khách đến chơi nhà, bạn có thể làm món vịt tiềm để đãi. Trong nhà có đám tiệc, vịt tiềm cũng là món ngon đáng để nấu. Hoặc cuối tuần, nếu có thời gian, làm vịt tiềm đổi vị cũng hay.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 túi thuốc bắc bao gồm: bạch quả, hải sâm và táo tàu…

1 trái dừa xiêm

Gia vị: nước mắm ngon, hạt nêmPhần thực hiện:

Bước 2: Để có món vịt om thuốc bắc ngon thì khi đi chợ chúng mình phải chọn được con vịt ngon. Vịt ngon là những con không quá non vì khi non quá thịt sẽ bị nhão, còn già thì ăn khổ lắm vì dai :D, vịt non thì mỏ thường to, vịt già thì mỏ nhỏ và cứng, nên chọn vịt đực sẽ ngon hơn vịt cái, vịt ngon là những con ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của 2 cánh vừa đủ đan chéo nhau). Còn nếu vịt làm sắn nên chọn những con da bụng dày, ấn vào da thấy độ đàn hồi tốt là vịt tươi ý. Phần đùi vịt, chúng mình rửa sạch, để hết mùi hôi của vịt các nàng sát vào phần đùi vịt 1 chén rượu trắng, 1 thìa gừng và rửa lại thật sạch bằng nước lạnh. Sau đó, dùng dao sắc khía mỏng lên phần thịt đùi những khía nhỏ và ướp cùng 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê gừng, đeo bao tay vào và trộn đều để thịt vịt được ngấm gia vị

Bước 3: Tiếp tục cho vịt và thuốc bắc vào nồi, sau đó thêm chút gia vị gồm 1 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, rùi từ từ đổ nước dừa và nước lạnh cho ngập mình vịt, sau đó đậy vung đun, lúc sôi rùi vặn nhỏ lửa ninh liu riu khoảng 1h đồng hồ cho thịt vịt mềm và gia vị thuốc bắc ngấm đều vào mình vịt

Bước 4: Khi thịt vịt đã mềm, các nàng nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Món này phải ăn nóng mới không bị tanh và giữ nguyên được mùi vị của món ăn và giữ nguyên được các chất bổ dưỡng, đặc biệt rất tốt cho người suy nhược cơ thể và người mới ổm dậy

Cách Nấu Mì Vịt Tiềm Thuốc Bắc Chuẩn Vị

Món mì vịt tiềm

Mì vịt tiềm có cách làm không khó nhưng cần chuẩn bị khá nhiều các nguyên liệu, đặc biệt là các gia vị thuộc họ thuốc bắc. Mặc dù vậy các gia vị này bạn có thể dễ dàng mua được ở các tiệm thuốc bắc gần nhà. Mì vịt tiềm là món ăn không những ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng, rất thích hợp để chế biến cho cả gia đình thưởng thức trong ngày cuối tuần.

Nguyên liệu

Đùi vịt: 5 cái

Xương ống heo: 1kg

Nấm đông cô: 30g

Hành tím: 5 củ

Gừng: 1 củ

Riềng: 1 củ

Sả: 4 cây

Cải ngọt: 1 bó nhỏ (để ăn với mì)

Mì: 1 gói tùy loại

Quả la hán: 1 quả

Trần bì: 1 miếng

Hoa hồi: 10g

Đinh hương: 2g

Thục địa: 40g

Thảo quả: 2 quả

Hoa tiêu: 2g

Quế: 5g

Ninh xương heo

Xương heo bạn có thể mua xương ống, xương đầu hoặc xương sườn đều được.

Chặt xương thành các miếng vừa ăn rồi rửa qua nước muối rồi rửa lại 1 lần nữa.

Đun sôi 1 lít nước, cho xương vào trần qua 1 phút rồi vớt ra rửa lại với nước lạnh cho sạch.

Lúc này bạn tiến hành ninh xương với 5-6 lít nước (lượng nước tùy vào số khẩu phần ăn bạn chuẩn bị) khoảng 2 tiếng với lửa nhỏ.

Trong quá trình ninh nhớ thường xuyên hớt bỏ lớp bọt nổi bên trên để nồi nước dùng được sạch và trong.

Sơ chế đùi vịt

Đùi vịt mua về đem bóp với chút muối hạt rồi rửa sạch lại với nước. Dùng dao cắt bỏ các lớp mỡ thừa bám xung quanh vì phần mỡ này cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến thịt vịt bị hôi.

Tiếp theo bạn cạo vỏ 1 củ gừng, đem thái nhỏ rồi cho vào cối giã nhuyễn với chút xíu muối. Sau khi đã giã nhuyễn bạn cho vào cối 1 chén rượu trắng rồi dùng hỗn hợp này ướp đùi vịt từ 30 phút đến 2h.

Ướp vịt

Sơ chế các loại thuốc bắc

Các loại thuốc bắc để nấu mì vịt tiềm

Nấm đông cô và trần bì đem ngâm nước cho nở mềm. Trần bì sau đó thái thành vài lát nhỏ.

Quả la hán lau sạch, bóp cho vỡ ra.

Các nguyên liệu khác đem rửa sạch rồi cho lên chảo rang cho thơm lên là được.

Sơ chế các nguyên liệu khác

Sả đập dập, cắt khúc 2 đốt ngón tay.

Riềng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.

Hành khô bóc vỏ, để nguyên củ.

Chiên vịt và riềng sả

Đun nóng dầu ăn trên bề mặt chảo (lượng dầu ăn nên dùng với số lượng lớn ). Khi dầu nóng bạn cho sả, riềng và hành khô vào chiên cho vàng. Sau đó vớt ra cho vào nồi nước dùng (nồi ninh xương ống heo) để ninh cùng.

Chiên sả, gừng, hành khô

Vẫn chảo dầu đó bạn sẽ dùng để chiên vịt. Nhưng trước khi chiên bạn loại bỏ lớp gừng bám xung quanh cũng như vắt kiệt nước rượu gừng vừa ướp.

Lúc này bạn có thể xoa 1 lớp hắc xì dầu lên bề mặt da của chiếc đùi vịt và để khoảng 5 phút để khi chiên lên đùi vịt sẽ có màu sẫm đúng chất mì vịt tiềm hơn (nếu không có hắc xì dầu thì bỏ qua).

Xoa hắc xì dầu lên lớp da vịt

Chiên vịt với lửa lớn cho đến khi có màu vàng như ý là được. Vớt đùi vịt ra đĩa có lót giấy thấm dầu hoặc trụng qua 1 nồi nước sôi để ra bớt lượng mỡ ngấm bên trong thịt vịt.

Đùi vịt sau khi chiên

Nấu mì vịt tiềm

Nồi nước dùng xương ống heo sau khi ninh được khoảng 2 tiếng thì bạn tiến hành nấu món mì vịt tiềm.

Cho vào nồi nước dùng các nguyên liệu như: bột canh, bột nêm, đường, dầu hào, bột ngọt.

Nêm nếm lại cho vừa vị là được.

Tiếp tục cho đùi vịt đã chiên, nấm đông cô và các nguyên liệu thuốc bắc đã sơ chế bên trên vào nồi nước dùng và ninh thêm 30 phút cho thuốc bắc ra nước. Nêm nếm lại gia vị 1 lần nữa là hoàn thành nồi nước dùng.

Nồi nước mì vịt tiềm

Lúc này bạn đem mì đi luộc và trình bày món ăn.

Luộc mì và trình bày món ăn

Đun sôi 1 nồi nước. Cho rau cải ngọt đã rửa sạch vào trụng cho chín tái rồi vớt ra tô. Tiếp đó trụng mì với chút dầu ăn rồi xếp vào tô.

Cho vào bát 1 chiếc đùi vịt, nấm đông cô rồi chan nước vào là có thể thưởng thức.

Thành phẩm cách làm món mì vịt tiềm

Yêu cầu thành phẩm

Món ăn thơm mùi thuốc bắc, nước dùng vừa vị, đùi vịt không còn mùi hôi, thịt mềm và ngọt.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Thục địa là nguyên liệu giúp cho nước dùng món vì vịt tiềm có màu đen. Tùy vào sở thích mà bạn có thể thêm bớt nguyên liệu này.

Để món ăn đúng vị kiểu mì vịt tiềm của người Hoa thì bạn có thể mua loại mì tươi Trung Quốc, nếu không thì bạn dùng loại mì nào mà mình thích ăn đều được.

Mì tươi Trung Quốc

Có thể thay đùi vịt bằng đùi gà nếu muốn. Nếu dùng đùi gà thì không cần ướp đùi gà với nước rượu gừng.